luận văn
B GIO DC V O TO TRNG I HC NễNG NGHIP H NI ------- ------- GIANG HONG H NGHIấN CU S PHT TRIN CA TRNG Dấ TRONG NG NGHIM TI VIT NAM LUN VN THC S NễNG NGHIP Chuyên ngành : Thú y Mã số : 60.62.50 Ngời hớng dẫn khoa học: ts. Nguyễn hữu đức Khoa Cụng ngh sinh hc Trng HNN H Ni Hà Nội - 2011 Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………………. i LỜI CAM ðOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi. Các số liệu và kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kì công trình nghiên cứu nào khác. Tôi xin cam đoan rằng các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc. Tác giả luận văn Giang Hoàng Hà Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………………. ii LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành cảm ơn TS. Nguyễn Hữu Đức, Phó Trưởng Khoa Công nghệ sinh học – Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội đã tận tình hướng dẫn, góp ý và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn. Tôi xin chân trọng cảm ơn PGS.TS. Nguyễn Văn Thanh, Trưởng Bộ môn Ngoại Sản – Khoa Thú y và toàn thể các Thầy, Cô giáo thuộc Bộ môn Ngoại Sản, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội nơi tôi đăng ký sinh hoạt đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ, cung cấp thông tin cho tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu để hoàn thành luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn toàn thể các Thầy, Cô giáo và anh chị em kỹ thuật trong phòng thí nghiệp của Khoa Công nghệ sinh học đã hướng dẫn và giúp đỡ tôi thực hiện đề tài trong phòng thí nghiệm. Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của ông Nguyễn Văn Võ, chủ lò mổ dê thuộc quận Long Biên, Hà Nội và toàn thể anh chị em công nhân của lò mổ trong việc lấy mẫu trứng dê phục vụ nghiên cứu. Tôi xin chân trọng cảm ơn Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội, Viện Đào tạo Sau đại học, các Thầy, Cô giáo Khoa Thú y đã tạo điều kiện, ủng hộ và giúp đỡ trong suốt quá trình học tập và hoàn thiện luận văn. Cuối cùng, tôi xin trân thành cảm ơn sự hậu thuẫn, tạo điều kiện và giúp đỡ, động viên về mọi mặt của gia đình và bạn bè trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Tác giả luận văn Giang Hoàng Hà Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………………. iii Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………………. iv DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT COCs Cumulus Oocyte Complexes cs cộng sự EGF Epidermal Growth Factor EGS Estrous Goat Serum FBS Fetal Bovine Serum FCS Fetal Calf Serum FF Follicular Fluid FSH Follicular Stimulating Hormon GH Gonadotropin Hormon HCG Human Chorionic Gonadotropin IVC In Vitro Culture IVF In Vitro Fertilization IVM In Vitro Maturation LH Luteinizing Hormon MI, MII Metaphase I, II PBS Phosphate Buffered Saline PRL Prolactin TCM199 Tissue Culture Medium 199 Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………………. v MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .i LỜI CẢM ƠN . ii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .iv MỤC LỤC v DANH MỤC BẢNG . vii DANH MỤC BIỂU ĐỒ . viii PHẦN 