kiểm toán các khoản thu trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty CPA Việt Nam thực hiện
Trang 1LỜI MỞ ĐẦU Những năm gần đây, thích ứng với yêu cầu hội nhập của nền kinh tế
chuyển đổi theo cơ chế thị trường và hội nhập quốc tế, hệ thống các doanhnghiệp Việt Nam cũng phát triển vô cùng đa dạng về loại hình: ngoài doanhnghiệp nhà nước còn có công ty cổ phần, các công ty TNHH, doanh nghiệp tưnhân, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài… Các doanh nghiệp khôngngừng cạnh tranh ngày càng lớn mạnh và nhu cầu minh bạch trong tài chínhtrở thành một nhu cầu tất yếu của các doanh nghiệp: tất cả các báo cáo tàichính của các doanh nghiệp cần được kiểm toán trước khi công bố Trong bốicảnh đó,kiểm toán, cụ thể là kiểm toán tài chính với chức năng xác minh vàbày tỏ ý kiến về đối tượng là các bảng khai tài chính đã trở thành một trongnhững công cụ quan trọng thực hiện kiểm tra, kiểm soát các hoạt động kinh
tế, tài chính của nền kinh tế thị trường
Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp khôngthể thiếu các hoạt động trao đổi, mua bán giữa doanh nghiệp với khách hàng,cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp và với các đơn vị thành viên, từ đóhình thành nên các khoản phải thu.Việc ghi chép chính xác,minh bạch cáckhoản phải thu có ảnh hưởng rất lớn đến tài sản, khản năng thanh toán và tìnhhình tài chính của doanh nghiệp Vì vậy, việc kiểm toán phần hành các khoảnphải thu thường rất được quan tâm, chú trọng trong báo cáo tài chính
Sau một thời gian thực tập tại công ty CPA VIỆT NAM -một trong nhữngcông ty hàng đầu tại Việt Nam chuyên cung cấp dịch vụ kiểm toán …, được
sự hướng dẫn , giúp đỡ của thầy giáo Thạc sĩ Đinh Thế Hùng và toàn bộ anhchị trong công ty, em chọn đề tài :
"Kiểm toán các khoản phải thu trong kiểm toán báo cáo tài chính do
công ty CPA VIỆT NAM thực hiện"
Trang 2Tuy nhiên do thời gian thực tập có hạn, kinh nghiệm thực tế còn hạn chế,bài viết này không tránh khỏi những thiếu sót Vì vậy, em kính mong nhậnđược sự chỉ bảo, đóng góp ý kiến, bổ sung của các thầy cô giáo và các anh chicán bộ trong công ty để em có thể hoàn thiện kiến thức của mình và đạt kếtquả tốt hơn ở bài viết sau.
Em xin chân thành cảm ơn !
Trang 3
Nội dung Chương 1: Lý luận chung về khoản mục phải thu và kiểm toán khoản mục phải thu trong kiểm toán BCTC
1.1 Khái quát về các khoản phải thu với vấn đè kiểm toán
1.1.1Khái niệm về khoản phải thu.
Khoản mục phải thu là một khoản mục trên bảng cân đối kế toán củadoanh nghiệp dùng để phản ánh các khoản nợ phải thu của người mua hàng,phải thu nội bộ cuả các cá nhân, tổ chức trong doanh nghiệp và phải thu khác.Đây là tài sản của doanh nghiệp đang trong quá trình thanh toán bị các cánhân và tập thể khác chiếm dụng
Tài khoản phải thu khách hàng, phải thu nội bộ, phải thu khác, dự phòngcác khoản phải thu khó đòi là các tài khoản dùng để phản ánh các bộ phậntương ứng của khoản nợ phải thu Các tài khoản phải thu chủ yếu có số dưbên Nợ, nhưng trong quan hệ với từng đối tượng phải thu có thể xuất hiện số
dư bên Có Trường hợp này xảy ra khi doanh nghiệp nhận tiền ứng trước củakhách hang hoặc số đã thu nhiều hơn số phải thu Vì vậy cuối kì kế toán, khilập BCTC kế toán phải tính toán và phân loại rõ rang khoản phải thu, phải trảthực tế vào số dư Nợ hay dư Có để đưa lên các chỉ tiêu bên phần Tài sản hayNguồn vốn của doanh nghiệp
Nợ phải thu là một bộ phận quan trọng cấu thành tài sản của doanh nghiệp
vì vậy việc hạch toán nó cần chặt chẽ, khoa học Nợ phải thu cần được hạchtoán chi tiết cho từng đối tượng phải thu, từng khoản nợ và từng lần thanhtoán Những đối tượng có quan hệ giao dịch thường xuyên hoặc có số dư nợlớn thì định kì kế toán doanh nghiệp cần tiến hành kiểm tra đối chiếu từngkhoản nợ phát sinh, đã thu hồi, số còn nợ Doanh nghiệp còn có thể thực hiệnđối chiếu công nợ với các đối tượng đó bằng văn bản Tất cả các nghiệp vụ
Trang 4liên quan đến việc thanb toán, khấu trừ, bù trừ … đều phải có các chứng từhợp pháp, hợp lệ.
Đối với các khoản nợ tồn đọng lâu ngày chưa hoặc khó có khả năng thuhồi thì cần phải được xác minh bằng văn bản và các chứng từ hợp pháp, hợp
lệ liên quan để làm căn cứ lập dự phòng phải thu khó đòi hoặc xóa nợ cho cáckhoản nợ này
1.1.2.Phân loại khoản phải thu.
Căn cứ vào đối tượng và nội dung kinh tế của các khoản phải thu, trongcông tác kế toán người ta chia các khoản phải thu thành: phải thu của kháchhàng, phải thu nội bộ và phải thu khác
- Phải thu của khách hang: Tài khoản phản ánh là TK 131, nội dung phảnánh các khoản nợ phải thu và tình hình thanh toán các khoản nợ phải thu củadoanh nghiệp với khách hàng về tiền bán sản phẩm, hàng hóa, cung cấp dịchvụ
- Phải thu nội bộ: Tài khoản phản ánh là TK 136, nội dung phản ánh cáckhoản nợ phải thu và tình hình thanh toán các khoản nợ phải thu của đơn vịcấp trên với các đơn vị trực thuộc hoặc các đơn vị khác trong một doanhnghiệp độc lập, một tổng công ty về các khoản đã chi hộ trả hộ thu hộ cáckhoản mà đơn vị cấp dưới có nghĩa vụ nộp lên cho đơn vị cấp trên hoặc đơn
vị cấp trên phải cấp cho đơn vị cấp dưới
- Phải thu khác: Tài khoản phản ánh là TK 138, nội dung bao gồm nhữngkhoản phải thu phát sinh trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp ngoàicác khoản phải thu của người mua do tiêu thụ hàng hóa, sản phẩm đã đượcphản ánh ở khoản phải thu khách hàng
1.1.3.Mối quan hệ giữa khoản phải thu với các khoản mục khác trên bảng CĐKT.
Trang 5Trong Quan hệ thanh toán với khách hàng nảy sinh khi doanh nghiệpbán vật tư, hàng hóa, tài sản, dịch vụ của mình theo phương thức bán chịuhoặc theo phương thức trả trước Các khoản phải thu khách hàng có mối quan
hệ chặt chẽ với chu trình bán hàng - thu tiền Số dư ghi trên khoản mục nàycũng là số dư của các tài khoản phải thu ở khách hàng là số luỹ kế từ các quátrình kinh doanh trước đến cuối kỳ kinh doanh này Cùng với thời điểm phátsinh và thời hạn thanh toán khác nhau, các khoản phải thu còn liên quan đếnnhiều người mua có đặc điểm, điều kiện kinh doanh, quản lý và khả năngthanh toán khác nhau và có thể dẫn tới các khoản nợ quá hạn, nợ khó đòi hoặckhông đòi được của người mua Mặt khác nó cũng có liên quan đến các cơquan chức năng của Nhà nước mà chủ yếu là cơ quan thuế Với những lý do
đó, các khoản phải thu là khoản mục có mối liên quan mật thiết đến kết quảkinh doanh, lập dự phòng phải thu khó đòi, thuế thu nhập doanh nghiệp.Ngoài ra các khoản phải thu cũng có liên quan đến các khoản mục khác trênBảng cân đối kế toán như: tiền, hàng tồn kho,…
1.1.4.Hạch toán khoản phải thu.
1.1.4.1.Hạch toán khoản phải thu khác hang.
A, Nguyên tắc hạch toán nợ phải thu khách hang
- Phải thu khách hàng được hạch toán chi tiết cho từng đối tượng phảithu và ghi chép theo từng lần thanh toán Đối tượng phải thu là các kháchhàng có quan hệ kinh tế chủ yếuvới doanh nghiệp về mua sản phẩm, hànghoá, dịch vụ
- Không phản ánh vào tài khoản này các nghiệp vụ bán sản phẩm,hànghoá Cung cấp lao vụ, dịch vụ thu tiền ngay (tiền mặt hoặc séc, hoặc đã thuqua Ngân hàng)
- Các khách hàng thanh toán bù trừ giữa nợ phải thu và nợ phải trả cần
có sự thoả thuận giữa hai bên và lập chứng từ bù trừ công nợ
Trang 6- Trong hạch toán chi tiết tài khoản này, kế toán phải tiến hành phânloại các khoản nợ, các khoản nợ có thể trả đúng thời hạn Trường hợp đối vớicác khoản khó đòi hoặc có nguy cơ không đòi được vào cuối niên độ kế toánthì cần phải lập dự phòng phải thu khó đòi hoặc có biện pháp xử lý.
- Trong quan hệ bán sản phẩm, hàng hoá, cung cấp lao vụ, dịch vụ, theo
sự thoả thuận giữa doanh nghiệp với khách hàng, nếu hàng hoá đã giao, lao
vụ đã cung cấp không theo đúng thoả thuận trong hợp đồng kinh tế thì kháchhàng có quyền yêu cầu giảm giá hoặc nhận lại số hàng đã giao
B, Sơ đồ hạch toán
Sơ đồ 1.1 : Sơ đồ hạch toán khoản phải thu khách hàng
Chú thích: (1) Doanh thu bán hàng chưa có thuế
(2) Thuế GTGT phải nộp
(3) Tổng số tiền thu của người mua
(4) Số tiền người mua đã thanh toán
(5) Chiết khấu thanh toán cho người mua được hưởng
1.1.4.2 Hạch toán khoản phải thu nội bộ.
(2)
(4)
(5)
Trang 7Sơ đồ 1.2: Sơ đồ hạch toán khoản phải thu nội bộ
Chú thích:
(1) Cấp trên cấp vốn, kinh phí cho cấp dưới( cấp trên ghi)
(2) Cấp dưới trả vốn, kinh phí cho cấp trên ( cấp trên ghi)
(3) Khi nhờ đơn vị khác thu hộ
(4) Khi được đơn vị thu hộ thanh toán
TK111,112,
TK 111,112, 211,213
Trang 8(5) Khi chi hộ cho đơn vị khác
(6) Khi thu hồi được khoản chi hộ
(7) Khi mua bán chịu vật tư, hàng hóa, dịch vụ giữa các đơn vị nội bộ( đơn vị bán ghi)
(8) Khi đơn vị cấp dưới phải nộp cho đơn vị cấp trên các khoản ngoàivốn theo quy chế tài chính nội bộ( cấp trên ghi)
(9) Khi đơn vị cấp trên đã thu được các khoản ngoài vốn phải nộp củađơn vị cấp dưới
(10) Khi các đơn vị nội bộ thanh toán bù trừ
1.1.4.3 Hạch toán khoản phải thu khác.
Sơ đồ 1.3: Sơ đồ hạch toán khoản phải thu khác
Trang 9Chú thích:
(1) Tiền, vật tư, sản phẩm, hàng hóa cho mượn tạm thời
(2) Tiền, vật tư, sản phẩm, hàng hóa thiếu hụt
(3) Giá trị còn lại của TSCĐ thiếu, mất
(4) Các khoản bối thường của khách hàng, thuế nộp thừa, TGNH ghinhầm phải thu
(5) Giá trị vật liệu thiếu đã được xử lý
Trang 10(6) Số tiền bối thường của người phạm lỗi
(7) Số tiền đòi bồi thường trừ vào thu nhập của người phạm lỗi
(8) Giá trị vật liệu thiếu trong định mức
(9) Giá trị vật liệu thiếu không rõ nguyên nhân
(10) Thu hồi các khoản phải thu khác
1.2 Kiểm toán khoản phải thu trong kiểm toán BCTC.
1.2.1.Khái quát về kiểm toán BCTC.
1.2.1.1.Khái niệm về kiểm toán BCTC.
Kiểm toán tài chính là hoạt động đặc trưng nhất của kiểm toán, đó là việcxác minh và bày tỏ ý kiến về các bảng khai tài chính do các KTV có trình độ chuyên môn tương xứng tiến hành theo luật định
Đối tượng của kiểm toán tài chính là Bảng khai tài chính Bộ phận quan trọng của những bảng khai tài chính là BCTC BCTC là hệ thống báo cáo được lập theo chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành ( hoặc được chấp nhận)phản ánh các thong tin kinh tế tài chính chủ yếu của đơn vị ( theo chuẩn mực 200- Điểm 04) Ngoài ra, bảng khai tài chính còn bao gồm những bảng kê khai có tính pháp lý khác như Bảng kê khai tài sản cá nhân, bảng kê khai tài sản đặc biệt của đơn vị …
1.2.1.2.Mục tiêu của kiểm toán BCTC.
Theo chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam số 200, khoản 11 xác định: Mục tiêu của kiểm toán BCTC là giúp cho KTV và công ty kiểm toán đưa ra ý kiếnxác nhận rằng BCTC có được lập trên cơ sở chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành hoặc được chấp nhận, có tuân thủ pháp luật lien quan và có phản ánh trung thực hợp lý tình hình tài chính trên các khía cạnh trọng yếu hay không?
Trang 11Mục tiêu của kiểm toán tài chính còn giúp cho đơn vị được kiểm toán thấy rõ những tồn tại, sai sót để khắc phục nhằm nâng cao chất lượng thông tin tài chính của đơn vị.
Để đạt được mục tiêu tổng quát đó, trong quá trình thực hiện kiểm toán người ta chia thành một hệ thống mục tiêu gồm mục tiêu chung và mục tiêu đặc thù Các mục tiêu kiểm toán chung lại được chia thành hai loại cụ thể là
sự hợp lý chung và các mục tiêu khác Còn các mục tiêu đặc thù được xác định trên mục tiêu chung và đặc điểm của khoản mục hay phần hành cùng cách phản ánh chúng trong hệ thống kế toán và cách theo dõi chúng trong hệ thống KSNB
1.2.1.3.Quy trình kiểm toán BCTC.
Để đảm bảo tính hiệu quả, tính kinh tế và tính hiệu lực của từng cuộc kiểm toán cũng như để thu thập bằng chứng kiểm toán đầy đủ và có giá trị làm căn cứ cho kết luận của KTV về tính trung thực hợp lý của số liệu trên BCTC, cuộc kiểm toán thường được tiến hành theo quy trình gồm ba giai đoạn như sau: lập kế hoạch và thiết kê các phương pháp kiểm toán, thực hiện
kế hoạch kiểm toán, hoàn thành cuộc kiểm toán và công bố báo cáo kiểm toán
Giai đoạn 1:Lập kế hoạch và thiết kế các phương pháp kiểm toán.
Lập kế hoạch kiểm toán là giai đoạn đầu tiên mà các KTV cần thực hiện trong mỗi cuộc kiểm toán nhằm tạo ra các điều kiện pháp lý cũng như những điều kiện cần thiết khác cho kiểm toán Việc lập kế hoạch kiểm toán đã được quy định rõ ở chuẩn mực số 4 trong 10 chuẩn mực kiểm toán được thừa nhận rỗng rãi ( GAAS): Công tác kiểm toán phải được lập kế hoạch đầy đủ và các trợ lý, nếu có, phải được giám sát đúng đắn; và trong chuẩn mực số 300 của Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam
Lập kế hoạch kiểm toán gồm 6 bước như sau:
Trang 12Sơ đồ 1 4: Sơ đồ lập kế hoạch kiểm toán và thiết kế phương pháp kiểm toán
Giai đoạn 2: Thực hiện kế hoạch kiểm toán
Thực hiên kế hoạch kiểm toán là quá trình triển khai một cách chủ động
và tích cực các kế hoạch, chương trình kiểm toán nhằm đưa ra những ý kiến xác thực về mức độ trung thực hợp lý của BCTC trên cơ sở những bằng
Thu thập thông tin cơ sở
Thu thập thông tin về nghĩa vụ pháp lý của khách hàng và thục hiện
các thủ tục phân tích.
Đánh giá tính trọng yếu và rủi ro kiểm toán
Tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ và đánh giá rủi ro kiểm soát.
Lập kế hoạch kiểm toán toàn diện và soạn thảo chương trình kiểm
toán.
Chuẩn bị cho kế hoạch kiểm toán
Trang 13chứng kiểm toán đầy đủ và tin cậy Trên thực tế, quá trình này là việc KTV thực hiện các loại thủ tục kiểm toán:
_ Thủ tục kiểm soát
_ Thủ tục phân tích
_ Thủ tục kiểm tra chi tiết
Ba loại thủ tục này thường được thực hiện theo trình tự và phụ thuộc vào nhau, kết quả của thủ tục trước là cơ sở để thực hiện thủ tục tiếp theo
Giai đoạn 3: Hoàn thành cuộc kiểm toán và công bố báo cáo kiểm toán.
