Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 508,564,383 508,564,383 0.00%

Một phần của tài liệu Đánh giá rủi ro kiểm toán trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty trách nhiệm hữu hạn Deloitte Việt Nam (Trang 87 - 96)

I. Tài sản lưu động và đầu tư ngắn

4.Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 508,564,383 508,564,383 0.00%

TỔNG TÀI SẢN 2,129,344,562,519 2,322,369,518,983 193,024,956,464 9.06%B. NGUỒN VỐN 0 B. NGUỒN VỐN 0 I. Nợ phải trả 821,827,616,815 890,393,954,967 68,566,338,152 8.34% 1. Nợ ngắn hạn 479,542,532,215 521,994,887,251 42,452,355,036 8.85% 2. Vay dài hạn 342,285,084,600 368,399,067,716 26,113,983,116 7.63% II. Nguồn vốn 1,307,516,945,704 1,431,975,564,016 124,458,618,312 9.52%

1. Vốn chủ sở hữu 1,307,516,945,704 1,431,975,564,016 124,458,618,312 9.52%

TỔNG NGUỒN VỐN 2,129,344,562,519 2,322,369,518,983 193,024,956,464 9.06%

Đối với nhà trường X, KTV cũng lập bảng phân tích sơ bộ bảng cân đối kế toán, tuy nhiên số liệu được dùng do kiểm toán nội bộ của tập đoàn cung cấp vì đây là khách hàng trong năm kiểm toán đầu của Deloitte Việt Nam.

Do nhà trường X có quy mô nhỏ, các nghiệp vụ đơn giản nên trong phần trình bày này, tôi chỉ đưa ra những nhận xét và phân tích đối với công ty Y để từ đó hiểu rõ hơn về quy trình đánh giá rủi ro kiểm toán trong kiểm toán BCTC do Deloitte Việt Nam thực hiện.

Bảng 2.14: Bảng phân tích sơ bộ Báo cáo kết quả kinh doanh của công ty Y

STT Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007

Chênh lệch Số tiền % 1 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 901,125,487,546 1,061,576,424,390 160,450,936,844 17.81% 2 Các khoản giảm trừ doanh thu 246,548,750 0 -246,548,750 -100.00% 3

Doanh thu thuần về bán

hàng và cung cấp dịch vụ 900,878,938,796 1,061,576,424,390 160,697,485,594 17.84% 4 Giá vốn hàng bán 598,487,521,103 720,569,487,120 122,081,966,017 20.40% 5 Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 302,391,417,693 341,006,937,270 38,615,519,577 12.77% 6

Doanh thu hoạt động tài

chính 301,256,125 510,827,088 209,570,963 69.57%

7 Chi phí tài chính 98,245,102 102,256,154 4,011,052 4.08%

8

Lợi nhuận từ hoạt động

tài chính 203,011,023 408,570,934 205,559,911 101.26%

9 Chi phí bán hàng 162,125,487,489 172,548,987,145 10,423,499,656 6.43%10 10

Chi phí quản lý doanh

nghiệp 45,215,487,456 43,154,789,142 -2,060,698,314 -4.56%

11

Lợi nhuận từ hoạt động

12 Thu nhập khác 4,587,125,458 4,854,862,494 267,737,036 5.84%

13 Chi phí khác 78,254,789 71,646,729 -6,608,060 -8.44%

14 Lợi nhuận khác 4,508,870,669 4,783,215,765 274,345,096 6.08%

15

Tổng lợi nhuận kế toán

trước thuế 99,762,324,440 130,494,947,682 30,732,623,242 30.81%

16

Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp

71,828,873,596.8

0 93,956,362,331.0 22,127,488,734 30.81% (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Qua việc phân tích sơ bộ Bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả kinh doanh của Nhà trường X và công ty Y bằng phương pháp phân tích, kiểm toán viên sẽ đưa ra các nhận xét, đánh giá sau:

Đối với khoản mục tiền: KTV thường nhận diện các rủi ro xảy ra đối với khoản mục tiền như sau:

- Tính trọn vẹn: kế toán của Công ty khách hàng có thể không phản ánh hết các nghiệp vụ có liên quan đến tiền nhằm mục đích tư lợi cá nhân.

KTV trong quá trình kiểm toán nhận thấy tiền tăng trong năm 2007 chủ yếu do bán hàng thu được tiền hoặc do thu được tiền từ các khoản phải thu từ năm 2006. Công ty phần lớn thực hiện các giao dịch thông qua tài khoản tiền gửi ngân hàng, vì vậy mọi nghiệp vụ liên quan đến tiền đều có giấy báo của ngân hàng. Do đó KTV đánh giá rủi ro tiềm tàng đối với khoản mục tiền ở mức trung bình.