1. MỞ ðẦU .1 1.1. Mục tiêu và cách tiếp cận của đề tài .4 1.2. Tính cấp thiết của đề tài 5 PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 7 2.1. Đặc điểm và khả năng sinh sản của con dê .7 2.2.Các yếu tố trong việc nuôi thành thục trứng trong ống nghiệm 11 2.2.1. Điều kiện nuôi 11 2.2.2. Môi trường nuôi .12 2.2.3. Các chất bổ sung vào môi trường nuôi 13 2.3. Một số phương pháp sử dụng để nuôi thành thục trứng trong ống nghiệm 18 2.3.1. Các phương pháp khai thác trứng 18 2.3.2. Phân loại chất lượng trứng .20 2.3.3. Phương pháp nuôi trứng in vitro và đánh giá sự thành thục 22 2.4. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước .24 2.4.1. Tình hình nghiên cứu ngoài nước 24 2.4.2. Tình hình nghiên cứu trong nước .30 PHẦN 3. ðỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 32 3.1. Đối tượng và nội dung, địa điểm nghiên cứu 32 3.1.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 32 3.1.2. Nội dung nghiên cứu 32 Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………………. vi 3.1.3. Địa điểm nghiên cứu 32 3.2. Phương pháp nghiên cứu .33 3.2.1. Tiêu chí lựa chọn phương pháp 33 3.2.2. Thu và bảo quản buồng trứng dê Cỏ 33 3.2.3. Thu trứng từ buồng trứng .33 3.2.4. Nuôi thành thục trứng in vitro 34 3.2.5. Phân tách lớp tế bào cumulus .36 3.2.6. Đánh giá sự thành thục của trứng dê 37 3.2.7. Xử lý số liệu .37 PHẦN 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .38 4.1. Nghiên cứu các điều kiện thích hợp để thu và bảo quản buồng trứng 38 4.2. Nghiên cứu khả năng khai thác trứng dê từ buồng trứng .40 4.3. Nghiên cứu phân loại, đánh giá và nâng cao chất lượng trứng dê trước và sau nuôi in vitro 41 4.3.1. Ảnh hưởng của nồng độ enzym Hyaluronidaza .43 4.3.2. Ảnh hưởng của nhiệt độ môi trường 45 4.3.3. Ảnh hưởng của tác động cơ học đến thời gian xử lý với enzym Hyaluronidaza 46 4.3.4. Biến động của thời gian làm sạch các lớp tế bào cumulus 48 4.4. Nghiên cứu sự ảnh hưởng của FSH và nồng độ khí CO 2 , O 2 trong tủ nuôi đến trứng dê nuôi trong điều kiện in vitro. 50 4.4.1. Ảnh hưởng của nồng độ FSH .50 4.4.2. Ảnh hưởng của nồng độ Oxy .54 PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ ðỀ NGHỊ 57 5.1. Kết luận .57 5.2. Đề nghị 57 TÀI LIỆU THAM KHẢO .58 PHỤ LỤC 65 Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………………. vii DANH MỤC BẢNG Bảng 1: Ảnh hưởng của nhiệt độ bảo quản đến tỉ lệ trứng dê thành thục in vitro .38 Bảng 2 : Mức độ phân rã của lớp tế bào cumulus trong môi trường TCM199-Hepes có nồng độ enzym Hyaluronidaza khác nhau 44 Bảng 3: Mức độ phân rã của lớp tế bào cumulus trong TCM199-Hepes có bổ sung enzym Hyaluronidaza tại các nhiệt độ khác nhau 45 Bảng 4: Kết quả tách lớp tế bào cumulus bằng cách kết hợp sử dụng enzym Hyaluronidaza và tách cơ học ở các khoảng thời gian khác nhau 47 Bảng 5. Thời gian xử lý enzym để tách các lớp tế bào cumulus .49 Bảng 6. Tỷ lệ thành thục của trứng dê nuôi trong môi trường TCM199 với các nồng độ FSH khác nhau .52 Bảng 7. Tỷ lệ thành thục của trứng dê nuôi trong hai môi trường có nồng độ oxy khác nhau .54 Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………………. viii