Đây là khâu cuối cùng của quá trình kiểm toán BCTC Yêu cầu của giai đoạn này là KTV đưa ra kết luận kiểm toán và lập báo cáo kiểm toán, còn nội dung công việc của giai đoạn này gồm:
_ Xem xét các khoản công nợ ngoài dự kiến
_ Xem xét các sự kiện sau ngày kết thúc niên độ
_ Xem xét giả thiết hoạt động liên tục của đơn vị
_ Đánh giá kết quả và tổng hợp bằng chứng kiểm toán
1.2.2 Kiểm toán khoản phải thu
1.2.2.1 Vai trò của phần hành kiểm toán khoản phải thu trong kiểm toán BCTC.
Hiện nay, tình hình cạnh tranh trên thị trường ngày càng quyết liệt, tốc
độ thông tin ngày càng nhanh nhạy tạo điều kiện cho mối quan hệ mua bángiao dịch giữa cá nhân với doanh nghiệp, giữa doanh nghiệp với doanhnghiệp ngày càng mở rộng Trong bối cảnh đó, các khoản phải thu của doanhnghiệp ngày càng mở rộng cả về số lượng các khách hàng nợ và quy mô củacác khoản nợ Các khoản phải thu chiếm một tỷ trọng cao trong tổng tài sảncủa doanh nghiệp, ảnh hưởng lớn đến các thông tin được trình bày trongBCTC Nó trở thành khoản mục có vai trò hết sức quan trọng đối với sự tồntại và phát triển của doanh nghiệp
Trang 14Do vây, việc quản lý, kiểm soát tốt các khoản phải thu là một nhu cầutất yếu của các doanh nghiệp, giúp cho doanh nghiệp tránh được những rủi ronhư: bị nhân viên chiếm dụng, tham ô, bị ghi khống doanh thu hay trích lập
dự phòng không hợp lý… Để thu được hiệu quả cao trong việc quản lý vàkiểm soát các khoản phải thu có nhiều cách khác nhau, trong đó thực hiệnkiểm toán các khoản phải thu là một biện pháp khá hữu hiệu Việc kiểm toán
ở đây không những sẽ phát hiện các sai phạm, yếu kém trong công tác kếtoán, hệ thống kiểm soát nội bộ… mà còn đưa ra được nhiều giải pháp giúpcho ban lãnh đạo doanh nghiệp có những quyết định, chính sách phát triểndoanh nghiệp phù hợp, kịp thời, từ đó tạo sự minh bạch trong tài chính, đemlại lòng tin cho các đối tác của doanh nghiệp
1.2.2.2 Các rủi ro thường gặp khi kiểm toán BCTC.
Khoản mục phải thu là một trong những tài khoản thường hay xảy ra sai phạm nhất Các sai phạm này có thể là do vô tình, thiếu trình độ song cũng không loại trừ trường hợp doanh nghiệp cố tình gian lận Cách thức gian lận cũng như sự sai sót của doanh nghiệp liên quan đến khoản phải thu là rất đa dạng Vì vậy trong quá trình thực hiện kiểm toán các rủi ro có thể gặp do chính nội tại hệ thống KSNB nói chung và tổ chức hạch toán kế toán nói riêngnhư sau:
_ Không bù trừ cùng đối tượng hoặc bù trừ công nợ không cùng đối tượng
_ Chưa có quy chế tài chính về thu hồi công nợ
_ Chưa có sổ chi tiết theo dõi đối tượng phải thu
_ Cùng một đối tượng nhưng theo dõi trên nhiều tài khoản khác nhau._ Quy trình phê duyệt bán chịu không đầy đủ, chặt chẽ, chưa có quy định
về số tiền nợ tối đa, thời hạn thanh toán
Trang 15_ Chưa tiến hành đối chiếu hoặc đối chiếu không đầy đủ công nợ vào thời điểm lập BCTC.
_ Chênh lệch biên bản đối chiếu và sổ kế toán chưa được xử lý, chênh lệch sổ chi tiết, sổ cái, bảng CĐKT
_ Hạch toán sai số tiền, nội dung, tính chất tài khoản phải thu, hạch toán các khoản phải thu không mang tính chất thương mại vào tài khoản 131
_ Cơ sở hạch toán công nợ không nhất quán theo hóa đơn hay theo phiếu xuất kho, do đó đối chiếu công nợ không khớp số
_ Hạch toán giảm công nợ phải thu hang hóa bán trả lại, giảm giá nhưng không có hóa đơn, chứng từ hợp lệ
_ Ghi nhận các khoản trả trước cho người bán không có chứng từ hợp lệ Các khoản đặt trước tiền hàng cho người bán hoặc có mối quan hệ kinh tế lâu dài, thường xuyên với các tổ chức kinh tế khác nhưng không tiến hành ký kết hợp đồng kinh tế giữa hai bên (Các khách hang không có tên cụ thể, khoản trảtrước có thể là do chưa muốn xác định doanh thu)
_ Ghi tăng khoản phải thu không phù hợp với tăng doanh thu Công tác luân chuyển chứng từ từ vộ phận kho lên phòng kế toán chậm nên hạch toán tăng phải thu bán hang không có chứng từ như phiếu xuất hang
_ Có những khoản công nợ thu hồi bằng tiền mặt với số tiền lớn không quy định thời hạn nộp lại nên bị nhân viên chiếm dụng
_ Các khoản xóa nợ chưa tập hợp được đầy đủ theo quy định không theo dõi nợ khó đòi đã xử lý
_ Chưa tiến hành phân loại các khoản phải thu theo quy định ( dài hạn, ngắn hạn…)
_ Không hạch toán khoản dự phòng nợ phải thu khó đòi: Đây cũng là sai phạm mà rất nhiều doanh nghiệp mắc phải Theo nguyên tắc kế toán, doanh nghiệp phải tiến hành lập dự phòng phải thu khó đòi vào cuối kỳ kế toán Tuy
Trang 16nhiên, rất nhiều doanh nghiệp đã không tiến hành trích lập dự phòng, do vậy khi phát sinh các khoản nợ khó đòi, kế toán lại hạch toán trực tiếp vào chi phí khác.
_ Ghi khống các khoản phải thu: Khả năng xảy ra sai phạm này là rất cao
và thường được che đậy rất kín Mặc dù không có nghiệp vụ nào liên quan đến khoản phải thu khách hàng nhưng kế toán viên vẫn hạch toán kế toán khaităng khoản phải thu Đây là một nghiệp vụ không có thật song vẫn được doanh nghiệp hạch toán bình thường, nhờ đó tăng doanh thu của doanh
nghiệp, đem một báo cáo tài chính đẹp hơn hoặc nhằm phục vụ một số mục tiêu cá nhân
1.2.2.3 Hệ thống kiểm soát nội bộ đối với hoạt động ghi nhận khoản phải thu.
Trong mọi hoạt động của doanh nghiệp, chức năng kiểm tra kiểm soát luôn giữ vai trò quan trọng trong quá trình quản lý và được thực hiện chủ yếu bởi hệ thống KSNB của doanh nghiệp Hoạt động ghi nhận các khoản phải thu giữa doanh nghiệp và đối tượng phải thu gắn với lợi ích kinh tế và trách nhiệm pháp lý của cả hai bên nên công việc KSNB cần được thực hiện chặt chẽ Các công việc KSNB đối với hoạt động ghi nhận các khoản phải thu được xem xét trên các yếu tố: việc phân công nhân sự kế toán, hệ thống sổ sách chứng từ kế toán sử dụng phản ánh hoạt động ghi chép khoản phải thu và
sự giám sát độc lập của người có trách nhiệm
_ Việc phân công nhân sự kế toán: Phân cách nhiệm vuj đầy đủ trong tổ chức công tác tài chính kế toán là công việc trọng yếu trong KSNB nhằm ngăn ngừa những sai sót và gian lận trong kế toán nói chung và với hoạt động ghi nhận các khoản phải thu nói riêng Ví dụ, nếu sổ ghi nhận khoản tiền bán hang phải thu và sổ tiền thu được hay sổ ghi nhận doanh thu được hai kế toán theo dõi độc lập nhau và sổ thu tiền có người kiểm soát độc lập, đối chiếu
Trang 17định kì với sổ cái, sổ quỹ sẽ tạo ra sự kiển soát chéo, tăng độ tin cậy của thôngtin Mặt khác, trong nhiều trường hợp cần phân cách độc lập giữa người ghi chép các khoản phải thu với thủ quỹ, …để phòng ngừa những tiêu cực có thể phát sinh và khả năng thất thu trong khâu thanh toán.
_ Hệ thống sổ sách chứng từ kế toán sử dụng: Để kiểm soát tối đa các nghiệp vụ ghi nhận khoản phải thu thì trước hết yêu cầu sổ sách phải đồng bộ.Mặc dù khung pháp lý về kế toán trong đó có hệ thống sổ sách, chứng từ sử dụng là như nhau và được quy định trước, tuy nhiên mỗi đơn vị có thể lựa chọn hình thức kế toán tương ứng với hệ thống sổ sách khác nhau để tạo thành yếu tố kiểm soát có hiệu lực Ngoài ra việc sử dụng các chứng từ có đánh số trước theo thứ tự liên tục sẽ tránh việc bỏ sót, dấu diếm, tránh việc trùng lắp các khoản phải thu Đặc biệt đối với các công ty có nghiệp vụ liên quan tới các khoản phải thu có quy mô lớn, thông thường hang tháng kế toán tổng hợp lập bảng cân đối giữa giá trị hang bán với các khoản đã thu tiền, và các khoản phải thu Để đảm bảo tính khách quan, các bảng cân đối này có thể phân công cho người không liên quan đến thu tiền, ghi sổ thu tiền và bán hanglập ra và gửi qua bưu điện để đối tượng phải thu dễ dàng trả lời ngay cả khi cósai sót
_ Sự giám sát của người độc lập: Thông thường doanh nghiệp sử dụng KTV nội bộ để kiểm soát việc xử lý và ghi chép các hoạt động liên quan tới thu tiền để đảm bảo chất lượng hoạt động kiểm soát
Hiểu được các công việc KSNB chủ yếu đối với hoạt động ghi nhận khoản mục phải thu sẽ giúp KTV xác định được các trắc nghiệm đạt yêu cầu tương ứng cũng như giúp định hướng công việc kiểm toán sau này
1.2.2.4 Mục tiêu kiểm toán khoản mục phải thu.
Cũng như mọi hoạt động có ý thức khác của con người, đặc biệt vớitính chất của một hoạt động chuyên sâu cao về nghề nghiệp, kiểm toán cũng
Trang 18có mục đích cùng những tiêu điểm cần hướng tới Tập hợp các tiêu điểmhướng tới mục đích cũng những tiêu điểm cần hướng tới Tập hợp các tiêuđiểm hướng tới mục đích đó được gọi là hệ thống mục tiêu kiểm toán.
Trong kiểm toán, việc xác định hệ thống mục tiêu kiểm toán khoa họctrên cơ sở các mối quan hệ vốn có của đối tượng và khách thể kiểm toán là vôcùng quan trọng, nó sẽ giúp kiểm toán viên thực hiện đúng hướng và có hiệuquả hoạt động kiểm toán, từ đó đưa ra được ý kiến hay kết luận kiểm toánđúng đắn Điều này đã được kiểm nghiệm qua thực tế hoạt động kiểm toán và
đã được cụ thể hoá trong chuẩn mực kiểm toán Quốc tế nói chung cũng nhưchuẩn mực kiểm toán Việt Nam nói riêng
Theo chuẩn mực kiểm toán Quốc tế số 200, Những mục tiêu và nguyêntắc xuyên suốt quá trình kiểm toán BCTC: “ Mục tiêu kiểm toán BCTC làgiúp chuyên gia kiểm toán đưa ra ý kiến rằng BCTC có được lập theo khuônkhổ đã quy định xét theo tất cả các khía cạnh trọng yếu hay không Cụm từđược sử dụng để diễn đạt ý kiến của chuyên gia kiểm toán là “ phản ánh trungthực”, tương đương với “ trình bày trung thực trên tất cả các mặt trọng yếu”
Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 200, Mục tiêu và nguyên tắc cơ bảnchi phối kiểm toán BCTC cũng khẳng định: “ Mục tiêu của kiểm toán BCTC
là giúp cho kiểm toán viên và công ty kiểm toán đưa ra ý kiến xác nhận rằngBCTC có được lập trên cơ sở chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành hoặcđược chấp nhận, có tuân thủ pháp luật liên quan và có phản ánh trung thực vàhợp lý tình hình tài chính trên các khía cạnh trọng yếu hay không”
Hệ thống mục tiêu kiểm toán bao gồm: Mục tiêu chung và mục tiêu đặcthù
Mục tiêu chung lại được chia thành mục tiêu hợp lý chung và mục tiêuchung khác Mục tiêu hợp lý chung bao hàm việc xem xét, đánh giá tổng thể
số tiền ghi trên các khoản mục trên cơ sở cam kết chung về trách nhiệm của
Trang 19nhà quản lý và thông tin thu được qua khảo sát thực tế ở khách thể kiểm toántrong quan hệ với việc lựa chọn các mục tiêu chung khác Các mục tiêu chungkhác gồm : Hiệu lực, tính trọn vẹn, quyền và nghĩa vụ, chính xác cơ học, phânloại và trình bày.
Mục tiêu đặc thù được xác định trên cơ sở mục tiêu chung và đặc điểmcủa khoản mục hay phần hành cùng cách phản ánh theo dõi chúng trong hệthống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ Theo đó, mỗi mục tiêu chung có
- Có sự xét duyệt bán chịu đối với các khách hàng
- Việc tiếp nhận, xét duyệt hàng bán bị trả lại và giảm giá hàngbán là đúng đắn
- Phiếu thu tiền được đối chiếu và ký duyệt
Tính đúng kỳ - Các nghiệp vụ bán hàng được ghi đúng thời gian phát sinh
- Các khoản thu tiền ghi đúng thời gian
Tính hiện hữu Các khoản nợ phải thu đã ghi chép có thực tại thời điểm lập
báo cáo, cụ thể:
- Hàng bán hoặc dịch vụ ghi sổ thực tế đã vận chuyển đếnngười mua là có thật
- Các khoản đã thu tiền đã ghi sổ thực tế đã nhận
Tính đầy đủ Tất cả các khoản nợ phải thu có thực đều được ghi nhận đầy
Trang 20- Mọi nghiệp vụ bán hàng đã được ghi sổ
- Tiền mặt thu được đã ghi đầy đủ vào sổ quỹ và các nhật kýthu tiền
- Các tài sản mang cầm cố, ký quỹ, ký cược được ghi sổ đầy đủTính chính xác
Tính giá - Các khoản phải thu đều được tính giá đúng cả về tổng số và
riêng các khoản có thể thu được
- Các khoản bán hàng đã ghi sổ đúng về số lượng, chủng loạihàng hóa đã vận chuyển và các hóa đơn bán hàng đã lập đúng
- Các khoản tiền thu đã ghi sổ và đã nộp đều đúng với giá hàngbán
- Việc xác định giá trị tài sản thiếu chờ giải quyết hoặc đã xử lý
Trang 21Để đảm bảo tính hiệu quả, tính kinh tế và tính hiệu lực của từng cuộckiểm toán cũng như để thu thập bằng chứng kiểm toán đầu đủ và có giá trịlàm căn cứ cho kết luận của KTV về tính trung thực và hợp lý của số liệu trênBCTC, cuộc kiểm toán thường được tiến hành theo quy trình gồm ba giaiđoạn: lập kế hoạch kiểm toán, thực hiện kế hoạch kiểm toán, hoàn thành kiểmtoán và công bố báo cáo kiểm toán Kiểm toán khoản mục phải thu là mộtphần hành trong kiểm toán BCTC và cũng tuân theo quy trình đó.
Giai đoạn 1: Lập kế hoạch kiểm toán.
A, Chuẩn bị cho kế hoạch kiểm toán
Quy trình kiểm toán bắt đầu khi KTV và công ty kiểm toán thu nhận mộtkhách hàng Trên cơ sở xác định được đối tượng khách hàng có thể phục vụtrong tương lai, công ty kiểm toán sẽ tiến hành các công việc cần thiết đểchuẩn bị lập kế hoạch kiểm toán bao gồm: Đánh giá khả năng chấp nhận kiểmtoán, nhận diện lý do kiểm toán, lựa chọn đội ngũ nhân viên kiểm toán và kýkết hợp đồng kiểm toán
_ Đánh giá khả năng chấp nhận kiểm toán
Thông thường khách hàng của các công ty kiểm toán thường được chiathành hai loại: khách hàng truyền thống( Khách hàng cũ) và khách hàng tiềmnăng ( khách hàng mới) Để đưa ra quyết định có chấp nhận một khách hàngnào đó không, trước hết công ty kiểm toán phải xem xét tính độc lập củaKTV, khả năng có thể phục vụ tốt yêu cầu của khách hàng hay không Ngoài
ra KTV phải đánh giá xem việc chấp nhận một khách hàng mới hay tiếp tụckiểm toán cho một khách hàng cũ có làm tăng rủi ro cho hoạt động của KTVhay làm hại đến uy tín của công ty kiểm toán hay không Cụ thể:
+ Với khách hàng truyền thống, các KTV sẽ tiến hành những công việcsau: hàng năm KTV phải cập nhật các thông tin về khách hàng và đánh giáxem liệu có rủi ro nào khiến KTV phải ngừng cung cấp dịch vụ kiểm toán cho
Trang 22khách hàng trong trường hợp hai bên có những mâu thuẫn về các vấn đề như:Phạm vi thích hợp của cuộc kiểm toán, loại báo cáo kiểm toán phải công bố,phí kiểm toán,….
