Sử dụng tư liệu của chuyên gia

Một phần của tài liệu Đánh giá rủi ro kiểm toán trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty trách nhiệm hữu hạn Deloitte Việt Nam (Trang 107 - 114)

I. Tài sản lưu động và đầu tư ngắn

3.2.3Sử dụng tư liệu của chuyên gia

HỮU HẠN DELOITTE VIỆT NAM

3.2.3Sử dụng tư liệu của chuyên gia

Việc sử dụng tư liệu của các chuyên gia trong quy trình kiểm toán nói chung và quy trình đánh giá rủi ro kiểm toán nói riêng là vấn đề cần thiết vì xét trong một lĩnh vực chuyên môn nào đó, kiểm toán viên không có đủ kinh nghiệm và hiểu biết bằng các chuyên gia về lĩnh vực đó.

Đặc biệt trong điều kiện hiện nay, khi thế giới ngày càng chuyên môn hóa cao và hợp tác hóa thì tính chuyên biệt của một lĩnh vực nào đó càng tăng lên. Vì vậy vấn đề sử dụng tư liệu của các chuyên gia càng trở nên cần thiết.

Nguyên tắc số 18 – “Sử dụng tư liệu của chuyên gia” quy định: “Trình độ học vấn và kinh nghiệm của bản thân sẽ giúp kiểm toán viên nắm bắt được

các vấn đề kinh doanh nói chung nhưng kiểm toán viên không thể là những chuyên gia thông thạo các ngành khác. Khi thực hiện kiểm toán một khách hàng có nghiệp vụ phức tạp, kiểm toán viên có thể thu thập ý kiến đánh giá và ý kiến xác định từ các nguồn tài liệu của chuyên gia”

Trong thực tế, các kiểm toán viên Deloitte Việt Nam có đầy đủ điều kiện sử dụng các nguồn tài liệu của chuyên gia trong quá trình thực hiện kiểm toán vì:

Thứ nhất, với tư cách là thành viên của hãng kiểm toán lớn trên thế giới, Deloitte Việt Nam thường xuyên được cung cấp các tài liệu chuyên môn và các tài liệu tham khảo của các chuyên gia,

Thứ hai, Deloitte Việt Nam là công ty kiểm toán độc lập luôn đi đầu trong việc hợp tác với các tổ chức quốc tế và các hiệp hội nghề nghiệp trên thế giới. Vì vậy, Deloitte Việt Nam có ưu thế trong việc tiếp cận và sử dụng tư liệu của các chuyên gia.

Thứ ba, khách hàng của Deloitte Việt Nam hoạt động trong nhiều lĩnh vực có tính khu biệt cao, do vậy việc sử dụng ý kiến của các chuyên gia là vấn đề cần thiết và tất yếu.

Như vậy, có thể thấy rằng nguồn tư liệu của chuyên gia ở Deloitte Việt Nam rất phong phú. Tuy nhiên với số lượng lớn và hiện nay chưa được quản lý, sắp xếp theo trật tự nên đã gây khó khăn cho kiểm toán viên trong quá trình tra cứu và sử dụng. Do vậy để tăng cường hiệu quả sử dụng nguồn tư liệu từ các chuyên gia, Deloitte Việt Nam đang chuẩn bị thiết lập thư viện điện tử này được đánh giá sẽ trợ giúp đắc lực cho kiểm toán viên trong quá trình truy cập, tìm kiếm tư liệu của chuyên gia cũng như trao đổi tư liệu với kiểm toán viên khác.

Trong tiến trình thiết lập thư viện điện tử, yêu cầu đặt ra cho kiểm toán viên là thái độ tích cực và chủ động trong quá trình tìm kiếm và chia sẻ các

nguồn tư liệu mới cho đồng nghiệp. Chỉ khi thực hiện được yêu cầu đó thì vai trò cung cấp thông tin của mạng nội bộ mới đem lại hiệu quả cao. Trong tiến trình thực hiện, Deloitte Việt Nam nên tận dụng các ưu thế sau:

Thứ nhất, Deloitte Việt Nam đã có mạng nội bộ để phục vụ cho quá trình thiết lập thư viện điện tử. Deloitte Việt Nam đã xây dựng mỗi nhân viên Công ty một hòm thư riêng để có thể chia sẻ thông tin. Vì vậy khi thư viện điện tử được thiết lập mỗi kiểm toán viên đều có thể chủ động tìm kiếm và chia sẻ các thông tin quý giá.

Thứ hai, Deloitte Việt Nam đang sở hữu một khối lượng lớn các nguồn tư liệu của các chuyên gia, trong đó có những tư liệu mang tính độc quyền tại Việt Nam như tư liệu của Deloitte. Do đó đây là cơ sở ban đầu để thư viện điện tử ra đời.

