1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Sử dụng đồ dùng trực quan quy ước trong dạy học lịch sử thế giới lớp 11 trung học phổ thông (chương trình chuẩn)

20 1,6K 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 454,26 KB

Nội dung

Nghiên cứu lí luận về phương pháp dạy học lịch sử, đặc biệt là phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan nói chung và đồ dùng trực quan quy ước nói riêng để sử dụng trong dạy học phần lịch s

Trang 1

1

Sử dụng đồ dùng trực quan quy ước trong dạy học

lịch sử thế giới lớp 11 trung học phổ thông

(chương trình chuẩn) Using conventional visual appliances for the 11th grade world history teaching in high school

(standard program) NXB H : ĐHGD, 2012 Số trang 102 tr +

Nguyễn Thị Hà Tiến

Trường Đại học Giáo dục Luận văn ThS ngành: Lý luận và phương pháp dạy học (Bộ môn Lịch sử);

Mã số: 60 14 10 Người hướng dẫn: PGS TS Trịnh Đình Tùng

Năm bảo vệ: 2012

Abstract Tìm hiểu tình hình thực tế về trang bị, xây dựng và sử dụng đồ dùng trực quan

quy ước ở trường trung học phổ thông hiện nay, trong đó cần quan tâm nhiều đến tính hiệu quả đối với bài học lịch sử cũng như những khó khăn, hạn chế khi sử dụng đồ dùng trực quan quy ước Nghiên cứu lí luận về phương pháp dạy học lịch sử, đặc biệt là phương pháp

sử dụng đồ dùng trực quan nói chung và đồ dùng trực quan quy ước nói riêng để sử dụng trong dạy học phần lịch sử thế giới lớp 11 trung học phổ thông - chương trình chuẩn Nghiên cứu nội dung cơ bản của khóa trình lịch sử thế giới ở lớp 11, từ đó xác định những kiến thức cơ bản cần sử dụng đồ dùng trực quan quy ước Lựa chọn, xây dựng và đề xuất phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan quy ước khi dạy lịch sử thế giới lớp 11 trung học phổ thông (chương trình chuẩn) Đây là nhiệm vụ cơ bản của đề tài Tiến hành thực nghiệm

sư phạm ở một số trường phổ thông, qua đó đánh giá hiệu quả của đồ dùng, đồng thời trao đổi, rút kinh nghiệm, tiếp thu những ý kiến đóng góp của giáo viên phổ thông nhằm hoàn thiện hơn nữa việc sử dụng đồ dùng trực quan quy ước trong dạy học lịch sử

Keywords: Phương pháp dạy học; Lịch sử; Lịch sử thế giới; Lớp 11; Đồ dùng trực quan

Content

1 Lý do chọn đề tài

Bộ môn Lịch sử ở trường phổ thông có vai trò rất quan trọng vì cung cấp cho học sinh những tri thức cơ bản, hiện đại, có hệ thống về lịch sử thế giới và lịch sử dân tộc Trên cơ sở đó giáo dục lòng yêu nước, tự hào dân tộc, lý tưởng độc lập dân tộc và cách mạng XHCN, tinh thần quốc tế chân chính; rèn luyện năng lực tư duy và thực hành, thực hiện một cách hoàn chỉnh các nhiệm vụ giáo dưỡng, giáo dục và phát triển

Tuy nhiên, thực tế dạy học ở trường phổ thông hiện nay, chất lượng dạy học Lịch sử vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra Sở dĩ có tình trạng này là do một số nguyên nhân chủ yếu sau đây:

Trang 2

2

- Giáo viên chưa đánh giá đúng vai trò, vị trí của phương pháp dạy học đối với việc giáo dục,

do đó chưa khắc phục những yếu kém trong dạy học

- Do sự tồn tại quan niệm không đúng về bộ môn lịch sử, coi đây là „môn phụ” nên không chú

ý đúng mức đến chất lượng bộ môn

- Do việc “học lệch”, và tư tưởng “thực dụng”, “học gì thi nấy” của học sinh nhằm đạt kết quả môn học chứ không nhằm trang bị hiểu biết cho bản thân trong học tập

- Giáo viên ngại sử dụng đồ dùng trực quan trong việc đổi mới phương pháp và nâng cao chất lượng bộ môn

Chính vì những lý do trên khiến cho việc dạy – học Lịch sử ở trường phổ thông trở nên nặng

nề, khô cứng, nhàm chán Vì vậy hiệu quả bài học không cao, học sinh không hứng thú nên chưa đảm bảo chất lượng bộ môn

