Kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty TNHH Grant Thornton thực hiện
Trang 1LỜI MỞ ĐẦU
Nền kinh tế Việt Nam trong những năm gần đây tăng trưởng hết sức ấntượng, cùng với việc Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Tổ chứcthương mại thế giới WTO và việc phát triển của thị trường chứng khoán đã vàđang làm xuất hiện một nhu cầu mới trên thị trường, đó là nhu cầu về dịch vụkiểm toán Kiểm toán đã, đang và sẽ tiếp tục khẳng định vai trò, vị trí củamình trong nền kinh tế
Quá trình kiểm toán thực chất là quá trình thu thập bằng chứng kiểmtoán Bằng chứng kiểm toán có vai trò đặc biệt quan trọng, đó là cơ sở để đưara ý kiến kiểm toán, sự thành công của cuộc kiểm toán phụ thuộc trước hếtvào việc thu thập và đánh giá bằng chứng kiểm toán Các kỹ thuật thu thậpbằng chứng được sử dụng trong toàn bộ phần hành kiểm toán, toàn bộ cácgiai đoạn của quy trình kiểm toán Hiểu biết về kỹ thuật thu thập bằng chứnggiúp ích nhiều cho kiểm toán viên trong việc lựa chọn phương pháp, kỹ thuậtkiểm toán chu trình, phần hành cụ thể một cách hiệu quả nhất và càng giúpích nhiều hơn nữa với sinh viên chuyên ngành kiểm toán mới tốt nghiệp Việctìm hiểu kỹ thuật thu thập bằng chứng và việc áp dụng linh hoạt các kỹ thuậtnày trong kiểm toán báo cáo tài chính đem lại kiến thức cụ thể về công táckiểm toán đồng thơì sẽ phát huy tác dụng lớn hơn nữa khi được áp dụng vàocông việc thực tế trong tương lai không xa.
Trong suốt quá trình thực tập tại công ty TNHH Grant Thornton ViệtNam, được công ty tạo điều kiện để nghiên cứu tài liệu và được làm việc thực
tế, em đã lựa chọn viết luận văn tốt nghiệp với đề tài: “Kỹ thuật thu thậpbằng chứng kiểm toán trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty TNHHGrant Thornton thực hiện”.
Trang 2Luận văn tốt nghiệp bao gồm các nội dung chính sau:
Chương 1: Lý luận chung về kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán trong
kiểm toán báo cáo tài chính;
Chương 2: Kỹ thuật thu thập bằng chứng trong kiểm toán báo cáo tài chính
do công ty TNHH Grant Thornton thực hiện;
Chương 3: Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện kỹ thuật thu thập bằng chứng
kiểm toán.
Trong quá trình tìm hiểu và viết bài, em đã nhận được nhiều sự giúpđỡ Tuy nhiên do hạn chế về mặt thời gian và nhận thức, luận văn không thểtránh khỏi các sai sót vì vậy em mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp Emxin chân thành cảm ơn thầy giáo – Th.s Phan Trung Kiên và các anh chị trongCông ty TNHH Grant Thornton Việt Nam đã tận tình giúp đỡ em hoàn thànhluận văn tốt nghiệp.
Em xin chân thành cảm ơn!
Trang 3CHƯƠNG 1.
LÝ LUẬN CHUNG VỀ KỸ THUẬT THU THẬP BẰNGCHỨNG KIỂM TOÁN TRONG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN
BÁO CÁO TÀI CHÍNH
1.1 Bằng chứng kiểm toán và thu thập bằng chứng kiểm toán trong kiểmtoán báo cáo tài chính
1.1.1 Khái niệm về bằng chứng kiểm toán và phân loại bằng chứng kiểmtoán
Bằng chứng là một khái niệm hay được dùng trong lĩnh vực pháp lý,dùng để chứng minh cho điều gì đó là đúng, là có thật Bằng chứng thu thậpđược góp phần đảm bảo công bằng xã hội, đảm bảo tính nghiêm minh củaluật pháp.
Trong lĩnh vực kiểm toán, theo chuẩn mực kiểm toán số 500, Bằngchứng kiểm toán là tất cả các tài liệu, thông tin do kiểm toán viên thu thậpđược liên quan đến cuộc kiểm toán và dựa trên các thông tin này kiểm toánviên hình thành nên ý kiến của mình Theo chuẩn mực này bằng chứng kiểmtoán gồm cả thông tin nhân chứng và vật chứng mà kiểm toán viên thu thậplàm cơ sở cho nhận xét của mình về báo cáo tài chính được kiểm toán Bằngchứng kiểm toán rất đa dạng cả về loại bằng chứng, nguồn gốc hình thành vàcách thức thu thập Mỗi loại bằng chứng có tác động khác nhau tới việc hìnhthành ý kiến kiểm toán Kiểm toán viên khi tiến hành thu thập bằng chứngphải xem xét đến tính hiệu lực, tính đầy đủ và số lượng bằng chứng cần thuthập Bằng chứng kiểm toán cần phải được thu thập và đánh giá đúng nhằm
Trang 4* Phân loại bằng chứng kiểm toán
Theo nguồn gốc hình thành, bằng chứng kiểm toán được phân loạithành:
- Bằng chứng thu thập từ đơn vị được kiểm toán: là các tài liệu kế toán lấy từđơn vị được kiểm toán Loại bằng chứng này có độ tin cậy thấp nhất bởi đâylà loại bằng chứng do chính đơn vị được kiểm toán cung cấp, ảnh hưởng đếntính khách quan của bằng chứng thu thập.
- Bằng chứng thu thập từ bên thứ ba như hoá đơn chứng từ của người bán,giấy xác nhận từ người bán, giấy xác nhận từ ngân hàng… Loại bằng chứngnày có độ tin cậy cao hơn được thu thập từ bên thứ ba mang tính khách quanhơn, tuy nhiên với việc thu thập bằng chứng này, kiểm toán viên phải đảmbảo kiểm soát được quá trình thu thập bằng chứng đảm bảo bằng chứng thuthập được không có sự thông đồng với nội bộ công ty khách hàng.
- Bằng chứng do kiểm toán viên trực tiếp thu thập: là loại bằng chứng dochính kiểm toán viên tính toán thông qua kỹ thuật phân tích, thông qua quansát, phỏng vấn…Loại bằng chứng này thường có độ tin cậy cao nhất bởi nótrực tiếp do kiểm toán viên tạo dựa trên thông tin của khách hàng do đókhông bị tác động bởi các bên khác.
Theo thủ tục kiểm toán được áp dụng, bằng chứng kiểm toán được chiathành bằng chứng phỏng vấn, bằng chứng kiểm kê, bằng chứng xác nhận,bằng chứng kiểm tra tài liệu, bằng chứng quan sát, bằng chứng phân tích,bằng chứng tính chính xác số học.
Ngoài ra, tuỳ theo từng trường hợp cụ thể kiểm toán viên còn có thểphải thu thập thêm các bằng chứng đặc biệt gồm: ý kiến của chuyên gia, giảitrình của nhà quản lý, tư liệu của kiểm toán viên nội bộ, tư liệu của kiểm toánviên khác, tài liệu của các bên hữu quan.
Trang 5Đối với các vấn đề kiểm toán viên không am hiểu sâu sắc, kiểm toánviên có thể tham khảo ý kiến của các chuyên gia Tuy nhiên kiểm toán viênvẫn sẽ là người chịu trách nhiệm sau cùng cho ý kiến trên báo cáo kiểm toáncủa doanh nghiệp.
Trong quá trình kiểm toán, kiểm toán viên phải thu thập các bằngchứng cho thấy rằng nhà quản lý (giám đốc) thừa nhận trách nhiệm với việclập và phê chuẩn báo cáo tài chính thích hợp Tuy nhiên, giải trình của bangiám đốc không được dùng để thay thế cho các bằng chứng khác Mặc dù giảitrình của giám đốc không có giá trị lớn trong việc thu thập bằng chứng nhưngđây là một thủ tục quan trọng Nếu người quản lý từ chối không cung cấp,kiểm toán viên có thể xác định rằng phạm vi kiểm toán bị giới hạn và có thểđưa ra ý kiến từ chối hoặc chấp nhận từng phần có loại trừ trên báo cáo tàichính.
Trường hợp doanh nghiệp có tổ chức bộ phận kiểm toán nội bộ và hoạtđộng của bộ phận này cũng như toàn bộ hệ thống kiểm soát nội bộ của doanhnghiệp hoạt động hiệu quả, kiểm toán viên có thể xem xét, đánh giá để sửdụng tư liệu của kiểm toán viên nội bộ như là một bằng chứng kiểm toán.
Với những doanh nghiệp mà trước đó đã qua nhiều lần kiểm toán bởicác công ty kiểm toán khác, trong quá trình thu thập tài liệu, kiểm toán viêncó thể sử dụng tư liệu của kiểm toán viên tiền nhiệm nếu như được công tykhách hàng đồng ý.
Kiểm toán viên cũng có thể sử dụng bằng chứng từ các bên hữu quan,khi đó kiểm toán viên phải yêu cầu đơn vị trình bày rõ các yếu tố về các bênhữu quan như: các chính sách được áp dụng, số liệu khối lượng nghiệp vụ thểhiện dưới dạng giá trị và tỷ lệ phần trăm tương ứng Tư liệu từ các bên hữuquan có thể được tập hợp thông qua gửi thư xác nhận, soát xét các nghiệp vụđầu tư của đơn vị, xác minh các nghiệp vụ bất thường.