+ Với khách hàng tiềm năng : do lần đầu tiên nhận kiểm toán nên KTVchưa có nhiều thông tin về khách hàng Vì vậy, để có thông tin về kháchhàng, KTV có thể thu thập các thông tin thông qua việc nghiên cứu sách báo,tạp chí chuyên ngành, thẩm tra các bên có liên quan như ngân hàng, cố vấnpháp lý, các bên có mối quan hệ tài chính buôn bán với khách hàng hoặc chủđộng liên lạc với các KTV tiền nhiệm Những thông tin cần tìm hiểu sơ bộ vềkhách hàng chủ yếu là các khía cạnh:
+ Vị thế, sức cạnh tranh của công ty khách hàng trên thị trường
+ Những vấn đề liên quan đến tính pháp lý của công ty
+ Tính liêm chính của Ban Giám đốc và hệ thống kế toán của khách hàng+ Lý do thay đổi kiểm toán viên của khách hàng…
_ Nhận diện các lý do kiểm toán của công ty khách hàng
Thực chất là việc xác định người sử dụng BCTC và mục đích sử dụngcủa họ Đây là hai yếu tố chính ảnh hưởng đến số lượng bằng chứng phải thuthập và mức độ chính xác của các ý kiến mà KTV đưa ra trong báo cáo kiểmtoán Cụ thể, nếu BCTC được sử dụng rộng rãi thì mức độ trung thực, hợp lýcủa các thông tin trên BCTC được đòi hỏi càng cao và do đó số lượng bằngchứng cần thu thập cũng như quy mô và độ phức tạp của cuộc kiểm toán sẽtăng lên Thông qua việc nhận diện lý do kiểm toán của khách hàng công tykiểm toán cần ước lượng quy mô phức tạp của cuộc kiểm toán, từ đó lựa chọnđội ngũ nhân viên thích hợp để thực hiện cuộc kiểm toán
Trang 23Đối với kiểm toán khoản mục phải thu, lý do kiểm toán của các kháchhang cũng có những ảnh hưởng nhất định đến các bước công việc của KTV,
ví dụ như:
+ Với các khách hang mời kiểm toán trước khi cổ phần hóa hay vayvốn ngân hang nhằm mục đích minh bạch tài chính, tạo sự tin tưởng hơn chonhững nhà đầu tư thì KTV phải chú trọng hơn vào mục tiêu tính hiệu lực,tính giá bởi doanh nghiệp có xu hướng ghi khống các khoản doanh thu
+ Với khách hang mời kiểm toán nhằm kiểm tra tình hình HĐKD trongnăm trước để báo cáo lên hội đồng quản trị thì khi thực hiện kiểm toán khoảnmục phải thu, KTV cần chú trọng tới mục tiêu cho phép Từ đó thu thập vàkiểm tra các bằng chứng liên quan tới hệ thống KSNB như sự phê duyệt trêncác lệnh bán hang, phiếu xuất kho,…
_ Lựa chọn đội ngũ nhân viên thực hiện kiểm toán
Lựa chọn đội ngũ nhân viên thích hợp cho cuộc kiểm toán không chỉ hướng tới hiệu quả của cuộc kiểm toán mà con tuân thủ các chuẩn mực chungthừa nhận (GAAS) Chuẩn mực kiểm toán chung đầu tiên nên rõ : “quá trình kiểm toán phải được thực hiện bởi một hoặc nhiều người đã được đào tạo đầy
đủ thành thạo như một kiểm toán viên” Việc lựa chọn này được tiến hành trên yêu cầu về người, trình độ, khản năng ,yêu cầu chuyên môn kĩ thuật và thường do giám đốc công ty kiểm toán trực tiếp chỉ đạo
Ba vấn đề cần lưu ý trong quá trình lựa chọn đội ngũ nhân viên thực hiệnkiểm toán là:
+ Nhóm kiểm toán có những người có khản năng giám sát một cách thíchđáng các nhân viên mới chưa có nhiều kinh nghiệm
+ Công ty kiểm toán cần tránh thay đổi KTV trong các cuộc kiểm toán cho một khách hàng trong nhiều năm
Trang 24+ Cần chú ý lựa chọn những KTV có kiến thức, kinh nghiệm về ngành nghề kinh doanhcủa khách hang.
_ Kí hợp đồng kiểm toán
Là bước cuối cùng trong giai đoạn chuẩn bị cho kế hoạch kiểm toán ,là
sự thỏa thuận chính thức giữa công ty kiểm toán và khách hàng về việc thực hiện kiểm toán và các dịch vụ khác có liên quan
Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 210 quy định :hợp đồng kiểm toán phải được lập và kí chính thức trước khi tiến hành công việc kiểm toán nhằm bảo vệ quyền lợi của khách hàng và công ty kiểm toán ;việc kí kết hợp đồng kiểm toán phải được tuân thủ pháp lệnh hợp đồng kinh tế ban ngày 25/9/1989
và nghị định số 17/HĐBT (nay là chính phủ )ban ngày 16/01/1990
B, Thu nhập thông tin cơ sở
Sau kí hợp đồng kiểm toán, KTV bắt đầu lập kế hoạch kiểm toán tổng quát Trong giai đoạn này, như đã được xác định trong Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 300, KTV thu thập hiểu biết về ngành nghề, công việc kinh doanh của khách hang, tìm hiểu về hệ thống kế toán, KSNB, và các bên liên quan để đánh giá khả năng có những sai sót trọng yếu và thực hiện thủ tục phân tích để xác định thời gian cần thiết để thực hiện kiểm toán và việc mở rộng các thủ tục kiểm toán khác
_ Tìm hiểu ngành nghề và hoạt động kinh doanh của khách hang
Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 300-Kế hoạch kiểm toán quy định: Khi lập kế hoạch kiểm toán , KTV phải hiểu biết về hoạt động của các đơn vị được kiểm toán để nhận biết được các sự kiện , nghiệp vụ có thể ảnh hưởng trọng yếu đến BCTC “.Điều này rất cần thiết khi KTV thực hiện kiểm toán với tính thận trọng nghề nghiệp đúng mức
Những hiểu biết về ngành nghề kinh doanh bao gồm :
Trang 25+ Những hiểu biết chung về nền kinh tế và đặc điểm của lĩnh vực kinh doanh có tác động đến đơn vị được kiểm toán
+ Các khía cạnh đặc thù của một loại hình tổ chức như cơ cấu vốn, dây chuyền tổ chức, chức năng và vị trí của kiểm toán nội bộ, …
+ Năng lực quản lý của ban giám đốc (BGĐ)
Với sự hiểu biết sâu rộng về lĩnh vực hoạt động kinh doanh của khách hàng, KTV sẽ có những nhận định bước đầu về rủi ro kiểm toán, từ đó có những thủ tục kiểm toán phù hợp Cụ thể:
Đối với các khoản thu tại các đơn vị bán hàng hóa, dịch vụ theo phương thức bán lẻ sẽ gặp ít rủi ro hơn với các đơn vị bán theo phương thức bán buôn
vì các nghiệp vụ bán hang ở các đơn vị bán buôn thường phát sinh số tiền lớn theo phương thức bán chịu, còn doanh nghiệp bán lẻ thì thường bán hang thu trực tiếp bang tiền mặt Rủi ro ở các đơn vị bán buôn có thể thường xảy ra hơn, đồng thời khi xảy ra thường có tính trọng yếu hơn
Đối với các loại hình doanh nghiệp chuyên sản xuất các loại mặt hang chỉ tiêu thu nhiều ở một số thời điểm nhất định như tết, ngày lễ ( sản xuất bánh kẹo…), hoặc tiêu thụ nhiều vào mùa hè như sản xuất quạt điện, tủ lạnh, điều hòa, các loại đồ giải khát như bia, … thì rủi ro thường xảy ra hơn ở các thời điểm đó do phát sinh các khoản phải thu nhiều với số lượng lớn.Còn các loại hình sản xuất các mặt hang tiêu thụ khá đều đặn trong năm như sản xuất thì rủi ro phải phân đều hơn ở các thời điểm Biết được các đặc điểm như thế
sẽ giúp KTV xác định được nên tập trung kiểm toán các nghiệp vụ ở thời điểm nào
Ngoài ra các doanh nghiệp cò nhiều hoạt động buôn bán với nước ngoài, liên quan đến ngoại tệ cũng có thể xảy ra nhiều rủi ro hơn
……
Trang 26_ Xem xét lại kết quả của cuộc kiểm toán trước và hồ sơ kiểm toán chung.
Các hồ sơ kiểm toán năm trước thường chứa đựng rất nhiều thông tin về khách hang Qua hồ sơ kiểm toán, KTV sẽ tìm thấy những thông tin hữu ích
về công việc kinh doanh của khách hang Đồng thời với việc cập nhật và xem xét sổ sách của công ty khách hang trong năm hiện hành sẽ hiểu được bản chất của các số liệu cũng như sự biến động của chúng trên BCTC
Khi kiểm toán khoản mục phải thu, việc xem xét hồ sơ kiểm toán sẽ có thể giúp KTV biết được tình hình biến động các khoản phải thu hoặc các rủi
ro sai sót mà thường xảy ra ở đơn vị khách hang nay Từ đó có sự tập trung các thủ tục kiểm toán phù hơp
_ Nhận diện các bên hữu quan
Trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán, KTV cần xác định tất cả các bênhữu quan với khách hang Theo chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam số 550, các bên hữu quan được hiểu là: Các bộ phận trực thuộc, các chủ sở hữu chính thức, hay bất kì cá nhân, tổ chức nào có khả năng điều hành, kiểm sóat hoặc ảnh hưởng đáng kể tới các chính sách kinh doanh hoặc chính sách quản trị của công ty khách hang
Khi kiểm toán các khoản phải thu, các bên hữu quan mà KTV cần tập trung đến là: Các tổ chức, cá nhân có quan hệ mua bán, trao đổi hang hóa; Các đơn vị trực thuộc hoặc các đơn vị trong cùng tổng công ty thường xuyên
có các quan hệ thu chi hộ, …
C, Thu thập thông tin về nghĩa vụ pháp lý của khách hang
Việc thu thập thông tin về nghĩa vụ pháp lý của khách hang giúp cho KTV nắm bắt được các quy trình mang tính pháp lý có ảnh hưởng đến các mặt hoạt động kinh doanh của khách hang Các thông tin này thường được tìm hiểu thông qua: Giấy phép thành lập và Điều lệ công ty, các BCTC, báo
Trang 27cáo kiểm toán, thanh tra hay kiểm tra của năm hiện hành hay trong vài năm trước, biên bản các cuộc họp cổ đông, hội đồng quản trị và ban giám đốc, các hợp đồng và cam kết quan trọng.
