với hoạt động kinh doanh và nâng cao chất lượng quản lý của doanh nghiệp. Là một bộ phận của nền kinh tế, hoạt động kiểm toán đóng vai trò tích cực với việc phát triển nền kinh tế xã hội thông qua việc cung cấp dịch vụ kiểm toán báo cáo tài chính cho mọi đối tượng theo luật định hay theo yêu cầu của đơn vị và cá nhân.
Tại Việt Nam hoạt động kiểm toán vẫn là một hoạt động khá non trẻ, tuy nhiên tại các quốc gia khác trên thế giới, hoạt động kiểm toán đã có một lịch sử hình thành và phát triển lâu dài. Trong điều kiện hội nhập với khu vực và thế giới như hiện nay, Việt Nam cần tiếp tục hoàn thiện để phát triển bắt kịp với các nước bạn. Đến nay, Việt Nam đã và đang thực hiện cam kết mở cửa thị trường trong khuôn khổ ASEAN và Hiệp định Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ (BTA). Trong thời gian tới, phạm vi và mức độ mở cửa thị trường dịch vụ của Việt Nam sẽ nhiều hơn khi trở thành thành viên của WTO và tham gia hàng loạt các FTA khác. Cho đến nay, những lĩnh vực dịch vụ tài chính như: kế toán kiểm toán và dịch vụ tư vấn thuế, dịch vụ bảo hiểm và dịch vụ chứng khoán đã có những cam kết mở cửa thị trường trong khuôn khổ ASEAN và BTA. Tuy nhiên, tính tại thời điểm này, mức độ mở cửa thị trường cao nhất của các lĩnh vực dịch vụ do Bộ Tài chính quản lý là những cam kết trong BTA. Theo công bố của Bộ Tài chính thì hầu hết các dịch vụ tài chính đều cam kết mở cửa rộng rãi, các doanh nghiệp nước ngoài có thể tham gia thị trường Việt Nam với hình thức đầu tư 100% vốn trong thời gian tối đa là 5 năm. Cụ thể, đối với lĩnh vực dịch vụ kế toán - kiểm toán đã được mở cửa hoàn toàn cho các bên nước ngoài. Lĩnh vực dịch vụ tư vấn thuế được cam kết tương tự dịch vụ kế toán - kiểm toán. Tuy nhiên các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được thành lập pháp nhân ở Việt Nam cung cấp dịch vụ tư vấn thuế chỉ được cấp phép hoạt động sau 1 năm kể từ khi Việt Nam gia nhập WTO.
sẽ mở cửa cho các doanh nghiệp nước ngoài vào năm 2009. Điều này sẽ tạo ra sự cạnh tranh lớn trên thị trường dịch vụ kế toán, kiểm toán trong thời gian tới và yêu cầu chất lượng dịch vụ ngày càng cao.
Trong khi đó chất lượng dịch vụ hay còn bị bỏ ngỏ. Có thể dễ dàng nhận thấy, số lượng kiểm toán viên hành nghề tại Việt còn thấp, số lượng nhân viên ít khiến cho tình trạng quá tải luôn xảy ra trong mùa kiểm toán. Yêu cầu về việc áp dụng các kỹ thuật thu thập bằng chứng một cách hợp lý lại được đặt ra hơn bao giờ hết. Áp dụng các kỹ thuật thu thập bằng chứng một cách hiệu quả sẽ giảm thiểu khối lượng công việc, tiết kiệm thời gian và công sức của kiểm toán viên.
Đối với Grant Thornton Việt Nam, mặc dù công ty đã có mặt tại Việt Nam trong một thời gian tương đối dài, công ty cũng đã có thị phần của mình trong khối các công ty và các dự án được tài trợ bởi nước ngoài, điều này không có nghĩa là hoạt động của công ty không có khó khăn. Trong điều kiện hội nhập ngày càng cao, cạnh tranh là không thể tránh khỏi mà trước hết là với 4 đại gia: PWC, KPMG, E&Y và Deloittee. Việc tăng cường chất lượng hoạt động dịch vụ đảm bảo lợi thế trong cạnh tranh và một trong những phương pháp để cải thiện chất lượng là hoàn thiện các kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán.