Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi lựa chọn vấn đề “Vận dụng quy trình dạy học theo hướng tiếp cận chuẩn quốc tế vào môn Lịch sử ở trường trung học phổ thông Phần Lịch sử thế giới
Trang 11
Vận dụng quy trình dạy học theo hướng tiếp cận chuẩn quốc tế vào môn lịch sử ở trường trung học
phổ thông (phần lịch sử thế giới cổ đại và
trung đại lớp 10, chương trình chuẩn Practical applying international standard approach teaching process to History teaching in high school (part: historic of the Earth at Antiquity and Middle Ages for 10th class, standard program)
NXB H : ĐHGD, 2012 Số trang 116 tr +
Vũ Thị Thúy Hải
Trường Đại học Giáo dục Luận văn ThS ngành: Lý luận và phương pháp dạy học (bộ môn Lịch sử);
Mã số: 60 14 10 Người hướng dẫn: PGS.TS Trần Kim Đỉnh
Năm bảo vệ: 2012
Abstract Nghiên cứu lí luận về quy trình dạy học theo hướng tiếp cận chuẩn quốc tế vào
môn Lịch sử ở trường trung học phổ thông (THPT) Tiến hành khảo sát thực trạng dạy và học môn Lịch sử tại một số trường THPT: Trần Phú - Hoàn Kiếm (Hà Nội), Bình Sơn (Vĩnh Phúc), Ngô Sỹ Liên (Bắc Giang) Đề xuất một số biện pháp vận dụng quy trình dạy học theo hướng tiếp cận chuẩn quốc tế vào dạy học phần Lịch sử thế giới cổ đại và trung đại lớp 10, chương trình chuẩn Tiến hành thực nghiệm sư phạm và đánh giá hiệu quả của việc vận dụng quy trình dạy học theo hướng tiếp cận chuẩn quốc tế vào môn Lịch sử tại trường THPT Bình Sơn - Vĩnh Phúc
Keywords: Lịch sử; Phương pháp dạy học; Phổ thông trung học; Lịch sử thế giới
Content
1 Lý do chọn đề tài
Chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam giai đoạn 2009 - 2020 đã nêu rõ: “Giáo dục và đào tạo có
sứ mạng đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, góp phần xây dựng nền văn hóa tiên tiến của đất nước trong bối cảnh toàn cầu hóa, đồng thời tạo lập nền tảng và động lực công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” [2, tr.15] Để đạt được mục đích này, yêu cầu đặt ra đối với ngành giáo dục là phải đổi mới một
cách toàn diện, có hệ thống từ mục tiêu, nội dung, phương pháp dạy - học, phương pháp kiểm tra đánh giá cho đến việc xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, giúp người học có thể chủ động, tích cực, phát triển các kỹ năng và vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sống
Trong dạy học nói chung và dạy học lịch sử nói riêng, việc xây dựng quy trình dạy học có vai trò đặc biệt quan trọng, góp phần quyết định vào sự thành công của từng giờ học, môn học Nó cho giúp giáo viên có thể tư duy một cách hệ thống về các thành tố hiện hữu trong quá trình tổ chức giờ
Trang 22
giảng, chủ động trong thực thi và có được những đánh giá, phản hồi hữu ích trong phát triển chuyên môn Một giờ học sẽ không thể thành công nếu như mỗi giáo viên không có sự chuẩn bị chu đáo từ trước
Chương trình đào tạo cấp văn bằng, chứng chỉ quốc tế dành cho giáo viên và chuyên gia đào tạo của Đại học Khảo thí Quốc tế Cambridge đã và đang được triển khai ở nhiều nước trên thế giới Tham gia khóa học, các học viên đã được tiếp cận cách thức triển khai dạy học theo một quy trình sư phạm bao gồm nhiều yếu tố cấu thành được đặt trong mối liên hệ hữu cơ, mật thiết với nhau, đảm bảo các mục tiêu đặt ra của bài học, môn học, chương trình học Có thể khẳng định rằng, chương trình đào tạo của Đại học Khảo thí Quốc tế Cambridge đã đề ra được một quy trình dạy học mới, hiệu quả và phù hợp với xu thế dạy học hiện nay ở Việt Nam, góp phần quan trọng vào việc nâng cao chất lượng dạy học nói chung và dạy học môn Lịch sử ở trường phổ thông nói riêng
Tuy nhiên, thực tế dạy và học lịch sử ở các trường phổ thông hiện nay cho thấy, hầu hết các giáo viên chưa quan tâm đúng mức tới việc triển khai bài dạy theo một quy trình phát huy được tối đa tính tích cực chủ động, sáng tạo trong học tập của học sinh Giáo viên thường chỉ quan tâm đến khâu triển khai kế hoạch bài dạy trên lớp mà chưa quan tâm, chú ý đúng mức đến khâu chuẩn bị và đánh giá cải tiến thông qua việc thu thập thông tin phản hồi của học sinh Điều đó làm ảnh hưởng đến chất lượng dạy và học môn Lịch sử
Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi lựa chọn vấn đề “Vận dụng quy trình dạy học theo
hướng tiếp cận chuẩn quốc tế vào môn Lịch sử ở trường trung học phổ thông (Phần Lịch sử thế giới cổ đại và trung đại lớp 10, chương trình chuẩn)” làm đề tài nghiên cứu của mình
2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Xây dựng quy trình dạy học nói chung và môn Lịch sử nói riêng đã thu hút sự quan tâm của đông đảo các nhà nghiên cứu ở cả trong và ngoài nước Cho tới nay, đã có không ít các sách chuyên khảo, tạp chí và luận văn đề cập đến vấn đề này
Tài liệu tập huấn “Chương trình đào tạo cấp bằng, chứng chỉ quốc tế của Đại học Khảo thí Quốc tế
Cambridge cho giáo viên và chuyên gia đào tạo” của Đại học Khảo thí Quốc tế Cambridge (bản dịch tiếng
Việt) đã cung cấp cho người học một quy trình rõ ràng trong triển khai dạy học Theo cách tiếp cận của Đại học Khảo thí Quốc tế Cambridge, để có thể đem lại những kết quả tốt nhất, công việc dạy học cần phải được bắt đầu
từ khâu chuẩn bị kế hoạch dạy học, cho đến thực thi và đánh giá cải tiến Mỗi khâu của quy trình lại bao gồm
nhiều bước nhỏ hơn và chúng được đặt trong mối liên hệ hữu cơ với nhau Bên cạnh đó, tài liệu cũng đưa ra những chỉ dẫn khi tiến hành lập kế hoạch dạy học cho từng bài học cụ thể Đây là nguồn tài liệu tham khảo quan trọng trong quá trình chúng tôi thực hiện đề tài luận văn của mình
Các tác giả Phan Ngọc Liên, Trịnh Đình Tùng và Nguyễn Thị Côi trong cuốn “Phương pháp
dạy học lịch sử” (tập II) đã đưa ra quan niệm của mình về việc chuẩn bị bài học lịch sử trước khi tiến
hành triển khai trên lớp, trong đó nhấn mạnh “Việc chuẩn bị bài học là điều kiện quan trọng để hoàn
thành tốt nhiệm vụ dạy học” [21, tr.153] Ngoài ra, các tác giả còn đưa ra một số nguyên tắc trong
Trang 33
quá trình chuẩn bị bài học mà giáo viên phải chú ý như xác định loại bài, vị trí, mục tiêu của bài học, xây dựng đề cương và viết giáo án bài giảng
Vấn đề xây dựng quy trình dạy học cũng đã được đi sâu nghiên cứu dưới góc độ các đề tài luận văn
