1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tổ chức hoạt động nhóm trong dạy học lịch sử ở trường THPT (vận dụng qua dạy học lịch sử thế giới từ nguồn gốc đến giữa thế kỉ XVI lớp 10, chương trình chuẩn)

162 1,5K 10

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 162
Dung lượng 1,04 MB

Nội dung

Luận văn

1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Ngày nay, với sự phát triển theo cấp số nhân của các tiến bộ khoa học công nghệ hiện đại, khối lượng tri thức mới tăng lên ngày càng nhanh và do vậy chu đổi mới của công nghệ và tri thức ngày càng được rút ngắn. Kiến thức học trong nhà trường trở nên ít ỏi, nhanh chóng lạc hậu và không đủ dùng trong suốt cuộc đời. Để thích ứng với những thay đổi này, hầu hết các nước trên thế giới đã thực hiện đổi mới giáo dục dựa trên quan điểm phát huy tính tích cực của học sinh (HS), đề cao vai trò tự học của HS, kết hợp với sự hướng dẫn của giáo viên (GV) được áp dụng rộng rãi. Phương pháp giáo dục này đã làm thay đổi không chỉ cách giảng dạy mà còn thay đổi cả việc tổ chức quá trình dạy học. Trong xu thế hội nhập quốc tế và khu vực, với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế tri thức, hơn bao giờ hết đổi mới giáo dục (GD) trở thành vấn đề cấp thiết đặt ra cho tất cả các ngành học, cấp học thuộc hệ thống GD phổ thông (PT) nước ta trong những năm đầu của thế kỉ XXI. nước ta hiện nay, tuy có cải cách giáo dục cho sự phát triển kinh tế, xã hội nhưng sự thay đổi này còn quá chậm so với các nước trên thế giới. Điều này đặt ra cho nền giáo dục Việt Nam phải đẩy mạnh đổi mới giáo dục một cách toàn diện, cấp bách. Đổi mới GD đòi hỏi phải đổi mới đồng bộ các yếu tố cơ bản của quá trình dạy học (QTDH) như: mục tiêu dạy học, nội dung dạy học, phương tiện dạy học, môi trường dạy học, kiểm tra đánh giá. Tuy nhiên, sự đổi mới nội dung và phương pháp dạy học (PPDH) chỉ thực sự có ý nghĩa và mang tính khả thi khi được tiến hành đồng bộ với việc đổi mới các hình thức dạy học. Nói cách khác, phải tạo ra được các hình thức tổ chức dạy học (HTTCDH) phong phú có đủ khả năng để thể hiện và chuyển tải nội dung và PPDH. Một trong những hình thức dạy học hiện nay đang được các giáo viên PT quan tâm sử dụngtổ chức hoạt động nhóm (TCHĐN). Dưới sự điều khiển của GV các hoạt động riêng biệt của từng cá nhân HS được liên kết hữu cơ với nhau trong một hoạt động chung nhằm giải quyết những nhiệm vụ cụ thể của nhóm học tập. 2 Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực trong độc lập nhận thức của HS hiện nay đang là vấn đề được quan tâm hàng đầu, đặc biệt đối với giáo viên bộ môn lịch sử vì hiện nay thực trạng chất lượng môn lịch sử qua các thi tốt nghiệp, cao đẳng và đại học còn thấp. Môn lịch sử bị đưa lên bàn cân, là đề tài tranh luận sôi nổi về: Nguyên nhân nào dẫn tới chất lượng học tập môn lịch sử thấp? Câu hỏi làm thế nào để nâng cao chất lượng dạy học môn lịch sử cũng đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo, các nhà giáo dục, các giáo viên lịch sử và cả xã hội quan tâm. TCHĐN trong dạy học lịch sử đã và đang được coi là một trong những nhân tố quan trọng góp phần đổi mới phương pháp dạy học lịch sử hiện nay trường THPT. Bởi vì, TCHĐN góp phần phát huy năng lực nhận thức độc lập, tạo hứng thú học tập cho HS, nâng cao hiệu quả bài học lịch sử. Hiện nay, việc TCHĐN đã được GV sử dụng trong dạy học lịch sử (DHLS) trường THPT. Tuy nhiên, chất lượng và hiệu quả của việc TCHĐN chưa cao, còn rất nhiều hạn chế chủ yếu nặng về hình thức. Thực tế khi GV chia nhóm, HS được giao nhiệm vụ hoạt động cùng nhau song các em chưa hứng thú với việc đó. Hoặc nhận nhiệm vụ hoạt động cùng nhau nhưng không sôi nổi, tồn tại tưởng dựa dẫm, các em yếu kém lười nhác tìm kiếm sự giúp đỡ từ những em khá, giỏi trong nhóm. Do đó tuy kết quả của hoạt động nhóm cao hơn song các em khá, giỏi cảm thấy bị lợi dụng, ít hứng thú với việc học nhóm, thích hoạt động cá nhân hơn. Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng này chủ yếu là do GV chia nhóm không hợp lý, lựa chọn hình thức TCHĐN không phù hợp với nội dung bài học, các nhiệm vụ giao cho HS không phù hợp với hoạt động nhóm, thời gian trên lớp ít, lớp học đông, . Để hoạt động nhóm có hiệu quả thì điều quan trọng có tính chất quyết định là phải kích thích, thu hút được HS sẵn sàng nhận nhiệm vụ và thích thú với hoạt động nhóm. Các em sẽ thấy rằng sự thành công của mình phụ thuộc vào kết quả của toàn bộ thành viên trong nhóm. Thực tế cho thấy có những dạng TCHĐN sẽ làm tăng chất lượng giờ học nhưng cũng sẽ có một số dạng nhóm lại cản trở việc học. Vấn đề đặt ra là GV sẽ TCHĐN như thế nào để đạt hiệu quả và làm thế nào để khắc phục được những hạn chế trong TCHĐN hiện nay. Từ những vấn đề lí luận và thực tiễn trên, chúng tôi cho rằng cùng với các PPDH khác, TCHĐN là một trong những biện pháp quan trọng 3 để nâng cao chất lượng dạy học (DH). Nó góp phần trang bị đầy đủ tri thức để thế hệ trẻ bước vào tương lai, xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh, văn minh sánh ngang tầm các nước trong khu vực và trên thế giới. TCHĐN trong DHLS trường PT là một đề tài có ý nghĩa cả về mặt khoa học và thực tiễn. Từ những lý do trên chúng tôi chọn đề tài TCHĐN trong dạy học Lịch sử trường THPT (Vận dụng qua dạy học lịch sử thế giới từ nguồn gốc đến giữa thế kỉ XVI lớp 10, chương trình chuẩn) để nghiên cứu với mong muốn góp phần tìm ra biện pháp thích hợp TCHĐN có hiệu quả cho HS nhằm nâng cao chất lượng dạy học bộ môn. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài 2.1. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở khẳng định vai trò, ý nghĩa của TCHĐN trong DHLS trường THPT, luận án đề xuất các dạng TCHĐN theo hướng phát huy tính tích cực của HS. Đồng thời luận án cũng đưa ra một số yêu cầu nhằm thực hiện tốt những dạng TCHĐN và các biện pháp đã nêu trong dạy học phần lịch sử thế giới từ nguồn gốc đến giữa thế kỉ XVI lớp 10, nhằm góp phần nâng cao chất lượng DHLS trường THPT. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích nêu trên, luận án sẽ tập trung giải quyết những nhiệm vụ sau: - Nghiên cứu tài liệu về giáo dục học và giáo dục lịch sử để làm rõ những vấn đề lí luận về TCHĐN trong DHLS THPT. - Khảo sát, điều tra thực tiễn TCHĐN trong DHLS trường THPT. - Xác định mục tiêu về kiến thức, năng phần lịch sử thế giới từ nguồn gốc đến giữa thế kỉ XVI trong chương trình, sách giáo khoa (SGK) Lịch sử lớp 10 THPT (chương trình chuẩn) để làm căn cứ cho việc TCHĐN. - Đề xuất các dạng TCHĐN cho HS trong DHLS trường THPT. - Lựa chọn các biện pháp thực hiện các dạng TCHĐN trong DHLS phần lịch sử thế giới từ nguồn gốc đến giữa thế kỉ XVI. - Thiết kế kế hoạch bài học và thực nghiệm phạm (TNSP) toàn phần để kiểm chứng các biện pháp phạm, trên cơ sở đó rút ra kết luận về tính khả thi của 4 các biện pháp phạm được tiến hành trong luận án. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là quá trình TCHĐN trong DHLS trường THPT. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Luận án không đi sâu vào tìm hiểu tất cả các dạng TCHĐN, căn cứ vào đặc trưng và tính đặc thù, sự phù hợp với bộ môn lịch sử chúng tôi chỉ tập trung vào một số dạng TCHĐN mà chúng tôi cho là có tính khả thi áp dụng được trong dạy học bộ môn. Luận án giới hạn phạm vi nghiên cứu là TCHĐN trong bài hình thành kiến thức mới. Trong quá trình thực hiện đề tài, chúng tôi chọn 5 trường THPT để thực nghiệm toàn phần là: Trường THPT Phù Ninh (tỉnh Phú Thọ), Trường THPT Chuyên Hùng Vương (tỉnh Phú Thọ - Đại diện khối trường chuyên), Trường THPT Cầm Bá Thước (Thanh Hóa), Trường THPT Lạc Long Quân (tỉnh Hòa Bình), Trường THPT Nguyễn Khuyến (tỉnh Nam Định), Trường THPT Quang Trung (Hà Đông – Hà Nội)… Nội dung thực nghiệm là các biện pháp TCHĐN vận dụng trong dạy học phần lịch sử thế giới từ nguồn gốc đến giữa thế kỉ XVI lớp 10 (chương trình chuẩn). 4. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu 4.1. Phương pháp luận Cơ sở phương pháp luận của đề tài dựa trên những quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm đường lối của Đảng, Nhà nước về công tác GD và những vấn đề liên quan đến lí luận và phương pháp dạy học nói chung, lí luận và phương pháp dạy học bộ môn lịch sử nói riêng. 4.2. Phương pháp nghiên cứu Là một công trình nghiên cứu thuộc chuyên ngành Lý luận và PPDH môn lịch sử, luận án của tôi đảm bảo đầy đủ các yêu cầu về phương pháp của một luận 5 án Giáo dục học chuyên ngành Lí luận và phương pháp dạy học bộ môn lịch sử trong đó coi trọng phương pháp nghiên cứu điều tra khảo sát và TNSP. Phương pháp nghiên cứu tác động (action research) để xử lý thông tin từ đó khẳng định biện pháp luận án đưa ra có mang tính khả thi và có áp dụng đại trà được không. 5. Đóng góp của luận án 5.1. Tiếp tục khẳng định vai trò, ý nghĩa của việc TCHĐN trong dạy học nói chung môn lịch sử trường PT nói riêng trường THPT. Luận án sẽ góp phần làm phong phú thêm lí luận dạy học bộ môn về vấn đề TCHĐN trong DHLS. 5.2. Cung cấp thêm những số liệu điều tra, khảo sát về TCHĐN trong DHLS trường PT. Đánh giá đúng thực trạng việc TCHĐN trường PT hiện nay. 5.3. Thiết kế được một số dạng tổ chức hoạt động nhóm trong dạy học lịch sử trường THPT. 5.4. Đề xuất được một số biện pháp TCHĐN trong DHLS trường PT. Luận án giúp cho tác giả, đồng nghiệp biết cách vận dụng các dạng TCHĐN trong DHLS trường THPT. Đây là tài liệu tham khảo bổ ích cho các Nghiên cứu sinh, học viên Cao học, GV THPT, cho sinh viên các trường cao đẳng và đại học phạm. 6. Giả thuyết khoa học của đề tài Nếu thực hiện một cách linh hoạt các biện pháp TCHĐN trong dạy học lịch sử trường THPT mà tác giả đề xuất trong luận án cộng với việc đảm bảo các yêu cầu khi TCHĐN thì sẽ góp phần nâng cao chất lượng dạy học lịch sử trường THPT. 7. Bố cục của luận án Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và phần Phụ lục, luận án được cấu tạo thành 4 chương. Chương 1: Tổng quan Chương 2: Cơ sở lí luận và thực tiễn của việc tổ chức hoạt động nhóm trong dạy học lịch sử trường phổ thông 6 Chương 3: Thiết kế một số dạng tổ chức hoạt động nhóm trong dạy học lịch sử trường THPT (Vận dụng qua dạy học lịch sử thế giới từ nguồn gốc đến giữa thế kỉ XVI lớp 10 chương trình chuẩn) Chương 4: Các biện pháp tổ chức hoạt động nhóm trong