- Trong khâu dịch vụ sửa chữa đóng tàu thuyền: Tổ chức điều tra phân loại số lượng đối tượng, hành nghề đóng mới, sửa chữa tàu thuyền trên phạm vi cả tỉnh nhằm bắt
3.4. Tổ chức lại sản xuất kinh doanh của kinh tế tư nhân trong ngành thủy sản ở Kiên Giang
sản ở Kiên Giang
Nuôi trồng và khai thác thủy sản là hai ngành quan trọng cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến thủy sản và hàng hóa cho thị trường. Trong tương lai nuôi trồng thủy sản sẽ đóng vai trò chủ yếu. Do đó, trên cơ sở điều kiện tự nhiên của từng vùng, từng khu vực cần bố trí tổ chức sản xuất của ngành nuôi trồng và khai thác một cách hài hòa nhằm phục hồi khả năng sinh trưởng của nguồn lợi thủy sản, đảm bảo hiệu quả kinh tế- xã hội nói chung.
Hiện nay chưa thiết lập được trật tự trong việc đánh bắt thủy sản, và còn tình trạng mất cân đối giữa nuôi trồng và khai thác. Do đó, việc tổ chức lại sản xuất là vấn đề cấp thiết đặt ra cho ngành thủy sản Kiên Giang.
Để giải quyết tốt vấn đề trên cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa nông lâm -
thủy lợi, kinh tế ven biển, hải đảo và một chính sách đầu tư thích đáng. Nhà nước có thể giao diện tích mặt nước ven biển cho các đơn vị kinh tế tư nhân sử dụng, đầu tư vào nuôi trồng có thời hạn như chính sách giao đất, giao rừng.
Khai thác thủy sản: Đây là ngành sản xuất vật chất cơ bản của nghề cá, có vị trí quan trọng trong việc cung cấp nguồn nguyên liệu cho chế biến, nó có nhiệm vụ cắt đứt mối quan hệ giữa các tài nguyên thủy sản khỏi môi trường tự nhiên để tạo ra hàng hóa cho tiêu dùng, chế biến xuất khẩu. Đồng thời, khai thác thủy sản cũng gắn liền với đời sống và việc làm của hàng triệu ngư dân vùng ven biển và hải đảo. Do đó, phát triển
khu vực khai thác thủy sản phải gắn với vấn đề giải quyết việc làm và bảo đảm an ninh quốc phòng.
Trong những năm qua, khai thác thủy sản đã vượt quá trữ lượng cho
phép, nhưng đặc thù của nguyên liệu thủy sản là khả năng phục hồi tự nhiên của các loại động, thực vật thủy sản phụ thuộc vào nhiều yếu tố chủ quan của con người trong việc khai thác và bảo vệ chúng. Từ đó, việc bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản là một trong những nội dung quan trọng của việc xây dựng và phát triển vùng nguyên liệu thủy sản; cho phép tạo ra khả năng khai thác vô tận để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của xã hội. Ngoài ra, việc bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản còn có tác dụng tích cực góp phần vào việc bảo vệ môi trường sinh thái. Để bảo vệ nguồn lợi thủy sản cần chấm dứt việc tự do mở rộng năng lực đánh bắt mà không theo quy hoạch các dự án đã được xem xét kỹ. Thực hiện nghiêm quy hoạch của tỉnh [35, 92], không cho phép phát triển thêm, đồng thời từng bước giảm dần số lượng phương tiện có công suất dưới 45 CV. Thời kỳ 2000 - 2005 không cho đăng ký nghề cào máy dưới 90 CV, cấm hẳn nghề cào máy dưới 20 CV hoạt động, giữ nguyên hiện trạng nghề cào máy từ 20 CV - 90 CV, chỉ cho đăng ký mới nghề cào và vây công suất máy từ 90 CV trở lên, nghề câu công suất máy từ 60 CV trở lên. Thời kỳ 2005 - 2010, hạn chế phát triển thêm nghề cào, các nghề khai thác có tính chọn lọc, chỉ cho đăng ký mới máy từ 90CV trở lên. Giảm dần số lượng tàu khai thác vùng ven biển và thực hiện triệt để chỉ thị cấm cào bờ, xiệp mé, dù đây là nghề truyền thống của ngư dân địa phương vì nó ảnh hưởng đến nguồn lợi tôm vùng biển, hạn chế các nghề đáy sông, đăng mé, các nghề kết hợp ánh sáng, họ lưới rê, nghề câu.
