1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực trạng sản xuất rau và giải pháp phát triển rau an toàn ở thành phố bắc ninh

118 31 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 118
Dung lượng 4,84 MB

Nội dung

Kết quả chính và kết luận - Bắc Ninh là Thành phố có vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên thuận lợi cho phát triển sản xuất nông nghiệp đa dạng với nhiều loại cây trồng cho hiệu quả kinh t

Trang 1

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

DƯƠNG THỊ HẢI BẮC

THỰC TRẠNG SẢN XUẤT RAU VÀ GIẢI PHÁP

PHÁT TRIỂN RAU AN TOÀN Ở THÀNH PHỐ BẮC NINH

Người hướng dẫn khoa học: GS.TS Phạm Tiến Dũng

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2017

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo

vệ lấy bất kỳ học vị nào

Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám

ơn, các thông tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc

Hà Nội, ngày tháng năm 2017

Tác giả luận văn

Dương Thị Hải Bắc

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn, tôi đã nhận được

sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè, đồng nghiệp và gia đình

Nhân dịp hoàn thành luận văn, cho phép tôi được bày tỏ lòng kính trọng và biết

ơn sâu sắc tới GS.TS Phạm Tiến Dũng đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức, thời gian và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo, Bộ môn Phương pháp thí nghiệm và Thống kê sinh học, Khoa Nông học - Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, thực hiện đề tài và hoàn thành luận văn

Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ viên chức Văn phòng, UBND Thành phố, Phòng Kinh tế, Phòng Tài nguyên & Môi trường, Phòng Lao động thương binh và xã hội, Chi cục Thống kê, Chi cục Bảo vệ thực vật, Trạm Bảo vệ thực vật Thành phố Bắc Ninh, cán bộ và nhân dân địa phương nơi tôi tiến hành điều tra nghiên cứu đề tài đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tôi hoàn thành luận văn./

Hà Nội, ngày tháng năm 2017

Tác giả luận văn

Dương Thị Hải Bắc

Trang 4

MỤC LỤC

Lời cam đoan i

Lời cảm ơn ii

Mục lục iii

Danh mục các từ và thuật ngữ viết tắt vi

Danh mục bảng vii

Danh mục sơ đồ và hình ix

Trích yếu luận văn x

Thesis abstract xii

Phần 1 Mở đầu 1

1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1

1.2 Giả thuyết khoa học 2

1.3 Mục tiêu nghiên cứu 2

1.4 Phạm vi nghiên cứu 3

1.5 Những đóng góp mới, ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 3

1.5.1 Những đóng góp mới 3

1.5.2 Ý nghĩa khoa học 3

1.5.3 Ý nghĩa thực tiễn 3

Phần 2 Tổng quan về tài liệu 4

2.1 Cơ sở lý luận 4

2.1.1 Khái niệm rau an toàn 4

2.1.2 Điều kiện sản xuất rau an toàn 6

2.1.3 Yêu cầu ngoại cảnh đối với cây rau 8

2.1.4 Đặc điểm và tiêu chuẩn của rau an toàn 11

2.1.5 Giá trị dinh dưỡng và vai trò của cây rau 12

2.2 Cơ sở thực tiễn 15

2.2.1 Tình hình sản xuất rau trên thế giới 15

2.2.2 Tình hình sản xuất rau ở Việt Nam 18

Phần 3 Vật liệu và phương pháp nghiên cứu 24

3.1 Địa điểm nghiên cứu 24

3.2 Thời gian nghiên cứu 24

3.3 Đối tượng nghiên cứu 24

3.4 Nội dung nghiên cứu 24

Trang 5

3.4.1 Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội ở Thành phố Bắc Ninh 24

3.4.2 Đánh giá hiện trạng hệ thống sản xuất rau, rau an toàn ở Thành phố Bắc Ninh 25

3.5 Phương pháp nghiên cứu 26

3.5.1 Chọn điểm nghiên cứu 25

3.5.2 Phương pháp thu thập thông tin 25

3.5.3 Bố trí thí nghiệm 26

3.6 Phương pháp xử lý số liệu 27

Phần 4 Kết quả và thảo luận 28

4.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội ở Thành phố Bắc Ninh 28

4.1.1 Điều kiện tự nhiên 28

4.1.2 Điều kiện kinh tế xã hội 33

4.1.3 Kết cấu hạ tầng 39

4.1.4 Đánh giá chung 40

4.2 Thực trạng về sản xuất rau, rau an toàn ở Thành phố Bắc Ninh năm 2016 43

4.2.1 Thực trạng về quy mô, diện tích, năng suất, sản lượng rau 43

4.2.2 Thực trạng về chủng loại rau 44

4.2.3 Thời vụ sản xuất rau, các công thức luân canh có rau trong hệ thống trồng trọt 45

4.2.4 Hiệu quả kinh tế của các công thức trồng trọt chính 46

4.2.5 Thực trạng sử dụng phân bón trong sản xuất rau 49

4.2.6 Thực trạng sử dụng nguồn nước tưới trong sản xuất rau 52

4.2.7 Thực trạng sử dụng thuốc BVTV trên rau 53

4.2.8 Thực trạng về diện tích, chủng loại rau an toàn 56

4.2.9 Thực trạng về sản xuất rau và rau an toàn 57

4.2.10 Hệ thống tổ chức sản xuất, cung ứng rau an toàn 58

4.2.11 Một số tiến bộ trong sản xuất rau an toàn 59

4.2.12 Thu hoạch và tiêu thụ sản phẩm 60

4.3 Đánh giá hệ thống chính sách, tổ chức sản xuất, kiểm tra giám sát và cấp chứng nhận 64

4.3.1 Về chính sách 64

4.3.2 Về hệ thống chỉ đạo sản xuất, tiêu thụ 65

4.4 Kết quả thí nghiệm 67

4.5 Đề xuất những giải pháp nhằm phát triển sản xuất rau an toàn ở Thành phố Bắc Ninh 71

Trang 6

4.5.1 Qui hoạch vùng sản xuất 71

4.5.2 Áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất 72

4.5.3 Giải pháp đào tạo, tập huấn, thông tin, tuyên truyền 72

4.5.4 Xây dựng hệ thống tổ chức sản xuất 73

4.5.5 Giải pháp về tiêu thụ sản phẩm 74

4.5.6 Giải pháp về chính sách 74

Phần 5 Kết luận và kiến nghị 77

5.1 Kết luận 77

5.2 Kiến nghị 78

Tài liệu tham khảo 79

Phụ lục 1 83

Phụ lục 2 87

Trang 7

DANH MỤC CÁC TỪ VÀ THUẬT NGỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt Nghĩa tiếng Việt

BNN & PTNT Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn BVTV Bảo vệ thực vật

ĐVT Đơn vị tính

GAP Good Agricultural Practic

HTX Hợp tác xã

ICM Intergrated Crop Management

IPM Intergrated Pests Management

UBND Uỷ ban nhân dân

VietGAP Viet Namese Good Agricultural Practic

Trang 8

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1 Mức giới hạn tối đa cho phép của một số vi sinh vật và hóa chất gây

hại trong sản phẩm rau, quả, chè tươi 5

Bảng 2.2 Độ pH thích hợp cho các loại rau 10

Bảng 2.3 Thành phần dinh dưỡng trong 100g phần ăn được của một số loại rau cải ở Việt Nam 13

Bảng 2.4 Các nước xuất khẩu rau tươi lớn trên thế giới từ năm 2013-2016 16

Bảng 2.5 Các nước nhập khẩu rau tươi lớn trên thế giới từ năm 2010-2014 16

Bảng 2.6 Diện tích gieo trồng rau năm 2011-2012 các tỉnh 19

Bảng 2.7 Tình hình sản xuất rau ở Việt Nam 2008 – 2012 20

Bảng 2.8 Sản xuất rau ở Việt Nam phân theo vùng 20

Bảng 4.1 Diễn biến một số yếu tố khí hậu ở Thành phố Bắc Ninh 30

Bảng 4.2 Quy mô và cơ cấu hiện trạng sử dụng đất năm 2016 32

Bảng 4.3 Quy mô giá trị sản xuất các ngành kinh tế 34

Bảng 4.4 Hiện trạng phát triển ngành Nông – Lâm – Thủy sản 35

Bảng 4.5 Chuyển dịch cơ cấu trong ngành nông nghiệp Thành phố Bắc Ninh 36

Bảng 4.6 Tình hình dân số, lao động ở Thành phố Bắc Ninh 37

Bảng 4.7 Diện tích, năng suất, sản lượng rau ở Thành phố Bắc Ninh qua các năm (2011-2016) 43

Bảng 4.8 Diện tích, chủng loại rau ở Thành phố Bắc Ninh năm 2016 44

Bảng 4.9 Thời vụ trồng một số loại rau tại Thành phố Bắc Ninh năm 2016 45

Bảng 4.10 Công thức luân canh có rau trên các loại đất khác nhau 45

Bảng 4.11 Hiệu quả kinh tế của một số cây trồng chính 46

Bảng 4.12 Hiệu quả kinh tế của một số công thức trồng trọt chính 48

Bảng 4.13 Thực trạng sử dụng phân bón trong sản xuất rau 49

Bảng 4.14 Lượng đạm bón và thời gian cách ly trên một số loại rau 50

Bảng 4.15 Thực trạng sử dụng nước và kỹ thuật tưới rau 52

Bảng 4.16 Thực trạng sử dụng thuốc BVTV trên rau 54

Bảng 4.17 Phương thức sử dụng thuốc BVTV trên rau 55

Bảng 4.18 Diện tích, chủng loại rau an toàn ở Tỉnh Bắc Ninh 56

Bảng 4.19 Diện tích, năng suất và sản lượng rau và rau an toàn 57

Bảng 4.20 Hệ thống tổ chức sản xuất, cung ứng rau an toàn 58

Trang 9

Bảng 4.21 So sánh tổng hợp giữa sản xuất truyền thống và sản xuất rau an toàn ở

Thành phố Bắc Ninh 59

Bảng 4.22 Công tác thu hoạch và sau thu hoạch rau ở Thành phố Bắc Ninh 60

Bảng 4.23 Tình hình tiêu thụ rau ở các bếp ăn tập thể 62

Bảng 4.24 Hình thức tiêu thụ rau ở hộ sản xuất 63

Bảng 4.25 Kết quả cấp giấy chứng nhận nông dân tham gia sản xuất rau an toàn 66

Bảng 4.26 Động thái ra lá của cây cải bắp 67

Bảng 4.27 Động thái tăng trưởng chiều cao của cây cải bắp 67

Bảng 4.28 Động thái tường kính tán lá của cây cải bắp trong thí nghiệm 68

Bảng 4.29 Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của cây cải bắp trong thí nghiệm và sản xuất thông thường 68

Bảng 4.30 Tình hình sâu bệnh hại trên cải bắp vụ đông năm 2016 69

Bảng 4.31 Năng suất của cây cải bắp trong thí nghiệm 69

Bảng 4.32 Hiệu quả kinh tế của cây cải bắp trong thí nghiệm 70

Bảng 4.33 Hiệu quả kinh tế của cây cải bắp trong thí nghiệm so với sản xuất thông thường 70

Trang 10

DANH MỤC SƠ ĐỒ VÀ HÌNH

Sơ đồ 4.1 Kênh phân phối và tiêu thụ các sản phẩm rau ở Thành phố Bắc Ninh 61 Hình 4.1 Bản đồ hành chính Thành phố Bắc Ninh 28

Trang 11

TRÍCH YẾU LUẬN VĂN

Tên tác giả: Dương Thị Hải Bắc

Tên luận văn: Thực trạng sản xuất rau và giải pháp phát triển rau an toàn ở Thành phố Bắc Ninh

Phương pháp nghiên cứu

- Thu thập thông tin thứ cấp từ các cơ quan hữu quan ở Thành phố

- Thu thập thông tin sơ cấp thông qua phương pháp điều tra nông hộ

- Bố trí thí nghiệm để lựa chọn quy trình trồng trọt an toàn hiệu quả lâu dài

- Xử lý số liệu theo chương trình Microsoft Excel

Kết quả chính và kết luận

- Bắc Ninh là Thành phố có vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên thuận lợi cho phát triển sản xuất nông nghiệp đa dạng với nhiều loại cây trồng cho hiệu quả kinh tế cao, gần trung tâm Hà Nội là thị trường tiêu thụ lớn Bên cạnh đó khí hậu có mùa đông với khô lạnh, vụ đông trở thành vụ chính gieo trồng được nhiều loại cây rau màu thực phẩm cho giá trị kinh tế cao

- Hệ thống chủng loại cây trồng có rau đa dạng phong phú, song cây lương thực vẫn chiếm tỷ lệ diện tích lớn, nông dân đã và đang sản xuất các loại cây trồng hàng hóa

có hiệu quả kinh tế cao đã hình thành các vùng sản xuất nông nghiệp chuyên canh tập trung như sản xuất rau an toàn Diện tích, năng suất và sản lượng về sản xuất rau giảm nhưng rau an toàn tăng dần từ 2012 (959 ha, trong đó rau an toàn 10 ha) đến 2016 (766

ha, trong đó rau an toàn 70 ha)

- Thành phố Bắc Ninh đã chủ động và linh hoạt trong việc vận dụng các chính sách của nhà nước để hỗ trợ, tạo điều kiện phát triển sản xuất rau an toàn, bước đầu

đã xây dựng thành công một số mô hình sản xuất rau an toàn ở Thành phố Từ

2013-2016 số lớp và số lượt nông dân tham gia và được cấp giấy chứng nhận tăng dần qua từng năm, kết quả sau 4 năm toàn Thành phố đã triển khai được 60 lớp tập huấn với 325

số lượt nông dân tham gia và được cấp giấy chứng nhận

Trang 12

- Kết quả thí nghiệm: Trong thời gian tới, khuyến cáo đưa phân hữu cơ vi sinh sông Gianh (bón 2.000 kg/ha) dần thay thế cho phân chuồng ngày càng khan hiếm trong trồng rau an toàn

- Để góp phần phát triển sản xuất rau an toàn trên địa bàn Thành phố Bắc Ninh theo hướng bền vững cần tập trung thực hiện một số giải pháp chính như: (1) Quy hoạch vùng sản xuất rau an toàn; (2) Áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất; (3) Giải pháp về đào tạo, tập huấn, thông tin, tuyên truyền; (4) Xây dựng hệ thống tổ chức sản xuất; (5) Tiêu thụ; (6) Giải pháp về chính sách

Trang 13

THESIS ABSTRACT

Master candidate: Duong Thi Hai Bac

Thesis title: Vegetable production and safe vegetable development in Bac Ninh city Major: Crop Science Code: 60.62.01.10

Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)

Research Objectives

Basing on the current situation, the potential of safe vegetable and vegetable production in Bac Ninh city, propose some measures to promote the development of safe vegetable production to meet the consumption demand, protect the health of community, progress toward safe vegetable production, stable income and sustainable development

Materials and Methods

- Collecting the secondary information from city agencies

- Collecting primary information through the farmer survey method

- Experimental design to select a safe and long-lasting cropping process

- Data processing by Microsoft Excel

Main findings and conclusions

- Bac Ninh is a geographic location, favorable natural conditions for developing diversified agricultural production with a variety of crops for high economic efficiency Nearly Hanoi is a major consumption market In addition, the climate has winter with dry and cold, the winter season becomes the main crop cultivated many kinds of vegetables for high economic value

- The system of varieties of vegetables is rich in diversity, but food crops still occupy a large area; farmers have been producing commodities with high economic efficiency; Establishment of specialized farming areas such as safe vegetable production has been established Area, yield and yield of vegetable production decreased but safe vegetables increased from 2012 (959 ha, including 10 ha of safe vegetables) to 2016 (766

ha, including safe vegetables of 70 ha)

- Bac Ninh city has taken the initiative and flexibility in applying state policies to support and facilitate the development of safe vegetable production, initially successfully building a number of production models safe vegetables in the city From 2013 to 2016 the number of classes and the number of farmers' participation and certification has increased gradually over the years, the results after 4 years the city has implemented 60 training courses with 325 participants and farmers be certified

Trang 14

- Experimental results: In the coming time, it is recommended to introduce organic fertilizer Gianh river (2,000 kg/ha) to gradually replace manure in growing safe vegetables

bio In order to contribute to the development of safe vegetable production in Bac Ninh City, sustainable solutions need to be focused on: (1) Planning the safe vegetable production area; (2) Applying Science and technology into production; (3) Solutions on training, training, information, propaganda; (4) Build up the system of production organization; (5) consumption; (6) Policy solution

Trang 15

PHẦN 1 MỞ ĐẦU

1.1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

Rau là thực phẩm rất cần thiết đối với con người và là sản phẩm không thể thay thế, bởi rau xanh cung cấp các chất quan trọng cho sự phát triển của con người như vitamin, chất khoáng, chất xơ Rau còn có ý nghĩa kinh tế khác như

là loại hàng hoá có giá trị xuất khẩu cao, và là nguồn nguyên liệu cho các ngành công nghiệp chế biến

An toàn vệ sinh thực phẩm đang thực sự trở thành vấn đề quan tâm của toàn xã hội Thực trạng sản xuất rau tại nhiều vùng trong cả nước hiện đang ở trong tình trạng báo động về an toàn thực phẩm Phân hoá học (đạm, lân, kali), phân chuồng tươi, nước giải, nước ao tù được sử dụng tràn lan trong sản xuất rau Do đó hàm lượng NO3-, kim loại nặng, vi khuẩn gây bệnh và đặc biệt là dư lượng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) trong rau vượt quá mức cho phép Vì thế thời gian qua Quốc hội

đã ban hành Luật an toàn thực phẩm nhằm đảm bảo sức khoẻ cho cộng đồng

Những năm gần đây, vấn đề sản xuất nông nghiệp sạch, an toàn nói chung, sản xuất và tiêu dùng rau, quả an toàn nói riêng đã trở thành vấn đề mang tính quốc gia vì sự lạm dụng quá mức phân bón hoá học (đặc biệt là phân đạm), thuốc BVTV đã dẫn đến một nguy cơ lớn làm ô nhiễm môi trường trong sản xuất nông nghiệp nói riêng, ô nhiễm môi trường sống nói chung và ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ cộng đồng Để nâng cao chất lượng an toàn thực phẩm nông nghiệp nói chung và rau nói riêng ở Thành phố Bắc Ninh là hết sức cần thiết Nó không chỉ nâng cao hiệu quả sản xuất mà còn góp phần bảo vệ sức khoẻ cộng đồng

Thành phố Bắc Ninh nằm trong khu vực đồng bằng sông Hồng, có vị trí chiến lược trong quá trình phát triển kinh tế xã hội của cả nước nói chung và vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ nói riêng; là Thành phố có diện tích đất nông nghiệp không lớn nhưng khí hậu và đất đai thích nghi với nhiều chủng loại rau như rau ăn lá, rau ăn quả, rau ăn củ trong các mùa trong năm

Trong những năm qua, cùng với sự tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ, cơ cấu kinh tế Thành phố Bắc Ninh nói chung, cơ cấu sản xuất nông nghiệp nói riêng đã

có những chuyển biến tích cực Xong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở Thành phố Bắc Ninh còn chậm, chưa phát huy hết tiềm năng đất đai, lao động, nhiều hộ gia đình vẫn còn áp dụng những biện pháp kỹ thuật lạc hậu,

Trang 16

sản xuất còn manh mún, nhỏ lẻ mang tính tự phát, chất lượng hàng hóa chưa cao, không tận dụng diện tích bỏ trống trong vụ đông để nâng cao hiệu kinh tế Đây chính là một trong những lực cản chính, ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả của chương trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở Thành phố Bắc Ninh cũng như hiệu quả sản xuất trên một đơn vị diện tích

