Kỹ thuật tính toán

Một phần của tài liệu Kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty TNHH Grant Thornton thực hiện (Trang 53 - 57)

Kỹ thuật tính toán lại là một kỹ thuật được sử dụng nhằm kiểm tra chi tiết cách thức tính toán, cơ sở tính toán. Kỹ thuật tính toán được thực hiện trên cơ sở chọn mẫu. Các khoản mục thường được sử dụng kỹ thuật tính toán lại thu thập bằng chứng kiểm toán là tiền lương, hàng tồn kho. Kỹ thuật tính toán lại kiểm tra không chỉ sự chính xác về mặt số học của số liệu mà còn kiểm tra việc tuân thủ các quy định được áp dụng. Kỹ thuật này yêu cầu kiểm toán viên xem xét tính hợp lý trong việc tính toán số liệu và kiểm tra thử kết quả tính toán có chính xác về mặt số học hay không. Quá trình thực hiện tính toán lại gồm 3 giai đoạn: Xác định tính hợp lý của công thức tính toán, Xác định tính chính xác về mặt số học, Xác định chênh lệch và đánh giá.

Khoản mục tiền lương, tính toán lại thường được chọn mẫu cho hai tháng trong năm với số tiền lương phải trả người lao động, số đóng bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, thuế thu nhập cá nhân, quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm. Xác định tính hợp lý của cơ sở tính toán dựa trên quy định của pháp luật hiện hành và quyết định của doanh nghiệp. Ví dự số tiền đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế dựa trên luật bảo hiểm, quy định của Nhà nước. Theo đó

• Bảo hiểm xã hội: chủ lao động đóng 15% và người lao động đóng 5% trên

tổng số lương.

• Bảo hiểm y tế: chủ lao động đóng 2% và người lao động đóng 1% tổng số

lương.

• Bảo hiểm xã hội bắt buộc chỉ áp dụng cho các doanh nghiệp ký hợp động

lao động với nhân viên với thời hạn hợp động từ ba tháng trở lên hoặc vô thời hạn không kể quy mô doanh nghiệp.

• Đối với các hợp đồng lao động có thời hạn dưới 3 tháng tiền bảo hiểm xã

hội gộp trong lương.

Thuế thu nhập cá nhân được tính toán lại trên cơ sở thông tư 81 của Bộ tài chính về thuế thu nhập với người có thu nhập cao. Theo đó, kiểm toán viên kiểm tra thuế thu nhập cá nhân có được tính đúng theo mức quy định của thông tư không, đối tượng nộp thuế có chính xác, thu nhập chịu thuế có được xác định đúng đắn không.

Đối với công dân Việt Nam và cá nhân khác định cư tại Việt Nam: Đơn vị: 1000đ Bậc Thu nhập bình quân tháng/người Thuế suất (%) 1 Đến 5.000 0 2 Trên 5.000 đến 15.000 10 3 Trên 15.000 đến 25.000 20 4 Trên 25.000 đến 40.000 30 5 Trên 40.000 40

Đối với người nước ngoài cư trú tại Việt Nam và công dân Việt Nam lao động, công tác ở nước ngoài:

Đơn vị: 1000đ Bậc Thu nhập bình quân Tháng/người Thuế suất (%) 1 Đến 8.000 0 2 Trên 8.000 đến 20.000 10 3 Trên 20.000 đến 50.000 20 4 Trên 50.000 đến 80.000 30 5 Trên 80.000 40

Thuế thu nhập đối với thu nhập thường xuyên được tính theo phương pháp luỹ tiến từng phần. thực hiện chính sách ưu đãi của nhà nước, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin, sản xuất phần mềm được hưởng mức đống thuế thu nhập cá nhân theo mức của người nước ngoài.

Đối với người nước ngoài không cư trú tại Việt nam: áp dụng thuế suất 25% tính trên tổng thu nhập chịu thuế.

Với quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm, thực hiện theo thông tu 82 của Bộ tài chính về trích quỹ dự phòng trợ cấp thôi việc là nửa tháng lương với 1 năm lao động của người lao động.

Với hàng tồn kho, kỹ thuật tính toán lại được sử dụng để kiểm tra việc tính giá xuất kho của hàng hoá có được tuân thủ nhất quán không. Kỹ thuật

này được thực hiện trên cơ sở chọn mẫu một hoặc một số mặt hàng tính toán để xác minh lại giá xuất vật tư được tính theo phương pháp nào: LIFO, FIFO, giá trung bình.

Một phần của tài liệu Kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty TNHH Grant Thornton thực hiện (Trang 53 - 57)