Vấn đề đào tạo, nâng cao kiến thức cho người lao động trong ngành thủy sản Kiên Giang còn nhiều hạn chế

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Phát huy năng lực của kinh tế tư nhân trong ngành thủy sản ở Kiên Giang pptx (Trang 43 - 48)

thủy sản Kiên Giang còn nhiều hạn chế

Về giáo dục ý thức chấp hành pháp luật:

Vừa qua Sở thủy sản và các ngành chức năng của Kiên Giang đã có nhiều cố gắng trong việc tuyên truyền phổ biến mọi chủ trương, chính sách có liên quan đến ngành nhằm nâng cao sự hiểu biết của ngư dân, về pháp luật tránh những sai phạm. Song nhìn

chung hiện nay các hành vi vi phạm của kinh tế tư nhân trong các lĩnh vực của ngành thủy sản còn khá gay gắt, phổ biến nhất là hành vi vi phạm về bảo vệ nông lâm thủy sản như sử dụng kích thước mắt lưới nhỏ hơn quy định, vi phạm vùng cấm, vi phạm đăng ký, đăng kiểm, sử dụng chất nổ trong khai thác thủy sản. Thí dụ năm 1998 kiểm tra 3.133 lượt phương tiện thì xử lý 879, hay 6 tháng đầu năm 1999 kiểm tra 505 lượt phương tiện trong đó xử lý 437 chiếc. Năm 1998 tổ chức 10 cuộc kiểm tra có 82 cơ sở vi phạm thủ tục đăng ký kinh doanh, chỉ riêng 6 tháng đầu năm 1999 phát hiện 271 trường hợp vi phạm.

Nhìn chung, ý thức chấp hành các quy định về bảo vệ nông, lâm thủy sản của ngư dân còn nhiều hạn chế.

Về thông tin tư vấn:

Hiện nay một trong những vấn đề khó khăn của kinh tế tư nhân là tình trạng thiếu thông tin tư vấn. Ngành thủy sản Kiên Giang là một ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh nhưng lại đang đi thông tin. Vừa qua trung tâm khuyến ngư của tỉnh đã xây dựng được chuyên mục thủy sản trên sóng phát thanh truyền hình tỉnh, đã phản ánh kịp thời các hoạt động của ngành thủy sản trên các lĩnh vực khai thác, nuôi trồng, chế biến và bảo vệ nguồn lợi, khoa học - công nghệ, môi trường đối với bà con ngư dân. Nhưng chuyên mục thủy sản được phát sóng truyền thanh, truyền hình và một vài bài đăng trên báo địa phương với thời lượng ngắn, nội dung hạn hẹp, không đủ để chuyển tải kịp thời lượng thông tin tư vấn, nhất là còn nặng về lý thuyết, đề tài chưa phong phú, nghiên cứu thực tiễn quá ít, vì vậy sức thuyết phục chưa cao. Phần lớn hoạt động của các cơ sở kinh tế tư nhân chủ yếu dựa vào kinh nghiệm để phát triển, vì thế nhiều nguồn lực kinh tế thủy sản của tỉnh chưa được khai thác đầy đủ có hiệu quả.

Về khoa học - công nghệ:

Nhìn chung, Trung tâm khuyến ngư đã có nhiều cố gắng trong công tác tập huấn chuyển giao công nghệ đến ngư dân. Chỉ hơn hai năm, 1997- 1998 và 6 tháng đầu năm 1999, đã mở được 77 lớp tập huấn kỹ thuật nuôi cá nước ngọt, nuôi tôm nước lợ, cho hơn 5.950 lượt người tham gia, chủ yếu ở các huyện An Biên, An Minh, Giồng Riềng, Phú Quốc, Hòn Đất, Châu Thành, thị xã Rạch Giá, giúp bà con nắm bắt những phương pháp

kỹ thuật nuôi thủy sản, cách phòng tránh bệnh nuôi tôm, cá nhưng cũng ở góc độ là chuyển giao về mặt lý thuyết.

Ngành cũng kết hợp với Công ty Sao Biển tổ chức hội thảo về máy thủy trong lĩnh vực khai thác với hơn 90 người tham dự, phục vụ cho chương trình đánh cá xa bờ và đã mở lớp tập huấn kỹ thuật khai thác cho 69 ngư dân.

Bên cạnh đó ngành cũng đã xây dựng nhiều mô hình nuôi trồng thủy sản thí điểm và các chương trình khuyến ngư, như mô hình nuôi tôm, nuôi nghêu, nhưng kết quả thu hoạch không đáng kể, thậm chí có công trình không thu hồi được vốn đầu tư, các chương trình ươm tôm giống, sản xuất cá giống (cá sặc rằng) phát triển khá tốt.

