chính
2.4.1. Giai đoạn chuẩn bị kiểm toán
Mục tiêu hướng tới trong giai đoạn này là tìm hiểu thông tin khái quát về khách hàng kiểm toán. Các bằng chứng thu thập trong giai đoạn này phải đảm bảo:
• Thu thập đầy đủ hiểu biết chung về hoạt động sản xuất kinh doanh
của khách hàng (với khách hàng mới);
• Hiểu biết về hoạt động kinh doanh trong năm kiểm toán.
Bằng chứng này có tác dụng hữu hiệu trong việc đưa ra đánh giá ban đầu trong lập kế hoạch, chương trình kiểm toán ban đầu. Để đáp ứng yêu cầu này, kỹ thuật sử dụng chủ yếu trong giai đoạn này là phỏng vấn và kỹ thuật phân tích.
Kỹ thuật phỏng vấn thông thường sẽ được tiến hành đầu tiên và xen
lẫn với các kỹ thuật khác trong việc thu thập bằng chứng. Ưu điểm của việc sử dụng kỹ thuật phỏng vấn trong giai đoạn này là có được kết quả nhanh chóng, đáp ứng yêu cầu giúp kiểm toán viên đưa ra cái nhìn tổng quát trong việc lập kế hoạch kiểm toán.
Nếu là khách hàng kiểm toán năm đầu thì cuộc phỏng vấn này hướng đến tìm hiểu thông tin chung về công ty, khi đó người được phỏng vấn thường là chủ tịch hội đồng quản trị, tổng giám đốc. Tuy nhiên vì đây là khách hàng cũ nên các thông tin chung đã có được như sau:
Công ty A là công ty 100% vốn nước ngoài do bác sĩ Sebastien Lagree thành lập, giấy phép thành lập hoạt động trong giai đoạn 20 năm.
Ngành nghề kinh doanh: Dịch vụ y tế
Về chính sách kế toán: công ty áp dụng chuẩn mực kế toán Việt Nam, hình thức ghi sổ là nhật ký chung.
Kỹ thuật phỏng vấn đối với công ty A được thực hiện nhằm có được thông tin về tình hình kinh doanh của công ty trong năm vừa qua, phương hướng phát triển trong năm tiếp theo. Người được phỏng vấn thông thường là giám đốc hoặc kế toán trưởng. Qua phỏng vấn kiểm toán viên biết được rằng trong năm 2007, hoạt động kinh doanh của công ty tăng mạnh, doanh thu tăng nhanh đặc biệt là với doanh thu từ hoạt động bán thuốc.
Kỹ thuật thứ hai được áp dụng khá hiệu quả trong giai đoạn đầu của
cuộc kiểm toán là kỹ thuật phân tích. Mục đích của việc thực hiện kỹ thuật
phân tích trong giai đoạn chuẩn bị kiểm toán là kết hợp với bằng chứng thu thập từ kỹ thuật phỏng vấn nhận diện rõ nét hoạt động kinh doanh của khách hàng thông qua chỉ số tài chính và phi tài chính.
Cụ thể với khách hàng A, thủ tục phân tích được áp dụng trong quá trình lập kế hoạch ban đầu, xác định mức trọng yếu, rủi ro như sau:
Xác định mức độ rủi ro
Trong phần mềm Explorer, phần mềm hỗ trợ kiểm toán viên xác định mức độ rủi ro cho từng khách hàng. Trong đó xem xét các yếu tố như:
- Nhân tố về đội kiểm toán
Trong phần này, công ty sẽ xem xét đến các vấn dề có liên quan đến nhân sự cho cuộc kiểm toán như: có sự thay đổi về nhân sự quan trọng trực tiếp xem xét lại kết quả cuộc kiểm toán như chủ phần hùn hay không?
- Nhân tố về liên quan tới hợp đồng
Các vấn đề được xem xét đến như: công ty đã thực hiện kiểm toán cho khách hàng này trên 5 năm không? Khách hàng có kế hoạch tăng vốn trong vòng 18 tháng tới không? Hoạt động kinh doanh trong ngành của khách hàng đang có xu hướng đi xuống?
Sau khi xem xét đến các vấn đề trên kiểm toán viên sẽ có được kết quả EPF (Engagement Profile Factors) được đánh giá ở mức độ nào. Tùy theo từng khách hàng mà mức EPF được đánh giá ở mức từ 1 đến 5, trong đó mức 1 là mức rủi ro EPF cao nhất, mức 5 là mức thấp nhất. Thủ tục này được hỗ trợ bằng phần mềm, kết quả được phần mềm chạy ra khi đã nhập đầy đủ thông tin. Với khách hàng này, đây không phải là năm đầu kiểm toán nên mức EPF thường được đánh giá ở mức 4.
Về đánh giá mức trọng yếu
Phần mềm Explorer cũng hỗ trợ kiểm toán viên trong việc đánh giá mức độ trọng yếu của cuộc kiểm toán. Việc xác định mức độ trọng yếu được tính toán dựa trên Lợi nhuận sau thuế, doanh thu, tổng tài sản.