Đứng trước tốc độ đô thị hoá mạnh mẽ dân số ngày một tăng, quỹ đất nông nghiệp ngày càng hạn hẹp đã tạo nên một áp lực về lương thực, thực phẩm Để giải quyết được vấn đề trên thì việc hình thành phát triển một nền nông nghiệp an toàn bền vững là hết sức cấp thiết Một nền nông nghiệp đáp ứng tiêu chí bảo vệ môi trường, an toàn sức khỏe và cho thu nhập lâu dài đã và đang là một trong những nhiệm vụ hàng đầu của cán bộ và nhân dân trong Thành phố Để khắc phục những nhược điểm trên, nông nghiệp đang từng bước chuyển dịch sản xuất nông nghiệp

an toàn, nông nghiệp hữu cơ Đây được coi là quá trình cần thiết, tất yếu trong việc thực hiện mục tiêu công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông nghiệp và phù hợp với xu thế hội nhập, phát triển của nền nông nghiệp tiên tiến trên thế giới

Xuất phát từ thực tế trên của địa phương, để phát triển sản xuất nhằm nâng cao đời sống của nông dân, tôi tiến hành thực hiện đề tài:“Thực trạng sản xuất rau và giải pháp phát triển rau an toàn ở Thành phố Bắc Ninh” 1.2 GIẢ THUYẾT KHOA HỌC

- Đánh giá thực thực trạng sản xuất rau nói chung, phát triển sản xuất rau an toàn nói riêng ở Thành phố Bắc Ninh

- Phân tích được những thuận lợi và tồn tại của sản xuất rau an toàn tiến tới đề xuất một số giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển sản xuất rau an toàn đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng, tiến tới sản xuất rau an toàn hàng hóa, ổn định thu nhập

1.3 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

- Đánh giá các điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến sản xuất rau của địa điểm nghiên cứu;

- Phân tích, đánh giá thực trạng sản xuất rau, rau an toàn ở Thành phố Bắc Ninh;

- Đánh giá hệ thống chính sách, tổ chức sản xuất, kiểm tra giám sát và cấp giấy chứng nhận;

- Xây dựng thí nghiệm sử dụng phân hữu cơ vi sinh sông Gianh sản xuất rau an toàn;

Trang 17

- Đề xuất những giải pháp chủ yếu nhằm phát triển sản xuất rau an toàn ở Thành phố Bắc Ninh

1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU

- Đề tài tập trung đánh giá thực trạng sản xuất rau của 2 vùng chuyên canh rau ở Thành phố Bắc Ninh;

- Đề tài không phân tích được mẫu rau sản xuất trong thí nghiệm

1.5 NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI, Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

- Kết quả của đề tài góp phần vào việc nhân rộng các mô hình sản xuất rau

an toàn, cung cấp sản phẩm rau an toàn đẩy mạnh sản xuất, tăng thu nhập hộ nông dân Thành phố Bắc Ninh

Trang 18

PHẦN 2 TỔNG QUAN VỀ TÀI LIỆU

2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN

2.1.1 Khái niệm rau an toàn

Rau an toàn là khái niệm được sử dụng để chỉ các loại rau được canh tác trên các diện tích đất có thành phần hoá - thổ nhưỡng được kiểm soát (nhất là kiểm soát hàm lượng kim loại nặng và các chất độc hại có nguồn gốc từ phân bón, từ các chất BVTV và các chất thải sinh hoạt còn tồn tại trong đất), được sản xuất theo những quy trình kỹ thuật nhất định (đặc biệt là quy trình sử dụng phân bón, thuốc trừ sâu, nước tưới), và rau phải đảm bảo các tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm do các cơ quan quản lý nhà nước đặt ra

Khái niệm về rau an toàn là những sản phẩm rau tươi (bao gồm tất cả các loại rau ăn củ, thân, lá, hoa quả có chất lượng đúng như đặt tính giống của nó, hàm lượng các hoá chất độc và mức độ nhiễm các sinh vật gây hại ở dưới mức tiêu chuẩn cho phép, bảo đảm an toàn cho người tiêu dùng và môi trường, thì được coi là rau đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, gọi tắt là "rau an toàn" (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 1998)

Theo Trần Khắc Thi (2010), sản phẩm rau được xem là an toàn khi đáp ứng

đủ các yêu cầu sau:

- Sạch, hấp dẫn về hình thức: tươi, sạch, không bụi bẩn và tạp chất, thu và đóng gói đúng độ chín, không có triệu chứng bệnh, có bao bì vệ sinh hấp dẫn

- Sạch, an toàn về chất lượng: khi sản phẩm rau chứa dư lượng thuốc BVTV,

dư lượng Nitrat, dư lượng kim loại nặng và lượng vi sinh vật gây hại không vượt quá ngưỡng cho phép của Tổ chức Y tế thế giới

Theo quy định của Bộ Nông nghiệp & PTNT: rau, quả an toàn là sản phẩm rau, quả tươi được sản xuất, sơ chế, chế biến phù hợp quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm hoặc phù hợp với quy trình kỹ thuật sản xuất, sơ chế rau, quả an toàn được Sở NN & PTNT phê duyệt hoặc phù hợp với các quy định liên quan đến đảm bảo an toàn thực phẩm có trong quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt cho rau, quả tươi an toàn VietGAP, các tiêu chuẩn GAP khác và mẫu điển hình đạt các chỉ tiêu an toàn thực phẩm theo quy định (Thông tư số 49/2013/TT-BNNPTNT- Bộ NN & PTNT, 2013)

Tóm lại, rau an toàn là rau đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm, được canh tác với quy trình kỹ thuật tổng hợp, hạn chế sử dụng phân bón, thuốc

Trang 19

BVTV ở mức tối thiểu cho phép và mẫu điển hình đạt các chỉ tiêu an toàn thực phẩm theo quy định

Về một số chỉ tiêu phải đảm bảo quy định cho phép được thể hiện ở bảng 2.1 như sau:

Bảng 2.1 Mức giới hạn tối đa cho phép của một số vi sinh vật và hóa chất

gây hại trong sản phẩm rau, quả, chè tươi

STT Chỉ tiêu Mức giới hạn tối đa

7 Đậu ăn quả, Măng tây, Ớt ngọt 200

- Rau ăn lá, rau thơm, nấm 0,1

- Rau ăn thân, rau ăn củ, khoai tây 0,2

Trang 20

2.1.2 Điều kiện sản xuất rau an toàn

2.1.2.1 Nhân lực

- Tổ chức sản xuất rau an toàn phải có cán bộ kỹ thuật chuyên ngành hoặc hợp đồng thuê cán bộ chuyên ngành về trồng trọt hoặc BVTV từ trung cấp trở lên

để hướng dẫn kỹ thuật rau an toàn

- Người sản xuất rau an toàn phải qua lớp huấn luyện kỹ thuật sản xuất rau

an toàn

2.1.2.2 Đất trồng

- Đặc điểm lý, hóa, sinh học phù hợp với sự sinh trưởng, phát triển rau

- Không bị ảnh hưởng trực tiếp các chất thải công nghiệp, chất thải sinh hoạt từ các khu dân cư, bệnh viện, các lò giết mổ gia súc tập trung và từ các nghĩa trang, đường giao thông lớn

- Đảm bảo tiêu chuẩn môi trường đất trồng trọt theo tiêu chuẩn TCVN 5941: 1995, TCVN 7209: 2000

- Đất ở các vùng sản xuất rau an toàn phải được kiểm tra mức độ ô nhiễm định kỳ hoặc đột xuất

2.1.2.3 Phân bón

- Chỉ sử dụng các loại phân bón trong danh mục phân bón được phép sản xuất kinh doanh ở Việt Nam, phân hữu cơ đã qua xử lý bảo đảm không còn nguy

cơ ô nhiễm hóa chất vi sinh vật có hại

- Không sử dụng các loại phân bón có nguy cơ ô nhiễm cao như: phân chuồng tươi, nước giải, phân chế biền từ rác thải sinh hoạt, rác thải công nghiệp

để bón trực tiếp cho rau

2.1.2.4 Nước tưới

- Nước tưới cho rau phải lấy từ nguồn không bị ô nhiễm bởi các vi sinh vật

và hóa chất độc hại, phải đảm bảo chất lượng nước tưới theo tiêu chuẩn TCVN 6773: 2000

- Không sử dụng nước thải công nghiệp chưa qua xử lý, nước thải từ các bệnh viện, các khu dân cư tập trung, các trang trại chăn nuôi, các lò giết mổ gia súc, nước phân tươi, nước giải, nước ao tù đọng để tưới trực tiếp cho rau

- Nguồn nước tưới cho các vùng rau an toàn phải được kiểm tra định kỳ và đột xuất

Trang 21

2.1.2.5 Kỹ thuật canh tác rau an toàn

- Luân canh: Khuyến khích bố trí công thức luân canh hợp lý giữa các loài rau, giữa rau với cây trồng

- Xen canh: Việc trồng xen giữa rau với cây trồng khác không tạo điều kiện

để sâu bệnh phát triển

- Vệ sinh đồng ruộng:

+ Khu vực trồng rau an toàn cần được thường xuyên vệ sinh đồng ruộng để được hạn chế nguồn sâu bệnh hại và ô nhiễm khác

+ Đối với rau trồng theo công nghệ cao cũng phải thực hiện các biện pháp

vệ sinh tiêu độc và đảm bảo thời gian cách ly hợp lý giữa các trà, vụ gieo trồng

- Chọn giống rau: không được sử dụng các loại rau biến đổi gen (GMO) khi chưa có giấy chứng nhận an toàn sinh học

- Bón phân: Sử dụng đúng chủng loại, liều lượng, thời gian bón và cách bón theo quy trình trồng trọt rau an toàn cho từng loại rau; riêng phân đạm phải bảo đảm thời gian cách ly trước khi thu hoạch ít nhất 10 ngày và ít nhất 7 ngày đối với phân bón lá

- Thường xuyên kiểm tra đồng ruộng, phát hiện sớm đối tượng sâu bệnh hại

để phòng trừ kịp thời

- Áp dụng biện pháp phòng trừ thủ công, đặc biệt là biện pháp bắt sâu, diệt

ổ trứng sâu vào thời điểm thích hợp, tiêu hủy các cây, bộ phận của cây bị bệnh

- Sử dụng thuốc trừ sâu bệnh nguồn gốc sinh học, biện pháp phòng trừ sinh học, nhất là các loại rau ngắn ngày Bảo vệ, nhân nuôi và phát triển thiên địch trong các vùng trồng rau

- Hạn chế tối đa việc sử dụng thuốc hóa học để phòng trừ sâu bệnh cho rau Trường hợp cần thiết phải sử dụng thuồc hóa học tuân thủ nguyên tắt 4 đúng:

Trang 22

+ Đúng chủng loại: Chỉ sử dụng các loại thuốc thuộc danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng trên rau ở Việt Nam do Bộ NN & PTNT ban hành + Đúng liều lượng: Sử dụng đúng nồng độ và liều lượng hướng dẫn trên bao bì cho từng loại thuốc và từng thời gian sinh trưởng của cây trồng

+ Đúng cách: Áp dụng biện pháp phun xịt, tung vãi hoặc bón vào đất theo đúng hướng dẫn của từng loại thuốc để đảm bảo hiệu quả, an toàn cho người và môi trường

+ Đúng thời gian: Sử dụng thuốc đúng thời điểm theo hướng dẫn để phát huy hiệu lực của thuốc và tuân thủ thời gian cách ly được quy định cho từng loại thuốc, từng loại rau

2.1.2.7 Thu hoạch và bảo quản rau an toàn

- Thu hoạch: Rau an toàn phải thu hoạch đúng kỹ thuật, đúng thời điểm để đảm bảo năng suất chất lượng và vệ sinh an toàn thược phẩm

- Bảo quản: Rau an toàn sau khi thu hoạch phải được bảo quản bằng biện pháp thích hợp để giữ được hình thái và chất lượng của sản phẩm

2.1.2.8 Tổ chức sản xuất, kiểm tra và giám sát rau an toàn

- Khuyến khích tổ chức rau an toàn theo các hình thức phù hợp với quy mô sản xuất như: tổ hợp tác, hợp tác xã, doanh nghiệp

- Tổ chức sản xuất rau an toàn phải đăng ký và chấp hành nghiêm túc các quy định về điều kiện sản xuất rau an toàn chịu sự kiểm tra, giám sát của cơ quan quản lý chuyên ngành theo quy định, chịu trách nhiệm trước pháp luật và người tiêu dùng về chất lượng, tính an toàn của sản phẩm do mình sản xuất và cung ứng 2.1.3 Yêu cầu ngoại cảnh đối với cây rau

Nguồn gốc có ảnh hưởng rất lớn đến yêu cầu của cây đối với điều kiện ngoại cảnh và biện pháp kỹ thuật canh tác Mỗi loại rau có nguồn gốc xuất xứ khác nhau, ở từng giai đoạn sinh trưởng khác nhau yêu cầu các yếu tố ngoại cảnh thích hợp là khác nhau

Trong quá trình phát triển đó cây rau sống trong môi trường thường xuyên chịu tác động của các yếu tố khí tượng và các tác động vật lý, hoá học, sinh học khác Rau tiếp thu và đồng hoá có chọn lọc những tác động từ bên ngoài và từng bước hình thành nên những yêu cầu cụ thể đối với các yếu tố ngoại cảnh

Trang 23

2.1.3.1 Nhiệt độ không khí và nhiệt độ đất đối với rau

Nhiệt độ tác động lên cây bằng nhiều cách: bằng số lượng, trị số nhiệt

độ, bằng biến động của chỉ số nhiệt, bằng tần xuất xuất hiện các trị số nhiệt, bằng thời gian tác động dài hay ngắn, bằng thời kỳ tác động, bằng sự chênh lệch nhiệt độ theo thời gian, v.v

Nhiệt độ là một trong những yếu tố có ý nghĩa quyết định đến sinh trưởng

và phát triển của cây Mỗi loài rau có một nhiệt độ thích hợp, tuỳ theo xuất xứ của loại cây mà miền nhiệt độ có thể tương đối thấp (15-200C), trung bình (16-

280C), và nhiệt độ cao (20-300C) Từ miền nhiệt độ thích hợp đi về hai phía cao hơn hoặc thấp hơn sẽ hình thành các miền nhiệt độ ít thích hợp, gây hại và gây chết cây (Nguyễn Như Hà, 2006)

Theo Tạ Thu Cúc và cs (2000), tốc độ sinh trưởng cây rau phụ thuộc vào

sự cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng, độ ẩm với điều kiện nhiệt độ thích hợp nhất Yêu cầu của cây rau đối với nhiệt độ phụ thuộc vào nguồn gốc, giống, kỹ thuật trồng trọt và sự thuần hoá bồi dưỡng của con người

2.1.3.2 Yêu cầu ánh sáng đối với rau

Ánh sáng là yếu tố cần thiết đối với sản xuất rau vì ánh sáng quyết định 95% năng suất cây trồng (Tạ Thu Cúc và cs., 2000)

90-Đối với rau, ánh sáng tác động thông qua thành phần ánh sáng, cường độ ánh sáng và thời gian chiếu sáng

Cường độ ánh sáng thay đổi theo vĩ độ, thời vụ, mạnh nhất vào mùa hè, rồi mùa xuân và mùa thu, yếu nhất trong mùa đông

Ảnh hưởng của ánh sáng tự nhiên đối với cây rau còn phụ thuộc vào độ dài ngày, độ cao so với mặt nước biển, mùa vụ trong năm, mật độ trồng, vĩ độ, mây, bụi, không khí v.v (Tạ Thu Cúc và cs., 2000)

Đối với ruộng rau cường độ ánh sáng cũng khác nhau tuỳ thuộc vào sự bố trí mật độ trồng, hướng của luống, hình dáng cây và tình hình xen canh v.v Các loại rau yêu cầu ánh sáng không giống nhau, nhu cầu ánh sáng của một loại rau nhưng ở các thời kỳ sinh trưởng khác nhau thì khác nhau

Thành phần ánh sáng cũng ảnh hưởng đến phẩm chất rau: ánh sáng chứa nhiều tia tím làm tăng hàm lượng Vitamin C trong rau, ánh sáng đỏ kích thích

sự vươn dài của lóng

Trang 24

2.1.3.3 Yêu cầu nước đối với rau

Nước là nguyên nhân hạn chế lớn nhất đến năng suất và chất lượng rau Trong sản xuất nông nghiệp, lượng mưa cung cấp phần lớn cho cây trồng một phần đáng kể lượng nước, đặc biệt là ở những vùng không có hệ thống thuỷ lợi chủ động Để sản xuất cây trồng có hiệu quả đòi hỏi cần nắm quy luật của mưa để tận dụng, khai thác và lựa chọn cơ cấu cây trồng hợp lý

Yêu cầu nước từng loại rau, từng thời kỳ sinh trưởng khác nhau

Căn cứ vào yêu cầu của rau đối với độ ẩm tương đối của đất và không khí, người ta sắp xếp các loài rau vào các nhóm sau: Nhóm thích nghi với độ ẩm cao (85-90%), nhóm thích nghi với độ ẩm tương đối cao (70-80%), nhóm thích nghi với độ ẩm thấp (55-65%) và nhóm thích nghi với độ ẩm rất thấp (45-55%) 2.1.3.4 Phản ứng của rau đối với độ chua (pH) của đất

Hầu hết các loại rau thích hợp với độ chua trung tính hoặc hơi chua đối với rau độ pH trong đất thích hợp từ 5,0-6,8, nếu pH <5,0 và >9,0 dễ gây độc cho rau, rau phát triển yếu tạo điều kiện thuận lợi cho một số vi sinh vật gây bệnh

Bảng 2.2 Độ pH thích hợp cho các loại rau

pH = 5,0-6,8 pH = 5,5-6,8 pH = 6,0-6,8

Cà, khoai tây, cà rốt,

hành ta, thì là, rau diếp,

dưa hấu

Đậu cô ve, cải củ, su hào, súp

lơ, cải xanh, dưa chuột, cà chua, tỏi ta, bí ngô

Đậu cô ve, cải củ, su hào, súp lơ, cải xanh, dưa chuột,

cà chua, tỏi ta, bí ngô

Nguồn: Nguyễn Như Hà (2006)

2.1.3.5 Đạm trong cây và vai trò của đạm đối với đời sống cây trồng

a Đạm trong cây

Tỷ lệ đạm trong cây có biên độ dao động từ 1-6% trọng lượng chất khô Tỷ

lệ đạm ở bộ phận non cao hơn ở bộ phận già, trong thời kỳ hình thành quả, đạm tập trung vào cơ quan sinh sản

Trong cây đạm nằm chủ yếu trong các protein Trong thành phần protein đạm chiếm 15-17%, trong điều kiện bình thường qua tỷ lệ đạm tổng số người ta

có thể suy ra đạm thô trong cây

Đạm trong cây tồn tại dưới dạng hợp chất hữu cơ hòa tan (các amin và amit) Một lượng rất nhỏ đạm và trong điều kiện dinh dưỡng đạm không bình thường, tồn tại trong cây dưới dạng NH4+ và NO3-

Trang 25

Tỷ lệ giữa đạm hữu cơ và đạm vô cơ thể hiện tình trạng tổng hợp hữu cơ trong cây Thiếu gluxit và thiếu các điều kiện cho việc khử đạm nitrat, cho quá trình amin hóa thì tỷ lệ trên giảm xuống

b Vai trò của đạm đối với đời sống cây trồng

Nitơ (N) nằm trong nhiều hợp chất cơ bản cần thiết cho sự phát triển của cây như diệp lục và các chất men Các bazơ nitơ là thành phần cơ bản của axit nucleic, trong các ADN và ARN của nhân tế bào, nơi cư trú các thông tin di truyền đóng vai trò quan trọng trong việc tổng hợp protêin

Do vậy N là yếu tố cơ bản trong việc đồng hoá các bon (C), kích thích sự phát triển của bộ rễ và hút các yếu tố dinh dưỡng khác

Cây trồng được bón đủ đạm lá có màu xanh lá cây thẫm, sinh trưởng khỏe mạnh, chồi búp phát triển nhanh, năng suất cao

Theo Bùi Quang Xuân và cs (1998), với cải bắp liều lượng đạm có quan hệ chặt với năng suất ở mức 200kg N/ha, năng suất cải bắp đạt cao nhất 430 tạ/ha, ở mức dưới 200kg N/ha thì năng suất đạt thấp 320 tạ/ha