Tuy nhiên, hoạt động khuyến ngư còn yếu, chưa toàn diện, các bài giảng trong tập huấn còn nghèo nàn và nặng về lý thuyết, thiếu các mô hình chuẩn, các chương trình thiết thực, lĩnh vực nghiên cứu khuyến ngư còn nghèo, cả về nội dung lẫn hình thức. Đôi lúc còn đi sau ngư dân trong thực tiễn về chế biến khai thác, nuôi trồng nên chưa đáp ứng yêu cầu thực tiễn của bà con ngư dân.Vì vậy, công tác tập huấn, chuyển giao công nghệ thuộc các chương trình khuyến ngư hiệu quả còn thấp, nuôi trồng phát triển chậm và chưa thật sự vững chắc. Có thể nói, trong thời gian qua công tác khuyến ngư chưa thật sự đi vào cuộc sống của bà con ngư dân.

Kết luận chương 2

Kinh tế tư nhân trong ngành thủy sản Kiên Giang gồm nhiều hình thức đa dạng trong tất cả các lĩnh vực khai thác, nuôi trồng, chế biến, dịch vụ hậu cần, thương mại. Kinh tế tư nhân đã đóng góp đáng kể vào thành tựu phát triển của ngành này cả về tăng sản lượng, tạo việc làm, nộp ngân sách, cải thiện đời sống ngư dân... Tuy nhiên, kinh tế tư nhân cũng có nhiều mặt hạn chế, như khai thác ven bờ vượt quá sản lượng cho phép; nuôi trồng còn phân tán, manh mún, thủ công; chế biến quy mô còn nhỏ và gây ô nhiễm môi trường; trong thương mại còn hiện tượng tranh mua, tranh bán, cạnh tranh không lành mạnh; cơ chế, chính sách của Nhà nước với kinh tế tư nhân còn những điểm chưa phù hợp; quản lý của Nhà nước trong một số lĩnh vực còn lỏng lẻo, nhất là thất thu thuế;

việc giáo dục ý thức chấp hành pháp luật, việc cung cấp thông tin và chuyển giao công nghệ cho ngư dân còn nhiều hạn chế, nói một cách khác, công tác khuyến ngư chưa thật sự đi vào cuộc sống của ngư dân.

Chương 3

Những giải pháp chủ yếu để phát huy năng lực kinh tế tư nhân

trong ngành thủy sản ở Kiên Giang

Chính sách kinh tế nhiều thành phần của Đảng và Nhà nước ngày càng hoàn thiện, ổn định, đã tạo hành lang pháp lý và tâm lý an tâm cho ngư dân thúc đẩy nghề cá phát triển. Khu vực kinh tế tư nhân trong ngành thủy sản sẽ tăng đầu tư, ngày càng tăng về số lượng và mở rộng quy mô sản xuất, kinh doanh. Xu hướng này là tất yếu vì:

Thứ nhất: trong nền kinh tế thị trường không cần thiết duy trì tỷ trọng lớn của kinh tế Nhà nước, kinh tế nhà nước chỉ chiếm một tỷ lệ nhất định nào đó, ở những lĩnh vực cần thiết, thuộc huyết mạch của nền kinh tế để đủ sức giữ vai trò chủ đạo và định hướng các loại hình kinh tế khác và đảm bảo an ninh quốc phòng. Thực tiễn ở nước ta và các nước khác cho thấy nhiều cơ sở kinh tế Nhà nước hoạt động kém hiệu quả vì không có người chịu trách nhiệm đích thực và thiếu khả năng thích ứng với sự thay đổi nhanh của thị trường. Hiện nay, Nhà nước ta cũng đang chủ trương sắp xếp lại doanh nghiệp Nhà nước thông qua cổ phần hóa, bán, khoán, cho thuê hoặc giải thể những doanh nghiệp thua lỗ kéo dài.

Thứ hai: phát triển kinh tế tư nhân sẽ tạo thêm nhiều việc làm, tận dụng nguồn lao động dồi dào; giảm thất nghiệp, giảm đói nghèo và tạo nguồn thu cho ngân sách.

Phương hướng chung: phát triển kinh tế thủy sản ở Kiên Giang trong những năm tới là: tập trung đẩy mạnh tốc độ phát triển toàn diện, đồng bộ, tận dụng tối đa điều kiện sinh thái đặc thù về cả khai thác, nuôi trồng, chế biến, thương mại và dịch vụ hậu cần, gắn với bảo vệ chủ quyền và an ninh trên biển. Đi đôi với đẩy mạnh khai thác, từng bước đưa ngành nuôi trồng thủy sản trở thành ngành sản xuất chính.

Theo hướng đó, trong thời gian tới kinh tế tư nhân trong ngành thủy sản ở Kiên Giang sẽ phát huy năng lực trên tất cả các lĩnh vực nói trên không hạn chế về số lượng và

quy mô, được khuyến khích làm giàu chính đáng, động viên tinh thần tương thân tương ái, giúp đỡ lẫn nhau cùng phát triển, từng bước hạn chế sự bóc lột dẫn đến bần cùng hóa người lao động, tiến theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

Muốn vậy, cần thực hiện tốt những giải pháp chủ yếu sau đây:

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Phát huy năng lực của kinh tế tư nhân trong ngành thủy sản ở Kiên Giang pptx (Trang 43 - 48)