thạc sĩ như tác giả Cao Thị Mai Len - Đại học Giáo dục - ĐHQG Hà Nội với đề tài “Xây dựng quy trình
giảng dạy phần tổ hợp lớp 11 trung học phổ thông theo hướng tiếp cận chuẩn quốc tế” (2009), tác giả
Nguyễn Xuân Trường - ĐHSP Hà Nội (1998) với đề tài “Cấu trúc giờ học lịch sử ở trường phổ thông
trung học theo hướng dạy học “lấy người học làm trung tâm” Các luận văn đã chỉ ra một số nguyên tắc và
biện pháp khi thiết kế bài học cũng như quy trình cụ thể của một giờ học lịch sử
Những kết quả nghiên cứu của các tác giả đi trước và khóa luận tốt nghiệp của bản thân chính
là nguồn tài liệu quý báu, là những căn cứ, gợi ý có giá trị cho chúng tôi thực hiện luận văn này
3 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng
Một số biện pháp vận dụng quy trình dạy học theo hướng tiếp cận chuẩn quốc tế vào dạy học lịch sử ở trường THPT nói chung và phần Lịch sử thế giới cổ đại và trung đại lớp 10 nói riêng
3.2 Phạm vi
Về nội dung, với phạm vi của một luận văn tốt nghiệp, đề tài tập trung vào việc nghiên cứu quy trình dạy học theo chương trình tập huấn dành cho giáo viên của trường Đại học Khảo thí Quốc tế Cambridge, từ
đó vận dụng vào dạy học phần Lịch sử thế giới cổ đại và trung đại lớp 10, chương trình chuẩn
Về phạm vi điều tra, khảo sát thực trạng: tiến hành tại trường THPT Trần Phú - Hoàn Kiếm (Hà Nội), Bình Sơn (Vĩnh Phúc), Ngô Sỹ Liên (Bắc Giang)
Về phạm vi thực nghiệm: tiến hành tại trường THPT Bình Sơn - Vĩnh Phúc
4 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
4.1 Mục đích
Trên cơ sở khẳng định vai trò, sự cần thiết của việc xây dựng quy trình dạy học môn Lịch sử ở trường THPT theo hướng tiếp cận chuẩn quốc tế, đề tài đề xuất một số biện pháp vận dụng quy trình dạy học theo hướng tiếp cận chuẩn quốc tế vào dạy học phần Lịch sử thế giới cổ đại và trung đại lớp 10, chương trình chuẩn nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy và học môn Lịch sử ở trường THPT
4.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu lí luận về quy trình dạy học theo chương trình tập huấn của Đại học Khảo thí Quốc tế Cambridge
- Tiến hành khảo sát thực trạng dạy và học môn Lịch sử tại một số trường THPT: Trần Phú - Hoàn Kiếm (Hà Nội), Bình Sơn (Vĩnh Phúc), Ngô Sỹ Liên (Bắc Giang)
- Đề xuất một số biện pháp vận dụng quy trình dạy học theo hướng tiếp cận chuẩn quốc tế vào dạy học phần Lịch sử thế giới cổ đại và trung đại lớp 10, chương trình chuẩn
Trang 44
- Tiến hành thực nghiệm sư phạm và đánh giá hiệu quả của việc vận dụng quy trình dạy học theo hướng tiếp cận chuẩn quốc tế vào môn Lịch sử tại trường THPT Bình Sơn - Vĩnh Phúc
5 Cơ sở phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
5.1 Cơ sở phương pháp luận
Dựa trên những quan điểm của chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm đường lối của Đảng và Nhà nước ta về lịch sử, giáo dục
5.2 Phương pháp nghiên cứu
- Nghiên cứu lí thuyết: đọc và phân tích, tổng hợp tài liệu, sách báo, tạp chí, internet… về quy trình dạy học theo chương trình tập huấn của Đại học Khảo thí Quốc tế Cambridge