Khi kiểm toán khoản mục phải thu, KTV cần đặc biệt quan tâm đến các chính sách tài chính liên quan đến chính sách bán chịu và các hợp đồng, cam kết bán hang, cung cấp dịch vụ lớn, thường xuyên hay bất thường
D, Thực hiện thủ tục phân tích
Thủ tục phân tích, theo định nghĩa của Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam
số 520 là : việc phân tích các số liệu thông tin, các tỷ suất quan trọng, qua đó tìm ra những xu hướng biến động và tìm ra những mối quan hệ có mâu thuẫn với các thông tin liên quan khác hoặc có sự chênh lệch lớn so với giá trị đã dựkiến
Các thủ tục phân tích được KTV sử dụng gồm hai loại:
_ Phân tích ngang (phân tích xu hướng): là việc phân tích dựa trên cơ sở
so sánh các trị số của cùng một chỉ tiêu trên BCTC Các chỉ tiêu phân tích được sử dụng cho phân tích ngang gồm:
+ So sánh số liệu kì này với kì trước họăc giữa các kì với nhau từ đó giúpKTV thấy được những biến động bất thường và xác định được lĩnh vực cần quan tâm Khi kiểm toán khoản mục phải thu, việc so sánh giá trị từng khoản phải thu và tổng khoản mục phải thu giữa các năm giúp KTV xác định được các biến động của các khoản phải thu
+ So sánh số liệu thực tế với kế hoạch hoặc với số liệu ước tính của KTV+ So sánh dữ kiện của công ty khách hang với dữ kiện chung của ngành._ Phân tích dọc ( phân tích tỷ suất): là việc phân tích dựa trên sơ sở so sánh các tỷ lệ tương quan của các chỉ tiêu và các khoản mục khác nhau trên BCTC
Trang 28Đối với khoản phải thu, khi kiểm toán, KTV thường so sánh tỷ lệ nợ phảithu trên doanh thu năm nay so với năm trước, so sánh tỷ lệ nợ khó đòi trên tổng số nợ phải thu của năm nay so với năm trước, so sánh tỷ lệ hang bán bị trả lại và chiết khấu thanh toán trên doanh thu năm nay so với năm trước,….
E, Đánh giá tính trọng yếu và rủi ro
_ Đánh giá tính trọng yếu
Trọng yếu là khái niệm về tầm cỡ và bản chất các sai phạm của các thông tin tài chính hoặc đơn lẻ, hoặc là từng nhóm mà trong bối cảnh cụ thể nếu dựa vào thông tin này để xét đoán thì không thể chính xác hoặc sẽ rút ra kết luận sai lầm
Trong giai đoạn lập kế hoạch ,KTV phải đánh giá mức độ trọng yếu để ước tính mức độ sai sót của BCTC có thể chấp nhận được, xác định phạm vi của cuộc kiểm toán và đánh giá ảnh hưởng của các sai sót lên BCTC để từ đó xác định bản chất, thời gian và phạm vi thực hiện các khảo sát kiểm toán
Sự ước lượng ban đầu về tính trọng yếu là lượng tối đa mà KTV tin rằng
ở mức đó BCTC có thể bị sai lệch nhưng vẫn chưa ảnh hưởng đến các quyết định của người sử dụng thông tin tài chính Viêc ước lượng ban đầu về tính trọng yếu giúp cho KTV lập kế hoạch thu thập bằng chứng kiểm toán thích hợp Đây là việc làm manh tính chất xét đoán nghề nghiệp của KTV , do đó tính trọng yếu không cố định mà có thể thay đổi trong suốt cuộc kiểm toán Tuy nhiên , trên thực tế các công ty kiểm toán thường đề ra những đường lối chỉ đạo để hỗ trợ cho các KTV của mình trong việc ược lượng ban đầu về tínhtrọng yếu qua việc hướng dẫn các chỉ tiêu được chọn làm gốc trong từng trường hợp cụ thể ,tỉ lệ tính mức trọng yếu đối với từng chỉ tiêu
Sau khi KTV có được ược lượng ban đầu về tính trọng yếu cho toàn bộ BCTC, KTV cần phân bổ mức ược lượng này cho từng khoản mục trên
BCTC nói chung và khoản mục phải thu nói riêng Mục đích của vệc phân bổ
Trang 29này là để giúp KTV xác định được số lượng bằng chứng kiểm toán thích hợp phải thu nhập với từng khoản mục ở mức chi phí thấp nhất có thể mà vẫn đảmbảo tổng hợp các sai sót trên BCTC không vượt quá mức ước lượng ban đầu
về tính trọng yếu Cơ sở tiến hành phân bố là: bản chất của các khoản mục, rủi ro tiềm tang và rủ ro kiểm soát được đánh giá sơ bộ đối với các khoản mục, kinh nghiệm kiểm toán của KTV và chi phí kiểm toán đối với từng khoản mục Đối với khoản mục phải thu thì bản chất rất dễ xảy ra sai sót, gianlận, tuy nhiên còn tùy thuộc đặc điểm từng loại hình kinh doanh, …Trong thực tế , rất khó dự đoán về khản năng xẩy ra sai sót cũng như chi phí cho từng khoản mục nên công việc này mang tính chủ quan và đòi hỏi sự xét đoánnghề nghiệp của KTV có trình độ chuyên môn cao, nhiều kinh nghiệm
_ Đánh giá rủi ro kiểm toán
Trong các văn bản hướng dẫn kiểm toán quốc tế, rủi ro được xét trong quan hệ với kế hoạch kiểm toán ( IAG4 ), lấy mẫu kiểm toán (IAG19 ) và lựa chọn phép thử (IAG29 ) rủi ro kiểm toán được hiểu là khản năng sai sót và việc đánh giá rủi ro tiến hành qua các bước tính tỉ lệ từ 0% đến 100% Rủi ro kiểm toán thường xẩy ra do giói hạn về quản lý, về kiểm toán mà trực tiếp là chi phí kiểm toán : rủi ro kiểm toán và chi phí kiểm toán có mối quan hệ tỉ lệ nghịch
Theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 400 – Đánh giá rủi ro và kiểm soát nội bộ ( VSA- 400 ) : “Đánh giá rủi ro kiểm toán là việc KTV và công ty kiểm toán xác định mức độ rủi ro kiểm toán có thể xảy ra là cao hay thấp , bao gồm đánh giá rủi ro tiềm tàng , rủi ro kiểm soát và rủi ro phát hiện”
Mô hình rủi ro kiểm toán : AR = IR x CR x DR
Trong đó :
AR (Audit Risk )- Rủi ro kiểm toán
Trang 30 IR (Inherent Risk )-Rủi ro tiềm tàng :là khản năng tồn tại các sai phạm trọng yếu trong bản thân các đối tượng kiểm toán
CR ( Control Risk ) - Rủi ro kiểm soát :là khản năng hệ thống kiểm soát nội bộ của đơn vị kiểm toán không phát hiện , ngăn ngừa và sửa chữa kịp thời các sai phạm trọng yếu
DR (Detection Risk )-Rủi ro phát hiện : là khản năng mà các thủ tục kiểm toán không phát hiện được sai phạm trọng yếu
Mặc dù đây là mô hình rủi ro có tính chất giản đơn nhưng nó có ý nghĩa rất lớn cho KTV trong lập kế hoạch kiểm toán và thực hiện kiểm toán sao chohợp lí Mặt khác, KTV cũng có thể sử dụng mô hình này để điều chỉnh rủi ro phát hiện dựa trên phát hiện các rủi ro khác đã được đánh giá nhằm đạt được rủi ro kiểm toán ở mức thấp như mong muốn :
Trên thực tế khi sử dụng mô hình này KTV không thể cho rằng rủi ro tiềm tàng (IR) bằng 0 hoặc đặt niềm tin tuyệt đối vào hệ thống KSNB (CR) bằng 0 Đó là yêu cầu của tính thận trọng nghề nghiệp của KTV
_ Mối quan hệ giữa trọng yếu và rủi ro
Theo Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam số 300, mức độ trọng yếu và rủi
ro kiểm toán có mối quan hệ ngược chiều nhau: khi mức trọng yếu càng cao thì rủi ro kiểm toán càng thấp và ngược lại Vì vậy KTV phải quan tâm tới mối quan hệ này khi xác định bản chất, phạm vi của các thủ tục kiểm toán cầnthực hiện
AR
DR =
IR x CR
Trang 31Ví dụ, đối với các doanh nghiêp đang muốn vay vốn ngân hang hoặc với các mục đích tương tự thì họ sẽ rất quan tâm tới khả năng thanh toán, rõ rang các khoản phải thu là một bộ phận quan trọng quyết định đến khả năng thanh toán, đặc biệt với các doanh nghiệp thương mại Do đó mức độ trọng yếu của khoản mục phải thu tăng lên nên rủi ro kiểm toán yêu cầu phải thấp Để rủi ro kiểm toán thấp thì các thủ tục kiểm toán phải được thiết kế tương ứng ví dụ như số lượng công việc kiểm tra chi tiết sẽ lớn hơn, đòi hỏi thời gian và chi phí kiểm toán nhiều hơn.