Thực hiện quy định kích thước mắt lưới để bảo vệ nguồn lợi thủy sản, từng bước giảm dần tỷ lệ tôm, cá, mực con trong các mẻ lưới. Theo quy hoạch tổng thể phát triển ngành thủy sản giai đoạn 2001- 2010 của tỉnh, quy định kích thước mắt lưới các nghề như sau:
Bảng số 9: Quy định kích thước mắt lưới tại các mốc thời kỳ
Danh mục 1995- 2000 2001- 2005 2006- 2010 Cào tôm, cá (mắt lưới ở đụt cào)
+ Tàu có công suất máy < 100 cv + Tàu có công suất máy (100 cv
20 30 28 34 34 40
Lưới vây (trừ vây cá cơm) và các nghề kết hợp AS 18 18 18
Lưới vây cá cơm (mắt lưới phần từng lưới) 10 10 10
Các loại đăng 20 20 20
Đáy biển hàng cạn, đáy cửa sông, te, xiệp (mắt lưới phần đụt)
18 18 18
Lưới rê cá trích 28 28 28
Lưới rê thu 90 90 90
Lưới rê tôm (lớp giữa) 44 44 44
(Nguồn: Quy hoạch tổng thể ngành thủy sản Kiên Giang đến năm 2010).
Nghiêm cấm khai thác các bãi sinh sản, các loài hải sản chưa đến tuổi khai thác và quy định khai thác theo mùa. Đây cũng là những biện pháp áp dụng để bảo vệ nguồn lợi ở thời kỳ quan trọng của chu kỳ sống của thủy sản như thời gian chúng đẻ trứng, cá chưa trưởng thành. ở ngư trường Kiên Giang thường vào tháng 4 đến tháng 7 hàng năm là tôm, cá đẻ rộ nhất và thường đẻ ở vùng từ 10 mét nước vào bờ, các bãi san hô, thảm thực vật, đá ngầm. Trong khoảng thời gian này nên cấm khai thác vùng chúng sinh sản. Để đảm bảo đời sống ổn định cho nhân dân vùng ven biển và huyện đảo, ngành có quy định mốc thời gian các vùng cấm như sau:
- Vùng cấm quanh năm (đối với tất cả các nghề): từ bờ ra đến độ sâu 1 mét nước và quanh các đảo từ bờ đảo ra 1 hải lý.
- Vùng cấm các nghề sát hại nhiều tôm, cá, mực con như xiệp, cào.. từ 1 mét nước đến 5 mét nước.
- Vùng biển cần chú trọng bảo vệ là khu vực ven bờ có độ sâu nhỏ hơn 30 mét nước. Vì đây là các bãi đẻ của cá, bãi giao vĩ của tôm và là nơi sinh sống của các loài hải sản.
Bảng số 10: Quy định vùng cấm theo các mốc thời kỳ
Thời kỳ 1995-2000 2001-2005 2006-2010
Phương tiện cơ giới công suất trên 22 CV Từ đường có độ sâu 5m nước trở ra khơi Từ đường có độ sâu 10m nước trở ra khơi Từ đường có độ sâu 15m nước trở ra khơi
Phương tiện cơ giới công suất từ 60 CV trở lên Từ đường có độ sâu 10m nước trở ra khơi Từ đường có độ sâu 15m nước trở ra khơi Từ đường có độ sâu 20m nước trở ra khơi
Phương tiện cơ giới công suất trên 110 CV Từ đường có độ sâu 15m nước trở ra khơi Từ đường có độ sâu 20m nước trở ra khơi Từ đường có độ sâu 25m nước trở ra khơi
(Nguồn: Quy hoạch tổng thể ngành thủy sản tỉnh Kiên Giang đến 2010).