- Nghiên cứu thực tiễn: quan sát, dự giờ, điều tra, phỏng vấn giáo viên và học sinh để đánh giá thực trạng dạy học lịch sử ở trường phổ thông hiện nay; thực nghiệm sư phạm nhằm kiểm tra, đối chứng kết quả nghiên cứu của luận văn
6 Giả thuyết khoa học
Nếu giáo viên vận dụng quy trình dạy học tiếp cận chuẩn quốc tế theo cách thức mà đề tài đề xuất sẽ đáp ứng được nhu cầu người học, tạo hứng thú học tập lịch sử nói chung, học tập phần Lịch
sử thế giới cổ đại và trung đại lớp 10 nói riêng, góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn Lịch sử ở trường THPT hiện nay
7 Đo ́ ng góp của đề tài
Thực hiện tốt những nhiệm vụ đề ra, luận văn góp phần:
- Khẳng định vai trò, sự cần thiết của việc vận dụng quy trình dạy học theo hướng tiếp cận chuẩn quốc tế vào môn Lịch sử ở trường THPT
- Đánh giá được thực trạng dạy học lịch sử nói chung, thực trạng triển khai quy trình dạy học trong môn Lịch sử nói riêng
- Đề xuất một số biện pháp vận dụng quy trình dạy học theo hướng tiếp cận chuẩn quốc tế vào môn Lịch sử ở trường THPT
8 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
- Ý nghĩa khoa học: làm phong phú thêm lí luận phương pháp dạy học lịch sử nói chung và vấn đề xây dựng quy trình dạy học môn Lịch sử ở trường THPT nói riêng
- Ý nghĩa thực tiễn: là nguồn tài liệu tham khảo cho sinh viên các trường Cao đẳng, Đại học Sư phạm, Đại học Giáo dục; GV môn Lịch sử và bản thân tác giả luận văn vận dụng trong quá trình dạy học ở trường THPT
9 Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn bao gồm 2 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc vận dụng quy trình dạy học theo hướng tiếp cận chuẩn quốc tế vào môn Lịch sử ở trường trung học phổ thông
Trang 55
Chương 2: Vận dụng quy trình dạy học theo hướng tiếp cận chuẩn quốc tế vào Phần Lịch sử thế giới cổ đại và trung đại lớp 10, chương trình chuẩn
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC VẬN DỤNG QUY TRÌNH DẠY HỌC
THEO HƯỚNG TIẾP CẬN CHUẨN QUỐC TẾ VÀO MÔN LỊCH SỬ
Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 1.1 Cơ sở lí luận
1.1.1 Khái niệm quy trình dạy học
Từ việc xem xét và chỉ ra bản chất của các khái niệm dạy - học, chúng ta có thể đưa ra định nghĩa về
quy trình dạy học như sau: Quy trình dạy - học là một quá trình tương tác có chủ định giữa các yếu tố cấu thành
nhằm tạo ra sự thay đổi hành vi của người học, hướng tới những mục tiêu giáo dục cao hơn [9, tr.1]
1.1.2 Quan niệm về quy trình dạy học theo hướng tiếp cận chuẩn quốc tế
Theo cách tiếp cận trong đào tạo giáo viên đạt chuẩn quốc tế của Đại học Khảo thí Quốc tế Cambridge thì quy trình dạy học được xem xét trên một quan điểm hệ thống, bao gồm ba giai đoạn với các thành tố liên kết thành một chu trình và tác động qua lại với nhau theo sơ đồ sau:
Sơ đồ 1.1 Quy trình dạy học tiếp cận chuẩn quốc tế
Chuẩn
bị
Thực
thi
Đánh
giá cải
tiến
Kế hoạc
h bài dạy
Phân tích nhu cầu
Xác định mục tiêu môn học, bài học
Mục tiêu bài dạy
Lựa chọn, sắp xếp nội dung dạy học
Lựa chọn hình thức, PP, PT dạy học
Đánh giá kết quả học tập
Lập kế hoạch đánh giá cải tiến sau một bài, một học kỳ, một năm học
Lưu trữ hồ sơ, tài liệu
