Điều đặc biệt ở Grant Thornton Việt Nam là việc áp dụng phương pháp kiểm toán Horizon trong công tác kiểm toán. Phương pháp này được áp dụng thống nhất trong hệ thống Grant Thornton Quốc tế. Horizon là phương pháp kiểm toán của Grant Thornton trên toàn thế giới, được thiết kế để đạt được các mục tiêu kiểm toán một cách hiệu quả và hiệu năng về mặt chi phí đồng thời cung cấp một cơ sở thông tin cho việc đề xuất các tư vấn cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Phương pháp luận này bao gồm các thủ tục và chính sách liên quan đến các vấn đề kế toán, kiểm toán áp dụng cho các chủ phần hùn cũng như là các nhân viên. Mặc dù phương pháp Horizon được áp dụng thống nhất cho tất cả các loại hình doanh nghiệp tuy nhiên với mỗi doanh nghiệp cụ thể các thủ tục được sử dụng và việc mở rộng các hoạt động được thực hiện tương đối khác nhau với mỗi khách hàng. Horizon là cách thức tuân thủ các chính sách của tập đoàn và các chuẩn mực nghề nghiệp của Grant Thornton.
Horizon có một số các đặc điểm cơ bản sau đây:
• Được điều hành trực tiếp bởi Giám đốc kiểm toán cùng với sự tham
gia của các chuyên viên kiểm toán giàu kinh nghiệm ở mọi giai đoạn của quy trình kiểm toán;
• Đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ và đưa ra các lời khuyên hữu
ích về các cách thức cải tiến;
• Tập trung tìm hiểu về các chu kì giao dịch quan trọng tác động đến
các khách hàng;
• Sử dụng các phương pháp kiểm toán tiên tiến, phù hợp với từng
Phương pháp luận kiểm toán Horizon đầu tiên yêu cầu kiểm toán viên phải có sự hiểu biết về khách hàng để tiếp tục phân tích rủi ro có thể gặp phải. Sau khi đã xác định được mức độ rủi ro, kiểm toán viên có thể tuỳ theo từng mức độ để thực hiện các thủ tục kiểm toán được hỗ trợ bởi phần mềm Explorer. Horizon được thực hiện dưới sự hỗ trợ của bộ các phần mềm được xây dựng và duy trì bởi Grant Thornton bao gồm:
- Explorer, phần mềm cho phép thực hiện và quản lý Horizon;
- Audit Care phần mềm ứng dụng cho phân tích đánh giá và thiết kế các thử nghiệm kiểm soát;
- Gói phần mềm hỗ trợ kiểm toán viên làm giấy tờ làm việc trong giai đoạn lập kế hoạch, các thủ tục phân tích;
- Pentana, chương trình cho phép kiểm tra việc khai báo các thông tin khi phát hành báo cáo kiểm toán theo Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế. Phương pháp kiểm toán Horizon nhấn mạnh vào các vấn đề sau:
Tìm hiểu về khách hàng và môi trường kinh doanh
Horizon đòi hỏi phải có được sự hiểu biết về khách hàng, môi trường kinh doanh, bao gồm cả hệ thống kiểm soát nội bộ. Hiểu biết này cho phép kiểm toán viên có thể:
- Xác định các sai phạm có thể xảy ra trong báo cáo tài chính;
- Thiết lập các thủ tục kiểm toán thích hợp nhằm đạt được các mục tiêu kiểm toán hiệu quả;
- Quyết định xem có cần đến các kĩ năng đặc biệt để đạt được các mục tiêu kiểm toán.
Đánh giá rủi ro kiểm toán
Việc đánh giá rủi ro là rất quan trọng, trong khi thực hiện việc đánh giá rủi ro đội kiểm toán cần thu thập các thông tin sau:
- Thu thập thông tin hiểu biết về khách hàng và hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng, từ đó xác định rủi ro kiểm toán;
- Liên hệ giữa các rủi ro kiểm toán đã được nhận diện với các cơ sở dẫn liệu;
- Xem xét các rủi ro kiểm toán có thể dẫn tới sai phạm trọng yếu trên báo cáo tài chính.