Trang 6Bằng chứng kiểm toán đặc biệt chỉ yêu cầu thu thập trong một sốtrường hợp tuy nhiên có vai trò quan trọng không kém các bằng chứng khác.Bằng chứng kiểm toán đặc biệt do kiểm toán viên thu thập từ các bên kháctuy nhiên kiểm toán viên vẫn là người chịu trách nhiệm cuối cùng và cao nhấtdo đó kiểm toán viên cần cân nhắc, đánh giá cẩn thận khi sử dụng các bằngchứng đặc biệt này
1.1.2 Yêu cầu đối với bằng chứng kiểm toán và các nhân tố ảnh hưởng tới thu thập bằng chứng kiểm toán
Theo chuẩn mực kiểm toán số 500, “Kiểm toán viên phải thu thập đầyđủ các bằng chứng kiểm toán thích hợp cho mỗi loại ý kiến của mình Sự“đầy đủ” và tính “thích hợp” luôn đi liền với nhau và được áp dụng cho cácbằng chứng kiểm toán thu thập được từ các thủ tục thử nghiệm kiểm soát vàthử nghiệm cơ bản.” Bằng chứng do kiểm toán viên thu thập được dùng đểgiúp kiểm toán viên đưa ra ý kiến trên báo cáo tài chính chính vì vậy mà bằngchứng phải đảm bảo tính thuyết phục Tính thuyết phục của bằng chứng đượcquy định bởi hai tính chất: tính hiệu lực và tính đầy đủ.
Yêu cầu về tính hiệu lực của bằng chứng là khả năng chỉ độ tin cậy hay chất
lượng của bằng chứng kiểm toán Bằng chứng có hiệu lực là bằng chứng đángtin cậy và liên quan tới mục tiêu kiểm toán
Tính đáng tin cậy của bằng chứng thu thập được lại chịu ảnh hưởng bởi
nhiều yếu tố: nguồn gốc và bản chất của thông tin, tính thời điểm và tínhkhách quan Theo chuẩn mực kiểm toán số 500, “Độ tin cậy của bằng chứngkiểm toán phụ thuộc vào nguồn gốc (ở bên trong hay bên ngoài); hình thức(hình ảnh, tài liệu, hoặc lời nói) và từng trường hợp cụ thể Việc đánh giá độtin cậy của bằng chứng kiểm toán dựa trên nguyên tắc sau:
Trang 7 Bằng chứng có nguồn gốc từ bên ngoài đơn vị đáng tin cậy hơn bằngchứng có nguồn gốc bên trong;
Bằng chứng có nguồn gốc bên trong đơn vị có độ tin cậy cao hơn khihệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ hoạt động có hiệu quả; Bằng chứng do kiểm toán viên tự thu thập có độ tin cậy cao hơn bằng
Thời điểm thu thập bằng chứng cũng ảnh hưởng tới tính đáng tin cậyđặc biệt quan trọng đối với tài sản lưu động và nợ ngắn hạn Có thể thấy rõđiều này đối với việc kiểm kê tiền mặt, hàng tồn kho vào thời điểm cuối năm(31 tháng 12) có độ tin cậy cao hơn so với trường hợp kiểm kê tại thời điểmkhác trong năm.
Tính khách quan của bằng chứng: bằng chứng càng khách quan thì cóđộ tin cậy càng cao Bằng chứng thu được từ nguồn độc lập bên ngoài đượcxem là khách quan hơn so với bằng chứng có được từ nội bộ đơn vị.
Tính liên đới có thể hiểu rằng bằng chứng kiểm toán thu thập được phải
có liên quan tới mục tiêu kiểm toán.Chuẩn mực kiểm toán số 500 quy định:“Bằng chứng kiểm toán phải được thu thập cho từng cơ sở dẫn liệu của báocáo tài chính Bằng chứng liên quan tới một cơ sở dẫn liệu (như sự hiện hữucủa hàng tồn kho) không thể bù đắp cho việc thiếu bằng chứng liên quan tớicơ sở dẫn liệu khác (như giá trị hàng tồn kho) Nội dung, lịch trình và phạm
Trang 8vi của các thủ nghiệm cơ bản được thay đổi tuỳ thuộc vào từng cơ sở dẫn liệu.Các thử nghiệm có thể cung cấp bằng chứng kiểm toán cho nhiều cơ sở dẫnliệu cùng một lúc (như việc thu hồi các khoản phải thu có thể cung cấp bằngchứng cho sự hiện hữu và giá trị của các khoản phải thu đó).”
Yêu cầu về tính đầy đủ là khả năng chỉ số lượng hay quy mô cần thiết của
bằng chứng kiểm toán để đưa ra ý kiến, kết luận kiểm toán Thông thườngkhông có thước đo chung cho tính đầy đủ do đó nó đòi hỏi sự suy đoán nghềnghiệp của kiểm toán viên Kiểm toán viên sẽ dựa trên mục đích của cuộckiểm toán để đề ra tiêu chuẩn về tính đầy đủ của bằng chứng.
Các yếu tố ảnh hưởng tới tính đầy đủ của bằng chứng kiểm toán gồm:
Tính hiệu lực của bằng chứng kiểm toán: Bằng chứng có độ tin cậycàng thấp thì càng cần thu thập nhiều, một hay một số ít bằng chứng thu thậpkhông thể đủ để đưa ra nhận định xác đáng về đối tượng kiểm toán cụ thể.
Tính trọng yếu của đối tượng kiểm toán cụ thể: Đối tượng kiểm toáncàng trọng yếu thì số lượng bằng chứng cần thu thập càng nhiều Các saiphạm được xem là trọng yếu thường là sai phạm có giá trị lớn do đó có ảnhhưởng lớn tới báo cáo tài chính.
Mức rủi ro của đối tượng kiểm toán cụ thể: Khoản mục có độ rủi ro caothì lượng bằng chứng thu thập càng nhiều và ngược lại Trong kiểm toán baloại rủi ro thường được xét đến là rủi ro tiềm tàng, rủi ro kiểm soát và rủi rophát hiện Với rủi ro kiểm soát và rủi ro tiềm tàng kiểm toán viên chỉ thu thậpbằng chứng để đánh giá Để đảm bảo mức độ rủi ro mong muốn, trên cơ sởkết quả đánh giá rủi ro kiểm soát và rủi ro tiềm tàng, kiểm toán viên xác địnhsố lượng bằng chứng thích hợp
Trang 9Bảng 1.1 Quan hệ giữa rủi ro và số lượng bằng chứng
Trường hợp Rủi ro kiểmtoán
Rủ ro tiềmtàng
Rủi ro kiểmsoát
Rủi ro pháthiện
Số lượngbằng chứng
Chi phí thu thập bằng chứng kiểm toán: Chi phí kiểm toán có ảnhhưởng lớn thu thập bằng chứng, chi phí thu thập bằng chứng càng lớn thì khảnăng kiểm toán viên sử dụng kỹ thuật đó càng ít, thay vào đó, kiểm toán viênsẽ tìm những thủ tục thay thế bổ sung để thu thập bằng chứng Việc thu thậpbằng chứng phải được thực hiện trong khoản thời gian hợp lý và với chi phícó thể chấp nhận được.
1.2 Kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán
Chức năng quan trọng của kiểm toán tài chính là xác minh và bày tỏ ýkiến về bản khai tài chính của doanh nghiệp, việc thu thập bằng chứng làcông việc quan trọng để thực hiện chức năng này
1.2.1 Kiểm kê
Kiểm kê là việc kiểm tra tại chỗ hoặc tham gia kiểm kê các loại tài sảncủa doanh nghiệp Bằng chứng thu thập được từ kiểm kê là loại bằng chứngcó hiệu lực cao bởi đây là loại bằng chứng do chính kiểm toán viên thu thập.
Ưu điểm của phương pháp này là kiểm kê cung cấp bằng chứng về sựhiện hữu tài sản của doanh nghiệp mang tính khách quan nhất.
Nhược điểm của phương pháp này là với một số loại tài sản, kiểm kêchỉ cho biết sự hiệu hữu của tài sản mà không cho biết về quyền sở hữu tàisản đó Phương pháp này chỉ áp dụng được với tài sản hữu hình như: hàng tồn
Trang 10kho, tiền mặt, tài sản cố định hữu hình Với hàng hoá, nguyên vật liệu, kiểmkê không thể xem xét được phương pháp tính giá.
Hàng tồn kho thông thường là một khoản mục trọng yếu trên báo cáotài chính vì vậy theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 501 “kiểm toán viênphải thu thập đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp về sự hiện hữu và tìnhtrạng của hàng tồn kho bằng cách tham gia công việc kiểm kê hiện vật Khiđơn vị thực hiện kiểm kê, kiểm toán viên chỉ giám sát hoặc có thể tham giatrực tiếp kiểm kê chọn mẫu hàng tồn kho, để thu thập bằng chứng về sự tuânthủ các thủ tục kiểm kê và kiểm tra độ tin cậy của các thủ tục này.” “Trườnghợp kiểm kê hiện vật hàng tồn kho được tiến hành cùng một lúc tại nhiều địađiểm thì kiểm toán viên phải lựa chọn địa điểm phù hợp để tham gia kiểm kêtuỳ theo mức độ trọng yếu của loại hàng tồn kho và sự đánh giá về rủi ro tiềmtàng và rủi ro kiểm soát đối với các địa điểm này.”
1.2.2 Kiểm tra tài liệu
Kiểm tra tài liệu là quá trình xem xét, kiểm tra, đối chiếu các thông tinkế toán của khách hàng kiểm toán như sổ cái, sổ nhật ký, các chứng từ, hoáđơn, vận đơn… Có hai kỹ thuật được sử dụng trong kiểm tra tài liệu:
Thứ nhất, từ một kết luận có trước, kiểm toán viên thu thập tài liệu làm cơ sở
cho kết luận cần khẳng định (vouching) Công việc này có thể hiểu rằng đầutiên kiểm toán viên lựa chọn một khoản mục để kiểm tra từ sổ sách kế toánsau đó kiểm tra tới các chứng từ liên quan tới khoản mục đó Cách làm nàycung cấp bằng chứng về tính có thực của khoản mục.
Thứ hai, kiểm tra tài liệu của một nghiệp vụ từ khi được phát sinh đến khi vào
sổ sách (tracing) Việc thực hiện kiểm tra tài liệu theo hướng này nhằm đảmbảo rằng tất cả các nghiệp vụ xảy ra được ghi nhận đầy đủ trên sổ sách kếtoán.
Trang 11Ưu điểm của việc tiến hành kiểm tra tài liệu là việc thực hiện tương đốithuận lợi do tài liệu này thường có sẵn trong đơn vị, chi phí thu thập bằngchứng thấp hơn so với các phương pháp kỹ thuật khác, thời gian tiến hành thuthập tài liệu ngắn đảm bảo thời gian hoàn thành đúng tiến độ.