Từ thực tiễn trên, việc đổi mới phương pháp dạy học lịch sử ở trường phổ thông phải theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh Trong đó phương pháp trực quan có ý nghĩa quan trọng Phương pháp trực quan không chỉ giúp giáo viên “nhàn” trong dạy học mà còn gây hứng thú cho học sinh Đặc biệt, đồ dùng trực quan quy ước còn góp phần tích cực vào việc tạo biểu tượng, hình thành khái niệm lịch sử, phát triển tư duy cho học sinh mà đồng thời còn làm cho bài học thêm phong phú, sinh động hơn

Xuất phát từ những lý do trên mà chúng tôi lựa chọn và nghiên cứu đề tài: “Sử dụng đồ dùng

trực quan quy ước trong dạy học lịch sử thế giới lớp 11 trung học phổ thông (chương trình chuẩn)” với hi vọng góp một phần nhỏ bé vào việc nâng cao chất lượng dạy học bộ môn Lịch sử

2 Lịch sử vấn đề

Đồ dùng trực quan có vị trí rất quan trọng đối với nhận thức của học sinh trong học tập nói chung và học tập lịch sử nói riêng, nên từ lâu, vấn đề này được các nhà nghiên cứu giáo dục trong và ngoài nước quan tâm và có nhiều công trình nghiên cứu

2.1 Tài liệu nước ngoài

Các cuốn “Giáo dục hoc” của T.A Ilina, tập I,II (NXB GD, H, 1973), cuốn “Lý luận dạy học

ở trường phổ thông” của I Ia Lecnevà M.N Xcatkin (NXB GD, H, 1980, cuốn “Những cơ sở của lí luận dạy học”, tập I, II, III của B.P Êxipốp (NXB GD, H, 1971), cuốn “Phát huy tính tích cực học tập của học sinh như thế nào?” của I.F Kharlamôp, Tập I, II (NXB GD, H, 1978)… đã nêu lên những vấn

đề lí luận cơ bản về vai trò, ý nghĩa của phương pháp trực quan trong dạy học Phương pháp trực quan được xem là phương pháp có hiệu quả trong việc phát huy tính tính cực học tập của học sinh, là cơ sở để học sinh khắc sâu, ghi nhớ kiến thức, hiểu bản chất vấn đề và hình thành khái niệm

Về giáo dục Lịch sử, các chuyên khảo: “Phương pháp dạy học lịch sử ở trường phổ thông” của Vaghin đã dành một chương: “Phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan” để nêu lên các vấn đề

về vai trò, ý nghĩa, các loại và phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy học lịch sử

Trang 3

3

2.2 Tài liệu trong nước

2.2.1 Tài liệu giáo dục học

Trong các giáo trình “Giáo dục học” của Hà Thế Ngữ - Đặng Vũ Hoạt, Tập I-II (NXB GD,

H, 1987); “Giáo dục học đại cương” của Phạm Viết Vượng (NXB ĐH QGHN, H, 1996) và “Những

vấn đề cơ bản của giáo dục học hiện đại” của Thái Duy Tuyên (NXB GD, H, 1999) các tác giả đã

khẳng định trực quan là một nguyên tắc dạy học và trong hệ thống các phương pháp dạy học, phương pháp trực quan có vai trò, ý nghĩa quan trọng, đặc biệt với môn Lịch sử

2.2.2 Các tài liệu giáo dục lịch sử

Các giáo trình phương pháp dạy học lịch sử như: Lê Khắc Nhãn và các tác giả khác của “Sơ

thảo phương pháp giảng dạy lịch sử ở trường phổ thông cấp 2 – 3” Tập II (NXB Giáo dục, H,

1961); Phan Ngọc Liên – Trần Văn Trị “Phương pháp giảng dạy lịch sử ở trường phổ thông cấp

3”, (NXB Giáo dục, H, 1966); Phan Ngọc Liên (chủ biên), Trịnh Đình Tùng, Nguyễn Thị Côi:

“Phương pháp dạy học lịch sử” (NXB ĐHSP, H, 2002) đã dành nhiều chương trình bày về phương

pháp sử dụng đồ dùng trực quan…Các tác giả này không chỉ nêu lên vai trò, ý nghĩa của đồ dùng trực quan mà còn trình bày cụ thể các phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy học lịch sử

Ngoài ra, còn nhiều tài liệu viết về phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy học

lịch sử, như Phan Ngọc Liên - Phạm Kì Tá… “Đồ dùng trực quan trong dạy học lịch sử ở trường phổ

thông cấp II” (NXB GD, H, 1976); Nguyễn Thị Côi – Trịnh Đình Tùng: “Rèn luyện kĩ năng nghiệp vụ

sư phạm” (NXB ĐHQG, H, 1995); Phan Ngọc Liên, Trịnh Đình Tùng, Nguyễn Sĩ Quế, Lê Đình Cương,

Đào Hữu Hậu: “Nội dung và phương pháp sử dụng bản đồ giáo khoa lịch sử treo tường” Tập 1 (NXB