Lập kế hoạch dạy học/đề cương môn
học
Lựa chọn hình thức, PP kiểm tra,
đánh giá
Trang 66
(Nguồn: Tài liệu tập huấn kỹ năng nghề nghiệp cho giảng viên của Khoa Sư phạm - ĐHQG Hà
Nội năm 2009) 1.1.3 Yêu cầu chuẩn nghề nghiệp của giáo viên trung học phổ thông Việt Nam theo quy định của
Bộ Giáo dục và Đào tạo
Trong quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên THPT, Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam cũng
đã đưa ra các tiêu chí đánh giá và yêu cầu giáo viên thực hiện để đảm bảo cho việc dạy học được tiến
hành một cách có hiệu quả từ Năng lực tìm hiểu đối tượng và môi trường giáo dục cho đến Năng lực
dạy học với các khâu lập kế hoạch, lựa chọn nội dung, phương pháp, phương tiện, hình thức kiểm
tra, đánh giá và xây dựng môi trường dạy học, đảm bảo các điều kiện tốt nhất cho việc dạy học Điều
đó cho thấy, trong việc đưa ra chuẩn nghề nghiệp giáo viên THPT, bên cạnh việc xây dựng các tiêu chí phù hợp với thực tiễn giáo dục Việt Nam, Bộ Giáo dục và Đào tạo nước ta đã tiếp thu kinh nghiệm tiên tiến của nền giáo dục thế giới, tiếp cận với chuẩn của mô hình đào tạo giáo viên quốc tế
1.1.4 Sự cần thiết của việc vận dụng quy trình dạy học theo hướng tiếp cận chuẩn quốc tế vào môn Lịch sử ở trường trung học phổ thông
Thứ nhất, việc vận dụng quy trình dạy học theo hướng tiếp cận chuẩn quốc tế sẽ mang lại
cho cả người học và người dạy một ý tưởng rõ ràng về mục tiêu bài học, mục tiêu môn học, chương trình học và cả quá trình dạy học
Thứ hai, quy trình dạy học theo hướng tiếp cận chuẩn quốc tế giúp cho giáo viên có sự chuẩn
bị kỹ càng, chu đáo về nội dung bài học mà họ sẽ dạy, dự tính được những nguồn tài liệu mà họ sẽ sử dụng cho bài giảng của mình, tiết kiệm được thời gian do đã chuẩn bị chu đáo từ trước và tập trung vào nhu cầu của học sinh
Thứ ba, việc vận dụng quy trình dạy học theo hướng tiếp cận chuẩn quốc tế làm cho giáo
viên ý thức được mục đích và thành quả đạt được, đặt trọng tâm vào mục tiêu chung, không bị lạc đề sang những nội dung không cần thiết và không hoàn thành bài giảng
Thứ tư, quy trình dạy học theo hướng tiếp cận chuẩn quốc tế không chỉ tạo ra một cơ sở vững
chắc để giáo viên xem xét, đánh giá bài giảng của mình mà nó còn tạo nên một điểm khởi đầu cho những kế hoạch tiếp theo mà giáo viên phải tiến hành trong tương lai
1.1.5 Yêu cầu của việc vận dụng quy trình dạy học theo hướng tiếp cận chuẩn quốc tế vào môn Lịch sử ở trường trung học phổ thông
1.1.5.1 Vận dụng quy trình dạy học theo hướng tiếp cận chuẩn quốc tế phải đảm bảo tính hệ thống 1.1.5.2 Vận dụng quy trình dạy học theo hướng tiếp cận chuẩn quốc tế phải phù hợp với đối tượng dạy học
Trang 77
1.2 Thực trạng dạy học môn Lịch sử ở trường THPT
1.2.1 Nội dung điều tra, khảo sát
Đối với giáo viên: nội dung điều tra, khảo sát tập trung vào các vấn đề cơ bản sau:Quan
niệm của giáo viên về vai trò, sự cần thiết của việc xây dựng kế hoạch dạy học; Các bước triển khai khi tiến hành bài học của giáo viên; Vai trò và mức độ thường xuyên phân tích nhu cầu cũng như lấy