Nhược điểm lớn nhất của phương pháp này là độ tin cậy của bằngchứng không cao bởi đây là bằng chứng thu thập từ bên trong đơn vị.
1.2.3 Gủi thư xác nhận
Xác nhận là một quá trình thu thập và đánh giá thông tin trực tiếp từbên thứ ba về các thông tin của các khoản mục trên báo cáo tài chính Phươngpháp này thường được áp dụng với khoản mục phải thu khách hàng hoặckhoản mục nợ phải trả Thư yêu cầu xác nhận do kiểm toán viên gửi trong đónói rõ sự uỷ quyền của đơn vị được kiểm toán và cho phép khách nợ trực tiếpcung cấp thông tin cho kiểm toán viên.
Ưu điểm của việc lấy xác nhận là bằng chứng thu được có độ tin cậycao nếu được kiểm toán viên kiểm soát quá trình thu thập thư xác nhận Tuynhiên, nhược điểm của phương pháp này là chi phí thực hiện tương đối cao vàthời gian tiến hành lâu Xác nhận trực tiếp sẽ cung cấp bằng chứng kiểm toánđáng tin cậy về sự hiện hữu của các khoản phải thu, phải trả và tính chính xáccủa các số dư tuy nhiên không cung cấp đầy đủ bằng chứng về khả năng thuhồi các khoản phải thu hoặc còn các khoản phải thu khác không được hạchtoán.
Thư yêu cầu xác nhận của kiểm toán viên có hai dạng:
Dạng khẳng định: trong đó kiểm toán viên yêu cầu người nhận phải gửi thư
lại dù thông tin cần xác nhận đúng hay sai Xác nhận dạng khẳng định thườngđược dùng với các khoản mục có quy mô lớn, với khách hàng lớn trong đơnvị.
Trang 12Dạng phủ định: kiểm toán viên chỉ yêu cầu người nhận gửi lại nếu thông tin
cần xác nhận sai Xác nhận dạng phủ định thường được dùng với các thôngtin dạng nhỏ lẻ, quy mô không lớn, không mang tính trọng yếu.
Bằng chứng thu thập từ xác nhận khẳng định thường có độ tin cậy caohơn bằng chứng thu được từ xác nhận phủ định do thường xuất hiện rủi rotrong xác nhận phủ định trong trường hợp có sự khác biệt giữa số liệu trên sổkế toán tại đơn vị được kiểm toán và đơn vị nhận được thư xác nhận nhưngđơn vị này vì dù cố tình hay vô ý đã không gửi lại thư phúc đáp và khi đókiểm toán viên vì không nhận được thư phúc đáp nghiễm nhiên công nhậnthông tin đó là chính xác.
1.2.4 Kỹ thuật phỏng vấn
Phỏng vấn là quá trình kiểm toán viên thu thập thông tin qua việc thẩmvấn những người có hiểu biết về vấn đề kiểm toán viên quan tâm Phỏng vấnliên quan đến việc đưa ra câu hỏi, ghi chép câu trả lời và diễn giải các câu trảlời thu thập được Quá trình thu thập bằng chứng qua phỏng vấn thường gồmba giai đoạn:
Lập kế hoạch phỏng vấn, Kiểm toán viên xác định được mục đích, đối
tượng và nội dung cần phỏng vấn, thời gian, thời điểm phỏng vấn…
Thực hiện phỏng vấn: Kiểm toán viên tiến hành phỏng vấn như đã
định Phỏng vấn có thể chia thành hai loại:
Thứ nhất, phỏng vấn trực tiếp là khi kiểm toán viên đưa ra câu hỏi chờ câu trả
lời về sự vật, sự việc thực tế (câu hỏi mở).
Thứ hai, phỏng vấn gián tiếp khi kiểm toán viên đưa ra các câu hỏi đóng,
phỏng vấn gián tiếp hay được dùng khi kiểm toán viên không muốn để lộmục đích của cuộc phỏng vấn.
Trang 13Câu hỏi phỏng vấn nên được chuẩn bị trước thành bảng hỏi trong đóghi tên người trả lời, liệt kê các câu hỏi Các câu hỏi nên ngắn gọn và cầnđược sắp xếp theo trình tự hợp lý, nếu việc trả lời câu hỏi cần nhiều thời gianthì kiểm toán viên có thể gửi trước câu hỏi đến người được phỏng vấn Thờigian phỏng vấn không nên kéo dài quá lâu.
Kết thúc phỏng vấn: Kiểm toán viên đưa ra kết luận trên cơ sở thông
tin đã thu thập được cùng với đánh giá về tính khách quan và sự hiểu biết củangười được phỏng vấn.
Ưu điểm của kỹ thuật phỏng vấn là thu thập thông tin phản hồi mộtcách nhanh chóng Tuy nhiên độ tin cậy của thông tin không cao do đây làbằng chứng thu thập dạng lời nói, dễ thay đổi và người được hỏi thường làcán bộ công nhân viên tại đơn vị được kiểm toán Đặc điểm của dữ liệuphỏng vấn không hoàn toàn chính xác, không mang tính đại diện và có thể cónhững thiên lệch Điều này xuất phát từ những hạn chế liên quan tới thời giancủa cuộc phỏng vấn, kinh phí cho cuộc phỏng vấn, kỹ năng của người tiếnhành phỏng vấn và hiểu biết của người được phỏng vấn
1.2.5 Quan sát
Là phương pháp được sử dụng để đánh giá một thực trạng hay hoạtđộng của đơn vị được kiểm toán Ví dụ, kiểm toán viên có thể quan sát việcphân tách trách nhiệm giữa người nhận khoản thanh toán từ khách hàng vàngười ghi nhận khoản thanh toán này trên sổ chi tiết tài khoản phải thu.
Kỹ thuật này chỉ cung cấp bằng chứng về phương pháp thực thi côngviệc ở thời điểm quan sát, không chắc chắn có được thực hiện ở thời điểmkhác nhau Bằng chứng thu thập được chưa thể hiện tính đầy đủ nên cần đikèm với các kỹ thuật khác.
Trang 141.2.6 Tính toán
Kỹ thuật tính toán là quá trình kiểm toán viên kiểm tra tính chính xácvề mặt số học của việc tính toán và ghi sổ Kỹ thuật này chỉ quan tâm tới tínhchính xác về mặt số học, không tính tới sự phù hợp của phương pháp tínhđược sử dụng do đó kỹ thuật này thường được sử dụng kết hợp với cácphương pháp kỹ thuật khác như xác minh tài liệu, kiểm tra vật chất…
Bằng chứng thu thập được từ kỹ thuật tính toán có độ tin cậy cao vềmặt số học Tuy nhiên các phép tính đôi khi khá phức tạp nên tốn thời gianđặc biệt khi đơn vị có quy mô lớn và loại hình kinh doanh đa dạng.
1.2.7 Thủ tục phân tích
Kỹ thuật phân tích là quá trình so sánh, đối chiếu các mối quan hệ đểxác định tính hợp lý của các số dư tài khoản Kỹ thuật phân tích gồm 3 nộidung chính: dự đoán, so sánh, đánh giá.
Kỹ thuật phân tích sử dụng trong thu thập bằng chứng kiểm toán gồm 3loại:
Thứ nhất, kiểm tra tính hợp lý: là việc thực hiện các so sánh cơ bản như so
sánh số liệu thực tế và số kế hoạch, số dự đoán, số liệu bình quân ngành.
Thứ hai, phân tích xu hướng là việc phân tích những thay đổi theo thời gian
của số dư tài khoản hay nghiệp vụ nhằm phát hiện ra những biến động bấtthường để kiểm tra.
Thứ ba, phân tích tỷ suất là việc so sánh những số dư tài khoản hay những
loại hình nghiệp vụ có mối quan hệ với nhau.
Ưu điểm của phương pháp này là cách làm tương đối đơn giản, có hiệuquả cao vì tốn ít thời gian và chi phí kiểm toán mà vẫn đảm bảo cung cấpbằng chứng về sự đồng bộ, chuẩn xác và có giá trị về mặt kế toán Kỹ thuậtphân tích giúp kiểm toán viên đánh giá được tổng thể, không bị sa vào nghiệp
Trang 15vụ cụ thể đồng thời giúp kiểm toán viên khoanh vùng, phát hiện ra những vấnđề bất thường trên báo cáo tài chính Tuy nhiên khi sử dụng kỹ thuật phântích cần lưu ý các vấn đề sau:
- Mối quan hệ bản chất giữa các chỉ tiêu được so sánh chẳng hạn mốiquan hệ giữa định mức nguyên vật liệu và hao phí nguyên vật liệu;
- Với khoản mục hay tài khoản trọng yếu thì kỹ thuật phân tích là chưađủ do đó phải kết hợp với các kỹ thuật khác vì kỹ thuật phân tích chỉ khoanhvùng trọng yếu;
- Nếu hệ thống kiểm soát nội bộ của đơn vị được kiểm toán yếu kémthì cần thận trọng trong phân tích và nên kết hợp với nhiều kỹ thuật khác;
- Cần có hiểu biết về các mức chuẩn của ngành kinh doanh của đơn vịđược kiểm toán khi phân tích chênh lệnh.
Trong mỗi cuộc kiểm toán, bảy kỹ thuật thu thập bằng chứng trên luônđược sử dụng một cách linh hoạt nhằm thu được hiệu quả công việc cao nhất.Tùy theo từng khoản mục, tuỳ từng trường hợp cụ thể mà kiểm toán viên cóthể lựa chọn kỹ thuật nào phù hợp nhất Việc kết hợp các kỹ thuật thu thậpbằng chứng sẽ đảm bảo tính đầy đủ và tính thích hợp của bằng chứng kiểmtoán thu thập được.
