1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực trạng và giải pháp phát triển ngành nông nghiệp ở huyện vĩnh linh tỉnh quảng trị

85 23 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 85
Dung lượng 6,45 MB

Nội dung

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM  KHOA ĐỊA LÝ NGUYỄN THỊ THẢO HIỀN  THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN  NGÀNH NƠNG NGHIỆP Ở HUYỆN VĨNH LINH ­  TỈNH QUẢNG TRỊ KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chun ngành đào tạo: Cử nhân địa lý Đà Nẵng – Năm 2015 ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM  KHOA ĐỊA LÝ NGUYỄN THỊ THẢO HIỀN THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN  NGÀNH NƠNG NGHIỆP Ở HUYỆN VĨNH LINH ­  TỈNH QUẢNG TRỊ KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chun ngành đào tạo: Cử nhân địa lý Người hướng dẫn khoa học Th.S: Đồn Thị Thơng  Đà Nẵng – Năm 2015 LỜI CẢM ƠN Để hồn thành khóa luận này, em xin chân thành cảm ơn ban chủ nhiệm khoa  Địa lý; các phịng ban quản lý khoa học; Ban giám hiệu trường Đại học Sư phạm Đà  Nẵng, các thầy, cơ giáo đã tận tình giảng dạy, tạo điều kiện giúp đỡ em trong suốt q  trình học tập và nghiên cứu tại khoa và trường Đặc biệt em xin bày tỏ biết ơn sâu sắc nhất tới cơ giáo ThS. Đồn Thị Thơng,  người đã trực tiếp hướng dẫn chỉ bảo tận tình cho em trong suốt quá trình thực hiện  đề tài nghiên cứu Trong quá trình thực hiện đề tài, em cũng nhận được sự giúp đỡ về số liệu của  nhiều  cơ  quan  địa  phương,  đặc  biệt  là  của  các  cán  bộ  chi  cục  thống  kê  huyện  Vĩnh  Linh, Phịng NN & PTNT, Phịng Tài ngun và Mơi trường Vĩnh Linh. Qua đây em  xin gửi tới các cơ quan lời cảm ơn chân thành nhất Đồng thời, để có được kết quả này, em xin cảm ơn sự động viên, giúp đỡ của  gia đình, bạn bè Khóa luận được hồn thành trong thời gian chưa dài và kinh nghiệm của bản  thân cịn hạn chế nên sẽ khơng tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự  chỉ bảo, các ý kiến đóng góp của các thầy cơ giáo và các bạn để khóa luận của em  được hồn thiện hơn Em xin chân thành cảm ơn! Đà Nẵng, tháng 4 năm 2015 Sinh viên thực hiện Nguyễn Thị Thảo Hiền DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT CNH – HĐH DN DNTN GDP GTSX HTX KH – KT NN & PTNT NTQD TCLTNN TNHH MTV TTHNN XHCN UBND Cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa Doanh nghiệp Doanh nghiệp tư nhân Tổng sản phẩm quốc dân Giá trị sản xuất Hợp tác xã Khoa học – kỹ thuật Nông nghiệp và phát triển nông thôn Nông trường quốc doanh Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp Trách nhiệm hữu hạn một thành viên Thể tổng hợp nông nghiệp Xã hội chủ nghĩa Ủy ban nhân dân DANH MỤC CÁC BẢNG Số hiệu bảng Tên bảng Trang 2.1 Dân  số  và  mật  độ  dân  số  huyện  Vĩnh  Linh  giai  đoạn  2005 – 2013  25 2.2 Giá trị sản xuất và cơ cấu giá trị sản xuất nơng – lâm –  thủy sản giai đoạn 2007 – 2013 31 2.3 Diện tích một số loại cây trồng giai đoạn 2008 – 2013  34 2.4 Diện  tích,  năng  suất  và  sản  lượng  lúa  huyện  Vĩnh  Linh  giai đoạn 2007 – 2013 36 2.5 Diện tích và sản lượng cây màu lương thực và cây ngắn  ngày giai đoạn 2007 – 2013 37 2.6 Sản  lượng  gia  súc,  gia  cầm  huyện  Vĩnh  Linh  giai  đoạn  2007 – 2013 41 2.7 Tình  hình  sản  xuất  lâm  nghiệp  huyện  Vĩnh  Linh  giai  đoạn 2007 – 2013 44 2.8 Tình  hình  