vực còn lỏng lẻo
Còn hàng trăm tàu có công suất nhỏ khai thác ven bờ, chưa đăng ký kinh doanh, khi có chủ trương cấm khai thác thủy sản ven bờ thì nhiều ngư dân gặp khó khăn. Việc đăng ký quản lý kiểm tra tàu từ 20 CV trở xuống thiếu chặt chẽ, một số huyện vẫn tiếp tục cho đóng mới và đăng ký tàu nhỏ cào bờ, xiệp mé. Vì vậy, tình trạng khai thác thủy sản ven bờ vượt quá sản lượng cho phép cứ tiếp diễn.
Nhà nước chưa có chính sách đầu tư hợp lý vào ngành thủy sản, đặc biệt là lĩnh vực nuôi trồng và khai thác. Việc điều tra, quy hoạch còn yếu, thiếu cán bộ kỹ thuật, thiếu các biện pháp khoa học đồng bộ về giống, thức ăn và phòng trị bệnh... nên sản lượng thu được rất thấp.
Chính sách thuế khoán đối với kinh tế tư nhân không hợp lý, nhưng chậm được sửa đổi, nên thất thu nhiều, tạo ra sự cạnh tranh không lành mạnh giữa kinh tế tư nhân với kinh tế Nhà nước trên địa bàn tỉnh. Theo thuế khoán thì kinh doanh lỗ hay lãi đều phải nộp như nhau. Mặt khác, khoán quá thấp thì thất thu, khoán quá cao thì nhiều đơn vị không kham nổi, phải ngừng kinh doanh chờ thời cơ, thậm chí bỏ nghề. Qua khảo sát của ngành thuế trong tháng 5/1999 đối với nghề cào đơn, cào đôi máy từ 250 CV, nếu tỷ lệ điều tiết thuế là 6,25% trên doanh thu như hiện nay thì số thuế thu được là 40,07 triệu, nhưng trên thực tế chỉ thu được 26,21 triệu đồng, tức chênh lệch so với thuế khoán là 13,36 triệu đồng. Tổng hợp kết quả khảo sát tất cả các nghề trong lĩnh vực khai thác thủy sản tháng 5/1999 thì bị thất thu thuế trên 14% doanh số.
Trong lĩnh vực thương mại, sự bất hợp lý của thuế khoán lại thể hiện ở tình trạng thuế chồng lên thuế. Chẳng hạn, một chủ kinh doanh mua, bán hải sản có dùng phương
tiện tàu, thuyền thì phải chịu đến 3 lần thuế trên một sản phẩm: khi tàu đi thu mua trên biển hàng tháng phải đóng thuế khoán khoảng 3 triệu đồng/tàu; khi chuyển hàng ra khỏi tỉnh thì phải đóng thuế buôn bán chuyến trên doanh số lô hàng chở đi, ngoài ra hàng tháng đơn vị đó phải đóng thêm một khoản thuế cho điểm cố định của mình. Bởi thế, đơn vị nào muốn tồn tại, có lợi nhuận, phải tìm cách trốn lậu thuế. Thí dụ: đơn cử hộ Lê Thị Thuận (Năm Thuận) ở thị xã Rạch Giá, năm 1998, thuế thu từ tàu đi thu mua trên biển là 300.475.000 đồng, thuế khoán điểm cố định: 83.098.300 đồng, thuế lượng hàng chuyển bán ngoài tỉnh là 370.201.200 đồng; tổng số thuế đã thu cho ngân sách là 753.765.000 đồng. Với tỷ lệ điều tiết là 4,25% của cả ba hình thức kinh doanh thì ngành thuế đã quản lý được doanh thu 17,777.485 tỷ đồng, nhưng trên thực tế doanh số cao hơn.
Các số liệu trong báo cáo của Chi cục thuế cho thấy: hiện có 190 cơ sở hoạt động, nhưng trên thực tế con số này lớn hơn nhiều vì nhiều doanh nghiệp không đăng ký, nghĩa là thất thu cả về số hộ cả về doanh số.
Từ khi thực hiện Luật thuế giá trị gia tăng và Luật thuế thu nhập doanh nghiệp (01/01/1999) hàng chục doanh nghiệp tư nhân xin giải thể, nhưng lại biến tướng hoạt động theo Nghị định 66/HĐBT để lẩn tránh thuế.
Trong lĩnh vực chế biến hải sản, chủ yếu là sơ chế, tiêu thụ trong nước là chính, thì điểm nổi bật là chưa xác định được đầy đủ nguồn nguyên liệu mua vào, tỷ lệ hao hụt trong quá trình sơ chế và số lượng bán thành phẩm bán ra, do chưa thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, ghi chép sổ sách tại cơ sở, nên việc quy định nghĩa vụ mang tính chất ước lượng bình quân. Do đó, các cơ sở chế biến thường tìm cách luồn lách, gian lận thuế. Theo số liệu của Chi cục thuế thì mới chỉ quản lý được 80% doanh số mua vào, bán ra.
Nhà nước cũng thất thu trong lĩnh vực đóng tàu, sửa chữa tàu thuyền, theo báo cáo liên ngành Thuế - Thủy sản, thì mới chỉ quản lý được khoảng 26%.
Việc tổ chức quản lý chất lượng hàng thủy sản của kinh tế tư nhân chưa chặt
chẽ, chưa ngăn chặn được việc tiêu thụ thủy sản kém phẩm chất. Thậm chí có một số cơ
Điều này đã vi phạm quy chế vệ sinh, an toàn thực phẩm, không những làm hại sức khỏe người tiêu dùng mà còn làm mất uy tín hàng xuất khẩu của ta trên thị trường thế giới.