GD, H, 2002);… Ngoài trình bày lý luận và phương pháp trực quan cũng như đồ dùng trực quan trong giảng dạy lịch sử, các công trình này cũng đề xuất các biện pháp sư phạm cụ thể

Chúng ta còn phải kể đến nhiều bài viết đăng trên các tạp chí Nghiên cứu lịch sử, Nghiên cứu

giáo dục, như các bài “Xây dựng bản đồ trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông” của Trịnh Tùng

và Kiều Thế Hưng (NCGD số 6, 1994); “Một số vấn đề về phương pháp sử dụng bản đồ trong dạy

học lịch sử” của Trịnh Tùng (Thông báo khoa học – Trường Đại học sư phạm Hà Nội I, Tập số 4,

1993); “Một số vấn đề về đổi mới phương pháp dạy học lịch sử ở trường trung học phổ thông

trong giai đoạn hiện nay” của Phan Ngọc Liên;…

Các bài viết trên tuy đề cập nhiều khía cạnh khác nhau về việc sử dụng đồ dùng trực quan, song đều khẳng định vai trò, ý nghĩa của đồ dùng trực quan trong dạy học lịch sử và sự cần thiết phải

sử dụng các biện pháp sư phạm có hiệu quả

Tất cả các công trình trên là những tài liệu tham khảo có giá trị gợi ý cho người viết nhiều vấn đề lí luận, cách sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy học lịch sử, để vận dụng vào dạy học các bài cụ thể

Trang 4

4

3 Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu lí luận về đồ dùng trực quan trong dạy học lịch sử, luận văn đi sâu tìm hiểu vai trò, ý nghĩa của đồ dùng trực quan quy ước cũng như phương pháp sử dụng nhằm nâng cao chất lượng dạy học phần lịch sử thế giới lớp 11 chương trình chuẩn

4 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Tìm hiểu tình hình thực tế về trang bị, xây dựng và sử dụng đồ dùng trực quan quy ước ở trường trung học phổ thông hiện nay

- Nghiên cứu lí luận về phương pháp dạy học lịch sử, đặc biệt là phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan quy ước để sử dụng trong dạy học phần lịch sử thế giới lớp 11 trung học phổ thông - chương trình chuẩn

- Nghiên cứu nội dung cơ bản của khóa trình lịch sử thế giới ở lớp 11, từ đó xác định những kiến thức cơ bản cần sử dụng đồ dùng trực quan quy ước

- Lựa chọn, xây dựng và đề xuất phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan quy ước khi dạy lịch sử thế giới lớp 11 trung học phổ thông (chương trình chuẩn) Đây là nhiệm vụ cơ bản của đề tài

- Tiến hành thực nghiệm sư phạm ở một số trường phổ thông nhằm hoàn thiện hơn nữa việc

sử dụng đồ dùng trực quan quy ước trong dạy học lịch sử

5 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là việc sử dụng đồ dùng trực quan quy ước trong dạy học

lịch sử thế giới lớp 11 trung học phổ thông (chương trình chuẩn)

6 Phạm vi nghiên cứu

Trong phạm vi của đề tài, luận văn chỉ giới hạn ở việc tìm hiểu một cách khái quát những cơ

sở lý luận và thực tiễn của việc sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy học Nội dung của luận văn tập trung đi sâu vào nghiên cứu phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan quy ước trong dạy học lịch sử thế giới ở lớp 11 trung học phổ thông (chương trình chuẩn) và tiến hành điều tra thực tế, thực nghiệm

sư phạm các nội dung này

7 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

7.1 Cơ sở phương pháp luận

Luận văn được thực hiện trên cơ sở lí luận của chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng và Nhà nước về giáo dục và đào tạo Đặc biệt luận văn bám sát những cơ

sở lí luận của các nhà giáo dục học, tâm lí học và giáo dục lịch sử trong việc sử dụng đồ dùng trực

quan quy ước

7.2 Phương pháp nghiên cứu

- Nghiên cứu lí thuyết

Trang 5

5

Nghiên cứu lý luận về trực quan, phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy học theo

xu hướng đổi mới phương pháp dạy học “lấy học sinh làm trung tâm”, nhằm tích cực hóa, hoạt động hóa hoạt động học tập của học sinh

Nghiên cứu chương trình sách giáo khoa lịch sử lớp 11, nhất là chương trình lịch sử thế giới

để đề xuất các loại đồ dùng trực quan quy ước và phương pháp sử dụng cụ thể

- Nghiên cứu thực tiễn và thực nghiệm sư phạm

Nghiên cứu thực tiễn, ưu điểm, hạn chế trong việc trang bị, sử dụng đồ dùng trực quan quy ước ở trường trung học phổ thông hiện nay trên địa bàn Hải Phòng