DANH MỤC BIỂU ðỒ Biểu đồ 1: Ảnh hưởng của nhiệt độ bảo quản đến tỉ lệ trứng dê thành thục in vitro 39 Biểu đồ 2. Mức độ phân rã trung bình của lớp tế bào cumulus trong môi trường TCM199-Hepes có nồng độ enzym Hyaluronidaza khác nhau .44 Biểu đồ 3. Mức độ phân rã của lớp tế bào cumulus trong TCM199- Hepes có bổ sung enzym Hyaluronidaza tại các nhiệt độ khác nhau .46 Biểu đồ 4: Kết quả tách lớp tế bào cumulus bằng cách kết hợp sử dụng enzym Hyaluronidaza và tách cơ học ở các khoảng thời gian khác nhau .47 Biểu đồ 5: Thời gian xử lý enzym để tách các lớp tế bào cumulus 49 Biểu đồ 6. Tương quan tỷ lệ thành thục của trứng dê nuôi trong môi trường TCM199 với các nồng độ FSH khác nhau 53 Biểu đồ 7. Tương quan tỷ lệ thành thục của trứng dê nuôi trong hai điều kiện oxy khác nhau 55 Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………………. 1 PHẦN 1. MỞ ðẦU Chăn nuôi dê đã được chú trọng phát triển từ rất lâu trên thế giới. Từ khoảng 2000 – 6000 năm trước công nguyên ở vùng núi Tây Á, dê đã được con người thuần hóa từ dê rừng (Nguyễn Đình Rao và cs, 1979) nhằm mục đích cung cấp thịt, lông, da…Con dê đã gắn bó với người nông dân từ rất lâu đó cho đến nay vẫn được coi là con vật của người nghèo bởi lẽ chúng là loài “ ăn lá cây, uống nước lã và hít khí trời” (Nguyễn Văn Thanh). Chăn nuôi dê không những ít vốn mà còn dễ chăm sóc bởi lẽ chúng rất ít bị bệnh, dễ thích nghi mà sản phẩm bán ra lại khá được giá. Theo thống kê năm 2004 của FAO cho biết: sản lượng thịt các loại của toàn Thế giới đạt 249.851.017 tấn, sản lượng thịt dê đạt 4.0910190 tấn (chiếm 1,64 % tổng sản lượng). Khu vực các nước đang phát triển là nơi sản xuất nhiều thịt dê nhất (3.903.357 tấn - chiếm 95,4% tổng sản lượng), tập trung chủ yếu ở Châu Á (3.003.742 tấn - chiếm 73,42%). Nước cung cấp nhiều thịt dê nhất là Trung Quốc (1.518.081 tấn), Ấn Độ (473.000 tấn), Pakistan (373.000 tấn). Sản lượng sữa các loại trên toàn Thế giới đạt 600.978.420 tấn, trong đó sữa dê là 11.816.315 tấn (chiếm 1,97%), tập trung ở các nước đang phát triển (9.277.942 tấn - 78,52%), đứng đầu là Ấn Độ (2.610.000 tấn), Bangladesh (1.312.000 tấn), Pakistan (1.312.000 tấn). Thế giới còn cung cấp 824.654 tấn da (trong đó Châu Á, Nam Thái Bình Dương đóng góp 421.673 tấn - chiếm 51,13%), 103.210 tấn lông. Hiện nay, Ủy ban thịt và gia súc Anh cho biết, sức tiêu thụ thịt trên thế giới sẽ tăng 35% từ năm 2000 đến năm 2010 do số người tiêu thụ thịt tăng lên 2,7 tỷ vào năm 2010, tập trung ở các nước đang phát triển. Tiêu thụ thịt dê, cừu dự đoán sẽ tăng lên trong các nước E.U trong khi tiêu thụ thịt bò, gia cầm và thịt lợn lại giảm xuống[16]. Trong khi đó ở Việt Nam, mặc dù điều kiện thời tiết, khí hậu và môi trường ở đây rất thuận lợi cho việc chăn nuôi dê và tuy dê cũng đã được nuôi . vậy tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: Nghiên cứu sự phát triển của trứng dê trong ống nghiệm tại Việt Nam . Trong phạp vi nghiên cứu của đề tài, tác giả. thành thục trứng dê Boer trong ống nghiệm ở nhiệt độ 38,5 0 C, 5%CO 2 trong 24 giờ để nghiên cứu sự ảnh hưởng của các phương pháp khai thác trứng đến khả