1.3 Phương pháp thu thập bằng chứng trong quy trình kiểm toán báocáo tài chính
“Kiểm toán là xác minh và bày tỏ ý kiến về thực trạng hoạt động cầnđược kiểm toán bằng hệ thống phương pháp kiểm toán của kiểm toán chứngtừ và kiểm toán ngoài chứng từ do các kiểm toán viên có trình độ nghiệp vụtương xứng thực hiện trên cơ sở hệ thống pháp lý có hiệu lực” Như vậy đểthực hiện chức năng xác minh và bày tỏ ý kiến này, kiểm toán viên cần thuthập bằng chứng sử dụng phương pháp kiểm toán chứng từ (kiểm toán cân
Trang 16kê, kiểm nghiệm, điều tra) Quá trình kiểm toán thực chất là quá trình thuthập bằng chứng kiểm toán, thu thập bằng chứng về các bản khai tài chính.
Đối tượng của kiểm toán là bản khai tài chính: bảng cân đối kế toán,báo cáo lưu chuyển tiền tệ, báo cáo kết quả kinh doanh Các đối tưọng kiểmtoán này có mối quan hệ chặt chẽ với nhau do vậy quá trình kiểm toán là việchình thành các trắc nghiệm, sử dụng liên hoàn các phương pháp kiểm toán cơbản để đưa ra ý kiến Hai loại thử nghiệm được sử dụng trong kiểm toán báocáo tài chính là thử nghiệm cơ bản và thử nghiệm tuân thủ Thử nghiệm cơbản được thực hiện nhằm thẩm tra các thông tin được biểu hiện bằng tiềnphản ánh trên đối tượng kiểm toán Thử nghiệm cơ bản được coi là thửnghiệm then chốt trong mọi cuộc kiểm toán Thử nghiệm tuân thủ được dựatrên kết quả của hệ thống kiểm soát nội bộ, thử nghiệm này chỉ được thựchiện khi hệ thống kiểm soát nội bộ tồn tại và được đánh giá là hoạt động cóhiệu quả Hai loại thử nghiệm này có quan hệ chặt chẽ với nhau, khi hệ thốngkiểm soát nội bộ được đánh giá hiệu quả, thử nghiệm tuân thủ được thực hiệnvà sẽ giảm thiểu số lượng thử nghiệm cơ bản được thực hiện Ngược lại khihệ thống kiểm soát nội bộ không hiệu quả, thử nghiệm cơ bản sẽ được tăngcường để đảm bảo độ tin cậy vào kết luận kiểm toán.
Việc áp dụng các phương pháp kiểm toán hình thành nên các trắcnghiệm trong kiểm toán Tuỳ yêu cầu và đối tượng cụ thể các phép kết hợpgiữa các phương pháp kiểm toán cơ bản cũng khác nhau cả về số lượng vàtrình tự kết hợp từ đó hình thành 3 loại trắc nghiệm: trắc nghiệm công việc,trắc nghiệm trực tiếp số dư, trắc nghiệm phân tích Trắc nghiệm công việchướng tới xác định tính đúng đắn trong tổ chức hệ thống kế toán: mức đạt yêucầu về thủ tục và độ tin cậy của các thông tin con số kế toán Trắc nghiệm đạtyêu cầu còn được gọi là trắc nghiệm kiểm soát, dựa trên kỹ thuật phỏng vấn,quan sát, xác minh tài liệu đánh giá hiệu lực của hệ thống kiểm soát nội bộ.
Trang 17Trắc nghiệm độ tin cậy thường được sử dụng với kỹ thuật tính toán lại đểkiểm toán viên có thể khẳng định mức độ thoả mãn mục đích đảm bảo độ tincậy của thông tin của hệ thống kiểm soát nội bộ Trắc nghiệm trực tiếp số dưlà việc kết hợp đối chiếu lôgic, phân tích đối chiếu trực tiếp với kiểm kê vàkiểm tra thực tế để xác định độ tin cậy của các số dư cuối kỳ Trắc nghiệmphân tích xem xét mối quan hệ kinh tế và xu hướng biến động của các chỉ tiêukinh tế bằng việc sử dụng ba loại hình phân tích chủ yếu: đánh giá tính hợplý, phân tích xu hướng và phân tích tỷ suất.
Trắcnghiệmcông việc
Trắc nghiệm
trực tiếp sốdư
Trắc nghiệmđộ vững
Trắcnghiệmđộ vữngchãiTrắc nghiệm
độ vữngchãi
Trắc nghiệmđạt yêu cầu
Sơ đồ 1.1 Các trắc nghiệm kiểm toán
Cuộc kiểm toán gồm 3 giai đoạn: lập kế hoạch, thực hiện kiểm toán,kết thúc kiểm toán
Trong giai đoạn đầu tiên lập kế hoạch kiểm toán, kiểm toán viên chuẩnbị điều kiện cơ bản của cuộc kiểm toán Giai đoạn này ảnh hưởng tới chấtlượng và hiệu quả của toàn bộ cuộc kiểm toán Bằng chứng thu thập tronggiai đoạn này cần có thông tin khái quát để kiểm toán viên lập kế hoạch kiểmtoán Kiểm toán viên cần thu thập bằng chứng về thông tin cơ sở của kháchhàng kiểm toán; thông tin về các nghĩa vụ pháp lý và bằng chứng thu được từthủ tục phân tích từ đó đánh giá mức độ trọng yếu và rủi ro Phương pháp
Bằng chứng đầy đủ, có hiệu lực với chi phíkiểm toán thấp
Trang 18ngoài chứng từ Ví dụ để có được thông tin cơ sở của khách hàng, kiểm toánviên kiểm toán ngoài chứng từ, kỹ thuật phỏng vấn, kỹ thuật thu thập tài liệu,điều tra nhằm tìm hiểu ngành nghề kinh doanh, kỹ thuật quan sát được sửdụng góp phần giúp kiểm toán viên trực tiếp có nhận định ban đầu, kỹ thuậtkiểm tra tài liệu từ hồ sơ kiểm toán trước giúp kiểm toán viên hiểu về bảnchất của sự biến động Kỹ thuật thu thập tài liệu sử dụng hiệu quả trong việcthu thập các thông tin về nghĩa vụ pháp lý của khách hàng như: giấy phépthành lập, điều lệ công ty, báo cáo tài chính, biên bản họp hội đồng cổ đông…Thủ tục phân tích được sử dụng nhằm thu thập hiểu biết về nội dung báo cáotài chính, những biến động quan trọng về kế toán và hoạt động kinh doanh.Thủ tục phân tích thường gồm hai loại cơ bản: phân tích ngang và phân tíchdọc Trong giai đoạn lập kế hoạch, thiết kế chương trình kiểm toán đòi hỏinhững phán xét nghề nghiệp của kiểm toán viên Các kỹ thuật thu thập tài liệuđược sử dụng hết sức đa dạng ngay từ giai đoạn này Tuy nhiên bằng chứngthu thập trong giai đoạn này chỉ mang tính tổng quát làm cơ sở để kiểm toánviên tiếp tục thực hiện trong giai đoạn tiếp theo.
Giai đoạn tiếp theo là thực hiện kế hoạch kiểm toán, đây là quá trình sửdụng các phương pháp kỹ thuật kiểm toán thích ứng với đối tượng kiểm toáncụ thể để thu thập bằng chứng kiểm toán Đây là quá trình kiểm tra một cáchtích cực và chủ động kế hoạch, chương trình kiểm toán nhằm đưa ra ý kiếnxác thực về mức độ trung thực và hợp lý của báo cáo tài chính trên cơ sởbằng chứng kiểm toán đầy đủ và đáng tin cậy Việc thu thập bằng chứngtrong giai đoạn thực hiện kiểm toán gồm các bước sau:
Thứ nhất thực hiện thủ tục kiểm soát, nếu kiểm toán viên cho đưa rađánh giá ban đầu là hệ thống kiểm soát nội bộ của đơn vị hoạt động hiệu quảthì kiểm toán viên sẽ tiến hành thu thập bằng chứng về việc thiết kế và hoạtđộng của hệ thống kiểm soát nội bộ Trắc nghiệm đạt yêu cầu sẽ được thực
Trang 19hiện với mục đích thu thập bằng chứng đảm bảo về sự tin cậy của hệ thốngkiểm soát nội bộ Các kỹ thuật thu thập bằng chứng ở bước công việc nàygồm: quan sát, phỏng vấn, thực hiện lại, kiểm tra từ đầu đến cuối
Thứ hai là thực hiện thủ tục phân tích, kỹ thuật được sử dụng chủ yếulà kỹ thuật phân tích: phân tích tỷ suất, phân tích xu hướng nhằm đưa ra cáinhìn khái quát vế từng khoản mục Kiểm toán viên chủ yếu thu thập bằngchứng từ thủ tục phân tích để thấy tính hợp lý, tìm nguyên nhân chênh lệch
Thứ ba là thực hiện các thủ tục kiểm tra chi tiết Giai đoạn này đựa trênkết quả của trắc nghiệm công việc và thủ tục phân tích ở trên, kiểm toán viêntrực tiếp thu thập bằng chứng có liên quan tới một khoản mục cụ thể.
Các kỹ thuật được sử dụng trong kiểm tra chi tiết khá linh hoạt, đadạng Tuỳ theo đặc điểm, mức trọng yếu, rủi ro của khoản mục mà kiểm toánviên lựa chọn kỹ thuật thu thập tài liệu thích hợp Kiểm toán viên thực hiệnthủ tục kiểm tra chi tiết sử dụng các kỹ thuật thu thập bằng chứng khác nhauáp dụng cho từng khoản mục thích hợp như với khoản phải thu khách hàng,kiểm toán viên lựa chọn gửi thư xác nhận tới khách hàng; với hàng tồn kho,kiểm toán viên tiến hành kiểm kê Kỹ thuật xác minh tài liệu, kỹ thuật phỏngvấn cũng được sử dụng tương đối nhiều.
Giai đoạn kết thúc kiểm toán là việc tổng hợp, phân tích kết quả cóđược từ giai đoạn thực hiện kiểm toán để đưa ra đánh giá xác đáng về báo cáotài chính Kỹ thuật phân tích được sử dụng để kiểm toán viên có cái nhìnchính xác về tình hình tài chính của doanh nghiệp.