F, Nghiên cứu hệ thống KSNB của khách hang và đánh giá rủi ro kiểm soátTheo Liên đoàn Kế toán Quốc tế (IFAC), hệ thống KSNB là một hệ thống chính sách và thủ tục nhằm bốn mục tiêu sau: Bảo vệ tài sản của đơn vị,bảo đảm độ tin cậy của các thông tin, bảo đảm việc thực hiện các chế độ pháp
lý và bảo đảm hiệu quả của hoạt động
Các yếu tố cơ bản của hệ thống KSNB gồm: môi trường kiểm soát, hệ thống kế toán, các thủ tục kiểm soát và kiểm toán nội bộ
Việc nghiên cứu hệ thống KSNB của khách hang và đánh giá rủi ro kiểmsoát là một phần hết sức quan trọng mà KTV phải thực hiện trong cuộc kiểm toán, vấn đề này được quy định tại điều 2 trong nhóm 10 chuẩn mực Kiểm toán được chấp nhận rộng rãi ( GAAS): KTV phải có có một sự hiểu biết đầy
đủ về hệ thống KSNB để lập kế hoạch kiểm toán và để và để xác định bản chất, thời gian, phạm vi của các cuộc khảo sát phải thực hiện Điều này cũng được quy định trong chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam số 400
Khi thực hiện kế hoạch kiểm toán khoản mục phải thu, trong bước tìm hiểu về hệ thống KSNB, KTV cần xem xét các yếu tố của hệ thống KSNB ảnh hưởng đến hoạt động ghi nhận các khoản phải thu trong đơn vị Công việc này được tiến hành theo các bước:
Trang 32 Nhận diện các mục tiêu kiểm soát được đặt ra đối với khoản mục phải thu
Nhận diện các quá trình kiểm soát đặc thù đối với hoạt động ghi nhận các khoản phải thu, ví dụ như: yêu cầu phải có sự phê duyêt, phải thực hiện đối chiếu công nợ vào cuối kì với các đối tượng phải thu, …
Nhận diện và đánh giá các nhược điểm của hệ thống kiểm soát nội bộ: nhược điểm ở đây được hiếu là sự vắng mặt của các quá trình kiểm soát thích đáng mà điều này sẽ làm tăng khả năng rủi ro của việc tồn tại các sai phạm ở khoản mục phải thu nói riêng, BCTC nói chung
Sau khi thu thập được một sự hiểu biết về cách thiết kế và sự vận hành của hệ thống KSNB, KTV sẽ đưa ra đánh giá ban đầu về rủi ro kiểm soát cho từng mục tiêu kiểm soát đối với khoản mục phải thu Nếu hệ thống KSNB được thiết kế và vận hành hữu hiệu thì rủi ro kiểm soát được đánh giá thấp và ngược lại Trên cơ sở đó, KTV sẽ thiết kế các thủ tục kiểm toán phù hợp
G, Thiết kế chương trình kiểm toán
_ Chương trình kiểm toán phải được lập và thực hiện cho mọi cuộc kiểm toán, trong đó dự kiến chi tiết về các công việc kiểm toán cần thực hiện, thời gian hoàn thành sự phân công công việc giữa các KTV cũng như dự kiến về những tư liệu, thông tin liên quan cần sử dụng và thu thập Trọng tâm của chương trình kiểm toán là các thủ tục kiểm toán cần thiết thực hiện đối với từng khoản mục Chương trình kiểm toán được thiết kế phù hợp có ý nghĩa:+ Sắp xếp một cách có kế hoạch các công việc và nhân lực, đảm bảo sự phối hợp giữa các KTV cũng như hướng dẫn chi tiết cho các KTV trong quá trình kiểm toán
Trang 33+ Đây là phương tiện để trưởng nhóm kiểm toán quản lý, giám sát cuộc kiểm toán thông qua việc xác định các bước công việc được thực hiện.
+ Là bằng chứng để chứng minh các thủ tục kiểm toán đã thực hiệnKhi xây dựng chương trình kiểm toán, KTV phải xem xét các đánh giá
về rủi ro tiềm tàng, rủi ro kiểm soát cũng như mức độ đảm bảo phải đạt được thông qua thử nghiệm cơ bản
_ Chương trình kiểm toán đối với các khoản phải thu thường có nội dungnhư sau:
+ Tên chương trình kiểm toán: chỉ rõ đó là chương trình kiểm toán khoảnphải thu khách hàng, phải thu nội bộ hay phải thu khác
+ Phần phân công công việc: ghi rõ nhân viên kiểm toán nào chịu trách nhiệm thực hiện kiểm toán
+ Các tài liệu yêu cầu khách hàng chuẩn bị: với mỗi khoản phải thu có yêu cầu tài liệu khác nhau
+ Mục tiêu kiểm toán được chú trọng đối với từng khoản mục phải thu+ Trình tự khiểm toán, gồm các bước
Thủ tục phân tích
Thủ tục kiểm tra chi tiết
Các thủ tục bổ sung
Giai đoạn 2: Thực hiện kế hoạch kiểm toán
Thực hiện kế hoạch kiểm toán là quá trình sử dụng các phương pháp kỹ thuật kiểm toán thích ứng với đối tượng kiểm toán ccụ thể để thu thập bằng chứng kiểm toán Để thực hiện kế hoạch kiểm toán nói chung cũng như thực hiện kế hoạch kiểm toán khoản phải thu nói riêng, KTV sẽ thực hiện các thủ tục kiểm toán
a) Thực hiện thủ tục kiểm soát
Trang 34_ Thủ tục kiểm soát chỉ được thực hiện sau khi tìm hiểu hệ thống KSNB với đánh giá ban đầu là khách thể kiểm toán có hệ thống KSNB hoạt động có hiệu lực Khi đó, thủ tục kiểm soát được triển khai nhằm thu thập các bằng chứng kiểm toán chứng minh cho việc thiết kế và hoạt động của hệ thống KSNB.
_ Các phương pháp cụ thể thường được sử dụng để kiểm tra tính hữu hiệu của hệ thống KSNB bao gồm: điều tra, phỏng vấn, thực hiện lại, kiểm tra
từ đầu đến cuối và kiểm tra ngược lại, trong đó phỏng vấn là phương pháp được sử dụng phổ biến nhất vì thực hiện đơn giản nhưng vẫn đem lại hiệu quảcao
_ Đối với khoản mục phải thu, KTV khi thực hiện thủ tục kiểm soát phải
có sự hiểu biết về hệ thống KSNB được thiết kế cho khoản mục đó Thông thường hệ thống KSNB đối với khoản mục phải thu có các đặc điểm sau:+ Do trong quá trình sản xuất kinh doanh phát sinh việc mua bán, trao đổi với nhiều đối tượng khác nhau, vì vậy để tránh nhầm lẫn giữa các đối tượng thì doanh nghiệp thường mở sổ theo dõi riêng cho từng đối tượng
+ Các khoản phải thu là một loại tài sản khá nhạy cảm với những gian lận, ví dụ: bị nhân viên chiếm dụng hoặc tham ô…Vì vậy các khoản phải thu phải được theo dõi chặt chẽ, phải có sự xét duyệt bán chịu trước khi bán hàng,ghi nhận phải thu các đối tượng đúng số tiền trên hoá đơn, đúng thời gian, có đối chiếu công nợ đối với từng đối tượng, có bảng phân tích và theo dõi tuổi nợ…
b) Thực hiện thủ tục phân tích
Trang 35Quy trình phân tích bao gồm cả việc so sánh các thông tin tài chính vàviệc xem xét các mối quan hệ giữa thông tin tài chính với nhau hoặc giữa cácthông tin tài chính với thông tin phi tài chính.