dạy học lịch sử thế giới từ nguồn gốc đến giữa thế kỉ XVI lớp 10 chương trình chuẩn. Thực nghiệm phạm 7 Chƣơng 1 TỔNG QUAN TCHĐN trong dạy học là một vấn đề thu hút được sự quan tâm nghiên cứu của các nhà GD trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Đây là một trong những thành tựu nghiên cứu quan trọng của lí luận dạy học, đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề này, mỗi công trình lại nghiên cứu và đóng góp những khía cạnh khác nhau về TCHĐN. những góc độ tiếp cận khác nhau đó, các nhà nghiên cứu đã đưa ra những quan niệm, cách thức, biện pháp,… về TCHĐN trong DH. Chúng tôi xin điểm qua tình hình nghiên cứu về TCHĐN theo tiến trình thời gian đồng thời theo khu vực và thế giới như sau: 1.1. Tình hình nghiên cứu TCHĐN trên thế giới 1.1.1. Tình hình nghiên cứu TCHĐN trên thế giới thời trước năm 1945 Ngay từ thời cổ đại và trung đại, các nhà GD phương Đông và phương Tây đều thống nhất quan điểm chia người học thành những nhóm đối tượng để truyền đạt kiến thức. Tuy nhiên cách chia này chủ yếu mang tính chủ quan của người thầy chứ chưa có sự tính toán sắp xếp nhóm theo chủ đích mang lại hiệu quả GD cao. Đến thời cận đại châu Âu, ưu thế của TCHĐN mới chính thức được nhìn nhận. Nguyên nhân chính dẫn đến việc TCHĐN được bắt đầu chú ý đưa vào nhà trường, do xuất phát của yêu cầu thực tiễn lịch sử. Nếu như thời trung đại, với nền kinh tế tự nhiên, tự cung tự cấp khép kín trong các lãnh địa, mỗi cá nhân làm độc lập tạo ra sản phẩm của mình, thì đến thời cận đại, các cuộc cách mạng sản lần lượt thành công hàng loạt các nước Âu, Mĩ, tạo điều kiện cho cuộc cách mạng công nghiệp phát triển rộng khắp. Nền sản xuất của thời đại công nghiệp là nền sản xuất quy mô lớn. Trong nền sản xuất ấy, sản xuất được tổ chức theo một dây chuyền liên hoàn, mỗi công nhân chỉ chuyên môn hóa một chi tiết cụ thể trong dây chuyền đó. Mà sản phẩm muốn đạt hiệu quả chất lượng cao chỉ khi dây chuyền sản xuất đó hoạt động đồng bộ, phối hợp nhịp nhàng giữa một nhóm người nhất định, nghĩa là nhóm người đó phải làm việc hiệu quả. 8 Như vậy, cuộc sống lao động thực tiễn đòi hỏi người lao động phải có năng làm việc tập thể, ý niệm về năng làm việc nhóm manh nha bắt đầu hình thành. Có thể nói, thời cận đại hầu hết các phát minh khoa học thường gắn với thực tiễn, trong quá trình lao động, thực tiễn đòi hỏi phải cải tiến thuật vì thế máy hơi nước, máy kéo sợi,… đã ra đời. Và cũng từ đòi hỏi của thực tiễn lao động sản xuất đòi hỏi nhà trường phải cung ứng được cho xã hội nguồn lao độngsự thay đổi về chất, từ đó buộc trường học phải thay đổi cách thức tổ chức hoạt động học tập (HĐHT) cho HS, sớm cho các em làm quen với làm việc nhóm ngay từ khi còn ngồi trong ghế nhà trường. Vì những lí do nêu trên nên đến cuối thế kỉ XVIII, đầu thế kỉ XIX, TCHĐN bắt đầu được áp dụng chính thức châu Âu. Khởi đầu là linh mục A. Bel và một số nhà GD khác như: Đ. Lancaste, Girard. Từ năm 1789, họ đã có sáng kiến đưa ra hình thức dạy học tương trợ. Với hình thức này, HS được chia thành các nhóm theo trình độ để học tập. Anh là một trong những quốc gia đi đầu trong việc phát triển GD thời cận đại. Nền tảng cho những bước tiến vững chắc về GD Anh chính là sự kiện nước Anh là nước đi đầu trong cuộc cách mạng công nghiệp thế kỉ XVIII, làm thay đổi căn bản nền sản xuất vật chất. Nước Anh trở thành công xưởng của thế giới, nhu cầu của nước Anh lúc này là cần một đội