Trước khi phát hành báo cáo kiểm toán, kiểm toán viên còn cần phảithu thập thêm những bằng chứng về những vấn đề sau:
Khoản nợ ngoài ý muốn
Nợ ngoài ý muốn là khoản nợ tiềm tàng mà cần được ghi trong phần ghichú Để tìm các khoản nợ ngoài ý muốn, kiểm toán viên sử dụng các kỹ thuật
Trang 20sau: phỏng vấn ban giám đốc về khoản nợ ngoài ý muốn chưa được ghi sổ,kiểm tra tài liệu, gửi thư xác nhận và phân tích tính hợp lý của phí tổn.
Các sự kiện phát sinh sau niên độ
“Sự kiện phát sinh sau ngày kết toán là các sự kiện thuận lợi hoặc bất lợi;xảy ra giữa thời điểm kết toán và thời điểm công bố báo cáo tài chính” Kiểmtoán viên cần thu thập các bằng chứng về các sự kiện phát sinh sau niên độ đểđánh giá mức độ ảnh hưởng của nghiệp vụ, sự kiện này tới báo cáo tài chính.Kiểm toán viên thường sử dụng các kỹ thuật sau: phỏng vấn ban quản trị,kiểm tra tài liệu.
Trang 21CHƯƠNG 2.
KỸ THUẬT THU THẬP BẰNG CHỨNG KIỂM TOÁNTRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY
TNHH GRANT THORNTON VIỆT NAM
2.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty TNHH GrantThornton Việt Nam
2.1.1 Khái quát về công ty TNHH Grant Thornton Việt Nam
Grant Thornton Việt Nam là một trong những thành viên đầu tiên củaGrant Thornton Quốc tế Grant Thornton quốc tế đã xây dựng được uy tíntrên thị trường dịch vụ tài chính thế giới Grant Thornton là một trong nhữngnhà cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp trên thế giới - một tổ chức quốc tế cómạng lưới toàn cầu gồm 521 thành viên, hoạt động trên 113 quốc gia với độingũ nhân viên lên tới 25.000 người Doanh thu của Grant Thornton Quốc tếtrong 2 năm gần đây luôn đạt mức doanh thu cao Năm 2006, doanh thu củaGrant Thornton Quốc tế đạt 2,8 tỉ đô la Mỹ, tăng 12%, số lượng chủ phần hùnvà nhân viên tăng lên tương ứng là 6% và 11% Năm 2007 doanh thu củahãng tăng 3,5 tỉ đô, đạt mức doanh thu cao thứ 6 trong tổng số 15 công tykiểm toán có mức doanh thu cao nhất thế giới Grant Thornton cung cấp cácdịch vụ kiểm toán và tư vấn tài chính cho hàng nghìn khách hàng từ các côngty đa quốc gia hàng đầu thế giới với các thương hiệu nổi tiếng cho tới các tổchức quốc tế, các dự án phi chính phủ và Hiệp hội thế giới như UNDP, Ngânhàng thế giới (WB),… cho tới các khách hàng là các doanh nghiệp tư nhânnhỏ và các cá nhân Grant Thornton giúp các khách hàng lớn mạnh và phát
Trang 22triển, tư vấn về rủi ro và giúp họ cải thiện hoạt động tài chính của mình Tấtcả các thành viên của Grant Thornton Quốc tế cùng cam kết cung cấp dịch vụchất lượng cao ở bất cứ nơi đâu.
Các dịch vụ chính của Grant Thornton Quốc tế gồm Hỗ trợ các tổ chức tài chính và phát triển thế giới; Dịch vụ bảo đảm;
Dịch vụ tài chính doanh nghiệp; Dịch vụ thuế;
Dịch vụ về vấn đề quan hệ trong quản lý; Dịch vụ tái thiết và cơ cấu lại doanh nghiệp.
Grant Thornton bắt đầu tiến hành hoạt động của mình ở Việt Nam năm1993 với việc thành lập công ty liên doanh với Việt Nam có tên là Concetti.Chủ sở hữu là Bourne Grifiths Perth và hai nhà đầu tư tư nhân khác Với sựphát triển nhanh chóng của mình đồng thời để dễ dàng thực hiện hoạt độngcủa mình, công ty chuyển đổi thành doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài vàonăm 1997 Cũng trong năm này, công ty mở thêm một văn phòng tại TP HồChí Minh nhằm đáp ứng nhu cầu kiểm toán của thị trường rộng lớn miềnNam Việt Nam.
Năm 1998, với kết quả hoạt động kinh doanh và chất lượng hoạt độngcủa mình, công ty trở thành viên chính thức của Grant Thornton Quốc tế Từđây công ty bước sang một trang mới trong sự phát triển của mình Năm1999, sau khi đã hoàn thành các thủ tục, Công ty cũng vinh dự cùng Big4 vàCông ty kiểm toán AASC được Bộ Tài chính cho phép kiểm toán các dự ándo Ngân hàng Thế giới (World Bank) tài trợ tại Việt Nam vào năm 1999.Năm 2000, lần đầu tiên Công ty giành được quyền kiểm toán cho dự án lớncủa Ngân hàng phát triển châu Á (ADB) Năm 2001 lần đầu tiên các giámđốc kiểm toán người Việt Nam được bổ nhiệm Năm 2005, 2006 và 2007 lần
Trang 23lượt chứng kiến sự phát triển vượt bậc của Công ty với doanh thu đạt mức kỷlục cho dịch vụ tư vấn tài chính doanh nghiệp và kiểm toán Năm 2007, Côngty đã bổ nhiệm hai chủ phần hùn Việt Nam đầu tiên đối với hai dịch vụ Kiểmtoán và Tư vấn Tài chính doanh nghiệp
Với đội ngũ nhân sự hiện nay vào khoảng hơn 100 người, Văn phòngHà Nội là 45 người trong đó 23 người thuộc phòng kiểm toán, văn phòng TPHồ Chí Minh là 57 người Đa số nhân viên trong công ty đều là những nhânviên trẻ, năng động, chuyên nghiệp Bộ phận nhân sự cấp cao đều có chứngchỉ ACCA, CPA.
Phương pháp luận kiểm toán và các phần mềm hỗ trợ kiểm toán hiện đạiđược áp dụng cho toàn bộ các thành viên của Grant Thornton Mục tiêu củaCông ty là trở thành nhà cung cấp dịch vụ hàng đầu ở Việt Nam, đặc biệt làtrong giới doanh nghiệp vừa và nhỏ, tạo ra giá trị gia tăng cho hiệu quả hoạtđộng của khách hàng thông qua các giải pháp mang tính thực tiễn cao dựatrên kinh nghiệm thực tế và những hiểu biết về địa phương trong việc kết hợpmạng lưới liên kết toàn cầu.
Tên giao dịch tiếng Việt: Công ty TNHH Grant Thornton Việt Nam;Tên giao dịch quốc tế: Grant Thornton Vietnam Limited;
19- Chủ sở hữu: Grant Thornton Limited
Trải qua hơn mười năm hoạt động tại Việt Nam, Grant Thornton ViệtNam đã đạt được những thành tựu đáng kể Cùng với việc Việt Nam gia nhậpWTO, tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty đã có những phát triển
Trang 24bước vượt bậc Doanh thu tăng liên tục thể hiện sự lớn mạnh của các dịch vụmà công ty cung cấp, đặc biệt là dịch vụ kiểm toán Cụ thể, trong năm 2006Công ty đứng vị trí thứ 6 trong số 10 công ty kiểm toán có doanh thu lớn nhấtViệt Nam Năm 2006, 2007 doanh thu của công ty đạt mức phát triển kỷ lục.Trong những năm gần đây, doanh thu của công ty tăng liên tục qua các năm.Thành công này khẳng định uy tín và khả năng cạnh tranh của công ty trên thịtrường cũng như khả năng mở rộng hoạt động kinh doanh, nâng cao thu nhậpcho nhân viên và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với Nhà nước.
Có thể thấy tình hình tốc độ tăng trưởng doanh thu qua bảng sau:
Bảng 2.1 Tình hình tăng trưởng doanh thu qua các năm
Các nhân viên cấp cao của Grant Thornton Việt Nam cũng kỳ vọngrằng trong năm 2008, doanh thu, lợi nhuận, và số lượng nhân viên của GrantThornton Việt Nam sẽ tăng lên tương ứng là 98%, 97%, 87%.
Công ty luôn coi đội ngũ nhân viên của mình là tài sản quý báu nhất, mang lạimức lợi nhuận lớn nhất cho hiện tại và tương lai của mình Đội ngũ nhân viêncủa Grant Thornton Việt Nam hiện không nhiều nhưng công ty có thể tự hàorằng đội ngũ nhân viên của mình có sức trẻ và năng lực chuyên môn cao.
Trang 252.1.2 Đặc điểm hoạt động kinh doanh tại công ty
Phục vụ mục tiêu hoạt động của mình là “Trở thành nhà cung cấp dịchvụ chuyên nghiệp hàng đầu tại Việt Nam, gia tăng giá trị hoạt động của kháchhàng bằng những dịch vụ chuyên nghiệp và cung cấp các giải pháp hữu íchcho các vấn đề của doanh nghiệp”, Grant Thornton Việt Nam cung cấp cácdịch vụ chủ yếu sau:
a Dịch vụ kiểm toán
Dịch vụ kiểm toán của công ty hỗ trợ các công ty trong nước và nướcngoài, nhà tài trợ và tổ chức phi chính phủ ở Việt Nam bằng cách đẩy mạnhhoạt động và hệ thống kiểm soát quốc tế Grant Thornton thực hiện việc cungcấp kiểm toán độc lập và các dịch vụ đảm bảo khác theo Chuẩn mực Kiểmtoán Việt Nam và Chuẩn mực Kiểm toán Quốc tế Dịch vụ kiểm toán là mộttrong hai dịch vụ mạnh nhất của Công ty hiện nay với doanh thu kiểm toántăng liên tục qua các năm, số lượng khách hàng đa dạng.
