Đánh giá rủi ro kiểm toán trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty thực hiện

Một phần của tài liệu Đánh giá rủi ro kiểm toán trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty trách nhiệm hữu hạn Deloitte Việt Nam (Trang 51 - 58)

- Phát hành báo cáo kiểm toán

2.2 Đánh giá rủi ro kiểm toán trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty thực hiện

chính do Công ty thực hiện

Quy trình kiểm toán BCTC do Công ty thực hiện theo quy trình kiểm toán AS/2 và chi tiết theo 6 bước công việc như đã thể hiện ở sơ đồ 4.

Việc đánh giá rủi ro kiểm toán tại Deloitte Việt Nam được thực hiện với phần mềm kiểm toán AS/2 kết hợp với sự đánh giá của các kiểm toán viên giàu kinh nghiệm. Công việc này được thực hiện ở ba bước đầu theo quy trình kiểm toán tiêu chuẩn của Deloitte Touche Tohmatsu đó là: Những công việc trước khi thực hiện hợp đồng kiểm toán, lập kế hoạch kiểm toán tổng quát, lập kế hoạch kiểm toán chi tiết.

Để có thể hiểu cụ thể hơn về quy trình đánh giá rủi ro kiểm toán trong kiểm toán BCTC tại Deloitte Việt Nam, tôi xin phép được trình bày minh hoạ hai khách hàng cụ thể của Deloitte Việt Nam, đưa ra những phân tích về những điểm khác nhau giữa hai khách hàng này, trên cơ sở các kiểm toán viên đã áp dụng những hướng dẫn chuẩn của Deloitte Touche Tohmatsu vào quy trình đánh giá rủi ro kiểm toán.

2.2.1.Đánh giá rủi ro chấp nhận hợp đồng kiểm toán

Đối với mọi khách hàng, trước khi bắt đầu tiến hành cuộc kiểm toán, Deloitte Việt Nam đều tiến hành đánh giá rủi ro chấp nhận hợp đồng kiểm toán. Đây là công việc tiền kiểm toán với mục đích xác định có thể tiếp tục kiểm toán cho một khách hàng cũ hoặc thực hiện một hợp đồng kiểm toán với khách hàng mới, trên cơ sở đó sẽ tiến hành xây dựng kế hoạch kiểm toán phù hợp. Các tài liệu và thông tin thu thập được trong giai đoạn này được lưu tại:

- Chỉ mục 1100: Kế hoạch giao dịch và phục vụ khách hàng.

- Chỉ mục 1200: Đánh giá rủi ro kiểm toán và môi trường kiểm toán.

Với tính chất là một công ty kiểm toán độc lập, hàng năm, Deloitte Việt Nam tiến hành gửi thư chào hàng đến tất cả các khách hàng, kể cả khách hàng truyền thống và khách hàng mới. Thư chào hàng này nhằm mục đích giới thiệu cho khách hàng những dịch vụ cùng với những bảo đảm mà Deloitte Việt Nam cung cấp. Đó cũng là cơ sở để thiết lập các điều khoản trong hợp

đồng. Trước khi kí kết hợp đồng kiểm toán, KTV phải thu thập những thông tin chung nhất về khách hàng kiểm toán để có thể đưa ra những nhận định ban đầu về rủi ro của hợp đồng và đưa đến kết luận có thực hiện kiểm toán cho khách hàng đó hay không. Những thông tin này thường tập trung vào: đặc điểm, ngành nghề, lĩnh vực hoạt động kinh doanh của khách hàng, hình thức sở hữu, quy mô của khách hàng, các đối thủ cạnh tranh, cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý,… và thường được lưu trong Hồ sơ kiểm toán chung.

Bất kỳ một cuộc kiểm toán nào cũng có thể xảy ra rủi ro. Deloitte Việt Nam quy định có thể đánh giá rủi ro của cuộc kiểm toán ở một trong các mức sau:

- Nếu rủi ro chấp nhận hợp đồng kiểm toán là bình thường thì Giám đốc nghề nghiệp phụ trách và trưởng nhóm kiểm toán đại diện cho Deloitte Việt Nam sẽ xem xét chấp nhận hợp đồng kiểm toán với khách hàng và thảo luận, thiết lập các điều khoản trong hợp đồng.