Đưa đồ dùng trực quan quy ước xuống trường phổ thông, tiến hành thực nghiệm sư phạm, rút

ra những kết luận nhằm làm rõ vấn đề dự kiến mà đề tài đặt ra

8 Đóng góp của luận văn

- Nêu được thực trạng trang bị và sử dụng đồ dùng trực quan quy ước trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông

- Tìm hiểu, nêu nguyên nhân khách quan và chủ quan của thực trạng trên

- Đề xuất phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan quy ước trong dạy học lịch sử thế giới lớp

11 trung học phổ thông - chương trình chuẩn

9 Ý nghĩa của luận văn

9.1 Ý nghĩa khoa học

Nâng cao hiểu biết về lí luận dạy học bộ môn, lí luận về đồ dùng trực quan quy ước, phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan quy ước trong dạy học lịch sử

9.2 Ý nghĩa thực tiễn

Vận dụng những hiểu biết về cơ sở lí luận và thực tiễn của việc trang bị, sử dụng đồ dùng trực quan quy ước trong dạy học lịch sử vào thực tiễn công tác nghiên cứu, giảng dạy ở trường phổ thông

10 Cấu trúc luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục và phụ lục, nội dung luận văn được trình bày trong 2 chương

Chương I: Cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài

Chương II: Phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan quy ước trong dạy học phần lịch sử thế giới

lớp 11 THPT Thực nghiệm sư phạm

Trang 6

6

PHẦN NỘI DUNG

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC SỬ DỤNG ĐỒ DÙNG TRỰC QUAN

QUY ƯỚC TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG

1.1 Cơ sở lí luận của việc sử dụng đồ dùng trực quan quy ước trong dạy học lịch sử

1.1.1 Quan niệm về đồ dùng trực quan

Trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông có nhiều loại đồ dùng trực quan khác nhau, cách sử dụng và hiệu quả cũng khác nhau Hiện nay có nhiều cách phân loại đồ dùng trực quan, về cơ bản chúng ta có thể chia thành 3 nhóm lớn sau đây:

a Nhóm đồ dùng trực quan hiện vật lịch sử: gồm những di tích lịch sử, di tích cách mạng; di vật khảo cổ, di vật của một thời kì lịch sử

b Nhóm đồ dùng trực quan tạo hình: gồm các loại phục chế, sa bàn, tranh ảnh lịch sử…

c Nhóm đồ dùng trực quan quy ước bao gồm nhiều loại khác nhau: bản đồ, sơ đồ, đồ thị, niên biểu… được sử dụng nhiều nhất và thường xuyên và loại đồ dùng dạy học chủ đạo ở trường phổ

thông hiện nay

1.1.2 Các loại đồ dùng trực quan quy ước

Đồ dùng trực quan quy ước là những bản đồ, ký hiệu hình học đơn giản được sử dụng trong dạy học lịch sử, loại đồ dùng này là đồ dùng mà giữa người thiết kế đồ dùng, người sử dụng và người học có một quy ước ngầm nào đó (về màu sắc, kí hiệu hình học và tỉ lệ xích)

Đồ dùng trực quan quy ước tạo cho học sinh những hình ảnh tượng trưng, khi phản ánh những mặt chất lượng và số lượng của quá trình lịch sử, đặc trưng khuynh hướng phát triển của hiện tượng kinh tế, chính trị - xã hội của đời sống con người

Đồ dùng trực quan quy ước luôn thể hiện trong không gian, thời gian, địa điểm, cùng một yếu

tố địa lí nhất định nên còn góp phần phát triển khả năng quan sát, trí tưởng tượng, tư duy và ngôn ngữ, đặc biệt là kĩ năng đọc bản đồ và là cơ sở để hình thành khái niệm, phát triển năng lực tư duy, khả năng thực hành cho học sinh

Đồ dùng trực quan quy ước gồm nhiều loại khác nhau:

+ Bản đồ lịch sử là loại đồ dùng trực quan quy ước dùng để phản ánh những sự kiện, hiện

tượng lịch sử trong mối quan hệ về thời gian và không gian cụ thể

Về mặt hình thức, bản đồ lịch sử là loại bản đồ chuyên đề nên không cần có nhiều chi tiết về các điều kiện tự nhiên, mà cần có những kí hiệu thể hiện biên giới quốc gia, các thành phố, các vùng kinh tế, các địa điểm xảy ra những biến cố quan trọng như các cuộc khởi nghĩa, các trận đánh, các chiến dịch…

Trang 7

7

Về nội dung, bản đồ lịch sử có thể chia làm hai loại chính là bản đồ tổng hợp và bản đồ

chuyên đề

Trong thực tế dạy học lịch sử ở trường phổ thông hiện nay, bản đồ là loại đồ dùng trực quan qui ước được sử dụng nhiều nhất và được coi là một nguồn cung cấp kiến thức, một tư liệu học tập, nghiên cứu quan trọng