Grant Thornton Việt Nam cũng như các thành viên khác trong tập đoànGrant Thornton Quốc tế sử dụng phương pháp kiểm toán thống nhất làPhương pháp Horizon Vì phương pháp này được áp dụng trên mạng lướitoàn cầu nên nó liên tục được cập nhật theo những thay đổi mới nhất của điềulệ và tiêu chuẩn kiểm toán
b Dịch vụ tư vấn tài chính doanh nghiệp
Tư vấn tài chính doanh nghiệp là một trong những dịch vụ mạnh nhấtcủa Grant Thornton, cung cấp tư vấn kinh doanh và việc lập kế hoạch chiếnlược cho các doanh nghiệp đang hoạt động tại Việt Nam và các công ty nướcngoài đang tìm kiếm thị trường tại Việt Nam Các dịch vụ cụ thể mà bộ phậnnày cung cấp bao gồm:
- Tư vấn cơ cấu chiến lược hỗ trợ doanh nghiệp trong việc mở rộng hoạtđộng kinh doanh như: mở rộng thành phần sở hữu, huy động vốn, phát triển
Trang 26các liên minh chiến lược, đưa ra các giải pháp như sáp nhập, tái cơ cấu, bánlại công ty.
- Hỗ trợ giao dịch: dịch vụ này chủ yếu hướng tới các doanh nghiệp đangcó ý định mở rộng hoạt động của mình trong nước hoặc nước ngoài Bằngviệc tiến hành rà soát - điều tra sâu rộng các hoạt động phát sinh từ việc đầutư trong nước hay nước ngoài, từ đó đưa ra cái nhìn tổng quan và những phântích toàn diện về đối tượng mà các khách hàng quan tâm, bao gồm: tình hìnhtài chính quá khứ, năng lực đội ngũ quản lý, khả năng duy trì vị thế trên thịtrường, phân tích đối thủ cạnh tranh, dự báo tài chính.
- Định giá doanh nghiệp trong quá trình cổ phần hóa, niêm yết hoặc là mộtquá trình được thực hiện một cách độc lập.
- Tư vấn cổ phần hóa giúp khách hàng có thể rà soát tổng thể doanhnghiệp, lập kế hoạch cổ phần theo đúng pháp luật trong nước cũng như cácthông lệ quốc tế; đưa ra các dự báo tài chính có cơ sở, tìm kiếm các đối tácthích hợp để tiếp quản công ty
- Tài chính dự án hỗ trợ khách hàng trong việc huy động vốn chủ sở hữuvà vốn vay từ các tổ chức trong nước và quốc tế
- Chuẩn bị niêm yết hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc tiến hành lập cácbản cáo bạch, xây dựng và triển khai kế hoạch niêm yết và tiến hành định giádoanh nghiệp.
c Dịch vụ tư vấn thuế
Dịch vụ này được thực hiện chủ yếu tại chi nhánh TP Hồ Chí Minhcung cấp dịch vụ cho các tổ chức và cá nhân, được thực hiện kết hợp với cáccuộc kiểm toán và dự án cũng như là được thực hiện một cách độc lập, riêngrẽ Grant Thornton cam kết đưa ra các giải pháp thuế tối ưu và mang lại giá trịgia tăng cao Các đặc trưng cơ bản của dịch vụ này là:
Trang 27- Tư vấn thuế cho khách hàng thuộc khối doanh nghiệp bao gồm cáccông ty thương mại, các tổ chức phi chính phủ, các dự án có vốn đầu tài trợ,giúp họ lựa chọn nơi đầu tư có thuế suất thấp nhất giữa những nơi có hệ thốngluật lệ khác nhau;
- Hoạch định thuế cho các dự án đầu tư vào Việt Nam;
- Giải pháp hiệu quả trong việc kê khai thuế thu nhập cá nhân chonhững người nước ngoài làm việc tại Việt Nam Đối với các khách hàng là cánhân người Việt Nam hay nước ngoài đóng thuế thu nhập, Công ty cung cấpdịch vụ trọn gói về lương và thu nhập cũng như việc chuyển tiền ra nướcngoài.
d Dịch vụ tư vấn đầu tư và quản lý
Dịch vụ tư vấn đầu tư và quản lý của Grant Thornton giúp doanhnghiệp tập trung trong cạnh tranh ở mọi giai đoạn của quá trình kinh doanhthông qua các hoạt động như hỗ trợ khách hàng trong quá trình thành lậpdoanh nghiệp, thành lập công ty ở nước ngoài, hoạch định chiến lược kinhdoanh, rà soát hoạt động kinh doanh, nghiên cứu thị trường.
Dịch vụ hỗ trợ thành lập doanh nghiệp của Grant Thornton gồm tiếnhành nghiên cứu khả thi, tiến hành phân tích ngành, thị trường và đối thủcạnh tranh, các mô hình hoạt động; tiến hành xin giấy phép hoạt động cho cácvăn phòng đại diện, các công ty 100% vốn nước ngoài, các công ty liêndoanh Grant Thornton còn có dịch vụ thành lập doanh nghiệp ở nước ngoài.Lập kế hoạch kinh doanh khả thi, bền vững cũng là một trong những dịch vụđạt được tốc độ tăng trưởng cao của Công ty Dịch vụ rà soát hoạt động kinhdoanh giúp khách hàng đánh giá cơ cấu chi phí hoạt động của doanh nghiệpvà chuỗi giá trị, đưa ra các biện pháp cải tiến nhằm đem lại hiệu quả và lợinhuận tối đa đồng thời tư vấn về những thay đổi cần có để nâng cao hiệu quảvà kiểm soát những thay đổi đó Nghiên cứu khả thi về thị trường bao gồm
Trang 28phân tích về môi trường kinh doanh, thị trường, sản phẩm, đối thủ cạnh tranh,hành vi của người tiêu dùng và các tổ chức.
e Dịch vụ công ty
Với dịch vụ này, công ty hỗ trợ khách hàng đẩy mạnh hệ thống kiểmsoát nội bộ và tập trung vào hoạt động kinh doanh từ khi doanh nghiệp bắtđầu đi vào hoạt động và liên tục trong cả quá trình hoạt động của nó
Trong giai đoạn mới đi vào hoạt động, dịch vụ này giúp khách hàngxây dựng hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ tuân thủ các Chuẩnmực kế toán Việt Nam hay quốc tế; hỗ trợ giao dịch và giấy tờ với các cơquan Nhà nước; tư vấn từ A đến Z các giải pháp phần mềm tiêu chuẩn; đăngký thuế và lập báo cáo thuế bao gồm: lập và nộp hồ sơ xin mã số thuế, đăngký nộp thuế.
Tiếp theo trong các giai đoạn sau, công ty tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệpbằng các dịch vụ bao gồm dịch vụ kế toán liên tục như cho thuế Kế toántrưởng, dịch vụ kế toán và ghi sổ, rà soát và thiết lập hệ thống kiểm soát nộibộ; hoàn thuế và soát xét báo cáo tài chính; tư vấn về nhân sự và bảng lươnggiúp doanh nghiệp giảm bớt gánh nặng chi phí và thời gian trong việc quản lýnguồn nhân lực và bảng lương, từ đó có thể tập trung vào công việc kinhdoanh một cách có hiệu quả nhất.
f Dịch vụ Chiến lược và Tăng trưởng
Dịch vụ này của Grant Thornton giúp doanh nghiệp nhận định mộtcách rõ ràng những vướng mắc mà khách hàng đang phải đối mặt như nhânlực, sản phẩm và thị trường, cơ sở hạ tầng, tài chính Thông qua các cuộc hộithảo chiến lược giúp khách hàng vạch ra được các kế hoạch hành động rõràng và có tính khả thi cao Dịch vụ chiến lược đặc biệt được thiết kế linhhoạt đáp ứng yêu cầu của từng khách hàng cụ thể Cải thiện năng suất và việcsử dụng các nguồn lực thông qua đo lường và phân tích chiến lược Chương
Trang 29trình này tạo sự kết nối giữa hệ thống bán hàng và kiểm soát nội bộ, trong đóviệc tiết kiệm chi phí được coi là động lực chính, đảm bảo tỷ suất lợi nhuận.
Với đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, các dịch vụ của Grant Thorntonđang được tiến hành tốt, đáp ứng yêu cầu ngày càng khắt khe của khách hàng.Grant Thornton đang ngày càng khẳng định mình tại thị trường kiểm toán vàtư vấn tài chính ở Việt Nam cũng như khu vực sông Mêkông và quốc tế
2.1.3 Tổ chức bộ máy quản lý tại công ty
Công ty TNHH Grant Thornton Việt Nam có hai trụ sở ở Hà Nội và TPHồ Chí Minh, tổ chức bộ máy quản lý của công ty có thể khái quát bằng sơđồ sau:
Sơ đồ 2.1 Tổ chức bộ máy quản lý
Chủ phần hùn: Grant Thornton Việt Nam có chủ phần hùn sở hữu, chủphần hùn quản lý, chủ phần hùn kiểm toán, chủ phần hùn tư vấn tài chính TạiTp Hồ Chí Minh, chủ phần hùn quản lý là ông Ken Atkinson đồng thời làtổng giám đốc công ty, chủ phần hùn kiểm toán - bà Vĩnh Hà đồng thời là phótổng giám đốc công ty;
Chủ phần hùnGiám đốc chi nhánh
Trưởng phòng
Các bộ phận chức năng
Trang 30Trưởng phòng: trực tiếp điều hành hoạt động tại phòng mình Vớiphòng nghiệp vụ kiểm toán, có thể có nhiều trưởng phòng cùng quản lý Việcphân công công việc giữa các trưởng phòng theo khách hàng mà họ theo dõi.
Các phòng ban bao gồm: phòng kiểm toán, phòng dịch vụ tư vấn vàkinh doanh, phòng dịch vụ công ty, phòng thuế, phòng kế toán và hành chínhtổng hợp.
Phòng kiểm toán: là một trong hai bộ phận quan trọng nhất của Côngty, thực hiện các hợp đồng kiểm toán cho các dự án và các công ty cóvốn đầu tư nước ngoài;
Phòng kế toán và hành chính tổng hợp: có trách nhiệm thực hiện việchạch toán ở Công ty, lập các báo cáo tài chính định kì theo yêu cầuquản trị cũng như là theo quy định của Nhà nước.