Đối với khoản mục các khoản phải thu: KTV nhận diện rủi ro xảy ra đối với khoản phải thu là tính trọn vẹn và tính giá. KTV đã gửi thư xác nhận tới tất cả các khách hàng của Công ty Y. Các khách hàng đều xác nhận giá trị của các khoản phải thu trùng khớp với giá trị phản ánh trên sổ sách kế toán của Công ty Y. Tuy nhiên KTV cũng đã phát hiện Công ty chưa lập dự phòng cho 1 khoản phải thu khó đòi từ năm 2006. Vì vậy KTV đánh giá rủi ro tiềm tàng đối với khoản phải thu ở mức trung bình.

Đối với khoản mục hàng tồn kho: Qua tìm hiểu thông tin và qua kiểm kê, KTV nhận thấy hàng tồn kho tăng lên đáng kể. KTV nhận diện rủi ro xảy ra với khoản mục này là tính hiện hữu. Mặt khác lại thấy Công ty có một thủ kho và một kế toán kho làm việc độc lập đảm bảo tính bất kiêm nhiệm. Vì vậy rủi ro tiềm tàng đối với khoản mục hàng tồn kho được KTV đánh giá ở mức trung bình.

Đối với khoản mục tài sản cố định: Trong năm Công ty có mua thiết bị cho phân xưởng sản xuất. KTV nhận diện cần kiểm tra tính có thực và tính giá của thiết bị này. KTV nghi ngờ khả năng tồn tại sai phạm đối với loại thiết bị sản xuất bởi áp dụng phương pháp tính khấu hao sai. Vì vậy KTV đánh giá rủi ro tiềm tàng đối với khoản mục tài sản cố định cao hơn mức trung bình.

Đối với khoản mục doanh thu: Trong năm 2007, doanh thu tiêu thụ sản phẩm tăng cao. KTV nghi ngờ tính trọn vẹn và giá trị ghi nhận của doanh thu. Vì vậy KTV đánh giá rủi ro tiềm tàng ở mức cao đối với khoản mục doanh thu.

Đối với khoản mục chi phí: KTV nhận diện rủi ro có thể xảy ra đối với khoản mục chi phí là tính phân loại và trình bày. Tuy nhiên kế toán tại Công ty đã có kinh nghiệm trong công tác kế toán nên rủi ro về phân loại và trình bày ít có khả năng xảy ra. KTV đánh giá rủi ro tiềm tàng ở mức trung bình đối với khoản mục chi phí.

Quá trình đánh giá rủi ro tiềm tàng đối với các khoản mục tại trường X cũng tương tự như trên.

2.2.3.2 Đánh giá rủi ro kiểm soát trên số dư khoản mục và loại hình nghiệp vụ

Quá trình đánh giá rủi ro kiểm soát trên số dư khoản mục và loại hình nghiệp vụ được kiểm toán viên thực hiện trong giai đoạn thực hiện kiểm toán. Bản chất của quá trình này là kiểm toán viên đánh giá tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ đối với từng khoản mục. Cách thức đánh giá của kiểm toán viên Deloitte Việt

Nam thường thực hiện thông qua quan sát, kiểm tra chứng từ, thực hiện lại các quá trình kiểm soát.

Quá trình đánh giá rủi ro kiểm soát trên số dư tài khoản và loại hình nghiệp vụ bao gồm các bước công việc sau:

Thứ nhất, Đánh giá ban đầu về rủi ro kiểm soát. Công ty Y là khách hàng truyền thống của Deloitte Việt Nam nên kiểm toán viên có thể sử dụng hồ sơ kiểm toán chung và hồ sơ kiểm toán của các năm trước để đánh giá ban đầu về rủi ro kiểm soát đối với các tài khoản và nghiệp vụ. Trong năm kiểm toán 2007, Công ty không có sự thay đổi đáng kể. Việc áp dụng Chuẩn mực kế toán Việt Nam không ảnh hưởng nhiều đến các khoản mục. Vì vậy khi đánh giá ban đầu về rủi ro kiểm soát đối với các khoản mục, kiểm toán viên có thể thực hiện các thủ tục kiểm toán như các năm trước. Để đánh giá ban đầu về rủi ro kiểm soát đối với từng khoản mục, kiểm toán viên thường lập bảng câu hỏi đánh giá đối với các khoản mục:

Bảng 2.15: Bảng câu hỏi đánh giá kiểm soát đối với các khoản mục Công ty Y

Câu hỏi Không N/A

Khoản mục tiền

1. Công ty có đảm bảo nguyên tắc bất kiên nhiệm giữa thủ quỹ với các kế toán viên khác trong bộ máy kế toán không

x

2. Cuối tháng thủ quỹ và kế toán tiền mặt có thực hiện

đối chiếu với nhau không? x

3. Việc kiểm kê tiền mặt có được thực hiện một cách thường xuyên với sự chứng kiến của ít nhất ba ngưòi độc lập với nhau không?

x

4. Việc đối chiếu sổ tài khoản tiền gửi ngân hàng với sổ phụ ngân hàng có được tiến hành thường xuyên

không?