- Nếu rủi ro chấp nhận hợp đồng kiểm toán cao thì Giám đốc phải xem xét để đưa ra kết luận cuối cùng. Nếu có nghi ngờ về khả năng chấp nhận hay tiếp tục với khách hàng thì Công ty cần thu thập ý kiến của các chuyên gia tư vấn.

- Nếu rủi ro chấp nhận hợp đồng là rất cao thì Công ty không chấp nhận hợp đồng kiểm toán vì khi đó chất lượng của cuộc kiểm toán không đảm bảo theo đúng tiêu chuẩn của Deloitte Touche Tohmatsu.

Để thu thập được các nguồn thông tin đánh giá rủi ro chấp nhận hợp đồng kiểm toán, KTV dựa vào các cách thức sau:

- Kinh nghiệm và sự hiểu biết của kiểm toán viên về công ty khách hàng và lĩnh vực kinh doanh của khách hàng nếu trong các năm

kiểm toán trước kiểm toán viên đã thực hiện kiểm toán cho khách hàng.

- Trao đổi với KTV tiền nhiệm đối với khách hàng truyền thống của Deloitte Việt Nam song năm nay có thể thay đổi nhóm kiểm toán thực hiện hợp đồng kiểm toán đó.

- Xem xét hồ sơ kiểm toán các năm trước. - Thu thập các văn bản pháp lý có liên quan.

- Trao đổi với ban giám đốc, kế toán trưởng Công ty khách hàng. Trong năm kiểm toán 2007, phòng kiểm toán 1 của Deloitte Việt Nam đã thực hiện kiểm toán cho hai khách hàng là Trường Đào tạo nghề mỏ X và Công ty Y.Trong đó, Công ty Y là khách hàng truyền thống, trường X là khách hàng trong năm kiểm toán đầu tiên của Deloitte Việt Nam. Qua quá trình thu thập thông tin nhằm đánh giá rủi ro chấp nhận hợp đồng kiểm toán, KTV tóm tắt lại đặc điểm của hai đơn vị khách hàng và đưa lên giấy tờ làm việc lưu trong hồ sơ kiểm toán như sau:

Trường Đào tạo nghề mỏ X

Trường đào tạo nghề mỏ X, là đơn vị sự nghiệp có thu trực thuộc Tổng công ty Than Việt Nam (nay là Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam) đã được đổi tên theo Quyết định số 1097/QĐ – TCCB ngày 22/7/1997 của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp.

Lĩnh vực hoạt động

Hoạt động chính của Nhà trường là: Đào tạo công nhân kỹ thuật khai thác mỏ, vận hành và sửa chữa máy mỏ phục vụ sản xuất kinh doanh của ngành công nghiệp Than và công nghiệp khai thác mỏ khác.

Nguồn thu của trường: Nguồn sự nghiệp (Kinh phí được Tổng Công ty, Nhà nước cấp, nguồn thu học phí); nguồn từ sản xuất kinh doanh (là nguồn thu từ bán than cho Công ty Cảng và kinh doanh than)

Trụ sở chính: của Nhà trường đóng tại Thị xã Uông Bí - Tỉnh Quảng Ninh.

Cơ cấu tổ chức

Ban lãnh đạo gồm có 5 người

Phòng ban gồm có: Phòng hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, phòng kế toán,…

Chế độ kế toán Nhà trường đang áp dụng

Công ty cổ phần Y

Công ty Y là một Công ty cổ phần được thành lập theo Quyết định số 54/BXD/TCLĐ ngày 28 tháng 01 năm 1997 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng. Theo quyết định số 1007/QĐ-BXD ngày 18/02/2005 của Bộ trưởng Bộ xây dựng về việc thực hiện cổ phần hoá các Công ty thành viên hạch toán độc lập thuộc Tổng Công ty xi măng Việt Nam, Công ty Y đã được tiến hành cổ phần hoá. Ngày 01/05/2006, Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội đã cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0603000105, Công ty Y chính thức trở thành Công ty cổ phần và hoạt động theo mô hình Công ty cổ phần.