Bản đồ giáo khoa lịch sử được phân loại bản theo “loại hình bản đồ” Sử dụng tiêu chí này

có tác dụng quan trọng với quá trình xây dựng và sử dụng bản đồ Theo loại hình, bản đồ giáo khoa lịch sử được phân thành các loại sau:

Bản đồ trong sách giáo khoa lịch sử là một nguồn cung cấp kiến thức quan trọng nhằm cụ

thể hóa các sự kiện lịch sử, và là một nguồn tư liệu nghiên cứu để thầy trò xây dựng bản đồ treo tường phục vụ việc dạy trên lớp

Bản đồ treo tường có vị trí, vai trò, ý nghĩa đặc biệt quan trọng vì tạo cho học sinh có được

biểu tượng lịch sử rõ nét ngay trên lớp, đây được xem là một loại chủ lực phổ biến nhất trong bản đồ giáo khoa nhà trường

Hiện nay, bản đồ treo tường được xây dựng từ hai nguồn: do các cơ quan chức năng của Nhà nước xây dựng, in và phát hành hoặc do thầy trò tự xây dựng Các bản đồ treo tường có thể chia làm hai loại:

- Bản đồ giáo khoa treo tường với nội dung đầy đủ theo yêu cầu của bài giảng, của cấp học để dùng tại lớp

- Bản đồ giáo khoa treo tường được xây dựng nhằm đáp ứng yêu cầu của phương pháp truyền thụ, trên đó chỉ có một số yếu tố cơ sở, còn những nội dung khác được đưa thêm vào dần dần theo bài giảng

Át-lát giáo khoa lịch sử là một tập hợp có hệ thống gồm nhiều bản đồ được đóng thành tập

theo một kết cấu, bố cục nội dung chặt chẽ, lôgic Đây là một trong những tư liệu tốt để thầy trò nghiên cứu, tìm hiểu bổ sung cho bài giảng trên lớp, đồng thời cũng rất bổ ích, thuận lợi cho hoạt động tự học, tự nghiên cứu ở nhà

Bản đồ câm là loại bản đồ mà trên đó không thể hiện đầy đủ các nội dung lịch sử được phản

ánh trong sách giáo khoa, nó có tác dụng định hướng cho nội dung lịch sử mà giáo viên sẽ đưa dần vào trong quá trình giảng bài với hình thức vẽ bằng phấn, mảnh giấy ghi sẵn kí hiệu, số hiệu và hình ảnh,…tạo điều kiện để các em hoạt động nhận thức một cách tích cực và tự giác

Bản đồ nổi là loại bản đồ thường được xây dựng để giảng dạy những nội dung lịch sử có liên

quan đến yếu tố địa hình (chiến dịch Véc-đoong, chiến dịch Xtalingrát…) có giá trị trực quan cao giúp học sinh hiểu rõ mối quan hệ ảnh hưởng của địa hình đối với sự kiện lịch sử

Trang 8

8

+ Niên biểu lịch sử là loại đồ dùng trực quan quy ước nhằm hệ thống hóa các sự kiện quan

trọng theo thứ tự thời gian, đồng thời nêu lên mối liên hệ giữa các sự kiện sơ bản của một nước hay nhiều nước trong từng thời kì Bao gồm:

Niên biểu tổng hợp là bảng liệt kê những sự kiện lớn xảy ra trong một thời gian dài, giúp học

sinh ghi nhớ những sự kiện chính, hiểu được các mốc thời gian đánh dấu mối quan hệ của các sự kiện quan trọng, hay để trình bày những mặt khác nhau của một sự kiện xảy ra ở một nước trong một

thời gian hay trong nhiều thời kì

Niên biểu chuyên đề đi sâu trình bày nội dung một vấn đề quan trọng nổi bật nào đấy của

một thời kì lịch sử nhất định Thông qua niên biểu chuyên đề, học sinh hiểu được bản chất sự kiện một cách toàn diện, đầy đủ

Niên biểu so sánh dùng để đối chiếu, so sánh các sự kiện xảy ra cùng một lúc trong lịch sử,

nhằm làm nổi bật bản chất đặc trưng của các sự kiện ấy, hoặc để rút ra một kết luận khái quát có tính

chất nguyên lí Một dạng khác của niên biểu so sánh là bảng so sánh Bảng so sánh có thể dùng số

liệu và cả tài liệu – sự kiện chi tiết để làm rõ bản chất, đặc trưng của các sự kiện cùng loại hay khác loại