2.1.4 Đặc điểm và tiêu chuẩn của rau an toàn

2.1.4.1 Đặc điểm của rau an toàn

Trong bữa ăn hàng ngày, rau là thức ăn không thể thiếu, là nguồn cung cấp vitamin phong phú nên nhiều thực phẩm khác không thể thay thế được như các loại vitamin A, B, C, D, E, K , các loại axít hữu cơ và khoáng chất như Ca,

P, Fe rất cần cho sự phát triển của con người Rau không chỉ cung cấp vitamin

và khoáng chất mà còn có tác dụng chữa bệnh Chất xơ trong rau có tác dụng ngăn ngừa bệnh tim, huyết áp và bệnh đường ruột, vitamin C giúp ngăn ngừa ung thư dạ dày, vitamin D trong rau giàu caroten có thể hạn chế những biến cố

về ung thư phổi

Rau an toàn theo Quy định của Bộ NN & PTNT là những sản phẩm rau tươi (bao gồm tất cả các loại rau ăn: lá, thân, củ, hoa, quả, hạt, các loại nấm thực phẩm ) được sản xuất, thu hoạch, sơ chế, bao gói, bảo quản theo quy định kỹ thuật bảo đảm tồn dư về vi sinh vật, hóa chất độc hại dưới mức giới hạn tối đa cho phép theo quy định

Rau an toàn có mức giới hạn tối đa cho phép của dư lượng hóa chất độc hại (kim loại nặng, nitrat, thuốc BVTV, các chất điều hòa sinh trưởng), các vi sinh vật có hại được phép tồn tại trên rau mà không ảnh hưởng đến sức khỏe con

Trang 26

người theo Quy định hiện hành của Bộ Y tế (Theo Quyết định số BNNPTNT, ngày 19 tháng 01 năm 2007 của Bộ Nông nghiệp và Phát triền nông thôn về việc Ban hành Quy định về Quản lý sản xuất và chứng nhận rau an toàn) 2.1.4.2 Tiêu chuẩn của rau an toàn

04/2007/QĐ-Tiêu chuẩn về hình thái: sản phẩm được thu hoạch đúng thời điểm, đúng yêu cầu của từng loại rau (đúng độ già kỹ thuật hay thương phẩm), không dập nát, hư thối, không lẫn tạp chất, sâu bệnh và có bao gói thích hợp

Về chỉ tiêu nội chất phải đảm bảo các quy định cho phép:

- Dư lượng các loại hóa chất BVTV trong sản phẩm rau

- Hàm lượng nitrat (NO3-) tích lũy trong sản phẩm rau

- Hàm lượng tích lũy một số kim loại nặng như: chì (Pb), thủy ngân (Hg), asen (As), cadimi (Cd), đồng (Cu)…

- Mức độ ô nhiễm các loại vi sinh vật gây bệnh (E.coli, Salmonella sp…) và

kí sinh trùng đường ruột (trứng giun đũa Ascaris sp…)

Tất cả các chỉ tiêu trong sản phẩm của rau an toàn phải nằm dưới mức cho phép theo tiêu chuẩn của FAO, WHO, hoặc một số nước tiên tiến trên thế giới như Nga, Mỹ

Sản xuất rau an toàn là một bộ phận của ngành sản xuất nông nghiệp, bên cạnh những đặc điểm chung, sản xuất rau an toàn còn có những yêu cầu riêng: Là sản phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng nên có nhiều loại sâu bệnh hại, cần phải sử dụng thuốc BVTV, phân bón đúng quy định (về liều lượng, chủng loại, thời gian…) và tổ chức sử dụng lao động hợp lý, khoa học để vừa cho năng suất, sản lượng cao vừa đảm bảo chất lượng

2.1.5 Giá trị dinh dưỡng và vai trò của cây rau

2.1.5.1 Giá trị dinh dưỡng của cây rau

Giá trị của cây rau được hiểu ở đây là giá trị dinh dưỡng và giá trị dược liệu Rau tuy không phải là nguồn cung cấp calo chủ yếu cho cơ thể con người nhưng nó lại có một vai trò rất quan trọng đối với sự sống của con người Nó là nguồn cung cấp chủ yếu các loại vitamin cho cơ thể vừa nhiều, vừa dễ kiếm, lại

rẻ tiền cùng các khoáng chất và chất xơ (Tạ Thu Cúc, 2000)

Chất xơ có khối lượng lớn trong rau tuy nó không có giá trị dinh dưỡng nhưng do có thể tích lớn, xốp mà chất xơ có tác dụng kích thích hoạt động của nhu mô ruột làm tăng hoạt động của hệ thống tiêu hoá cho cơ thể

Trang 27

Các vitamin có nhiều trong rau là vitamin A, B1, B2, C, E, PP chúng có tác dụng quan trọng trong quá trình sinh trưởng, phát triển của cơ thể, nó vừa là tác nhân xúc tác, vừa là tác nhân điều hoà các quá trình sinh tổng hợp của cơ thể Bởi vậy, trong đời sống của con người thiếu vắng rau là một điều không thể

Bảng 2.3 Thành phần dinh dưỡng trong 100g phần ăn được của một số loại

rau cải ở Việt Nam

Chất dinh dưỡng Cải bắp Cải trắng Cải bẹ Cải bông Năng lượng (Calo/100g) 30,0 16,0 16,0 30,0

Nguồn: Trần Khắc Thi và Nguyễn Công Hoan (2007)

Qua bảng 2.3 cho thấy, rau cải có năng lượng calo/100g đạt trung bình từ 16-30 calo, hàm lượng protein thấp, không chứa các chất béo Hàm lượng glucid dao động từ 2,1-5,4 g, hàm lượng cellulose dao động từ 0,9-1,8 g Trong các loại rau cải, cải bẹ có hàm lượng Ca cao nhất đạt 89 mg, Fe đạt 1,9 mg, cải bông giàu

P nhất đạt 51 mg Rau cải chứa đầy đủ các vitamin B1, B2, PP, C, đặc biệt cải bông hàm lượng các vitamin này cao hơn so với các loại cải còn lại Các khoáng chất có trong rau là Ca, P, Fe chúng là những chất cần thiết để cấu tạo nên máu và xương, đồng thời chúng cũng có tác dụng điều hoà, cân bằng kiềm toan trong máu, làm tăng khả năng đồng hoá protein cho cơ thể

Hiện nay trên thế giới rau là một loại thực phẩm không thể thiếu đối với con người Theo đề xuất của các chuyên gia dinh dưỡng FAO/WHO, 2004 thì nhu cầu rau quả của mỗi người cần tới 400 g/ngày Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO, 2002), ước tính rằng việc tiêu thụ ít rau quả gây ra 19% các bệnh ung thư đường tiêu hóa, 31% các bệnh tim thiếu máu cục bộ và 11% nguy cơ đột qụy trên toàn cầu (Steven et al., 2011)

Trang 28

2.1.5.2 Vai trò của cây rau

a Vai trò về kinh tế

Đối với sản xuất nông nghiệp, cây rau là cây trồng quan trọng trong hệ thống trồng trọt Hầu hết các loại rau đều có hình dạng nhỏ bé, ít phân cành, thời gian sinh trưởng khác nhau, sự phân bố hệ rễ, nhu cầu dinh dưỡng và ánh sáng cũng không giống nhau Vì vậy trên một đơn vị diện tích có thể bố trí nhiều loại rau khác nhau cùng sinh trưởng, phát triển, rất thích hợp trong các công thức trồng xen, trồng lẫn với nhau, và luân canh với cây lúa Cây rau góp phần làm tăng sự đa dạng sinh học trong hệ thống trồng trọt Nó vừa có tác dụng nâng cao năng suất sinh vật học trên một đơn vị diện tích, vừa góp phần nâng cao hiệu quả

sử dụng đất

Mặt khác, cây rau sau khi được chọn lọc, chế biến lấy các sản phẩm chính cho con người còn lại là các sản phẩm phụ Đây cũng lại là nguồn cung cấp chất xanh, vitamin, chất xơ và khoáng chất khá lớn cho vật nuôi Các sản phẩm phụ này đôi khi lại là những thức ăn rất giàu dinh dưỡng, đạm và chiếm tỷ trọng lớn trong khẩu phần ăn của vật nuôi Thân lá của cây ngô rau, cây đậu rau được sử dụng làm thức ăn cho bò là những ví dụ Ngược lại, cây rau là loại cây có sinh khối và năng suất sinh vật học lớn trên một đơn vị diện tích nên nhu cầu dinh dưỡng của cây rau

là cao Cho nên sản xuất rau còn có vai trò tiêu thụ, tận dụng hiệu quả lượng phân bón hữu cơ không nhỏ từ việc chăn nuôi thải ra

Trồng rau ở Việt Nam là nguồn thu nhập quan trọng của nông thôn, ước tính chiếm khoảng 9% trong tổng số thu nhập từ nông nghiệp bao gồm cả trồng lúa (Phạm Văn Chương và cs., 2008)

Ngoài ra, rau còn là cây dễ trồng xen, trồng gối vì vậy trồng rau tạo điều kiện tận dụng đất đai, nâng cao hệ số sử dụng đất (Nguyễn Đình Dũng, 2009).Bên cạnh thu hút lao động nông thôn vào trực tiếp sản xuất thì việc phát triển sản xuất rau còn có một ý nghĩa lớn hơn trong giải quyết công ăn việc làm ở nông thôn một cách gián tiếp Đó là phát triển sản xuất rau gắn với thị trường sẽ

hỗ trợ, thúc đẩy các ngành nghề phụ khác cùng phát triển Cụ thể là sản xuất rau cung cấp nguyên liệu cho các ngành công nghiệp thực phẩm như chế biến rau, quả đồ hộp (dưa chuột, ngô rau, cà, cà chua, đậu Hà Lan ), chế biến bánh, mứt kẹo (bí xanh, cà rốt, khoai tây ) Sản xuất rau gắn với thị trường còn thúc đẩy buôn bán vật tư nông nghiệp cung cấp đầu vào, thúc đẩy buôn bán nông sản giải quyết đầu ra cho người sản xuất giữa các vùng, miền trong nước cũng như ra thị