Từ những vấn đề nêu trên tôi xin trình bày một số kiến nghị sau:

Thứ nhất về phía Nhà nước và các cơ quan chức năng

Thực sự ra đời từ năm 1991, đến nay hoạt động kiểm toán độc lập ở Việt Nam đã đi được chặng đường hơn 15 năm. Tuy vẫn còn là một lĩnh vực non trẻ nhưng kiểm toán độc lập cũng đã có những bước phát triển đáng ghi nhận. Song song với nó, môi trường pháp lý cho kiểm toán độc lập cũng dần từng bước được hoàn thiện. Từ những văn bản pháp quy ban đầu như nghị định 07/CP ngày 29/01/1994 của Chính phủ, một số Quyết định, Thông tư của Bộ tài chính như Thông tư số 22/TC/CĐKT ngày 19/3/1994,…mới đây sự ra đời của Nghị định số 105/2004/NĐ-CP ngày 10/3/2004 và Nghị định 133/2005/NĐ-CP ngày 31/10/2005 của Chính phủ ban hành Quy chế kiểm toán độc lập trong nền kinh tế quốc dân cho thấy môi trường pháp lý cho hoạt động kiểm toán độc lập ở Việt Nam hiện nay đã được hoàn thiện khá đầy đủ, chi tiết rõ ràng, có nhiều thuận lợi, tạo điều kiện cho hoạt động kiểm toán phát triển.

Đến nay, Bộ tài chính đã ban hành một hệ thống chuẩn mực khá đầy đủ cho thấy sự vận động không ngừng của Nhà nước và các cơ quan chức năng trong việc hoàn thiện môi trường pháp lý, để kiểm toán hoạt động có được một nền tảng hoạt động thống nhất.

Tuy nhiên, hệ thống luật pháp liên quan tới hoạt động kế toán, kiểm toán của Việt Nam chưa thực sự hoàn chỉnh, đồng bộ và vẫn còn thay đổi. Khuôn khổ pháp lý cho hoạt động kiểm toán còn mới mẻ, nhiều doanh nghiệp, cá nhân chưa nắm vững, hiểu rõ và chưa quan tâm thực hiện. Chuẩn mực kế toán, chuẩn mực kiểm toán mới ban hành chưa đồng bộ và còn nhiều bất cập so với hệ thống các luật khác như Luật đầu tư, Luật doanh nghiệp, Các chuẩn mực kế toán, kiểm toán đã ban hành chưa có đủ thông tư hướng dẫn kịp thời, đầy đủ.

Nhìn chung, hệ thống văn bản này chưa tương xứng với thị trường kiểm toán Việt Nam. Bên cạnh đó, một số văn bản pháp lý về kế toán, kiểm toán được ban hành có khi lại mâu thuẫn với nhau gây khó khăn cho người thực hiện công tác kế toán, kiểm toán.

Theo kinh nghiệm của các công ty kiểm toán trên thế giới, hoạt động kiểm toán chỉ có thể phát triển nhanh chóng và toàn diện trong một môi trường pháp lý đã đầy đủ bao gồm các quy định mang tính pháp lý về quản lý hoạt động kiểm toán và những quy định mang tính chuẩn mực nghề nghiệp.

Việt Nam vẫn chưa ban hành được các quy chế kiểm tra, giám sát chất lượng kiểm toán nên chất lượng còn phụ thuộc vào chủ quan của các công ty kiểm toán đã gây ra các hình thức cạnh tranh bất lợi cho nghề nghiệp.

Do vậy Nhà Nước cần tiếp tục hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về kế toán, kiểm toán, cụ thể:

- Bộ Tài chính tiếp tục ban hành đầy đủ các chuẩn mực kiểm toán, kế toán, các thông tư hướng dẫn chuẩn mực.

- Bộ Tài chính sớm xây dựng cơ chế giám sát chất lượng dịch vụ của KTV và công ty kế toán, kiểm toán.

- Cần tăng cường vai trò của Hội kế toán Việt Nam và Hội KTV hành nghề Việt Nam đối với công tác quản lý hoạt động kiểm toán như đã nêu trong điều lệ của Hội.

Thứ hai, về phía các Hiệp hội nghề nghiệp

Hiện nay, Hiệp hội Kế toán, Kiểm toán Việt Nam hoạt động còn chưa đúng với chức năng và trách nhiệm của nó, còn mang tính hình thức. Chính vì vậy, các Hiệp hội ở Việt Nam nên phát huy tích cực vai trò của mình hơn nữa trong việc hướng dẫn nghiệp vụ, đào tạo, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức cho các kiểm toán viên, điều tra, soát xét chất lượng kiểm toán…đối với các công ty kiểm toán.