ngũ nhân công đông đảo, có trình độ năng lực cao. Nhu cầu về lao động lúc này đòi hỏi các lớp học đông HS ra đời. Nhưng một lớp học đông HS như thế làm thế nào để cho các em học tập có hiệu quả, đây là một câu hỏi khó đối với các nhà GD Anh. Sau một thời gian dài trăn trở, năm 1878, hai nhà GD người Anh là Ben và Lancanxto đã tìm ra câu trả lời. Hai ông đã có sáng kiến tiến hành hình thức dạy kèm cặp. Những HS lớn tuổi có kinh nghiệm được GV dạy trước và họ sẽ thay mặt GV kèm cặp cho nhiều HS khác cùng lớp. Hình thức học theo "hệ thống kèm cặp" tuy phần nào khắc phục được tình trạng lớp đông và có quá nhiều trình độ khác nhau bằng cách cho các em học theo nhóm nhưng hình thức nhóm này vẫn chưa thực sự có hiệu quả. Cùng trào lưu đưa TCHĐN vào trường học của Anh, Đức cũng có rất nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề này. Trong đó tiêu biểu nhất là Giáo Georg Michael Kerschensteiner (1854 - 1932), ông chuyên nghiên cứu về lí luận 9 GD, ông đã đưa nguyên tắc của “nhà trường tích cực” vào giảng dạy trường trung học và tiểu học. Trong cuốn Theorie der Buildungs-organisation (Lý thuyết về tổ chức GD), ông cho rằng, GV có thể thông qua hình thức học tập tự quản theo nhóm để phát triển tính cách học của HS. Theo ông, hoạt động chung trong nhóm không chỉ khơi dậy tinh thần trách nhiệm, ý thức của HS mà còn loại bỏ những động cơ ích kỉ. Tuy nhiên, ông lưu ý, nếu sử dụng không tốt hình thức dạy học này vẫn có thể dẫn tới một loạt ích kỉ đặc biệt – đó là ích kỉ cộng đồng. Ganh đua với động cơ không tốt có thể tạo nên thói ích kỉ của HS. Liên Xô và các nước Đông Âu trước đây cũng đã có nhiều công trình nghiên cứu về TCHĐN. Trong đó phải kể đến, Nadezhda. K. Krupskaya (1869 – 1939), là vợ của Lênin nhưng bà đồng thời là người đã khởi đầu nền GD học Mácxít – Leninnít. Di sản về GD của bà bao hàm mọi vấn đề về đường lối GD, từ những nguyên tắc cơ bản trong tổ chức và quản lí trường học, nội dung GD và đạo tạo GV. N.K. Krupskaya coi nhiệm vụ cơ bản của người GV là giúp cho HS tự tổ chức, thân tình gợi ý cho chúng cách tốt nhất để thực hiện nhiệm vụ cho trước, chỉ ra cách nêu lên những câu hỏi thích hợp và làm thế nào để trả lời các câu hỏi đó. Bản thân trẻ cần thảo luận tập thể với các bạn trong nhóm học tập, đưa ra các quyết định và thực hiện các quyết định đó. Bằng cách đó, chúng sẽ phát triển ý thức trách nhiệm đối với công việc được giao, trở nên có kỉ luật [83,265]. A. Ja. Kiel Ba Lan đã nghiên cứu về sự phụ thuộc của HĐHT theo nhóm vào lứa tuổi của HS. Công trình nghiên cứu này của ông được chính thức công bố năm 1935. Kết quả cho thấy, HS lứa tuổi từ 10 đến 18 đạt kết quả nhất trong học tập theo nhóm. Theo sự lí giải của A. Ja. Kiel, lứa tuổi này, các em có nhu cầu hợp tác rất cao. Sự phát triển duy ngôn ngữ của các em tương đối hoàn thiện hơn và có năng lực tự đánh giá [83, 265]. Mĩ, cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX, do ảnh hưởng của sự tiến bộ khoa học thuật nền GD Mĩ có những bước tiến rõ rệt. John Dewey – một trong những nhà GD có ảnh hưởng nhất của thế kỉ XX. Jonh Dewey sinh năm 1859, tại thành phố Burlington, bang Vermont. John Dewey tuyên bố: GD đã là cuộc đời chứ không chỉ 10 là nơi chuẩn bị vào đời. Ông chủ trương xây dựng nhà trường tích cực trong đó cách tổ chức dạy học quan trọng nhất là tổ chức cho HS học tập theo nhóm. Theo ông, môi trường có ảnh hưởng rất lớn đến trẻ em, do