Ngoài ra, trong khai thác hải sản để đảm bảo yêu cầu vừa khai thác vừa đảm bảo phục hồi phát triển nguồn lợi, vừa bảo vệ môi sinh, môi trường thì ngư dân cần phải thực hiện đúng quy định phân tuyến khai thác trên biển. Phương tiện cơ giới công suất trên 22 CV khai thác từ đường có độ sâu 5 mét trở ra khơi, công suất từ 60 CV trở lên từ mực nước 10 mét trở ra, công suất trên 110 CV từ đường có độ sâu 15 mét trở ra khơi... Cấm các phương tiện cơ giới khai thác thủy sản vùng Đông Hồ (Hà Tiên), sông rạch, đồng ruộng trong toàn tỉnh.
Quản lý chặt chẽ các nghề lưới kéo cá, tôm và nghêu lụa vì làm phá hủy thảm thực vật, các bãi san hô, làm xáo trộn đáy biển, ảnh hưởng đến môi trường sống của các loài thủy sản. Phát triển hợp lý, có hiệu quả thủy sản vùng xa bờ.
Nuôi trồng thủy sản: đây là ngành sản xuất vật chất quan trọng trong hệ thống kinh tế thủy sản cũng như trong toàn bộ hệ thống kinh tế quốc dân. Nó có nhiệm vụ tái tạo, bổ sung và ngày càng phát triển các nguồn lợi thủy sản để cung cấp ngày càng nhiều hàng hóa cho tiêu dùng, cho xuất khẩu và nguyên liệu cho công nghiệp chế biến thủy sản. Do đó, phải phát triển nhiều loại hình kinh tế tư nhân trong ngành nuôi trồng thủy sản.
Trong nuôi trồng thủy sản, đất đai, diện tích mặt nước là tư liệu sản xuất
chủ yếu và không thể thay thế được. Vì vậy, khi sử dụng đất đai, diện tích mặt nước để phát triển nuôi trồng thủy sản, cần phải tiết kiệm, tận dụng mọi diện tích mặt nước, kể cả mặn, ngọt, lợ, từng bước nâng cao tay nghề của người sản xuất, mở rộng hình thức nuôi quảng canh cải tiến, nuôi bán thâm canh tạo ra nhiều sản phẩm hàng hóa có giá trị kinh tế cao, từng bước hạn chế diện tích nuôi quảng canh ở vùng ven biển nhằm sớm khôi phục rừng phòng hộ, góp phần cải tạo môi trường sinh thái ngày càng tốt hơn.
Thông qua hệ thống tổ chức khuyến ngư từ tỉnh đến huyện, xã để triển khai các chương trình theo sự chỉ đạo của Bộ, ngành, địa phương; thường xuyên tập huấn hướng dẫn kỹ thuật cho người sản xuất về kỹ thuật nuôi, chăm sóc, quản lý và nhất là điều kiện vệ sinh môi trường nước, dự báo về sự phát triển lây lan của dịch bệnh.
Tiến hành điều tra quy hoạch nuôi trồng thủy sản trong quy hoạch tổng thể của tỉnh nhằm xác định vị trí, diện tích khu vực nuôi trồng con hợp lý; gắn phát triển nuôi trồng với bảo vệ nguồn lợi thủy sản, bảo vệ môi trường sinh thái và cảnh quan thiên nhiên.