Để tạo điều kiện hội nhập trong lĩnh vực kế toán – kiểm toán, các Hiệp hội nghề nghiệp cần quan tâm tới việc nâng cao chất lượng KTV, củng cố hoạt động của các hiệp hội, tổ chức kế toán, kiểm toán.

Thứ ba, về phía công ty TNHH Deloitte Việt Nam

Deloitte Việt Nam nghiên cứu để hoàn thiện việc thiết kế quy trình đánh giá rủi ro kiểm toán theo tiêu chuẩn của Deloitte nhưng phù hợp với các doanh nghiệp tại Việt Nam. Trước đây, khi liên doanh thực hiện chuyển giao công nghệ, Deloitte Việt Nam đã tổ chức nghiên cứu trong phạm vi toàn công ty để hoàn thiện Hệ thống Kiểm toán AS/2 cho phù hợp với nền kinh tế Việt Nam. Vì vậy trong hoàn cảnh hiện nay, Deloitte Việt Nam hoàn toàn có thể tổ chức một cuộc nghiên cứu tương tự đối với việc xây dựng và hoàn thiện quy trình đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán đối với các doanh nghiệp Việt Nam. Vừa qua, Deloitte đã chính thức ra phiên bản (Version) IAA 2006, theo đó quy trình đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ trong kiểm toán báo cáo tài chính bắt buộc phải thực hiện trong mọi cuộc kiểm toán, không kể quy mô của khách hàng. Do đó có thể thấy việc nghiên cứu và hoàn thiện quy trình

đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ là một trong những chiến lược nhằm tăng sức cạnh tranh của Deloitte Việt Nam trong quá trình hội nhập. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Mặc dù hiện nay Deloitte Việt Nam là công ty kiểm toán độc lập lớn nhất tại Việt Nam, nhưng Deloitte Việt Nam mới chỉ là thành viên của Deloitte, chưa từng cung cấp một dịch vụ nào ra nước ngoài. Vì vậy để hội nhập một cách chủ động, Deloitte Việt Nam nên hoàn thiện trên mọi phương diện: đào tạo nhân lực, kiểm soát chất lượng, đa dạng hoá dịch vụ để có thể cung cấp được dịch vụ của công ty ra thị trường thế giới. Có như vậy mới khẳng định được vị thế và chất lượng dịch vụ của mình trong quá trình hội nhập hoàn toàn.

KẾT LUẬN

Nền kinh tế Việt Nam đang bước vào giai đoạn phát triển nóng. Để nắm bắt được cơ hội kinh doanh và đưa ra những quyết định đúng đắn, các cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, các nhà đầu tư đòi hỏi phải có được những thông tin chính xác về tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp mà cụ thể nhất là các thông tin trong BCTC. Đứng trước yêu cầu đó, các công ty kiểm toán cũng tăng lên với số lượng không nhỏ. Chất lượng dịch vụ kiểm toán cũng đặt ra một vấn đề thực sự cần có sự quan tâm thích đáng.

Một trong những đặc trưng của công ty TNHH Deloitte Việt Nam là tiến hành kiểm toán những Tổng công ty có ảnh hưởng trọng yếu tới nền kinh tế Việt Nam. Qua thời gian thực tập, tôi đã có điều kiện vận dụng những kiến thức đã học vào thực tế, được học hỏi kinh nghiệm của đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp và hiểu được quy trình kiểm toán được quốc tế hoá. Qua đó tôi đã có những hiểu biết nhất định về dịch vụ kiểm toán, hiểu được tầm quan trọng của ngành kiểm toán đối với nền kinh tế Việt Nam.

Luận văn tốt nghiệp “Đánh giá rủi ro kiểm toán trong kiểm toán BCTC tại công ty TNHH Deloitte Việt Nam” của tôi đi sâu vào trình bày quy trình và thực trạng của quá trình đánh giá rủi ro kiểm toán. Qua đó thấy được tầm quan trọng của nó trong việc hoàn thiện quy trình của toàn bộ cuộc kiểm toán và áp dụng để xây dựng quy trình chuẩn phù hợp vận dụng vào điều kiện thực tế của Việt Nam.

Tôi xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của cô giáo TS. Nguyễn Thị Phương Hoa, thầy giáo ThS. Phan Trung Kiên, của các anh chị nhân viên trong công ty đã giúp tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp này.

Song do hạn chế về thời gian tìm hiểu thực tế và chưa đầy đủ về kiến thức nên phần trình bày của tôi còn nhiều thiếu sót. Tôi rất mong nhận được sự góp ý từ các thầy cô giáo, các bạn để tôi hoàn thiện hơn luận văn này.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội ngày 06 tháng 06 năm 2008

Một phần của tài liệu Đánh giá rủi ro kiểm toán trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty trách nhiệm hữu hạn Deloitte Việt Nam (Trang 107 - 114)