Trang 29

trường nước ngoài Không chỉ vậy sản xuất rau phát triển còn hỗ trợ cho các ngành chăn nuôi cũng như ngành chế biến thức ăn chăn nuôi phát triển

Nói tóm lại, cây rau có một vai trò quan trọng trong nền sản xuất nông nghiệp, đồng thời đem lại hiệu quả kinh tế cao Sản xuất rau tạo thêm việc làm, tăng thêm thu nhập cho khu vực nông thôn, góp phần phát triển nền kinh tế quốc dân Vấn đề đang đặt ra cho chúng ta trong thời gian tới là cần phát triển sản xuất rau như thế nào để phát huy được các lợi thế và khắc phục được tốt nhất các khó khăn, yếu điểm của ngành Đó là cần phát triển sản xuất, tiêu thụ một cách hệ thống, đồng bộ Đó là cần phát triển sản xuất rau bằng cách tiếp tục nâng cao năng suất, đi đôi với đảm bảo chất lượng, độ an toàn của sản phẩm Phát triển sản xuất rau phải được gắn chặt với thị trường cả trong và ngoài nước cũng như gắn với sự phát triển của các ngành nghề liên quan

b Vai trò dược liệu

Về mặt y học, theo Võ Văn Chi (1998), các loại rau cải có tác dụng lợi tiểu Rau cải bắp có thể trị giun, chữa đau dạ dày

Theo Đỗ Tất Lợi (2000), rau cải xanh dùng làm thuốc chữa ho, viêm khí quản, ra mồ hôi, dùng ngoài dưới dạng cao dán để gây đỏ da và kích thích da tại chỗ, trị đau dây thần kinh

Bên cạnh giá trị dinh dưỡng quí giá, từ lâu trong nhân dân ta một số loại rau như hành, tỏi, tía tô, kinh giới, mướp đắng đã được biết đến là những vị thuốc quí Các loại rau này thường được xuất hiện trong các bài thuốc dân gian của nhân dân ta mà tới nay chúng vẫn còn nguyên giá trị

2.2 CƠ SỞ THỰC TIỄN

2.2.1 Tình hình sản xuất rau trên thế giới

2.2.1.1 Tình hình sản xuất rau an toàn trên thế giới

Từ khi thành lập cho đến nay, đã có rất nhiều nước tham gia vào sản xuất EUREPGAP Một mặt nằm nâng cao chất lượng cuộc sống bằng cách sản xuất ra những sản phẩm an toàn theo những quy định bắt buộc, mặt khác để tăng cơ hội xuất khẩu rau ra thị trường nước ngoài Để được công nhận là thành viên của EUREPGAP, nước sở tại phải lập thủ tục xác nhận các tiêu chuẩn phù hợp điểm chuẩn dựa trên cơ sở tiêu chuẩn EUREPGAP do các hội đồng chứng nhận EUREPGAP tư vấn và chứng nhận

Trang 30

Tính chung toàn thế giới, tốc độ tăng diện tích đất trồng rau trung bình đạt 2,8%/năm, cao hơn 1,05%/năm so với diện tích đất trồng cây ăn trái, 1,33%/năm

so với cây lấy dầu, 2,36%/năm so với cây lấy rễ, 2,41%/năm so với cây họ đậu Trong khi đó, diện tích trồng cây ngũ cốc và cây lấy sợi lại giảm tương ứng là 0,45%/năm và 1,82%/năm

Bảng 2.4 Các nước xuất khẩu rau tươi lớn trên thế giới từ năm 2013-2016

ĐVT: USD Năm 2013 2014 2015 Ước 2016 Trung Quốc 267.987.780 358.585.580 205.045.554 692.248.893 Hoa Kỳ 46.942.736 54.560.653 22.747.132 36.766.032 Hàn Quốc 26.150.312 53.690.542 28.328.308 35.440.845 Nhật Bản 56.503.045 68.469.706 29.354.288 27.726.087

Hà Lan 22.402.115 35.988.897 14.344.943 22.970.818 Tổng số 419.985.988 571.295.378 299.820.225 815.152.675

Nguồn: Trung tâm thông tin thương mại toàn cầu, Inc (2016)

Theo dự báo của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA), do tác động của các yếu tố như sự thay đổi cơ cấu dân số, thị hiếu tiêu dùng và thu nhập dân cư… tiêu thụ nhiều loại rau sẽ tăng mạnh trong giai đoạn 2000-2010, đặc biệt là các loại rau ăn lá Giá rau tươi các loại sẽ tiếp tục tăng cùng với tốc độ tăng nhu cầu tiêu thụ nhưng giá rau chế biến sẽ chỉ tăng nhẹ

Bảng 2.5 Các nước nhập khẩu rau tươi lớn trên thế giới từ năm 2010-2014

ĐVT: 1000 USD

Mexico 6.002.349 6.545.641 6.914.877 7.844.173 8.563.814 Chile 1.413.743 1.355.830 1.254.591 1.580.021 1.543.125 Canada 1.140.578 1.229.502 1.229.178 1.412.530 1.413.240 Guatemala 645.626 867.902 923.784 1.078.749 1.078.749 Costa Rica 810.620 830.798 853.533 899.832 985.058 Tổng 10.012.916 10.829.673 11.175.963 12.815.305 13.583.986

Nguồn: Trung tâm thông tin thương mại toàn cầu, Inc (2016)

Trong 20 năm qua với sự gia tăng về dân số, nhu cầu tiêu dùng của con người ngày càng cao nên sản lượng rau trên toàn thế giới không ngừng tăng Năm 1990 sản lượng rau trên thế giới là 441 triệu tấn đến năm 2000 đã đạt 602 triệu tấn Lượng rau tiêu thụ bình quân theo đầu người là 78 kg/năm Riêng Châu

Trang 31

Á, sản lượng rau hàng năm đạt khoảng 400 triệu tấn với mức tăng trưởng 3%/năm (khoảng 5 triệu tấn/năm) Trong đó các nước đang phát triển như: Trung Quốc đạt sản lượng rau cao nhất là 70 triệu tấn/năm, Ấn Độ đứng thứ 2 với sản lượng 65 triệu tấn/năm Ở Châu Á, lượng rau trên đầu người bình quân đạt 84 kg/người/năm, nhưng thay đổi đáng kể tuỳ theo từng nước

Hiện nay, hầu hết các nước trên thế giới đã ứng dụng những kỹ thuật tiên tiến trong sản xuất rau như: kỹ thuật thuỷ canh, kỹ thuật trồng rau trong điều kiện

có thiết bị che chắn (nhà lưới, nhà nilon, nhà màn, màng phủ nông nghiệp ) và trồng ở điều kiện ngoài đồng theo quy trình sản xuất nghiêm ngặt đối với từng loại rau và phù hợp với từng vùng sinh thái

Nói như vậy không có nghĩa là sản xuất rau theo phát triển kỹ thuật công nghệ cao chiếm ưu thế tuyệt đối Đến nay, sản xuất rau ngoài đồng vẫn chiếm phần lớn diện tích và sản lượng rau của thế giới và có lẽ sẽ chẳng có gì thay thế hoàn toàn hình thức sản xuất này Chẳng hạn như sản xuất rau trong nhà kính chỉ thực sự có nghĩa trong mùa đông ở các nước xứ nước lạnh, trong khi sản xuất rau ngoài đồng vẫn có thể cho năng suất cao với chất lượng đảm bảo và giá thành hạ nếu được áp dụng các quy trình nghiêm ngặt Thêm vào đó, với công nghiệp bảo quản, chế biến tiên tiến người ta có thể dự trữ và cung cấp rau

ăn cho cả mùa đông

2.2.1.2 Các kết quả nghiên cứu về phân bón cho rau

Kết quả nghiên cứu về liều lượng đạm và thời gian bón đạm là một trong những nhân tố cần thiết cho sự tăng trưởng, phát triển của cây trồng (Cash và cs., 2002; Maryam, 2007) Một trong những dinh dưỡng quan trọng nhất hạn chế năng suất cây trồng đó là đạm, tuy nhiên thừa đạm có thể làm giảm năng suất và chất lượng giống đáng kể (AlBarrak, 2000; Fathy, 2009)

Cây trồng hấp thụ nitơ từ đất dưới dạng nitrat, sau đó được biến đổi thành các protein và các chất chứa nitơ khác Nitrat chứa trong cây trồng là kết quả của

sự cân bằng động giữa tốc độ hấp thu, đồng hóa, di chuyển Trong điều kiện nhất định sự cân bằng này có thể bị gián đoạn dẫn đến việc rễ tích lũy nitrat nhanh hơn so với cây trồng chuyển đổi nitrat thành protein (Maryam, 2007) Nhu cầu bón đạm của các loại rau được phân thành 4 nhóm sau:

- Rất cao (200 - 400 kg N/ha): súp lơ, cải bắp đỏ, cải bắp sớm

- Cao (150 - 180 kg N/ha): cải thìa, bí đỏ, cà rốt muộn, cải bắp

Trang 32

- Trung bình (80 - 100 kg N/ha): cải bao, dưa chuột, su hào, đậu rau, cà rốt sớm, cải bẹ xanh

- Thấp (40 - 80 kg N/ha): đậu trắng, đậu Hà Lan, hành ta

Các nghiên cứu ngoài nước cũng cho thấy: khi các dạng phân đạm (NH4+,

NO3-) được bón ở thời kỳ bón thúc lần cuối cũng làm ảnh hưởng lớn đến tích lũy

NO3- trong cây Để hạn chế hàm lượng NO3- trong rau, trong cỏ chăn nuôi, sau bón ít nhất 3 tuần mới được thu hoạch (D.L Grunes and W.H Allaway, 1985; Đặng Thu Hòa, 2002)

Nhiều nghiên cứu ngoài nước đã cho thấy phân đạm đã làm tăng NO3-trong nông sản Trong một giới hạn nhất định năng suất rau tăng tỷ lệ thuận với lượng phân đạm Tuy nhiên, hàm lượng nitrat trong rau cũng tăng theo lượng phân đạm bón hay nói cách khác bón phân đạm cho cây là nguyên nhân chính làm tăng hàm lượng nitrat trong rau (WangZHao - Hui, 2004)