đó phải tạo một môi trường càng gần với cuộc sống xã hội càng tốt [83, 213]. Lúc đó, quan điểm của Dewey khá tiến bộ và có ảnh hưởng sâu sắc tới nền GD, đặc biệt những ảnh hưởng của sự phát triển của phương pháp làm việc theo nhóm bắt đầu được nhận thấy. Carl Rogers (1902 – 1987), chịu ảnh hưởng mạnh mẽ từ Jonh Dewey, ông đã trở thành nhà GD học, các bài viết về GD của Rogers đều khẳng định rằng HS có mối quan tâm và hứng thú riêng, nhiệm vụ của người thầy là phải khơi dậy, giúp đỡ chúng bộc lộ và phát triển [83,320]. Ông cho rằng mục đích duy nhất của GD là giúp người học nhận ra rằng không có kiến thức nào là cố định, mà chỉ có quá trình tìm kiếm tri thức mới mang lại nền tảng cho sự vững bền. Từ mục đích đó, ông đã xây dựng chiến lược dạy học lấy HS làm trung tâm. Theo ông, dạy học lấy HS làm trung tâm là tập hợp những hoạt động đa dạng để tạo lập và duy trì bầu không khí tâm lí thuận lợi cho việc tiếp thu tri thức của HS. Nhận xét: Như vậy, những ý tưởng về việc TCHĐN của những thế kỉ XVIII, XIX và những thập niên đầu của thế kỉ XX đã được áp dụng ngày càng mạnh mẽ trong thực tiễn dạy học của hầu hết các nước trên thế giới. Hiện nay, PPDH này đã từng bước khẳng định và ngày càng thể hiện được ưu thế trong hệ thống các PPDH tích cực. Tuy nhiên có thể khẳng định, thời đầu, những nghiên cứu của thời này vẫn chỉ là những thử nghiệm về mặt tổ chức chứ chưa có một mô hình và một lí thuyết nào về hình thức và PPDH độc lập so với các PPDH khác. 1.1.2. Tình hình nghiên cứu TCHĐN trên thế giới thời từ 1945 đến nay Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Cuộc cách mạng Khoa học - thuật hiện đại đã diễn ra với quy mô rộng lớn, nội dung sâu sắc và toàn diện, nhịp độ vô cùng nhanh chóng. Nó đã đưa lại nhiều thành tựu diệu và những đổi thay to lớn trong đời sống nhân loại. Nền văn minh thế giới có những bước nhảy vọt mới với những tác động tích cực về nhiều mặt như tăng năng suất lao động, không ngừng nâng cao chất lượng cuộc sống của con người, dẫn đến những thay đổi lớn về cơ cấu dân cư,

Ngày đăng: 04/12/2013, 10:43

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Đặng Đức An (chủ biên) (2009), Đại cương lịch sử thế giới trung đại - tập I: Phương Tây, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đại cương lịch sử thế giới trung đại
Tác giả: Đặng Đức An (chủ biên)
Nhà XB: NXB Chính trị Quốc gia
Năm: 2009
2. Ban Khoa giáo Trung ương (2002), GD và đào tạo trong thời kì đổi mới, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: GD và đào tạo trong thời kì đổi mới
Tác giả: Ban Khoa giáo Trung ương
Nhà XB: NXB Chính trị Quốc gia
Năm: 2002
3. Nguyễn Ngọc Bảo, Phát huy tính tích cực, tính tự lực của HS trong quá trình dạy học, Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên chu kỳ 1993-1996 cho GV Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát huy tính tích cực, tính tự lực của HS trong quá trình dạy học
4. Nguyễn Ngọc Bảo, Hà Thị Đức (2000), Hoạt động dạy học ở trường Trung học cơ sở, NXB Giáo dục, Hà Nội, tr. 11- 157 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hoạt động dạy học ở trường Trung học cơ sở
Tác giả: Nguyễn Ngọc Bảo, Hà Thị Đức
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2000
5. Lê Khánh Bằng (1993), Tổ chức quá trình dạy học ở trường PT, Bộ GD và Đào tạo, Hà Nội, tr. 4- 157 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tổ chức quá trình dạy học ở trường PT