5. Các khoản tiền thu về có được gửi ngay và trực tiếp vào ngân hàng không?

6. Các nghiệp vụ phát sinh liên quan đến tiền có được

phản ánh đúng kỳ không? x

7. Việc quy đổi VNĐ sang USD có được sử dụng tỷ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

giá giao dịch ngày hôm đó không? x

Kiểm toán viên đánh giá rủi ro kiểm soát ban đầu đối với khoản mục tiền ở mức trung bình

Khoản mục doanh thu

1. Công ty có gửi đơn chào hàng và thông báo giá cho

khách hàng trước không? x

2. Giá bán có thể bị thay đổi không? x

3. Công ty có chính sách giảm giá, chiết khấu thương mại không?

x

4. Các lô hàng bán xuất đi có đúng kế hoạch đã ký với

khách hàng không? x

5.Khi xuất bán một lô hàng có phê chuẩn của người có thẩm quyền không?

x

6. Công ty có chính sách hoa hồng hoặc khuyến khích kinh tế nếu bộ phận bán hàng bán được nhiều hàng không

x

7. Bộ phận bán hàng có độc lập với kế toán bán hàng không?

x

8. Công ty có dễ dàng nhận biết được sự thông đồng

giữa bộ phận bán hàng và người mua hàng không? x 9 Có nguy cơ nào xảy ra đối với hàng trên đường vận

chuyển đến cho khách hàng không?. x

Kiểm toán viên đánh giá ban đầu về rủi ro kiểm soát đối với khoản mục doanh thu ở mức cao hơn trung bình

Khoản mục chi phí

giá vốn hàng bán không?

2. Từng đơn đặt hàng của khách hàng và lệnh xuất hàng ra khỏi kho có được phê chuẩn đúng đắn? x 3. Công ty có theo dõi chi tiết từng khoản mục chi phí không?

x

4.Có phát sinh các bút toán điều chỉnh giữa sổ kế toán

và kiểm kê thực tế thành phẩm? x

5. Giá thành sản phẩm có được công ty xây dựng theo

kế hoach không? x

6. Các loại chi phí có được phân loại và trình bày đúng đắn?

x (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

7. Các loại chi phí có được ghi nhận đúng kỳ kế toán? x

Kiểm toán viên đánh giá ban đầu về rủi ro kiểm soát đối với khoản mục chi phí ở mức trung bình

Khoản mục tài sản cố định

1. Các tài sản cố định sau khi mua về có được lập thẻ tài sản cố định ngay không?

X

2. Công ty có sử dụng tài sản cố định làm thế chấp để vay vốn?

x

3. Có thực hiện kiểm kê tài sản cố định theo quy định không?

x

4. Tất cả tài sản cố định có được ghi nhận theo giá gốc không?

x

5. Công ty có theo dõi riêng tài sản cố định chờ thanh lý không?

x

6. Hệ thống thẻ tài sản cố định có được duy trì không?

x

7. Có bộ phận nào khác ngoài kế toán theo dõi tài sản cố định không?

x

8. Công ty có đăng ký tỷ lệ khấu hao theo quy định không? Việc tính khấu hao có tuân thủ quy định đó không?

9. Các thủ tục thanh lý có được thực hiện đúng quy định không?

x

10. Công ty có mua bảo hiểm cho các tài sản cố định không?

x

Kiểm toán viên đánh giá ban đầu về rủi ro kiểm soát đối với khoản mục tài sản cố định ở mức trung bình

Kiểm toán viên thực hiện bảng câu hỏi trên với các khoản mục cần đánh giá ban đầu về rủi ro kiểm soát. Trên bảng câu hỏi này, ngoài câu trả lời các vấn đề mà kiểm toán viên đề cập, kiểm toán viên sẽ ghi nhận luôn ý kiến đánh giá ban đầu của mình về rủi ro kiểm soát của khoản mục đó. Quá trình này được kiểm toán viên thực hiện tương tự đối với Nhà trường X.