ý kiến phản hồi của học sinh trong quá trình xây dựng và triển khai bài dạy; Những khó khăn của giáo viên trong việc triển khai quy trình dạy học
Đối với học sinh: nội dung điều tra, khảo sát tập trung vào các vấn đề cơ bản sau: Mức độ
yêu thích môn Lịch sử của học sinh; Mức độ sử dụng các phương pháp dạy học lịch sử của giáo viên trong giờ học; Mức độ hứng thú của học sinh đối với các phương pháp dạy học mà giáo viên
đã triển khai; Quy trình triển khai bài dạy trên lớp của giáo viên; Mức độ thường xuyên tạo cơ hội cho học sinh tự kiểm tra đánh giá trong giờ học; Mức độ thường xuyên lấy ý kiến của học sinh trước khi tiến hành bài học và ý kiến phản hồi của học sinh sau khi kết thúc giờ học để cái tiến cho bài dạy của giáo viên;
1.2.2 Kết quả điều tra, khảo sát
Sau khi tiến hành phỏng vấn trực tiếp, điều tra bằng phiếu thăm dò ý kiến đối với 17 GV và
160 HS, qua phân tích, tổng hợp chúng tôi thu được kết quả như sau:
* Về việc xác định nhu cầu và phong cách học tập của học sinh
Phần lớn giáo viên chưa thấy được ý nghĩa của khâu xác định nhu cầu và phong cách học tập của học sinh Việc xây dựng quy trình dạy học chỉ được tiến hành dựa trên mục tiêu, nội dung cơ bản được quy định trong chuẩn kiến thức kỹ năng Vì vậy, trong quá trình triển khai bài dạy của mình, giáo viên chưa phân hóa được nội dung trên cơ sở đặc điểm của các nhóm đối tượng khác nhau trong lớp, chưa tạo được hứng thú và động cơ học tập cho học sinh
* Về việc xác định mục tiêu bài học
Mặc dù, đã chỉ ra được những mục tiêu cơ bản cần đạt của học sinh sau khi học xong bài học
về các mặt kiến thức, kỹ năng, thái độ, song phần lớn các mục tiêu mà giáo viên xác định đều chưa
rõ ràng, chi tiết và có thể lượng hóa được
* Về chuẩn bị phương tiện và tài liệu dạy học
Giáo viên đã xác định được những tài liệu tham khảo, các thiết bị, đồ dùng dạy học cần thiết
để sử dụng, phục vụ cho bài giảng Các tài liệu dạy học mà giáo viên chuẩn bị phù hợp với nội dung
và đặc thù kiến thức của từng bài, tạo ra được sự hứng thú và hỗ trợ nhất định cho việc học của học sinh Tuy nhiên, nhìn một cách tổng thể, các tài liệu dạy học mà giáo viên chuẩn bị chưa đa dạng, phong phú
Trang 88
* Về tổ chức các hoạt động dạy và học
Nhìn tổng thể, kế hoạch dạy học của các giáo viên thiết kế đã thể hiện khá rõ ràng các hoạt động dạy và học của thầy và trò trong giờ học như: kiểm tra bài cũ, dạy bài mới, củng cố, sơ kết bài học…
Tuy nhiên, kế hoạch dạy học chưa thể hiện được những thao tác cụ thể của giáo viên và học sinh dự kiến diễn ra trong giờ học Do vậy, khi tiến hành bài giảng, chủ yếu diễn ra dưới dạng thuyết trình (truyền thụ) những nội dung đã được trình bày trong sách giáo khoa, học sinh lắng nghe và ghi chép, làm mất đi khả năng tích cực, chủ động, sáng tạo trong học tập của các em
Các phương pháp mà giáo viên sử dụng khá phù hợp với đặc trưng, mục tiêu và nội dung bài học, tuy nhiên chưa đa dạng, phong phú, đáp ứng các phong cách học khác nhau của người học Qua khảo sát ý kiến của 160 học sinh ở một số trường THPT trên địa bàn Hà Nội, Vĩnh Phúc Bắc Giang… chúng tôi thu được kết quả về mức độ sử dụng các phương pháp dạy học lịch sử của giáo viên như sau:
Bảng 1.2 Mức độ thường xuyên sử dụng các PPDH lịch sử
trong giờ học của GV
Như vậy, có thể thấy rằng, phần lớn giáo viên chỉ sử dụng phương pháp thuyết trình và vấn
đáp trong giờ học, chưa chú ý và quan tâm đúng mức tới các phương pháp dạy học phát huy được
tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh như: thảo luận, nêu vấn đề, trực quan… Điều này cho
thấy, kiến thức lịch sử mà học sinh thu nhận được chủ yếu thông qua truyền thụ một chiều từ phía giáo viên Học sinh không có nhiều cơ hội để phát triển khả năng tư duy, sáng tạo và chủ động chiếm lĩnh Đây chính là một trong những lý do làm cho học sinh dần cảm thấy nhàm chán, khó khăn đối với việc học môn Lịch sử
1.2.3 Yêu cầu đặt ra từ thực trạng dạy và học môn Lịch sử ở trường trung học phổ thông
Thực trạng triển khai quy trình dạy học môn Lịch sử ở trường THPT hiện nay, bên cạnh những việc đã làm tốt, còn tồn tại một số hạn chế, bất cập sau:
Trang 99
- Thứ nhất, việc xác định mục tiêu bài học chưa cụ thể, rõ ràng và chi tiết Các mục tiêu mà
giáo viên xác định còn chung chung và chưa lượng hóa được Hơn nữa, trong tiến trình giờ dạy của mình, hầu hết các giáo viên chưa thông báo tới học sinh các mục tiêu mà học sinh cần đạt trước khi bắt đầu bài học Vì vậy, học sinh chưa có định hướng rõ ràng cho việc học tập
- Thứ hai, các phương pháp dạy học mà giáo viên triển khai chưa đa dạng, phong phú, chưa
đáp được các phong cách học tập khác nhau cũng như chưa phát huy được hết tính tích cực, chủ động của học sinh trong việc chủ động chiếm lĩnh kiến thức
- Thứ ba, các phương tiện và tài liệu dạy học mà giáo viên sử dụng trong bài dạy cũng chưa
phong phú, đa dạng Một số phương tiện, tài liệu trong sách giáo khoa như tranh ảnh, lược đồ… còn chưa được các giáo viên sử dụng một cách triệt để theo chiều hướng phát huy tính tích cực, chủ động cho học sinh Điều đó làm hạn chế khả năng tiếp nhận thông tin của các em, giảm sự hứng thú, hấp dẫn đối với môn học
- Thứ tư, các hình thức kiểm tra đánh giá việc đạt mục tiêu dạy học của giáo viên đôi khi còn
mang tính chất hình thức, giáo điều, chưa kịp thời, khuyến khích và tạo động lực cho người học, vì
sự tiến bộ của người học
- Thứ năm, trong quá trình xây dựng quy trình dạy học, giáo viên chưa quan tâm và dành thời
gian cho việc phân tích, điều tra nhu cầu trước khi tiến hành bài dạy hay thực hiện việc lấy ý kiến phản hồi để đánh giá cải tiến tốt hơn cho bài dạy lần sau
Những hạn chế trên đã một lần nữa chứng tỏ công tác chuẩn bị và triển khai bài học lịch sử của giáo viên ở các trường THPT hiện nay còn tồn tại nhiều bất cập và chưa thực sự được bản thân mỗi giáo viên chú ý đúng mức Vì vậy, việc đưa ra một quy trình cụ thể với những hướng dẫn chi tiết cho việc dạy học là điều cần thiết để nâng cao hiệu quả bài học Lịch sử ở trường THPT Đây chính là
cơ sở thực tiễn để chúng tôi đề xuất một số biện pháp vận quy trình dạy học theo hướng tiếp cận chuẩn quốc tế vào môn Lịch sử ở trường THPT