Tăng cường công tác quản lý tại các cơ sở sản xuất giống, ươm nuôi, các đại lý mua
bán, vận chuyển giống từ ngoài tỉnh vào nhằm kịp thời phát hiện mầm bệnh trên tôm, cá giống để xử lý ngay, không cho dịch bệnh có điều kiện phát tán rộng sang nhiều vùng, gây thiệt hại cho người chăn nuôi.
Đầu tư mới trang thiết bị kỹ thuật hiện đại phục vụ cho công tác kiểm dịch động vật thủy sản, tạo điều kiện tốt nhất giúp cán bộ kỹ thuật nhanh chóng tìm mầm bệnh và sớm đề ra giải pháp xử lý thích hợp.
Tóm lại, cần phải phục hồi và bảo vệ các môi trường quan trọng, đặc biệt là môi trường sống ven bờ, từng bước hạn chế và cấm khai thác vùng nước từ độ sâu 10m nước trở vào bờ. Xây dựng các mô hình phù hợp với đặc điểm của từng vùng sinh thái, gắn quy hoạch phát triển nuôi trồng thủy sản với nhiệm vụ khôi phục phát triển nguồn lợi, bảo vệ môi sinh, môi trường để khai thác tài nguyên thiên nhiên một cách lâu bền và có hiệu quả.
Trong lĩnh vực chế biến, kinh nghiệm phát triển thủy sản cho thấy chế biến công nghiệp phải đi trước một bước để tạo đà cho sự khởi động của các khâu nuôi trồng, khai thác và trong thực tế khi chế biến, công nghiệp phát triển đã tạo tiền đề, tạo thị trường cho sản xuất: nguyên liệu, nước đá, bao bì, thức ăn cho nuôi tôm, lưới sợi cho khai thác... Do đó, để phát huy năng lực kinh tế tư nhân trong ngành thủy sản phải tổ chức lại sản xuất trong khu vực chế biến thủy sản. Cần phải từng bước giảm tình trạng manh mún, phân tán, gây ô nhiễm môi trường, di dời các cơ sở chế biến nhỏ hình thành các làng, khu vực chế biến tập trung theo quy hoạch của tỉnh và từng bước đưa các doanh nghiệp đi vào hoạt động theo luật định. Tỉnh ban hành và triển khai áp dụng các tiêu chuẩn kỹ thuật, nghiệp vụ tối thiểu, đảm bảo vệ sinh, an toàn chất lượng cho nguyên liệu trong quá trình lưu thông trên thị trường. Tiếp tục giữ vững và phát huy thế mạnh của nghề chế biến truyền thống. Hình thành tổ chức dịch vụ cung ứng nguyên liệu và bao tiêu sản phẩm từ bản thân các làng nghề hoặc của tổ chức thương mại Nhà nước để tránh tình trạng chèn ép giá. Thông qua chương trình khuyến ngư, mở lớp tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật chế biến các mặt hàng thủy sản với quy trình tiên tiến nhằm làm tăng chất lượng sản phẩm, đa dạng hóa sản phẩm phù hợp nhu cầu thị trường và tăng hiệu quả kinh tế. Tích cực tìm kiếm thị trường mới với giá cả có lợi cho các doanh nghiệp.
Trong khâu lưu thông cần khắc phục tình trạng tranh mua, tranh bán và trốn, lậu thuế bằng cách chuyển một số chủ nậu vựa cá, các đầu mối tập kết hàng thủy sản
khai thác vào một vài cảng đang được xây dựng, hình thành chợ cá ngay trên khu vực cảng cá, mua bán theo dạng đấu thầu từng loại thủy sản, trong đó, Nhà nước cung cấp các dịch vụ (kho, vận chuyển).
Trong lĩnh vực hậu cần nghề cá cần nâng cao chất lượng các cơ sở đóng mới và sửa chữa tàu thuyền phục vụ cho chương trình đánh bắt xa bờ của tỉnh, tổ chức mạng lưới dịch vụ cung cấp ngư lưới cụ, bao bì đóng gói.