Tại chi nhánh Hà Nội, các phòng ban được tổ chức đơn giản hơn GrantThornton Việt Nam tại Hà Nội chỉ gồm 3 phòng ban cơ bản: phòng kiểmtoán, phòng hành chính, phòng dịch vụ tư vấn Công việc hỗ trợ kỹ thuật có 2nhân viên phụ trách, công tác kế toán không thực hiện tại đây mà toàn bộchứng từ được chuyển vào chi nhánh TP Hồ Chí Minh.
Tại chi nhánh TP Hồ Chí Minh, các hoạt động dịch vụ của công ty đadạng hơn, gồm phòng tư vấn thuế, phòng dịch vụ tư vấn tài chính doanhnghiệp, phòng kế toán tổng hợp.
Trang 312.2 Quy trình kiểm toán tại Công ty TNHH Grant Thornton Việt Nam
Quy trình kiểm toán tại Grant Thornton Việt Nam được xây dựng theochuẩn mực kiểm toán Việt Nam và quốc tế, cũng gồm 3 phần cơ bản Côngviệc liên tục được thực hiện ngay từ khi công ty tiến hành tìm khách hàng;khách hàng gửi thư mời kiểm toán.
2.2.1 Giai đoạn chuẩn bị kiểm toán
Đây là bước công việc quan trọng nhất, quyết định chất lượng của toànbộ công việc Giai đoạn chuẩn bị kiểm toán được bắt đầu với việc nhận đượcthư mời kiểm toán của khách hàng Công ty tiến hành các thủ tục để ra quyếtđịnh chấp nhận khách hàng mới hay không Đây chính là bước công việc đầutiên trong giai đoạn này.
Bước 1: Chấp nhận khách hàng
Giai đoạn này, trưởng phòng kiểm toán cùng trợ lý sẽ tiến hành thuthập thông tin về khách hàng Các thông tin này bao gồm: đặc điểm kinhdoanh, thông tin về ban quản lý, tình hình tài chính trong ít nhất 2 năm gầnnhất, các vấn đề liên quan tới pháp luật Quyết định chấp nhận khách hàng cóý nghĩa quan trọng bởi nó ảnh hưởng tới kết quả hoạt động kinh doanh củacông ty đồng thời có tác động lớn tới danh tiếng của công ty.
Bước 2: Xác định mục tiêu kiểm toán
Công việc này thực hiện thông qua việc tiến hành trao đổi với kháchhàng Mục tiêu kiểm toán được trưởng phòng xác định Trong bước công việcnày, có một việc quan trọng mà trưởng phòng hoặc chủ phần hùn sẽ phải thựchiện là việc tới thăm trực tiếp cơ sở khách hàng, bước đầu tiếp cận với bộphận quản lý của khách hàng và thu thập các thông tin cơ bản liên quan tớikhách hàng.
Bước 3: Chỉ định người phụ trách
Trang 32Tổ chức nhân sự cho cuộc kiểm toán là bước công việc cực kỳ quantrọng Sau khi đã có một nét khái quát chung về khách hàng, trưởng phòng sẽtiến hành chỉ định trưởng nhóm (người phụ trách) và các kiểm toán viên khácsẽ cùng thực hiện Dựa vào khả năng, kinh nghiệm của nhân viên, trưởngphòng sẽ có quyết định cuối cùng Thông thường công việc này đã được làm
trước khi cuộc kiểm toán bắt đầu 1 tháng và được lập thành Bản kế hoạchnhân viên cho năm đó.
Việc tổ chức nhân sự và giám sát thông thường như sau:
Sơ đồ 2.2 Sơ đồ tổ chức và giám sát nhân sự
Ghi chú: Quan hệ giám sát
Việc lựa chọn trưởng nhóm phải dựa trên tiêu chí về kinh nghiệm làmviệc, khả năng bao quát công việc.
Bước 4: Thu thập thông tin phân tích ban đầu, lập kế hoạch kiểm toán
Thông tin tiếp tục được trưởng nhóm thu thập từ khách hàng và cácnguồn thông tin khác Các thông tin này được trưởng nhóm tiến hành phân
Chủ phần hùnGiám đốc chi nhánh
Trưởng phòng kiểm toán
Trưởng nhóm
- KTV- Trợ lý kiểm toán- KTV
- Trợ lý kiểm toán- KTV
- Trợ lý kiểm toán
Trang 33tích sơ bộ và đưa ra quyết định xem phần hành nào là phần hành trọng yếutrong cuộc kiểm toán của khách hàng đó
Đây cũng là thời gian trưởng nhóm tiến hành lên kế hoạch kiểm toáncho khách hàng đó Phần công việc này được hỗ trợ bởi phần mềm Explorer,đây là bước công việc đầu tiên trong một loạt các bước công việc trong phầnhồ sơ năm của phần mềm này Trong đó, trưởng nhóm sẽ hoàn tất các thôngtin về khách hàng như các thông tin chung, các thông tin về ban quản lý, cácthông tin về tài chính chung, đánh giá mức độ trọng yếu, lựa chọn nhóm kiểmtoán, đánh giá tính độc lập…
Bước 5: Công tác chuẩn bị cuối cùng
Trưởng nhóm tiến hành phân công công việc cho các thành viên trongnhóm Mỗi thành viên sẽ chịu trách nhiệm về một hoặc một số phần hànhnhất định trong cuộc kiểm toán và trong đó mỗi thành viên cũng có một thờihạn cụ thể cho việc hoàn thành công việc đó Thông thường các phần hànhtrọng yếu được giao cho các kiểm toán viên có kinh nghiệm hơn Công tácxây dựng chương trình kiểm toán được rút ngắn do công ty áp dụng phầnmềm Explorer
Trưởng nhóm cũng đồng thời chịu trách nhiệm liên lạc với khách hàngvà gửi trước tới cho khách hàng một bản danh sách yêu cầu các tài liệu đểkhách hàng chuẩn bị trước, đảm bảo tiến độ công việc Trước khi tiến hànhđến kiểm toán tại khách hàng, một buổi họp sẽ được tổ chức trong nhóm kiểmtoán nhằm đảm bảo cung cấp đầy đủ thông tin về khách hàng cho tất cả cácthành viên trong đội và lưu ý các vấn đề cần xem xét kỹ lưỡng.
2.2.2 Giai đoạn thực hiện kiểm toán
Giai đoạn này được đánh dấu bằng việc đội kiểm toán và khách hàngcó một buổi họp mặt vào ngày làm việc đầu tiên của cuộc kiểm toán Công
Trang 34việc này có tác dụng cung cấp các thông tin mới nhất về khách hàng, đồngthời khẳng định lại các thông tin đã có, thống nhất cách làm việc Trong quátrình này, nhóm kiểm toán nhận trách nhiệm thực hiện các công việc đã địnhsẵn theo kế hoạch, chương trình kiểm toán
Thực hiện các thủ tục phân tích: phân tích xu hướng và phân tích tỷsuất như so sánh số liệu của năm nay với các năm trước, so sánh với số kếhoạch hay số liệu ngành, phân tích các tỷ suất tài chính về khả năng thanhtoán, cơ cấu vốn, mức doanh lợi… Các thành viên tiến hành các thủ tục phântích từ tổng quát tới chi tiết cho những khoản mục mà mình đảm nhiệm.Trong khi đó, trưởng nhóm là người tiến hành thủ tục phân tích tổng quát vàđánh giá rủi ro, cập nhật thông tin vào phần mềm Audit Care và hỗ trợ cácthành viên trong nhóm.
Thực hiện các thủ tục kiểm tra chi tiết: Thủ tục kiểm tra chi tiết đượcthực hiện để đảm bảo tính chính xác của các số dư tài khoản có liên quan.Thủ tục này có thể cung cấp bằng chứng với cả bảng cân đối và báo cáo kếtquả kinh doanh, hầu hết các thủ tục kiểm tra chi tiết đều tập trung vào xácđịnh xem liệu số cuối kỳ có chính xác trên khía cạnh trọng yếu không Việcquyết định có sử dụng thủ tục kiểm tra chi tiết không và loại kiểm tra nàođược áp dụng có thể cần xem xét các vấn đề như rủi ro xảy ra các sai phạmtrọng yếu, liệu kiểm tra chi tiết có cung cấp bằng chứng cần thiết không, chiphí và lợi ích của việc thực hiện các thử nghiệm kiểm soát để đạt được mứcrủi ro kiểm soát thấp Nhóm kiểm toán có thể thực hiện một hoặc nhiềuphương pháp kiểm tra chi tiết: chọn mẫu, kiểm tra 100%, kiểm tra các phần tửgiá trị lớn, nhận diện và kiểm tra các phần tử chính.
Khi tiến hành kiểm toán, toàn bộ công việc được tiến hành trên phầnmềm Explorer, toàn bộ các sai phạm, các chênh lệch đều phải thảo luận vớinhóm kiểm toán và sau đó điều tra, hỏi với khách hàng Trong khi đó, trưởng
Trang 35nhóm sẽ tiếp tục hoàn thiện hồ sơ kiểm toán, cập nhật thông tin về kháchhàng trong phần mềm Audit Care đảm bảo rằng thủ tục được thực hiện đạtđược mức rủi ro chấp nhận được.
Quá trình kiểm toán, trưởng nhóm phải thường xuyên giám sát, hỗ trợhoạt động của các thành viên trong nhóm Công việc của các thành viên sẽđược kiểm tra sơ qua trước khi hết thời gian kiểm toán tại khách hàng để đảmbảo các thủ tục đã được tiến hành đầy đủ và hợp lý.