CHƯƠNG 2 VẬN DỤNG QUY TRÌNH DẠY HỌC THEO HƯỚNG TIẾP CẬN CHUẨN QUỐC TẾ VÀO PHẦN LỊCH SỬ THẾ GIỚI CỔ ĐẠI VÀ TRUNG ĐẠI LỚP 10, CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN
2.1 Vị trí, mục tiêu, nội dung cơ bản của phần Lịch sử thế giới cổ đại và trung đại lớp 10, chương trình chuẩn
2.1.1 Vị trí, mục tiêu
2.1.1.1 Vị trí
Nội dung phần Lịch sử thế giới cổ đại và trung đại có vị trí không thể tách rời lịch sử phát triển của xã hội loài người Tìm hiểu về xã hội cổ đại và trung đại về cả mặt kinh tế, chính trị và tư
Trang 1010
tưởng sẽ giúp học sinh hiểu được bước phát triển của lịch sử xã hội loài người, chuẩn bị những điều kiện cần thiết để định hướng cách học cho cả quá trình học tập môn Lịch sử bậc THPT Nhận thức đúng đắn, chính xác, nắm được quy luật đi lên của lịch sử giai đoạn này mới có thể hiểu bản chất và giúp cho việc học tập giai đoạn sau tốt hơn
2.1.1.2 Mục tiêu
- Vê kiến thức:
Học sinh hiểu được những nét chính về điều kiện tự nhiên, sự phát triển và đặc điểm kinh tế của các quốc gia cổ đại phương Đông và phương Tây Trên cơ sở đó, học sinh so sánh được các đặc điểm cơ bản về tự nhiên, kinh tế, xã hội cũng như những thành tựu đạt được giữa các quốc gia của hai khu vực này
Bước sang thời kỳ phong kiến, học sinh hiểu được quá trình hình thành xã hội phong kiến của Trung Quốc, Ấn Độ, các nước Đông Nam Á Qua đó phân tích để thấy được những đặc điểm riêng về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của từng quốc gia
Đối với phần Tây Âu thời trung đại, học sinh cần hiểu được quá trình hình thành xã hội
phong kiến châu Âu; Hiểu được khái niệm “lãnh địa phong kiến” và đặc trưng của kinh tế lãnh địa;
Giải thích được nguyên nhân xuất hiện của thành thị trung đại và vai trò của thành thị đối với tiến trình đi lên của Lịch sử nhân loại; Đánh giá được những đóng góp của các cuộc phát kiến địa lý đối với sự phát triển kinh tế châu Âu thời trung đại
- Về kỹ năng:
Là phần có dung lượng kiến thức phong phú nên sau khi học xong phần Lịch sử thế giới cổ đại và trung đại, giáo viên cần hình thành các kỹ năng cần thiết trong học tập bộ môn nói chung như kỹ năng xem xét các sự kiện lịch sử trong các quan hệ không gian, thời gian (đồng đại, lịch đại), kỹ năng làm việc với sách giáo khoa và các nguồn sử liệu, kỹ năng phân tích, so sánh, tổng hợp, khái quát, đánh giá các sự kiện, hiện tượng, các quy luật phát triển của lịch sử
- Về thái độ:
Khi học về lịch sử, văn hóa của các quốc gia cổ phương Đông và phương Tây đặc biệt là Trung Quốc, Ấn Độ, Hi - Lạp, Rôma, học sinh hình thành ý thức trân trọng nền văn hoá của các dân tộc trên thế giới, có tinh thần quốc tế chân chính, vì hoà bình, tiến bộ xã hội
2.1.2 Nội dung cơ bản
Chương II: Xã hội cổ đại
- Những nét chính về điều kiện tự nhiên, sự phát triển và đặc điểm kinh tế của các quốc gia cổ đại phương Đông; nét khái quát về thiên nhiên và đời sống của cư dân Địa Trung Hải, những biểu hiện và nguyên nhân của sự phát triển nghề thủ công và thương nghiệp của các quốc gia cổ đại phương Tây; nội dung của chế độ chiếm nô, hiểu được đời sống vật chất và địa vị xã hội của các giai cấp trong xã hội