+ Sơ đồ lịch sử là loại đồ dùng trực quan nhằm cụ thể hóa nội dung sự kiện bằng những mô

hình hình học đơn giản Nó diễn tả một cơ cấu xã hội, một chế độ chính trị, mối quan hệ giữa các sự kiện lịch sử giúp cho sự phân tích các đặc trưng và nêu lên mối liên hệ nhân quả một cách dễ dàng và

từ đó thuận lợi cho việc hình thành khái niệm cho học sinh

+ Đồ thị lịch sử là sự biểu hiện quá trình phát triển, sự vận động của một sự kiên lịch sử trên

cơ sở sử dụng số liệu, tài liệu thống kê trong bài học Đồ thị có thể biểu diễn bằng một mũi tên để

minh họa sự vận động đi lên, sự phát triển của một sự kiện, hiện tượng lịch sử

+ Biểu đồ là sự biểu hiện tổng giá trị của hiện tượng trên một đơn vị lãnh thổ được lấy theo

ranh giới hành chính bằng cách dùng các biểu đồ với kích thước tương ứng với tổng giá trị sản lượng của chúng bố trí trên phạm vi lãnh thổ Biểu đồ có thể được thực hiện dưới dạng biểu đồ chiều dài, biểu đồ diện tích hoặc biểu đồ thể tích… Do đó, biểu đồ rất có ưu thế trong việc giúp học sinh so sánh trị số giá trị của các sự kiện và thấy được bản chất của các sự kiện đó

1.1.3 Đặc điểm của quá trình dạy học lịch sử ở trường phổ thông

Dạy học nói chung, dạy học lịch sử nói riêng là một quá trình tổ chức hoạt động nhận thức của học sinh Trong phương tiện dạy học, đồ dùng trực quan có vị trí rất quan trọng và có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng

J.A Cômenxki (1592 -1670) – người Xlavơ là nhà giáo dục học đầu tiên đưa ra yêu cầu phải đảm bảo tính trực quan trong dạy học, đặt nguyên tắc trực quan làm qui tắc “vàng ngọc” cho giáo viên

Trang 9

9

Nhà sư phạm người Nga K.D Usinxki (1824 – 1870) cũng quan niệm rằng hình ảnh được giữ lại đặc biệt vững chắc trong trí nhớ chúng ta là những hình ảnh mà chúng ta thu thập được bằng trực quan

Trên quan điểm nhận thức của chủ nghĩa Mác-Lênin, các nhà lí luận dạy học Xô-viết cũng đánh giá rất cao vị trí, tầm quan trọng của phương pháp trực quan, coi trực quan là phương pháp nhận thức quan trọng nhất

Các nhà lí luận dạy học ở nước ta cũng khẳng định vị trí quan trọng của phương pháp trực quan, coi trực quan là một trong những nguyên tắc cơ bản của lí luận dạy học: “tạo cho học sinh những biểu tượng và hình thành khái niệm trên cơ sở trực tiếp quan sát hiện vật đang học hay những

đồ dùng trực quan minh họa về sự vật”

Bản chất của quá trình dạy học nói chung, dạy học lịch sử nói riêng ở trường phổ thông là tổ chức hoạt động nhận thức của học sinh tuân theo qui luật nhận thức chung có tính chất xã hội – lịch

sử của loài người: “Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn…” Việc “trực quan sinh động” trong nhận thức lịch sử không thể bắt đầu từ cảm giác trực tiếp

về hiện thực lịch sử đã qua, mà từ những biểu tượng được tạo nên trên cơ sở các sự việc cụ thể Do

đó đồ dùng trực quan quy ước rất có ưu thế trong việc tạo biểu tượng lịch sử

Điều này khẳng định rằng dù đánh giá cao vai trò của phương pháp trực quan, nhưng không tách nó ra ngoài hệ thống phương pháp giảng dạy, để có hình ảnh lịch sử cụ thể, phong phú, làm cơ

sở cho nhận thức quá khứ thì phương pháp trực quan là phương pháp khả thi và tối ưu nhất bên cạnh

sử dụng các phương pháp dạy học khác

1.1.4 Vai trò của việc sử dụng đồ dùng trực quan quy ước trong dạy học lịch sử

Vai trò của đồ dùng trực quan quy ước trong dạy học lịch sử được biểu hiện ở những mặt sau đây:

a Về mặt cung cấp kiến thức

Do việc dạy học lịch sử ở trường phổ thông có đặc điểm là học sinh không được trực tiếp tiếp xúc với các sự kiện, hiện tượng của đời sống xã hội nên đồ dùng trực quan giúp học sinh “trực quan sinh động” quá khứ Đồ dùng trực quan là phương tiện rất có hiệu lực trong việc giúp học sinh hình thành những khái niệm lịch sử quan trọng cũng như nắm vững những quy luật của sự phát triển xã hội

b Về mặt giáo dục

Cùng với việc bồi dưỡng kiến thức, đồ dùng trực quan qui ước còn có vai trò rất lớn trong việc giáo dục tư tưởng, tình cảm, đạo đức cho học sinh

c Về mặt phát triển

Đồ dùng trực quan quy còn có tác dụng rất lớn trong việc phát triển toàn diện học sinh Với