Tác giả: Lê Khánh Bằng
Năm: 1993
6. Berhard Muszynsky (2005), Con đường nâng cao chất lượng cải cách các cơ sở đào tạo GV, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Con đường nâng cao chất lượng cải cách các cơ sở đào tạo GV
Tác giả: Berhard Muszynsky
Nhà XB: NXB Đại học Sư phạm
Năm: 2005
7. Bernd Meirer, Nguyễn Văn Cường (2005), Phát triển năng lực thông qua phương pháp và phương tiện dạy học mới, (Tài liệu hội thảo - tập huấn), Bộ GD và Đào tạo - Dự án Phát triển GD THPT Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát triển năng lực thông qua phương pháp và phương tiện dạy học mới
Tác giả: Bernd Meirer, Nguyễn Văn Cường
Năm: 2005
8. Bernd Meirer, Nguyễn Văn Cường (2009), Lí luận dạy học hiện đại, Potsdam – Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lí luận dạy học hiện đại
Tác giả: Bernd Meirer, Nguyễn Văn Cường
Năm: 2009
9. Bernd Meier, Nguyễn Văn Cường (2009), Lý luận dạy học hiện đại - Một số vấn đề đổi mới PPDH, Potsdam - Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lý luận dạy học hiện đại - Một số vấn đề đổi mới PPDH
Tác giả: Bernd Meier, Nguyễn Văn Cường
Năm: 2009
10. Nguyễn Thanh Bình (2008), GD Việt Nam trong thời kì đổi mới, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: GD Việt Nam trong thời kì đổi mới
Tác giả: Nguyễn Thanh Bình
Nhà XB: NXB Đại học Sư phạm
Năm: 2008
11. Bobbi Deporter, Mike Hernaki (2011), Phương pháp học tập siêu tốc, NXB Lao động - Xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp học tập siêu tốc
Tác giả: Bobbi Deporter, Mike Hernaki
Nhà XB: NXB Lao động - Xã hội
Năm: 2011
12. Bộ GD và Đào tạo, Dự án Việt - Bỉ (2010), Dạy và học tích cực - Một số phương pháp và kĩ thuật dạy học, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dạy và học tích cực - Một số phương pháp và kĩ thuật dạy học
Tác giả: Bộ GD và Đào tạo, Dự án Việt - Bỉ
Nhà XB: NXB Đại học Sư phạm
Năm: 2010
13. Nguyễn Hữu Châu và các tác giả (2007), Đổi mới nội dung và phương pháp đào tạo GV trung học cơ sở theo chương trình CĐSP, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đổi mới nội dung và phương pháp đào tạo GV trung học cơ sở theo chương trình CĐSP
Tác giả: Nguyễn Hữu Châu và các tác giả
Năm: 2007
14. Nguyễn Thị Côi (2008), Các con đường, biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học lịch sử ở trường PT, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các con đường, biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học lịch sử ở trường PT
Tác giả: Nguyễn Thị Côi
Nhà XB: NXB Đại học Sư phạm
Năm: 2008
15. Nguyễn Thị Côi (chủ biên) (1995), Rèn luyện nghiệp vụ sư phạm môn Lịch sử, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội (in lần 2 có bổ sung) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Rèn luyện nghiệp vụ sư phạm môn Lịch sử
Tác giả: Nguyễn Thị Côi (chủ biên)
Năm: 1995
16. Nguyễn Nghĩa Dân (1997), “Mô hình PPDH”, Tạp chí GD và thời đại, tháng 11/1997 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mô hình PPDH”, Tạp chí "GD và thời đại
Tác giả: Nguyễn Nghĩa Dân
Năm: 1997
17. Dự án Việt – Bỉ, Tài liệu tập huấn dạy và học tích cực, Hà Nội, tháng 5/2005 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài liệu tập huấn dạy và học tích cực
18. Dự án Việt - Bỉ đào tạo GV các trường sư phạm 7 tỉnh miền núi phía bắc Việt Nam, Áp dụng dạy và học tích cực trong môn Lịch sử, NXB Đại học Sư phạm Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Áp dụng dạy và học tích cực trong môn Lịch sử