Thứ hai, Đánh giá lại rủi ro kiểm soát. Đánh giá lại rủi ro kiểm soát được kiểm toán viên thực hiện nhằm mục đích đánh giá xác đáng rủi ro kiểm soát đối với từng số dư tài khoản và loại hình nghiệp vụ để lập kế hoạch kiểm toán chi tiết đối với tài khoản hoặc nghiệp vụ đó. Quá trình đánh giá lại đòi hỏi kiểm toán viên phải thực hiện các thử nghiệm kiểm soát, bao gồm:

- Kiểm tra chứng từ tài liệu nếu nghiệp vụ đó để lại dấu vết trực tiếp. - Thực hiện lại các thủ tục kiểm soát nếu nghiệp vụ không để lại dấu vết trực tiếp. Đối với Công ty Y, kiểm toán viên đã đánh giá ban đầu về rủi ro kiểm soát đối với nghiệp vụ doanh thu cao hơn trung bình. Kiểm toán viên tin rằng rủi ro kiểm soát đối với nghiệp vụ này có thể thấp hơn. Vì vậy kiểm toán viên đã lựa chọn 50 mẫu hoá đơn giá trị gia tăng vào 15 ngày cuối cùng của năm 2007 (từ 15 đến 30/12/2007), kiểm toán viên kiểm tra các yếu tố: tính phê chuẩn của các hóa đơn giá trị gia tăng, giá bán phù hợp với thông báo giá đã niêm yết, chiến lược kinh doanh của Công ty...

Sau khi thực hiện các thử nghiệm kiểm soát hay các soát xét đối với nghiệp vụ, kiểm toán viên sẽ đưa ra đánh giá cuối cùng về rủi ro kiểm soát liên quan đến từng loại nghiệp vụ cụ thể. Các đánh giá này sẽ được lưu trong hồ sơ kiểm toán tại chỉ mục 4100 - Kết luận về quá trình kiểm tra hệ thống kiểm soát nội bộ. Các kết luận mà kiểm toán viên Deloitte Việt Nam đưa ra sẽ được lượng hoá để làm cơ sở cho việc xác định số lượng mẫu phải kiểm tra chi tiết trong các bước kiểm toán sau. Tuy nhiên cần phải khẳng định chắc chắn lại rằng cho dù hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng có hoàn hảo đến bao nhiêu thì kiểm toán viên cũng không bao giờ tin tưởng hoàn toàn vào nó để đánh giá rủi ro kiểm soát bằng không. Trong thực tế với thái độ thận trọng thích đáng và kinh nghiệm nghề nghiệp, kiểm toán viên thường đánh giá rủi ro kiểm soát của khách hàng ở mức độ cao hơn trung bình hoặc cao.

Kết quả kiểm tra 50 mẫu đã chọn, kiểm toán viên không phát hiện thấy các sai sót. Vì vậy kiểm toán viên đánh giá lại rủi ro kiểm soát đối với khoản mục doanh thu ở mức trung bình, không phải ở mức cao hơn trung bình như đánh giá ban đầu.

Quá trình đánh giá lại được kiểm toán viên thực hiện trọng tâm hướng vào các khoản mục quan trọng và các khoản mục mà kiểm toán viên tin rằng mức đánh giá ban đầu chưa phản ánh đúng rủi ro kiểm soát đối với khoản mục đó.

2.2.3.3 Dự kiến rủi ro phát hiện trên số dư khoản mục và loại hình nghiệp vụ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Rủi ro phát hiện không được kiểm toán viên dự kiến một cách trực tiếp. Nếu kiểm toán viên đánh giá các loại rủi ro không bằng các giá trị cụ thể mà bằng các mức độ (cao, cao hơn trung bình, trung bình), kiểm toán viên sẽ dự kiến rủi ro phát hiện thông qua quan hệ logic. Chẳng hạn nếu rủi ro kiểm toán mong muốn dự kiến ở mức trung bình, rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát đều được đánh giá ở mức độ cao, khi đó rủi ro phát hiện sẽ được dự kiến ở mức độ thấp.

Dựa trên kết quả đánh giá rủi ro tiềm tàng, rủi ro kiểm soát và mức rủi ro kiểm toán mong muốn đối với từng số dư tài khoản và loại nghiệp vụ, kiểm toán viên lập bảng dự kiến rủi ro phát hiện đối với từng số dư tài khoản và loại hình nghiệp vụ của Công ty Y như sau:

Bảng 2.16: Bảng dự kiếnrủi ro phát hiệnđối với từng khoản mục của Công ty Y Khoản mục Rủi ro kiểm toán mong muốn Rủi ro tiềm tàng Rủi ro kiểm soát Rủi ro phát hiện

1. Tiền Thấp Trung bình Trung bình Thấp

2. Phải thu, phải trả Thấp Trung bình Trung bình Thấp

3. Hàng tồn kho Thấp Trung bình Trung bình Thấp

4. Vay Thấp Cao hơn

trung bình

Trung bình Thấp

Một phần của tài liệu Đánh giá rủi ro kiểm toán trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty trách nhiệm hữu hạn Deloitte Việt Nam (Trang 87 - 96)