Tùy theo hoạt động kinh doanh của khách hàng, kiểm toán viên lựa chọn đâu là tiêu chí tính mức độ trọng yếu: nếu trong năm, khách hàng làm ăn không có lãi thì tiêu chí xây dựng là dựa trên doanh thu, nếu khách hàng mới bắt đầu hoạt động thì việc tính mức độ trọng yếu được tính trên tổng tài sản.
Với khách hàng A, do không phải là một khách hàng mới, trong năm qua hoạt động kinh doanh khá khả quan nên tiêu chí tính mức độ trọng yếu là lợi nhuận trước thuế. Mức độ trọng yếu được đánh giá ban đầu là $25.000, sai sót có thể chấp nhận là 60% mức độ trọng yếu là $15.000, sai phạm có thể bỏ qua là 2% mức độ trọng yếu là $500. Với việc đánh giá này, kiểm toán viên sẽ xác định: với sai phạm dưới $500 được bỏ qua ngay lập tức, với những sai phạm từ $500 tới $15.000 kiểm toán viên vấn sẽ đưa ra bút toán điều chỉnh để tập hợp ra quyết định cuối cùng sau khi kết thúc cuộc kiểm toán, với những sai phạm từ trên $15.000 sai phạm phải thực hiện điều chỉnh.
Trong giai đoạn này, kết hợp với các đánh giá trên kiểm toán viên còn áp dụng các kỹ thuật phân tích dựa trên số liệu báo cáo tài chính cung cấp cho kiểm toán viên.
Với khách hàng A, kiểm toán viên tiến hành phân tích ban đầu dựa trên bảng cân đối tài khoản và báo cáo kết quả kinh doanh. Thủ tục phân tích tại giai đoạn chuẩn bị kiểm toán chỉ dừng lại giai đoạn hình thành dự báo và giai đoạn xác định. Kỹ thuật phân tích được sử dụng là phân tích tỷ suất kết hợp với phân tích xu hướng. Phân tích tỷ suất được sử dụng để phân tích cơ cấu tài sản nguồn vốn, khả năng thanh toán và khả năng sinh lời của công ty. Kết quả của phân tích này cho thấy doanh nghiệp có một cơ cấu hợp lý không và cùng với phân tích xu hướng cho thấy sự biến đổi của các tỷ suất có tốt không. Dựa trên các tỷ suất thường dùng, so sánh với số liệu năm trước, kiểm toán viên có được bảng tổng hợp phân tích về tình hình tài chính như sau:
Bảng 2.4. Đánh giá khái quát tình hình tài chính
Chỉ tiêu Đơn vị
tính 2007 2006
Cơ cấu tài sản và nguồn vốn Cơ cấu tài sản
Tài sản cố định/tổng tài sản % 32,31 47,89
Tài sản lưu động/tổng tài sản % 67,69 52,11
Cơ cấu vốn
Công nợ/tổng nguồn vốn % 21,84 21,56
Nguồn vốn chủ sở hữu/tổng tài sản % 78,16 78,44
Khả năng thanh toán
Tổng tài sản/nợ phải trả lần 4,58 4,64
Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn lần 3,10 2,42
Khả năng thanh toán nhanh lần 1,40 1,57
Tỷ suất sinh lời
Lợi nhuận/doanh thu thuần
Lợi nhuận trước thuế/doanh thu thuần % 19,98 0,09
Lợi nhuận sau thuế/doanh thu thuần % 18,89 (0,29)
Lợi nhuận/tổng tài sản
Lợi nhuận trước thuế/tổng tài sản % 47,37 0,23
Lợi nhuận thuần/tổng tài sản % 44,80 (0,73)
Có thể thấy rằng các chỉ tiêu tài chính của công ty A có sự biến động nhiều nhất là các chỉ tiêu liên quan tới lợi nhuận của công ty, trong năm 2007 có sự biến động lớn về doanh thu, chi phí, lợi nhuận của công ty.
Phân tích xu hướng tiếp tục được sử dụng để phân tích tình hình biến động tài sản và nguồn vốn. Bảng 2.5. Bảng phân tích tài sản Tài sản Ghi chú 2007 2006 (%) A. Tài sản ngắn hạn 653.970 329.385 199% Tiền (1) 483.103 212.535 227% 1.Tiền mặt 56.409 45.928 123%
2. Tiền gửi ngân hàng 426.694 66.607 641%
Khoản phải thu 69.962 28.401 246%
1. Phải thu khách hàng (2) 49.608 42.949 116%
2. Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ 125 30 417%
3. Phải thu nội bộ (3) 36.461 2.061 1769%
4. Dự phòng phải thu khó đòi (4) (16.639) (16.639) 100%
5. Tạm ứng 407
Hàng tồn kho 75.938 72.036 105%
1. Hàng đang đi đường (4) 5.112 0%
2. Hàng hóa (5) 75.938 66.924 113% Tài sản ngắn hạn khác 24.967 6.413 389% 1. Chi phí trả trước ngắn hạn 19.482 13.429 145% 2. Tài sản ngắn hạn khác 5.485 2.984 184% Tài sản dài hạn 306.149 328.668 93% B. Tài sản cố định 304.259 314.735 97% Tài sản cố định hữu hình (7) 760.266 314.735 242%
Khấu hao tài sản cố định (456.007)
Chi phí trả trước dài hạn (8) 1.890 13.933 14%
(1) Số dư tài khoản tiền tăng lên đáng kể chủ yếu là do cuối năm công ty tăng khoản tiền gửi có kỳ hạn.
(2) Số nợ phải thu tăng lên phù hợp với doanh thu tăng lên trong năm 2007
(3) Khoản phải thu nội bộ tăng lên đáng kể chưa rõ nguyên nhân. Cần tiếp
tục xem xét kỹ lưỡng.
(4) Hàng đang đi đường là đã nhận. Cuối năm công ty không có hàng đi
đường
(5) Mua nhiều hàng hơn để dự trữ đáp ứng nhu cầu tăng lên và dự trữ do
công ty dự báo giá thuốc tăng lên trong năm 2008. (6) Chí phí trả trước: Phí kiểm toán
(7) Trong năm nay, tài sản cố định đã được theo dõi khấu hao riêng biệt
(8) Chi phí trả trước dài hạn giảm đi đáng kể, cần tiếp tục xem xét kỹ
lưỡng. Bảng 2.6. Bảng phân tích nguồn vốn Ghi chú 2007 2006 2007/2006 Nguồn vốn 162.366 111.026 146% Nợ phải trả 137.609 90.278 152% 1. Phải trả người bán (1) 45.528 18.552 245% 2. Ứng trước cho khách hàng 30.911 0%
3. Thuế và các khoản phải nộp Ngân
sách (2) 34.462 29.446 117%
4. Phải trả công nhân viên 8.861 8.606 103%
5. Phải trả nội bộ (3) 47.784 1.643 2908%
6. Phải trả khác 974 1.120 87%
Công nợ khác 24.757 20.748 119%
Lũy kế khoản phải trả 24.757 20.748 119%
Nguồn vốn và các quỹ 797.753 547.027 146%
1. Nguồn vốn kinh doanh 424.627 424.627 100%
Tổng nguồn vốn 960.119 658.053 146%
(1) Khoản phải trả người bán tăng lên nhiều do cuối năm công ty tiến hành tăng mua hàng để đáp ứng nhu cầu năm 2008 và dự trữ tránh tăng giá. (2) Trong năm công ty có doanh thu lớn, do vậy thuế phải nộp tăng lên. (3) Phải trả nội bộ tăng lên nhiều, chưa rõ nguyên nhân. Cần điều tra hỏi lại khách hàng.
(4) Năm 2007 lợi nhuận của công ty tăng nhiều do hoạt động của công ty được tăng cường, doanh thu tăng cao.
Dựa trên kết quả phỏng vấn và những phân tích và đánh giá ở trên, phần hành được kiểm toán viên đánh giá là trọng yếu gồm có:
- Doanh thu; - Hàng tồn kho.
Trong năm 2007, công ty có doanh thu cao khác thường làm cho lợi nhuận tăng lên hơn 300%, khoản mục doanh thu lại là một khoản mục có ảnh hưởng tới nhiều khoản mục khác trên báo cáo tài chính như khoản phải thu, tiền, đặc biệt là lợi nhuận. Khoản mục hàng tồn kho cũng được coi là khoản mục trọng yếu cũng do ảnh hưởng của nó tới các phần khác như giá vốn hàng bán, các khoản công nợ phải trả…Vì những ảnh hưởng quan trọng này mà khoản mục doanh thu và hàng tồn kho được coi là trọng yếu tại công ty A.
Sau khi xem xét tài liệu của các năm trước và tài liệu do khách hàng cung cấp
cho năm kiểm toán, kiểm toán viên sẽ đưa ra nhận định về mức độ rủi ro
kiểm soát và rủi ro tiềm tàng.
Bảng 2.7. Đánh giá rủi ro khoản mục doanh thu
Rủi ro kiểm soát Rủi ro tiềm tàng
Khả năng Thực tế
Tồn tại Thấp Thấp Thấp
Bảng 2.8. Đánh giá rủi ro khoản mục hàng tồn kho
Rủi ro kiểm soát Khả năngRủi ro tiềm tàngThực tế
Tính đầy đủ Thấp Thấp Thấp
Tính hiện hữu Thấp Thấp Thấp
Tính giá Thấp Thấp Thấp
Kết hợp với kinh nghiệm cuộc kiểm toán năm trước, kiểm toán viên xác định thời gian kiểm toán thực địa là 5 ngày, với 4 kiểm toán viên và trợ lý kiểm toán.