Các thủ tục đánh giá này tập trung chủ yếu ở giai đoạn chuẩn bị kiểm toán đồng thời được sử dụng trong suốt các giai đoạn của cuộc kiểm toán khi mà phát hiện thấy các vấn đề nảy sinh.
Horizon bao gồm các thủ tục đánh giá rủi ro tiềm tàng, đánh giá 6 loại rủi ro trên báo cáo tài chính và đưa ra đánh giá cơ bản ban đầu về mức độ rủi ro tiềm tàng. Những rủi ro này bao gồm các sai sót xuất phát từ hệ thống kế toán, đánh giá sai giá trị tài sản, các gian lận trong khai báo các thông tin tài chính, các sai sót trong việc hạch toán các nghiệp vụ không thường xuyên, các sai sót trong các ước tính kế toán quan trọng, thực thể không thể tiếp tục hoạt động.
Horizon cũng yêu cầu việc đánh giá rủi ro kiểm soát đối với các khoản mục được đánh giá là trọng yếu. Khi hệ thống kiểm soát nội bộ hoạt động có hiệu quả, các thử nghiệm kiểm soát sẽ được thực hiện để đánh giá tính tin cậy của các thủ tục kiểm soát này.
Ma trận kiểm toán ABC
Ma trận kiểm toán ABC là một phương pháp kết nối đặc điểm, thời gian và quy mô của các thủ tục kiểm toán với việc đánh giá rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát. Mô hình này tập trung vào các thử nghiệm chi tiết trong trường hợp và tối thiểu hóa các thủ nghiệm chi tiết khi rủi ro được đánh giá ở mức thấp.
- Phương pháp “A”: tối thiểu hóa việc thực hiện các thủ tục kiểm tra chi tiết dựa trên việc đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tiềm tàng, kết quả của việc đánh giá IR, CR. Khi IR và CR được đánh giá ở mức thấp, một mức cao hơn đối với rủi ro phát hiện (DR) có thể chấp nhận được, thủ tục phân tích được lựa chọn trong trường hợp này. Phương pháp tiếp cận “A” tập trung tối đa vào việc khai thác hiểu biết về hệ thống KSNB của khách hàng, việc thực hiện được tiến hành vào bất cứ thời điểm nào trong năm.
- Phương pháp “B”: Chiến lược này tập trung vào các thủ tục phân tích đối với các tài khoản trên Báo cáo kết quả kinh doanh và các thủ tục kiểm tra chi tiết đối với các khoản mục trên Bảng cân đối kế toán.
- Phương pháp “C”: tập trung vào việc thực hiện các thủ tục kiểm tra chi tiết trên cả Báo cáo kết quả kinh doanh và Bảng cân đối kế toán. Hầu như các thủ tục này được thực hiện vào thời điểm kết thúc hoặc là gần kết thúc năm tài chính của khách hàng, tức là trong khoảng thời gian 45 ngày cuối năm.
Bảng 2.2. Thử nghiệm cơ bản tập trung
Loại thử nghiệm cơ bản tập trung
ABC Bảng CĐKT BCKQKD
A Thủ tục phân tích Thủ tục phân tích
B Thủ tục kiểm tra chi tiết Thủ tục phân tích
C Thủ tục kiểm tra chi tiết Thủ tục kiểm tra chi tiết
Ngoài ra, Horizon cũng tuân theo quy tắc ma trận cho việc kết hợp các đánh giá về IR và CR để quyết định các thủ tục kiểm toán thích hợp.