ưu thế của mình, đồ dùng trực quan quy ước góp phần tích cực làm “phát triển khả năng quan sát, trí

Trang 10

10

tưởng tượng, tư duy và ngôn ngữ của học sinh” Khi được quan sát bản đồ, sơ đồ … cùng với lời giảng và những câu hỏi gợi mở của giáo viên, các em được rèn luyện khả năng quan sát, năng lực tư duy trừu tượng và năng lực thực hành bộ môn; đồng thời còn giúp ích trong việc phát triển tư duy ngôn ngữ, tư duy biện chứng cho học sinh

1.2 Cơ sở thực tiễn của việc sử dụng đồ dùng trực quan quy ước trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông hiện nay

Chúng tôi tiến hành điều tra thực tế ở một số trường phổ thông trên địa bàn thành phố Hải Phòng và rút ra một số vấn đề sau:

1.2.1 Tình hình trang bị đồ dùng trực quan quy ước trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông

a Đối với loại đồ dùng trực quan quy ước do Nhà nước cung cấp

Việc xây dựng và trang bị đồ dùng trực quan cho nhà trường phổ thông tăng liên tục qua các năm Nếu trước những năm 90 mới chỉ có một vài bản đồ được trang bị cho bộ môn lịch sử ở trường phổ thông thì đến năm 1995 đã có 16 bản đồ, đến năm 2003 là 52 bản đồ Bên cạnh đó cũng rất quan

tâm đến việc biên soạn các tài liệu hướng dẫn sử dụng như xuất bản cuốn “Nội dung và phương

pháp sử dụng bản đồ giáo khoa lịch sử treo tường – Tập I”… đã phần nào đáp ứng được yêu cầu

bức thiết của việc dạy học lịch sử ở trường phổ thông

Tuy nhiên, các loại đồ dùng trực quan quy ước trên mới chỉ tập trung ở bản đồ giáo khoa lịch

sử treo tường, chưa đề cập đến các loại hình khác như biểu đồ, sơ đồ, đồ thị

Tại các trường mà đề tài có tiến hành điều tra thực nghiệm thì tình hình trang bị đồ dùng, thiết bị dạy học bộ môn còn rất hạn chế, do các cơ quan chức năng của nhà nước cung cấp Các đồ dùng trực quan nói chung tự xây dựng còn ít

Về chất lượng của các loại đồ dùng trực quan quy ước do trung tâm bản đồ và tranh ảnh giáo dục biên soạn và phát hành thì hơn hẳn các loại đồ dùng trực quan quy ước do thầy trò tự làm trên các mặt nội dung, kĩ thuật thiết kế, biên tập, in ấn

b Đồ dùng trực quan quy ước do thầy trò tự xây dựng

Đây là loại đồ dùng dạy học khá phổ biến và phần nào đáp ứng được nhu cầu về thiết bị dạy học bộ môn

Cách thức xây dựng đồ dùng trực quan quy ước ở hầu hết các trường mới chỉ là phóng to bản

đồ, sơ đồ, biểu đồ, đồ thị trong sách giáo khoa hoặc trong các tài liệu lịch sử khác lên giấy rôki, có thêm bớt những nội dung lịch sử cho phù hợp với nội dung sách giáo khoa, có tô màu để phân biệt các khu vực tính chất hoặc làm nổi rõ các kí hiệu, hình tượng…

Chất lượng của các đồ dùng trực quan quy ước này nhìn chung chưa cao, chưa đồng đều

1.2.2 Tình hình sử dụng đồ dùng trực quan quy ước trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông

Hầu hết giáo viên phổ thông đều thừa nhận và khẳng định vai trò không thể thiếu của đồ dùng trực quan quy ước trong dạy học lịch sử Tuy nhiên trong thực tế giảng dạy, đồ dùng trực quan quy