Phân bón sinh học là thành phần thiết yếu của nền nông nghiệp hữu cơ đóng vai trò quan trọng trong duy trì khả năng lâu dài độ màu mỡ bằng việc cố định khí nitơ (N=N) huy động cố định các dinh dưỡng đa và vi lượng hoặc biến P không hòa tan sang dạng thích hợp cho cây trồng làm tăng hiệu quả và giá trị có sẵn Việc áp dụng phân bón sinh học không chỉ làm giảm việc sử dụng 20-50% phân bón hóa học, nhưng đồng thời làm tăng năng suất cây trồng từ 10-20% (Sheraz Maldi et al., 2010)

Các kết quả nghiên cứu về hàm lượng nitrat trong rau ở Nga đã chỉ ra rằng:

sử dụng phân hữu cơ sinh học có tác dụng làm giảm hàm lượng nitrat trong cần tây từ 1.198-1974 mg/kg đồng thời làm tăng năng suất và giảm hàm lượng muối trong đất (Cao Thị Làn, 2011)

2.2.2 Tình hình sản xuất rau ở Việt Nam

2.2.2.1 Tình hình sản xuất rau an toàn ở Việt Nam

Việt Nam có có điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng khá thuận lợi cho việc sản xuất các loại rau, hoa, quả để phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng trong nước cũng như xuất khẩu Vị trí địa lý trải dài qua nhiều vĩ độ, khí hậu nhiệt đới gió mùa và

có một số vùng tiểu khí hậu đặc biệt như Sa Pa, Tam Đảo, Đà Lạt…, có điều kiện

tự nhiên khá thuận lợi cho sản xuất rau Việt Nam có thể trồng được trên 120 loại rau có nguồn gốc nhiệt đới, á nhiệt đới, ôn đới Cùng với các tiến bộ khoa học

Trang 33

công nghệ các loại rau trái vụ được sản xuất nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và phục vụ chế biến xuất khẩu Sản xuất rau có xu hướng ngày càng mở rộng về diện tích và sản lượng tăng đồng thuận

Hiện nay, ở nước ta sản xuất rau an toàn đang là một vấn đề cấp thiết đặt

ra với các nhà nghiên cứu, người sản xuất và người tiêu dùng Trong những năm gần đây nhà nước đặc biệt quan tâm đến các sản phẩm nông nghiệp an toàn trong đó có rau an toàn, nhiều chính sách, quy định đã được đưa vào các chương trình, dự án đã được triển khai nhằm thúc đẩy rau an toàn phát triển (Bùi Thị Gia, 2006; Nguyễn Hùng Anh và Ngô Thị Thuận, 2005)

Để sản xuất rau an toàn ít sâu bệnh phá hại, không cần sử dụng lượng phân bón vô cơ lớn, thời gian sinh trưởng ngắn, có khả năng tăng vụ, một trong những phương pháp đáp ứng được yêu cầu trên là trồng rau bằng phương pháp thủy canh trong nhà lưới Bằng con đường tối ưu là ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp, trong đó tự động hóa các khâu chăm sóc, tưới tiêu, thu hoạch và bảo quản, đó là áp dụng hệ thống trồng rau an toàn bằng phương pháp thủy canh với hệ thống tưới nhỏ giọt (Ngô Trí Dương, 2005)

Bảng 2.6 Diện tích gieo trồng rau năm 2011-2012 các tỉnh

ĐVT: ha Năm 2011 Ước năm 2012

Trang 34

Bảng 2.7 Tình hình sản xuất rau ở Việt Nam 2008 - 2012

Năm Diện tích (ha) Năng suất (tạ/ha) Sản lượng (tấn)

mở rộng với 818.088 ha, năng suất lại giảm xuống còn 109 tạ/ha cho sản lượng 8.975.534 tấn Năm 2011 diện tích trồng rau tăng lên 835.918 ha, năng suất giảm xuống chỉ đạt 107 tạ/ha cho sản lượng 9.014.988 tấn Sang năm 2012 diện tích trồng rau tiếp tục tăng với diện tích 848.200 ha, năng suất tăng so với năm 2011

và đạt 111tạ/ha cho sản lượng 9.439.000 tấn

Diễn biến về diện tích và sản lượng rau ở các vùng của Việt Nam được thể hiện trong bảng 2.8

Bảng 2.8 Sản xuất rau ở Việt Nam phân theo vùng

Địa phương

DT (ha) SL (tấn)

DT (ha) SL (tấn)

DT (ha) SL (tấn)

Cả nước 706.479 11.084.656 722.580 11.510.700 735.335 11.885.067

I Miền Bắc 335.835 4.889.834 339.534 5.002.330 330.578 4.956.667

ĐB Sông Hồng 160.747 2.996.443 156.144 2.961.669 142.505 2.832.753 Đông Bắc 82.543 947.143 85.948 1.018.904 89.359 1.084.037 Tây Bắc 15.563 179.419 16.681 195.605 18.093 211.852 Bắc Trung Bộ 76.982 766.829 80.761 826.152 80.620 828.024

II Miền Nam 370.644 6.194.730 383.046 6.510.387 404.757 6.982.400 Nam Trung Bộ 47.427 708.316 46.646 695.107 49.459 714.473 Tây Nguyên 61.956 1.274.728 67.075 1.482.361 74.299 1.635.944 Đông Nam Bộ 69.723 892.631 70.923 940.225 73.094 1.014.715

ĐB Sông CL 191.538 3.319.055 198.402 3.392.694 207.905 3.564.268

Ghi chú: DT (diện tích), SL (sản lượng)

Nguồn: Tổng cục thống kê (2010)

Trang 35

Qua bảng 2.8 ta thấy diện tích trồng rau chủ yếu tập trung ở 2 vùng lớn đó

là vùng Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long Nhưng diện tích trồng rau của vùng Đồng bằng sông Hồng đang giảm dần năm 2007 từ 160.747

ha, sang năm 2008 còn 156.144 ha, năm 2009 diện tích trồng rau tiếp tục giảm chỉ còn 142.505 ha do vùng này chịu tác động của công nghiệp hóa, đô thị hóa Theo Trần Khắc Thi và cs (2010), sản xuất rau ở Việt Nam được tập trung

ở 2 vùng chính:

- Vùng rau tập trung, chuyên canh ven thành phố, thị xã và khu công nghiệp chiếm 46% diện tích và 45% sản lượng rau cả nước Sản xuất rau ở vùng này chủ yếu cung cấp cho thị trường nội địa Chủng loại rau vùng này rất phong phú bao gồm 60-80 loại rau trong vụ đông xuân, 20-30 loại rau trong vụ hè thu

- Vùng rau sản xuất theo hướng hàng hoá, luân canh với cây lương thực tại các vùng đồng bằng lớn, chiếm 54% về diện tích và 55% về sản lượng rau cả nước Rau ở vùng này tập trung cho chế biến, xuất khẩu và điều hoà, lưu thông rau trong nước Những năm gần đây đã hình thành được một số vùng trồng rau tập trung:

- Vùng trồng cải bắp, su hào: Lâm Đồng, Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương, Hưng Yên, Bắc Ninh

- Vùng trồng cà chua: Lâm Đồng, Hà Nội, Hải Phòng, Hưng Yên

- Vùng trồng ớt: Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Đà Nẵng, Thái Bình, Bắc Ninh, Bắc Giang

- Vùng trồng dưa chuột: Hưng Yên, Hà Nam, Vĩnh Phúc, Bắc Giang

Những năm gần đây, công tác quản lý chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm đã và đang được các cấp, các ngành quan tâm Nhu cầu về rau xanh đảm bảo chất lượng an toàn thực phẩm đã trở nên cấp thiết và là mong muốn của mọi người tiêu dùng Nhiều quy trình sản xuất nông sản thực phẩm an toàn nói chung và rau quả nói riêng phục vụ tiêu dùng trong nước và đẩy mạnh xuất khẩu

Theo số liệu thống kê của Cục Trồng trọt, tính đến tháng 10/2011 số lượng

mô hình VietGap trên rau mới chỉ đạt 141 mô hình với diện tích khảng 1.112 ha, chiếm 0,18% tổng diện tích sản xuất rau của cả nước Số lượng mô hình VietGap trên quả đạt 166 mô dình với diện tích hơn 7.843 ha, chiếm 1,01% tổng diện tích sản xuất cây ăn quả

Trang 36

2.2.2.2 Các kết quả nghiên cứu về phân bón cho rau ở Việt Nam

Tại Việt Nam đã có nhiều nghiên cứu về ảnh hưởng của liều lượng đạm và thời gian bón đến năng suất và hàm lượng nitrat Do nitơ là thành phần quan trọng của axít nucleic ADN và ARN, ADP, ATP, diệp lục…Nitơ giúp cây trồng tăng trưởng và phát triển của mô sống, quyết định phẩm chất nông sản Thiếu nitơ cây cằn cỗi, không hình thành protein và diệp lục, lá bé màu xanh nhạt, hoa hay rụng và ít quả, quả bé và phẩm chất kém vì vậy trong sản xuất người nông dân thường chú trọng đến phân đạm hơn (Lê Thanh Bồn, 2012)

Tuy nhiên việc bón thừa đạm cũng không có lợi cho cây trồng Người ta nhận thấy năng suất và phẩm chất không đồng hành mà nhiều trường hợp là nghịch biến, năng suất tăng, phẩm chất giảm, hiện tượng thường thấy khi sử dụng phân đạm (Võ Minh Kha, 1998; Chu Thị Thơm và cs., 2006)

Theo Bùi Quang Xuân và Bùi Đình Dinh (1999), khi nghiên cứu sử dụng hợp lý phân bón cho rau đã cho rằng việc bón quá liều lượng, bón quá muộn gây tích lũy NO3- trong rau thương phẩm Trong các loại rau, rau ăn lá có hàm lượng

NO3- trong rau cao nhất vì vậy cần chú ý đến liều lượng bón và thời kỳ bón Theo Lê Văn Tán, Lê Khắc Huy và cs (1998) cho thấy: khi tăng lượng phân đạm bón sẽ dẫn đến tăng tích lũy NO3- trong rau, nếu bón dưới mức 160 kg N/ha đối với cải bắp và dưới 80 kg N/ha đối với cải xanh thì lượng NO3- trong cải bắp dưới 430 mg/kg tươi (mức cho phép 500 mg/kg)