Bảng 2.3. Ma trận ABC
Ma trận ABC
Rủi ro tiềm tàng Thấp Rủi ro kiểm soát Cao
Cao B C
Trung bình A C
Quá trình thực hiện kiểm toán, kiểm toán viên sẽ áp dụng phần mềm kiểm toán Explorer. Kết cấu của phần mềm Explorer gồm 4 phần lớn: Hồ sơ năm, Các thủ tục kiểm toán, Hồ sơ kiểm toán chung, Phần phỏng vấn. Đối với bất kỳ cuộc kiểm toán nào, các thành viên trong đội kiểm toán cũng phải tiến hành thu thập đầy đủ các thông tin trong phần mềm này. Trong quá trình làm việc, phần mềm này cùng với phần mềm Cbeam giúp kiểm toán viên thực hiện phân tích số liệu. Trong phần mềm này, các thủ tục kiểm toán được xây dựng chi tiết thành 15 khoản mục chính: tiền, doanh thu, tài sản cố định hữu hình, các khoản trả trước, tài sản cố định vô hình, các khoản phải trả, vay, chi phí hoạt động…Trong mỗi khoản mục này, tuỳ thuộc vào đặc điểm kinh doanh của mỗi khách hàng mà nội dung lại có sự khác nhau. Thông thường các thủ tục được chia theo các cam kết của nhà quản lý: tính hiện hữu (phát sinh), tính trọn vẹn, tính đúng kỳ, tính giá, quyền và nghĩa vụ, trình bày và khai báo.
Phần mềm Audit Care thường được trưởng nhóm sử dụng để tiến hành phân tích, đánh giá rủi ro. Nội dung chủ yếu trong phần mềm này gồm: các thông tin cơ bản về khách hàng, các vấn đề về quản lý, các vấn đề về tài chính, hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ.
2.3.2. Kỹ thuật phỏng vấn
Mục tiêu là thu thập thông tin ban đầu về khách hàng. Kỹ thuật phỏng vấn được thực hiện trong cả ba giai đoạn của cuộc kiểm toán nhằm hỗ trợ các kỹ thuật khác trong việc thu thập bằng chứng kiểm toán đầy đủ và thích hợp. Thông tin từ phỏng vấn giúp kiểm toán viên định hướng được hướng tiếp cận với khoản mục.
Kỹ thuật phỏng vấn yêu cầu trả lời được các câu hỏi như: sẽ phỏng vấn ai, nội dung phỏng vấn là gì, phỏng vấn khi nào, phỏng vấn như thế nào và ai sẽ là người thực hiện phỏng vấn. Tùy theo đặc điểm của khách hàng, nếu
khách hàng không phải là khách hàng cũ, mà là khách hàng năm đầu kiểm toán với Grant Thornton thì người đầu tiên được phỏng vấn sẽ là tổng giám đốc hay chủ tịch hội đồng quản trị của khách hàng. Bởi là khách hàng kiểm toán năm đầu nên Grant Thornton cần thu thập đầy đủ hiểu biết về khách hàng đó, người được phỏng vấn phải đảm bảo là có hiểu biết đầy đủ về quá trình hình thành cũng như hoạt động sản xuất của công ty trong một giai đoạn nhất định để có thể cung cấp cho kiểm toán viên khái quát bức tranh về tình hình của công ty, do vậy người được chọn phỏng vấn trong giai đoạn này là người đứng đầu, lãnh đạo công ty. Cuộc phỏng vấn được tiến hành ngay khi khách hàng thể hiện có nhu cầu kiểm toán cho công ty của mình, được thực hiện khi kiểm toán viên đến trực tiếp khách hàng gặp gỡ khách hàng tiềm năng và quan sát thực tế quy mô ban đầu của khách hàng. Bởi giai đoạn này cần đưa ra quyết định quan trọng là có chấp nhận kiểm toán cho khách hàng này hay không, kiểm toán viên thực hiện cuộc phỏng vấn sẽ là người có kinh nghiệm để có thể đưa ra xét đoán chính xác. Trong quá trình phỏng vấn, kiểm toán viên chủ yếu đưa ra các câu hỏi mở để khách hàng trả lời đầy đủ thông tin, câu hỏi mở.
Kỹ thuật này tiếp tục được sử dụng hiệu quả trong kiểm toán các phần hành cụ thể. Nội dung phỏng vấn cụ thể liên quan tới từng khoản mục, từng nghiệp vụ, kiểm toán làm phần hành đó trực tiếp phỏng vấn kế toán của đơn vị trong thời gian tiến hành kiểm toán thực địa tại khách hàng.