Ngày đăng: 09/02/2014, 15:31

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Nguyễn Thị Côi (chủ biên), Trịnh Đình Tùng, Nguyễn Mạnh Hưởng, Nguyễn Thị Thế Bình. Hướng dẫn sử dụng kênh hình trong sách giáo khoa lịch sử lớp 11 THPT. Nxb Đại học sư phạm, 2010 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hướng dẫn sử dụng kênh hình trong sách giáo khoa lịch sử lớp 11 THPT
Nhà XB: Nxb Đại học sư phạm
2. Lâm Quang Dốc. Bản đồ chuyên đề. Nxb Đại học sư phạm, H, 2002 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bản đồ chuyên đề
Nhà XB: Nxb Đại học sư phạm
3. Lâm Quang Dốc. Bản đồ giáo khoa (Sách dùng cho sinh viên khoa lịch sử ). Nxb Đại học quốc gia Hà Nội, 1997 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bản đồ giáo khoa
Nhà XB: Nxb Đại học quốc gia Hà Nội
4. Hồ Ngọc Đại. Tâm lí học dạy học. Nxb Giáo dục, H, 1983 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tâm lí học dạy học
Nhà XB: Nxb Giáo dục
5. Đairi N. G. Chuẩn bị giờ học Lịch sử như thế nào?. Nxb Giáo dục, H, 1973. (Đặng Bích Hà và Nguyễn Cao Lũy dịch) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chuẩn bị giờ học Lịch sử như thế nào
Nhà XB: Nxb Giáo dục
6. Trần Quốc Đắc. Cơ sở và nguyên tắc xây dựng bản tiêu chuẩn thiết bị giảng dạy ở trường phổ thông. Nghiên cứu giáo dục, số 4/1990 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cơ sở và nguyên tắc xây dựng bản tiêu chuẩn thiết bị giảng dạy ở trường phổ thông
7. Đổi mới việc dạy học lịch sử “Lấy học sinh làm trung tâm”. Nxb Đại học quốc gia Hà Nội, 1996 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đổi mới việc dạy học lịch sử “Lấy học sinh làm trung tâm”
Nhà XB: Nxb Đại học quốc gia Hà Nội
8. Phạm Văn Đồng. Phương pháp dạy học phát huy tính tích cực – một phương pháp vô cùng quí báu. Tạp chí trung học phổ thông – Khoa học xã hội, số 1 -1995 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp dạy học phát huy tính tích cực – một phương pháp vô cùng quí báu
9. Exipôp B.P. Những cơ sở của lí luận dạy học. Tập I, Nxb Giáo dục, H, 1971. (Nguyễn Ngọc Quang dịch) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những cơ sở của lí luận dạy học
Nhà XB: Nxb Giáo dục
10. Đinh Thị Bảo Hoa. Bản đồ đại cương. ĐHQG Hà Nội, Trường ĐHKH Tự nhiên, H, 1999 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bản đồ đại cương
11. Lênin. Bút kí triết học. Nxb Sự thật, H, 1963 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bút kí triết học
Nhà XB: Nxb Sự thật
12. Lịch sử lớp 11 (sách giáo viên). Nxb Giáo dục, H, 2007 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử lớp 11 (sách giáo viên)
Nhà XB: Nxb Giáo dục
14. Phan Ngọc Liên. Bản đồ trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông. Cục đo đạc và bản đồ nhà nước, H, 1987 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bản đồ trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông
16. Phan Ngọc Liên (chủ biên), Trịnh Đình Tùng, Nguyễn Thị Côi. Phương pháp dạy học lịch sử. Tập I, Nxb Đại học sư phạm, H, 2002 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp dạy học lịch sử
Nhà XB: Nxb Đại học sư phạm
17. Phan Ngọc Liên (chủ biên), Trịnh Đình Tùng, Nguyễn Thị Côi. Phương pháp dạy học lịch sử. Tập II, Nxb Đại học sư phạm, H, 2002 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp dạy học lịch sử
Nhà XB: Nxb Đại học sư phạm
18. Phan Ngọc Liên và Trần Văn Trị (chủ biên), Trịnh Đình Tùng, Nguyễn Thị Côi, Phan Thế Kim, Nguyễn Hữu Chí, Phạm Hồng Việt. Phương pháp dạy học lịch sử. Nxb Giáo dục, H, 2000 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp dạy học lịch sử
Nhà XB: Nxb Giáo dục
19. Phan Ngọc Liên, Phạm Kì Tá. Đồ dùng trực quan trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông cấp hai. Nxb Giáo dục, H, 1976 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đồ dùng trực quan trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông cấp hai
Nhà XB: Nxb Giáo dục
20. Phan Ngọc Liên, Trần Văn Trị. Phương pháp dạy học lịch sử. Tập I, Nxb Giáo dục, H, 1978 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp dạy học lịch sử
Nhà XB: Nxb Giáo dục
21. Phan Ngọc Liên, Trịnh Đình Tùng. Phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy học lịch sử ở trung học cơ sở. Nxb Giáo dục, H, 1999 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy học lịch sử ở trung học cơ sở
Nhà XB: Nxb Giáo dục
22. Phan Ngọc Liên, Trương Hữu Quýnh. Giáo trình phương pháp luận sử học. Nxb ĐHSP Hà Nội I, H, 1982 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình phương pháp luận sử học
Nhà XB: Nxb ĐHSP Hà Nội I

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w