Nhà XB: NXB Đại học Sư phạm Hà Nội
19. Vũ Cao Đàm (1998), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, NXB Khoa học và kĩ thuật Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp luận nghiên cứu khoa học
Tác giả: Vũ Cao Đàm
Nhà XB: NXB Khoa học và kĩ thuật
Năm: 1998
20. Phạm Văn Đồng (1994), “PPDH và phát huy tính tích cực. Một phương pháp vô cùng quý báu”, Tạp chí Nghiên cứu GD, số 12, tr. 1-2 Sách, tạp chí
Tiêu đề: PPDH và phát huy tính tích cực. Một phương pháp vô cùng quý báu”, Tạp chí "Nghiên cứu GD
Tác giả: Phạm Văn Đồng
Năm: 1994

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

- Hình thành nhóm mới khoảng từ 3 -6 người ( bao gồm 1-2 người từ nhóm 1; 1-2 người từ nhóm 2; 1-2 người từ nhóm 3...), gọi là “nhóm mảnh ghép”   - Tổ chức hoạt động nhóm trong dạy học lịch sử ở trường THPT (vận dụng qua dạy học lịch sử thế giới từ nguồn gốc đến giữa thế kỉ XVI lớp 10, chương trình chuẩn)
Hình th ành nhóm mới khoảng từ 3 -6 người ( bao gồm 1-2 người từ nhóm 1; 1-2 người từ nhóm 2; 1-2 người từ nhóm 3...), gọi là “nhóm mảnh ghép” (Trang 76)
Bảng 4.1: Thống kê kết quả TNSP từng phần biện pháp 1 Lớp  - Tổ chức hoạt động nhóm trong dạy học lịch sử ở trường THPT (vận dụng qua dạy học lịch sử thế giới từ nguồn gốc đến giữa thế kỉ XVI lớp 10, chương trình chuẩn)
Bảng 4.1 Thống kê kết quả TNSP từng phần biện pháp 1 Lớp (Trang 107)
Bảng 4.2: Thống kê kết quả TNSP từng phần biện pháp 2 Lớp  - Tổ chức hoạt động nhóm trong dạy học lịch sử ở trường THPT (vận dụng qua dạy học lịch sử thế giới từ nguồn gốc đến giữa thế kỉ XVI lớp 10, chương trình chuẩn)
Bảng 4.2 Thống kê kết quả TNSP từng phần biện pháp 2 Lớp (Trang 113)
Bảng 4.3: Thống kê kết quả TNSP từng phần biện pháp 3 Lớp  - Tổ chức hoạt động nhóm trong dạy học lịch sử ở trường THPT (vận dụng qua dạy học lịch sử thế giới từ nguồn gốc đến giữa thế kỉ XVI lớp 10, chương trình chuẩn)
Bảng 4.3 Thống kê kết quả TNSP từng phần biện pháp 3 Lớp (Trang 118)
Kết quả điểm kiểm tra sau tác động được thể hiện trong bảng số liệu dưới đây. - Tổ chức hoạt động nhóm trong dạy học lịch sử ở trường THPT (vận dụng qua dạy học lịch sử thế giới từ nguồn gốc đến giữa thế kỉ XVI lớp 10, chương trình chuẩn)
t quả điểm kiểm tra sau tác động được thể hiện trong bảng số liệu dưới đây (Trang 143)
Căn cứ vào bảng trên có thể thấy chênh lệch giá trị trung bình điểm số giữa nhóm  thực  nghiệm  và  nhóm  đối  chứng  khá  lớn - Tổ chức hoạt động nhóm trong dạy học lịch sử ở trường THPT (vận dụng qua dạy học lịch sử thế giới từ nguồn gốc đến giữa thế kỉ XVI lớp 10, chương trình chuẩn)
n cứ vào bảng trên có thể thấy chênh lệch giá trị trung bình điểm số giữa nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng khá lớn (Trang 144)
Bảng 4.7: So sánh giá trị trung bình điểm số của lớp ĐC và lớp TN - Tổ chức hoạt động nhóm trong dạy học lịch sử ở trường THPT (vận dụng qua dạy học lịch sử thế giới từ nguồn gốc đến giữa thế kỉ XVI lớp 10, chương trình chuẩn)
Bảng 4.7 So sánh giá trị trung bình điểm số của lớp ĐC và lớp TN (Trang 144)
Bảng 4.9: Mức độ ảnh hƣởng của tác động - Tổ chức hoạt động nhóm trong dạy học lịch sử ở trường THPT (vận dụng qua dạy học lịch sử thế giới từ nguồn gốc đến giữa thế kỉ XVI lớp 10, chương trình chuẩn)
Bảng 4.9 Mức độ ảnh hƣởng của tác động (Trang 145)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w