Vốn điều lệ của Công ty là 900 tỷ VND.

Trụ sở chính : Thanh Sơn, Kim Bảng, Hà Nam.

Ngành nghề kinh doanh: sản xuất và kinh doanh xi măng và các sản phẩm từ xi măng; sản xuất và kinh doanh các loại vật liệu xây dựng khác; kinh doanh các ngành nghề phù hợp với quy định của pháp luật.

Cơ cấu tổ chức

Hội đồng quản trị gồm có 5 thành viên, ban giám đốc gồm có 6 thành viên. Các phòng ban gồm có: : Phòng Tổ chức Hành chính, Phòng Kế toán; Phòng Kinh doanh; …

Chế độ Kế toán Công ty đang áp dụng

Tuân theo Quyết định số 1849/QĐ – BXD ngày 27/09/2005

Sau khi đã thu thập được thông tin ban đầu về hai khách hàng Nhà trường X và Công ty cổ phần Y, KTV đánh giá mức rủi ro kinh doanh mà Công ty có thể gặp phải khi tiến hành kiểm toán cho Nhà trường X là mức trung bình. Rủi ro về ngành nghề không cao, rủi ro về tính chính trực của ban lãnh đạo cũng được xác định ở mức thấp. Bộ máy kề toán được thiết kế phù hợp đối với đặc điểm hoạt động của Nhà trường. Do đó Công ty chấp nhận

cung cấp dịch vụ kiểm toán.

Đối với Công ty cổ phần Y,tuy là khách hàng truyền thống nhưng trong năm Công ty tiến hành bán đấu giá cổ phần ra thị trường nên để đảm bảo nguyên tắc thận trọng, KTV đánh giá rủi ro chấp nhận hợp đồng kiểm toán ở mức cao hơn trung bình. Thực tế cho thấy trong các năm kiểm toán trước đây, khi kiểm toán cho công ty Y, kiểm toán viên không thấy tồn tại các sai phạm nghiêm trọng. Do có những kinh nghiệm trong quá trình kiểm toán đối với Công ty Y, Deloitte Việt Nam quyết định cung cấp dịch vụ kiểm toán.

Trước khi kí kết hợp đồng Công ty lập bản cam kết về tính độc lập của KTV. Cam kết về tính độc lập của KTV được sử dụng cho tất cả các Kiểm toán viên trong công ty. Tính độc lập của kiểm toán viên là một trong những điều kiện cơ bản để nâng cao chất lượng của cuộc kiểm toán. Bản cam kết này được coi là cơ sở chắc chắn và ràng buộc về tính độc lập của kiểm toán viên. Mặt khác, hàng năm DTT đều cử các chuyên gia sang Deloitte Việt Nam để rà soát lại tính độc lập của KTV trong các cuộc kiểm toán. Nếu phát hiện có sự vi phạm quy chế về tính độc lập của KTV, DTT có quyền bác bỏ vị trí thành viên của Deloitte Việt Nam trong hãng kiểm toán DTT. Do vậy, để đảm bảo danh tiếng và sự phát triển bền vững của công ty, Deloitte Việt Nam luôn yêu cầu các nhân viên phải tuyệt đối tuân thủ quy chế về tính độc lập của KTV. Sau đây là bảng cam kết về tính độc lập đối với Công ty Y:

Bảng 2.3: Bảng cam kết về tính độc lập với Công ty Y

Số 8 Phạm Ngọc Thạch Đống Đa – Hà Nội

Một phần của tài liệu Đánh giá rủi ro kiểm toán trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty trách nhiệm hữu hạn Deloitte Việt Nam (Trang 51 - 58)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(113 trang)
w