Hàm lượng NO3- trong bắp cải cao nhất là 7 ngày kể từ bón thúc lần cuối ở tất cả các công thức có liều lượng đạm khác nhau và chỉ thu hoạch sau bón thúc lần cuối 14 ngày thì hàm lượng NO3- trong bắp cải đã giảm hẳn dưới ngưỡng an toàn (Nguyễn Văn Hiền và Trần Văn Dinh, 1996)

Kết quả này cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu của Hoàng Thị Thái Hoà (2009) khi nghiên cứu các mức bón đạm khác nhau với thời điểm thu hoạch 7 ngày và 15 ngày sau khi bón Theo Bùi Quang Xuân (1998) cho biết hàm lượng nitrat trong cải bắp thực sự giảm sau 16-20 ngày bón đạm lần cuối, nếu hòa phân đạm vào nước tưới thì thời gian bón thúc lần cuối rút ngắn hơn

từ 2-4 ngày

Việc sử dụng chế phẩm sinh học trong canh tác cây trồng đang là xu hướng của Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung nhằm bảo đảm an toàn sinh học, an toàn thực phẩm và an toàn môi trường Ở nước ta đã có nhiều nghiên cứu về

Trang 37

phân bón sinh học có khả năng giảm bớt được lượng phân hóa học mà năng suất vẫn đảm bảo, chất lượng rau đạt theo tiêu chuẩn rau an toàn

Những nghiên cứu về phân bón đạm vi sinh Biogro trong 4 vụ cho thấy: việc dùng đạm vi sinh thay thế được 50% urê và tăng năng suất cây trồng Với lúa, năng suất tăng từ 10-25%, công thức bón đạm vi sinh 3 kg/sào thay cho 70% đạm hóa học, tăng năng suất 25,9 kg/sào Đối với mỗi loại rau khác nhau năng suất cũng tăng 12-20% Bên cạnh đó người ta nhận thấy đạm vi sinh làm tăng khả năng chống chịu sâu bệnh của cây trồng vì nó làm cây trồng khỏe, phát triển đều, phẩm chất hạt và quả tăng (Phạm Xuân Lân, 2007)

Các kết quả nghiên cứu của Viện Công nghệ sinh học về việc sử dụng các chế phẩm sinh học nhằm nâng cao độ phì của đất và chất lượng của sản phẩm trong năm 2004-2005 đã cho kết quả tốt, có khả năng triển khai trên diện rộng Việc sử dụng chế phẩm vi sinh và phân bón tạo bởi chế phẩm vi sinh đã giúp giảm được từ 30-50% lượng phân bón hóa học, sản lượng rau tăng từ 15-20%, hàm lượng nitrat trong rau giảm 10 lần, thấp hơn nhiều so với tiêu chuẩn cho phép (Phạm Xuân Lân, 2007)

Khi nghiên cứu 3 loại phân hữu cơ vi sinh sông Gianh, hữu cơ vi sinh chế biến từ rác thải của Hà Giang trên nền bón 180 kg N + 100 kg P2O5 + 60 kg K2O cho thấy các công thức bón phân hữu cơ vi sinh đều làm giảm hàm lượng NO3-

trong rau cải bắp từ 10,2-62,6% (phần lá xanh) và 12,0-77,6% (phần lá trắng) (Phạm Xuân Lân, 2007)

Trang 38

PHẦN 3 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU

Địa điểm: đề tài được nghiên cứu tại 2 phường chuyên canh sản xuất rau

ở Thành phố Bắc Ninh (Võ Cường, Khắc Niệm)

3.2 THỜI GIAN NGHIÊN CỨU

Thời gian thực hiện đề tài: từ tháng 01-12/2016;

3.3 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

- Hệ thống sản xuất rau, rau an toàn ở Thành phố Bắc Ninh;

- Các hộ sản xuất nông nghiệp ở địa điểm nghiên cứu của Thành phố Bắc Ninh;

- Giống cải bắp KK Cross: Là giống lai F1 của Nhật, là giống chịu

nhiệt, kháng bệnh tốt, bắp tròn cao, cuốn chắc, độ đồng đều cao, giống trồng

được quanh năm, thời gian sinh trưởng 75-85 ngày, năng suất bình quân

30-40 tấn/ha

- Phân hữu cơ vi sinh sông Gianh:

Thành phần: Độ ẩm 30%; Hữu cơ 15%; P2O5hh 1,5%; Acid Humic 2,5%

Trung lượng (Ca) 1,0%; Mg 0,5%; S 0,3%; Các chủng vi sinh vật hữu ích Bacillus 1

× 106 CFU/g; Azotobacter1×106 CFU/g; Aspergillus sp: 1×106 CFU/g

Tác dụng: Cung cấp mùn hữu cơ đã được hoạt hóa, các dưỡng chất cần thiết

cho cây trồng, các tập đoàn vi sinh vật hữu ích, cải tạo và tăng độ phì nhiêu cho

đất giúp cân bằng hệ sinh thái đồng ruộng, bảo vệ môi trường; giúp cây giữ ẩm,

chịu hạn, chịu rét, tăng khả năng kháng trị nấm bệnh; phát huy hiệu quả tối đa

các yếu tố khoáng đa – trung - vi lượng, giúp cây trồng hấp thụ nhanh các chất

dinh dưỡng; kích thích bộ rễ phát triển mạnh, cây sinh trưởng tốt nâng cao năng

suất và giá trị nông sản

3.4 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

3.4.1 Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội ở Thành phố Bắc Ninh

- Vị trí địa lý;

- Đặc điểm khí hậu, thời tiết;

- Đặc điểm đất đai, hiện trạng sử dụng đất;

- Cơ cấu kinh tế (nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ);

Trang 39

- Dân số, lao động;

- Cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất (giao thông, thủy lợi, điện )

3.4.2 Đánh giá hiện trạng hệ thống sản xuất rau, rau an toàn ở Thành phố Bắc Ninh

- Diện tích, năng suất, sản lượng của các loại cây trồng chính;

- Các công thức trồng trọt chính;

- Các giống cây trồng;

- Hiệu quả kinh tế các công thức trồng trọt

3.4.3 Đánh giá hệ thống chính sách, tổ chức sản xuất, kiểm tra giám sát và cấp giấy chứng nhận

3.4.4 Thí nghiệm ảnh hưởng của phân hữu cơ vi sinh sông Gianh đến sinh trưởng phát triển và năng suất cây cải bắp trồng trong vụ đông 2016

3.4.5 Đề xuất các giải pháp phát triển sản xuất rau an toàn ở Thành phố Bắc Ninh

3.5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.5.1 Chọn điểm nghiên cứu

Nghiên cứu ở 2 phường chuyên canh sản xuất rau của Thành phố Bắc Ninh (Võ Cường, Khắc Niệm)

3.5.2 Phương pháp thu thập thông tin

3.5.2.1 Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp

Thu thập các thông tin về khí hậu, hiện trạng sử dụng đất, dân số, lao động,

cơ cấu kinh tế,… từ các phòng ban ngành chức năng của Thành phố

3.5.2.2 Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp

- Sử dụng phương pháp “Đánh giá nhanh nông thôn có sự tham gia của người dân (PRA)” Sử dụng phiếu điều tra kết hợp phỏng vấn nhanh, cụ thể ở 2 phường, mỗi phường tiến hành điều tra 30 hộ nông dân, tổng là 60 hộ

Sử dụng phiếu điều tra kết hợp phỏng vấn nhanh, cụ thể:

+ Về diện tích canh tác;

+ Các công thức trồng trọt;

+ Về sử dụng nước tưới;

Trang 40

+ Về sử dụng phân bón;

+ Về sử dụng thuốc bảo vệ thực vật;

+ Nhóm đối tượng tiêu thụ sản phẩm rau

3.5.3 Bố trí thí nghiệm

Ảnh hưởng của phân hữu cơ vi sinh sông Gianh đến sinh trưởng phát triển

và năng suất cây cải bắp trồng trong vụ đông 2016 tại Thành phố Bắc Ninh

- Địa điểm thí nghiệm: phường Võ Cường, Thành phố Bắc Ninh

- Vật tư thí nghiệm: Giống cải bắp KK Cross, phân hữu cơ vi sinh sông Gianh

- Thí nghiệm được bố trí theo kiểu khối ngẫu nhiên đầy đủ với 5 công thức (CT), 3 lần nhắc lại (15 ô thí nghiệm)

- Diện tích thí nghiệm là 360m2

- Diện tích mỗi ô trong thí nghiệm: 20m2 (2 x 10 m)

- Đất làm thí nghiệm: trên đất chuyên canh rau

- Thời vụ trồng: vụ đông 2016 (tháng 10-12/2016)

- Mật độ: 35.000 cây/ha (cây cách cây 35 cm, hàng cách hàng 45cm)

- Tuổi cây con: trồng khi cây có 5-6 lá thật (sau gieo 25-30 ngày)

- Lượng phân bón cho 1 ha:

CT1: 20.000 kg phân chuồng (đối chứng)

CT2: 500 kg phân hữu cơ vi sinh sông Gianh

CT3: 1.000 kg phân hữu cơ vi sinh sông Gianh

CT4: 1.500 kg phân hữu cơ vi sinh sông Gianh

CT5: 2.000 kg phân hữu cơ vi sinh sông Gianh

Các CT có nền phân bón chung: 260kg đạm ure + 400kg supe lân + 260 kg kali sunfat (Theo Quy trình sản xuất rau, Sở NN & PTNT Bắc Ninh, 2015)

- Cách bón phân:

+ Bón lót: 100% phân chuồng + 100% lân

+ Bón thúc: 3 lần (cây hồi xanh, trải lá bàng, giai đoạn cuốn bắp)

Giai đoạn cây hồi xanh: 30% đạm ure + 30% kali sunfat

Giai đoạn trải lá bàng: 40% đạm ure +30% kali sunfat

Ngày đăng: 10/03/2021, 15:50

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w