2.2.3 Giai đoạn kết thúc kiểm toán
Quá trình kết thúc kiểm toán thực địa được đánh dấu bằng cuộc họpvào ngày cuối cùng của cuộc kiểm toán Nếu là một khách hàng lớn, phức tạpcó thể sẽ phải yêu cầu trưởng phòng kiểm toán phải tham gia Buổi họp nàysẽ được trưởng nhóm thông báo với khách hàng và phát hành một biên bảntrong đó tóm tắt toàn bộ các phát hiện kiểm toán, và thảo luận về nhữnghướng giải quyết của kiểm toán viên
Sau buổi họp với khách hàng, toàn bộ công việc tiếp theo là hoàn thiệngiấy tờ làm việc, tiếp tục thảo luận với trưởng phòng, chủ phần hùn kiểm toánđể ra báo cáo cuối cùng Cũng trong giai đoạn này kiểm toán viên thực hiệncác công việc tiếp sau như:
Soát xét trách nhiệm đặc biệt
Các trách nhiệm đặc biệt liên quan đến khả năng thua lỗ của kháchhàng trong tương lai
Soát xét các sự kiện tiếp sau
- Các sự kiện xảy ra sau ngày kết thúc niên độ nhưng trước ngày pháthành báo cáo tài chính và báo cáo kiểm toán có ảnh hưởng trọng yếu đến báocáo tài chính Ví dụ như các khoản phải thu không có khả năng thu hồi kéo
Trang 36dài làm ảnh hưởng đến khả năng thanh toán và dẫn đến nguy cơ phá sản củadoanh nghiệp sau ngày kết thúc niên độ.
- Các thủ tục kiểm toán thường được sử dụng là: rà soát lại các các báocáo tài chính giữa kì, và tiến hành so sánh với các giai đoạn trước đó; kiểm tracác sổ chứa bút toán gốc như sổ nhật ký bán hàng, mua hàng, chi và thu tiền,sổ cái; đọc các biên bản họp cổ đông, giám đốc cho giai đoạn phát sinh các sựkiện; thu thập thư giải trình từ nhà quản lý; phỏng vấn các cơ quan pháp lý vềcác vụ kiện liên quan đến khách hàng.
- Đánh giá cuối cùng về kết quả kiểm toán.
Phát hành báo cáo kiểm toán
Báo cáo kiểm toán chính là kết quả của cuộc kiểm toán, là ý kiến của kiểm toán sau quá trình thực hiện kiểm toán về mức độ trung thực và hợp lý của các thông tin được trình bày trên các BCTC dựa trên các khía cạnh trọng yếu Báo cáo kiểm toán được lập được dựa trên biên bản họp với khách hàng Thông thường báo cáo kiểm toán tại Grant Thornton Việt Nam là bản tiếng Anh, bản tiếng Việt được phát hành khi khách hàng có yêu cầu.
Trang 372.3 Phương pháp thu thập bằng chứng kiểm toán trong kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Grant Thornton Việt Nam
2.3.1 Phương pháp kiểm toán Horizon
Điều đặc biệt ở Grant Thornton Việt Nam là việc áp dụng phương phápkiểm toán Horizon trong công tác kiểm toán Phương pháp này được áp dụngthống nhất trong hệ thống Grant Thornton Quốc tế Horizon là phương phápkiểm toán của Grant Thornton trên toàn thế giới, được thiết kế để đạt đượccác mục tiêu kiểm toán một cách hiệu quả và hiệu năng về mặt chi phí đồngthời cung cấp một cơ sở thông tin cho việc đề xuất các tư vấn cho hoạt độngkinh doanh của doanh nghiệp.
Phương pháp luận này bao gồm các thủ tục và chính sách liên quan đếncác vấn đề kế toán, kiểm toán áp dụng cho các chủ phần hùn cũng như là cácnhân viên Mặc dù phương pháp Horizon được áp dụng thống nhất cho tất cảcác loại hình doanh nghiệp tuy nhiên với mỗi doanh nghiệp cụ thể các thủ tụcđược sử dụng và việc mở rộng các hoạt động được thực hiện tương đối khácnhau với mỗi khách hàng Horizon là cách thức tuân thủ các chính sách củatập đoàn và các chuẩn mực nghề nghiệp của Grant Thornton.
Horizon có một số các đặc điểm cơ bản sau đây:
Được điều hành trực tiếp bởi Giám đốc kiểm toán cùng với sự thamgia của các chuyên viên kiểm toán giàu kinh nghiệm ở mọi giai đoạn củaquy trình kiểm toán;
Đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ và đưa ra các lời khuyên hữuích về các cách thức cải tiến;
Tập trung tìm hiểu về các chu kì giao dịch quan trọng tác động đếncác khách hàng;
Sử dụng các phương pháp kiểm toán tiên tiến, phù hợp với từngkhách hàng, không phụ thuộc quy mô, vị trí địa lý;
Trang 38Phương pháp luận kiểm toán Horizon đầu tiên yêu cầu kiểm toán viênphải có sự hiểu biết về khách hàng để tiếp tục phân tích rủi ro có thể gặp phải.Sau khi đã xác định được mức độ rủi ro, kiểm toán viên có thể tuỳ theo từngmức độ để thực hiện các thủ tục kiểm toán được hỗ trợ bởi phần mềmExplorer Horizon được thực hiện dưới sự hỗ trợ của bộ các phần mềm đượcxây dựng và duy trì bởi Grant Thornton bao gồm:
- Explorer, phần mềm cho phép thực hiện và quản lý Horizon;
- Audit Care phần mềm ứng dụng cho phân tích đánh giá và thiết kế cácthử nghiệm kiểm soát;
- Gói phần mềm hỗ trợ kiểm toán viên làm giấy tờ làm việc trong giaiđoạn lập kế hoạch, các thủ tục phân tích;
- Pentana, chương trình cho phép kiểm tra việc khai báo các thông tin khiphát hành báo cáo kiểm toán theo Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế.Phương pháp kiểm toán Horizon nhấn mạnh vào các vấn đề sau:
Tìm hiểu về khách hàng và môi trường kinh doanh
Horizon đòi hỏi phải có được sự hiểu biết về khách hàng, môi trường kinhdoanh, bao gồm cả hệ thống kiểm soát nội bộ Hiểu biết này cho phép kiểmtoán viên có thể:
- Xác định các sai phạm có thể xảy ra trong báo cáo tài chính;
- Thiết lập các thủ tục kiểm toán thích hợp nhằm đạt được các mụctiêu kiểm toán hiệu quả;
- Quyết định xem có cần đến các kĩ năng đặc biệt để đạt được cácmục tiêu kiểm toán.
Đánh giá rủi ro kiểm toán
Việc đánh giá rủi ro là rất quan trọng, trong khi thực hiện việc đánh giá rủi rođội kiểm toán cần thu thập các thông tin sau:
Trang 39- Thu thập thông tin hiểu biết về khách hàng và hệ thống kiểm soátnội bộ của khách hàng, từ đó xác định rủi ro kiểm toán;
- Liên hệ giữa các rủi ro kiểm toán đã được nhận diện với các cơ sởdẫn liệu;
- Xem xét các rủi ro kiểm toán có thể dẫn tới sai phạm trọng yếutrên báo cáo tài chính.
Các thủ tục đánh giá này tập trung chủ yếu ở giai đoạn chuẩn bịkiểm toán đồng thời được sử dụng trong suốt các giai đoạn của cuộc kiểmtoán khi mà phát hiện thấy các vấn đề nảy sinh.
Horizon bao gồm các thủ tục đánh giá rủi ro tiềm tàng, đánh giá 6loại rủi ro trên báo cáo tài chính và đưa ra đánh giá cơ bản ban đầu về mức độrủi ro tiềm tàng Những rủi ro này bao gồm các sai sót xuất phát từ hệ thốngkế toán, đánh giá sai giá trị tài sản, các gian lận trong khai báo các thông tintài chính, các sai sót trong việc hạch toán các nghiệp vụ không thường xuyên,các sai sót trong các ước tính kế toán quan trọng, thực thể không thể tiếp tụchoạt động.
Horizon cũng yêu cầu việc đánh giá rủi ro kiểm soát đối với cáckhoản mục được đánh giá là trọng yếu Khi hệ thống kiểm soát nội bộ hoạtđộng có hiệu quả, các thử nghiệm kiểm soát sẽ được thực hiện để đánh giátính tin cậy của các thủ tục kiểm soát này.
Ma trận kiểm toán ABC
Ma trận kiểm toán ABC là một phương pháp kết nối đặc điểm, thời gianvà quy mô của các thủ tục kiểm toán với việc đánh giá rủi ro tiềm tàng và rủiro kiểm soát Mô hình này tập trung vào các thử nghiệm chi tiết trong trườnghợp và tối thiểu hóa các thủ nghiệm chi tiết khi rủi ro được đánh giá ở mứcthấp.
Trang 40- Phương pháp “A”: tối thiểu hóa việc thực hiện các thủ tục kiểm tra chitiết dựa trên việc đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tiềm tàng, kết quảcủa việc đánh giá IR, CR Khi IR và CR được đánh giá ở mức thấp, một mứccao hơn đối với rủi ro phát hiện (DR) có thể chấp nhận được, thủ tục phântích được lựa chọn trong trường hợp này Phương pháp tiếp cận “A” tập trungtối đa vào việc khai thác hiểu biết về hệ thống KSNB của khách hàng, việcthực hiện được tiến hành vào bất cứ thời điểm nào trong năm.
- Phương pháp “B”: Chiến lược này tập trung vào các thủ tục phân tích đốivới các tài khoản trên Báo cáo kết quả kinh doanh và các thủ tục kiểm tra chitiết đối với các khoản mục trên Bảng cân đối kế toán.
- Phương pháp “C”: tập trung vào việc thực hiện các thủ tục kiểm tra chitiết trên cả Báo cáo kết quả kinh doanh và Bảng cân đối kế toán Hầu như cácthủ tục này được thực hiện vào thời điểm kết thúc hoặc là gần kết thúc nămtài chính của khách hàng, tức là trong khoảng thời gian 45 ngày cuối năm.
Bảng 2.2 Thử nghiệm cơ bản tập trungLoại thử nghiệm cơ bản tập trung
CThủ tục kiểm tra chi tiếtThủ tục kiểm tra chi tiết
Ngoài ra, Horizon cũng tuân theo quy tắc ma trận cho việc kết hợp cácđánh giá về IR và CR để quyết định các thủ tục kiểm toán thích hợp.