Thực hiện thủ tục phân tích trong giai đoạn thực hiện kiểm toán nhằmmục đích so sánh, đối chiếu tính chính xác, tính hợp lý và sự biến động của số
dư các tài khoản phải thu giữa năm kiểm toán hiện hành và các năm trước.Việc lựa chọn quy trình phân tích, phương pháp và mức độ áp dụng tuỳ thuộcvào sự xét đoán chuyên môn của KTV
Thông thường, thực hiện thủ tục phân tích phải trả qua những giai đoạnchủ yếu: Phát triển một mô hình, xem xét tính độc lập và tin cậy của dữ liệutài chính và nghiệp vụ, ước tính giá trị và so sánh với giá trị ghi sổ, phân tíchnguyên nhân chênh lệch và xem xét những phát hiện qua kiểm toán
Các thủ tục phân tích thường được áp dụng đối với các khoản phải thugồm:
Thu thập danh sách các khoản phải thu, đối chiếu với sổ kế toán chitiết, sổ kế toán tổng hợp và BCTC tại thời điểm khoá sổ kế toán
Phân tích sự biến động các khoản phải thu giữa kỳ này và kỳ trước đểđánh giá mức độ thanh toán
Phân tích sự biến động tỷ trọng các khoản dự phòng / các khoản phảithu, đánh giá khả năng thu hồi của các công nợ và quy định của Nhà nước chophép
Lưu ý đối với phần hành này các tài khoản 132 - phải thu khách hàng
sẽ liên quan đến các giao dịch bán hàng với khách hàng, do vậy sẽ liên quanchặt chẽ tới khoản mục doanh thu Đối với tài khoản 136 - phải thu nội bộ sẽliên quan cả hai loại giao dịch về vốn và giao dịch bán hàng thông qua nội bộtrong công ty
c) Thực hiện các thủ tục kiểm tra chi tiết
Trang 36kiểm tra chi tiết là việc áp dụng các biên pháp kỹ thuật cụ thể của trắcnghiệm tin cậy thuộc trắc nghiệm công việc và trắc nghiệm trực tiếp số dư đểkiểm toán từng khoản mục hoặc nghiệp vụ tạo nên số dư trên khoản mục hayloại nghiệp vụ.
Quá trình kiểm tra chi tiết bao gồm 4 bước cơ bản:
Lập kế hoạch kiểm tra chi tiết gồm các công việc : xác định mục tiêucủa các biện pháp kỹ thuật, lựa chọn các khoản mục trong tổng thể
Lựa chọn các khoản mục để kiểm tra chi tiết
Thực hiện các biện pháp kỹ thuật kiểm tra chi tiết trên các khoản mục
đã chọn
Đđánh giá kết quả kiểm tra chi tiết
Xử lý chênh lệch kiểm toán
Dựa vào các bước cụ thể đó, các thủ tục kiểm tra chi tiết đối với cáckhoản mục phải thu nói chung thường bao gồm:
Bảng 1.2 : Các thủ tục kiểm tra chi tiết thường áp dụng đối với các khoản phải thuMục tiêu kiểm toán Thủ tục khảo sát chi tiết thường dùng
số dư có
- Kiểm tra bảng kê hoặc bảng cân đối về thu tiền ởnhững khoản mục có quy mô lớn hoặc có dấu hiệu bấtthường
- Đối chiếu các khoản phải thu trong sổ hạch toán chitiết với các năm trước ( theo từng khoản phải thu,theo từng đối tượng) để phát hiện các biến động
2 Các khoản phải
thu trong bảng kê
- Chọn ra một số tài khoản phải thu đối chiếu với sổthu tiền và sổ cái
Trang 37hoặc bảng cân đối
thu tiền theo thời
thu ghi trong bảng
kê hoặc bảng cân
đối thu tiền theo
thời hạn đều có thật
- Kiểm toán viến tiến hành kiểm tra nhật ký bán hàng,
sổ cái, sổ chi tiết tài khoản 131, đối chiếu với các hoáđơn, vận đơn, sổ chi tiết hàng tồn kho,…
- Lấy và theo dõi xác nhận của các đối tượng nợ vềcác khoản phải thu có quy mô lớn và kết hợp chọncác khoản mục có quy mô nhỏ điển hình
4 Các khoản phải
thu đã phát sinh
trong quá trình hoạt
động sản xuất kinh
doanh chưa được
xử lý đều được ghi
thu trong bảng kê
hoặc bảng cân đối
thu tiền theo thời
hạn đều thuộc sở
hữu của đơn vị
- Kiểm tra dấu hiệu đã ghi sổ các bản lưu hoá đơn liênquan đến khoản phải thu
- Điều tra qua tiếp xúc với các nhà quản lý có liênquan về sự đầy đủ cả trong cơ cấu và trong thủ tục vớicác khoản thu tiền được ghi sổ
6 Các khoản phải
thu trong bảng kê
- Lấy và theo dõi xác nhận của các đối tượng về cáckhoản phải thu có quy mô lớn và kết hợp chọn các
Trang 38theo thời hạn đều
được tính giá đúng(
cả về tổng số và
riêng các khoản có
thể thu được)
khoản mục có quy mô nhỏ điển hình
- Trao đổi với các nhà quản lý về khả năng thu tiền ởcác khoản quá hạn và đánh giá khả năng thu đượctiền
7 Các khoản phải
thu trong bảng kê
theo thời hạn được
8 Các khoản phải
thu đều được trình
bày và thuyết minh
rõ
- Đối chiếu các bảng cân đối về khoản phải thu vớiphân loại các khoản mục trên bảng cân đối tài sản vàbản giải trình
- Kiểm tra các hoá đơn thu tiền, các biên bản họp giaoban có liên quan và trao đổi với nhà quản lý về cáckhoản phải thu không rõ ràng và xác minh lại các giảitrình của Giám đốc
Giai đoạn 3: Hoàn thành kiểm toán và công bố báo cáo kiểm toán
Trong giai đoạn này, KTV cần đưa ra được kết luận kiểm toán và lâpbáo cáo kiểm toán – đây là khâu cuối cùng của quá trình kiểm toán BCTC Đểhoàn thành được công việc này, KTV phải tiến hành hàng loạt công việc cụthể sau:
Trang 39a) Xem xét các khoản công nợ ngoài dự kiến
Những khoản công nợ ngoài dự kiến có thể là các quyền lợi, các nghĩa
vụ, các khoản bồi thường nhưng đến thời điểm khoá sổ vẫn chưa thể kết luận
là có chắc chắn xảy ra hay không Các thủ tục kiểm toán thường được sử dụngtrong bước này gồm:
Trao đổi với nhà quản lý về khả năng của các khoản nợ ngoài dự kiến
Xem xét các biên bản họp HĐQT, BGĐ,…
Liên lạc với luật sư hoặc tư vấn pháp lý của công ty khách hàng
từ các kết quả thu được, KTV tiến hành đánh giá mức trọng yếu củakhoản công nợ ngoài dự kiến, nếu trong yếu phải được công bố trên bảng khaitài chính
b)Xem xét các sự kiện xảy ra sau ngày kết thúc niên độ
Có hai loại sự kiện ảnh hưởng trực tiếp tới BCTC: Các sự kiện phảiđiều chỉnh như kết quả các vụ kiện, các khoản tài sản không sử dụng được vànhượng bán sau ngày khoá sổ… và các nghiệp vụ ảnh hưởng trực tiếp nhưngchỉ cần công bố trên thuyết minh như phát hành trái phiếu, cổ phiếu,…
Các thủ tục kiểm toán sử dụng:
Thủ tục kiểm tra các nghiệp vụ quanh thời điểm khoá sổ
Xem xét biên bản họp đại hội cổ đông, họp HĐQT, họp BGĐ
So sánh các BCTC của các liên độ
Liên hệ với luật sư hay tư vấn pháp lý của công ty khách hàng
Phỏng vấn nhà quản lý
c)Xem xét giả thiết về tính liên tục trong hoạt động của đơn vị
KTV xem xét các dấu hiệu sau:
Doanh nghiệp bị lỗ trong thời gian dài, không có khả năng thanh toán
nợ đáo hạn
DN liên quan đến những vụ kiện có thể có ảnh hưởng trọng yếu
Trang 40 DN gặp phải những thiên tai khau những sự kiện khách quan.
Xem xét các chính sách luật pháp của nhà nước tạo ra những bất lợicho hoạt động kinh doanh
Phải đánh giá xem đơn vị đã mô tả các sự kiện ở mưc hợp lý hay chưa.d) Đánh giá kết quả và tổng hợp bằng chứng kiểm toán
Trước khi lập báo cáo kiểm toán, KTV phải đánh giá tổng quát về kếtquả thu thập được thông qua:
Áp dụng các thủ tục phân tích để đánh giá tính đồng bộ và sát thực củacác thông tin tài chính thu được
Đánh giá tổng hợp các sai sót phát hiện được
Rà soát lại hồ sơ kiểm toán
Yêu cầu đơn vị cung cấp thu giải trình và kiểm tra các công bố trênthuyết minh BCTC
Từ việc đánh giá tổng quát kết quả thu được, KTV đưa ra kết luận vềcác bằng chứng đã thu thập được trên các khía cạnh:
Các bằng chứng thu thập đã đầy đủ chưa?
Các bằng chứng được thu thập chủ yếu lấy từ nguồn nào? ( Do kháchhàng cung cấp, do bên thứ 3 hay do KTV tự thu thập là chủ yếu?)
Các bằng chứng có đáng tin cậy không, có phù hợp không?
Các bằng chứng phải được lưu lại đầy đủ trong hồ sơ kiểm toán đề làmbằng chứng cho các kết luận của KTV theo đúng quy định của công ty
Theo chuẩn mực kiểm toán số 700 (VSA - 700), báo báo kiểm toán vềBCTC : “ Kiểm toán viên và công ty kiểm toán phải soát xét và đánh giánhững kết luận rút ra từ bằng chứng thu thập được và sử dụng những kết luậnnày làm cơ sở cho ý kiến của mình về BCTC của đơn vị được kiểm toán”
Báo cáo kiểm toán về BCTC thực chất là một bản thông báo về kết quảcuộc kiểm toán BCTC cho người sử dụng BCTC Nó là loại báo cáo bằng văn