phát  triển  ngành  thủy  sản  huyện  Vĩnh  Linh  giai đoạn 2007 – 2013  47 DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Số hiệu  hình vẽ Tên hình vẽ Trang 2.1 Biểu đồ cơ cấu sử dụng đất huyện Vĩnh Linh năm 2010 và 2013 31 2.2 Biểu  đồ  cơ  cấu  giá  trị  sản  xuất  nông  –  lâm  –  thủy  sản  huyện  Vĩnh Linh giai đoạn 2007 – 2013  32 2.3 Biểu đồ cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt theo giá thực tế  phân theo nhóm cây trồng 34 2.4 Biểu đồ diện tích và sản lượng lúa huyện Vĩnh Linh giai đoạn  2005 – 2013 35 2.5 Biểu đồ diện tích và sản lượng cây hồ tiêu Vĩnh Linh giai đoạn  2007 – 2013 39 2.6 Biểu đồ cơ cấu giá trị sản xuất ngành chăn ni theo giá thực tế  phân theo nhóm vật ni và loại sản phẩm 40 2.7 Biểu đồ cơ cấu giá trị sản xuất lâm nghiệp phân theo ngành hoạt  động giai đoạn 2007 – 2013 43 MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 2. Mục tiêu và nhiệm vụ của đề tài 3. Lịch sử nghiên cứu 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu 6. Bố cục của đề tài NỘI DUNG CHƯƠNG  1.  CƠ  SỞ  LÝ  LUẬN  VÀ  THỰC  TIỄN  VỀ  PHÁT  TRIỂN  NƠNG  NGHIỆP 1.1. Một số vấn đề về nơng nghiệp 1.1.1. Lịch sử ra đời ngành nơng nghiệp 1.1.2. Vai trị của nơng nghiệp 1.1.3. Đặc điểm sản xuất nơng nghiệp 1.1.4. Những nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố ngành nơng nghiệp 1.1.5. Các hình thức tổ chức lãnh thổ nơng nghiệp 12 1.2. Tình hình phát triển nơng nghiệp tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2007 ­ 2013 15 1.2.1. Về nơng nghiệp 15 1.2.2. Về lâm nghiệp 17 1.2.3. Về thủy sản 17 CHƯƠNG  2.  THỰC  TRẠNG  PHÁT  TRIỂN  NÔNG  NGHIỆP  CỦA  HUYỆN  VĨNH LINH GIAI ĐOẠN 2007 – 2013 19 2.1.  Những  nhân  tố  ảnh  hưởng  đến  phát  triển  và  phân  bố  nơng  nghiệp  huyện  Vĩnh Linh 19 2.1.1. Vị trí địa lý và phạm vi lãnh thổ 19 2.1.2. Nhân tố tự nhiên, tài ngun thiên nhiên 21 2.1.3. Nhân tố kinh tế ­ xã hội 25 2.1.4. Đánh giá chung 29 2.2. Thực trạng phát triển nơng nghiệp ở huyện Vĩnh Linh 29 2.2.1. Khái qt chung 30 2.2.2. Tình hình phát triển từng ngành 33 2.3.2. Đánh giá chung 50 10 sinh  học,  chọn,  tạo  giống  con,  giống  cây  chất  lượng  cao  phù  hợp  với  điều  kiện  của  huyện Vĩnh Linh, đồng thời mua sắm các thiết bị, xây dựng các trung tâm giống hiện  đại đáp ứng cung cấp giống cây trồng vật ni và giống thủy sản, xây dựng quy trình  sản xuất giống tiên tiến, mua các thiết bị máy móc để ứng dụng cơ giới hóa vào sản  xuất, ứng dụng cơng nghệ bảo quản, chế biến… Nhằm tạo đột phá về năng suất, chất  lượng, hiệu quả sản xuất. Nâng cao năng lực cho cán bộ khuyến nơng, xây dựng các  mơ hình khuyến nơng có hiệu quả nhân rộng và đưa vào sản xuất, mua sắm thiết bị xét  nghiệm mẫu dịch bệnh, giống cây trồng vật ni Nghiên cứu và đưa ra các giải pháp phịng, chống dịch bệnh trên các loại cây  trồng, vật ni có hiệu quả. Xây dựng vùng an tồn dịch bệnh, vệ sinh an tồn thực  phẩm cho gia súc, gia cầm Tăng năng lực cho đội ngũ cán bộ khuyến nông nhất là cấp xã, hỗ trợ cho các  trang  trại,  hợp  tác  xã,  doanh  nghiệp,  hộ  sản  xuất,  ứng  dụng  công  nghệ  mới  vào  sản  xuất Phối  hợp,  kết  hợp  tốt  với  các  tổ  chức  đoàn  thể,  các  đơn  vị  nghiên  cứu,  các  doanh nghiệp trong cơng tác khuyến nơng, khuyến lâm, khuyến ngư theo hướng xã hội  hóa nhằm đẩy nhanh tốc độ chuyển giao ứng dụng tiến bộ khoa học – cơng nghệ vào  sản xuất nơng nghiệp Sử dụng các cơng nghệ hiện đại đánh giá tác động, ảnh hưởng của việc sử dụng  cơng nghệ hiện đại đối với mơi trường. Thực hiện các biện pháp nhằm giảm thiểu các  tác động tiêu cực đến mơi trường Có  kế  hoạch  khai  thác  tài  ngun  thiên  nhiên  hợp  lý,  bảo  vệ  cảnh  quan  mơi  trường, chống ơ nhiễm, xói mịn 3.2.1.5. Giải pháp về chính sách nơng nghiệp Nâng cao năng lực cơng tác quy hoạch, kế hoạch, hồn thành việc xây dựng các  chương  trình,  đề  án,  quy  hoạch  và  chính  sách  trong  kế  hoạch  hành  động  của  ngành,  thực hiện Nghị quyết số 08­NQ/TU, đề án, quy hoạch nơng thơn mới cấp xã, các quy  hoạch khác thuộc ngành Đẩy nhanh tiến độ hồn thành việc lập và triển khai thực hiện dự án phát triển  giống cây trồng nơng nghiệp, lâm nghiệp, giống vật ni và giống thủy sản đến năm  2020. Dự án xây dựng hệ thống đường lâm nghiệp phục vụ sản xuất phát triển và bảo  vệ rừng, phịng chống chữa cháy rừng. Dự án phát triển nơng nghiệp Vĩnh Linh, dự án  phục hồi và quản lý bền vững phịng hộ, dự án ni trồng thủy sản, cá dự án về hạn  chế rủi ro, thiên tại, biến đổi khí hậu, dự án thủy lợi trọng điểm, hàn gắn khơi phục hậu  quả bão lụt năm 2013, dự án nước sạch vệ sinh mơi trường… 71 Có chính sách trợ giá giống đối với cây trồng vật ni có giá trị kinh tế cao Hỗ trợ nơng dân trong việc làm thủ tục về đất đai để người nơng dân có cơ sở  thế  chấp  vay  vốn  ngân  hàng  phát  triển  sản  xuất.  Khuyến  khích  hình  thành  các  vùng  chun  canh,  sản  xuất  hàng  hóa  tập  trung  để  cung  cấp  nguyên  liệu  cho  ngành  công  nghiệp chế biến Tiếp  tục  sắp  xếp,  đổi  mới  hoạt  động  của  các  doanh  nghiệp  nơng  lâm  nghiệp  theo hướng cổ phần hóa, kinh doanh tổng hợp có hiệu quả. Khuyến khích phát triển  các doanh nghiệp nơng thơn với các hình thức khác nhau, coi đây là nguồn lực cho q  trình CNH – HĐH nơng nghiệp nơng thơn Nghiên cứu, ban hành các chính sách đặc thù của địa phương về giao đất, cho  th đất đối với các HTX, cấp phép hoạt động, chính sách thuế, tín dụng. Đặc biệt là  các chính sách tín dụng ưu đãi theo gói kích cầu của Chính phủ, đào tạo các cán bộ  quản lý HTX Bổ sung chính sách hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng đối với các vùng sản xuất tập  trung,  thâm  canh,  trang  trại,  gia  trại  lớn;  chính  sách  hỗ  trợ  đóng  mới  tàu  cá  xa  bờ;  chính sách khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào địa bàn nơng thơn, đặc biệt là  các  doanh  nghiệp  tiêu  thụ  và  chế  biến  sản  phẩm  nơng  nghiệp;  chính  sách  hỗ  trợ  tín  dụng  cho  hộ  nơng  dân  tham  gia  trực  tiếp  vào  việc  phát  triển  các  cây  con  chủ  lực,  ngành nghề dịch vụ mới trong nơng thơn Tiếp tục thực hiện hiện chính sách dồn điền đổi thửa nhằm khắc phục tình trạng  manh mún đất đai, xây dựng cánh đồng mẫu lớn, tạo điều kiện ứng dụng tiến bộ KH –  KT và cơ giới hóa vào sản xuất, làm tăng năng suất đất đai và tăng năng suất lao động  nơng nghiệp, tích cực chuyển dịch cơ cấu sản xuất nơng nghiệp theo hướng sản xuất  hàng hóa chất lượng cao, bền vững Tập trung cao để thực hiện chương trình nơng thơn mới.  3.2.1.6. Giải pháp về thị trường tiêu thụ sản phẩm Nâng cao năng lực dự báo thị trường, dự báo trung và dài hạn về số lượng, chất  lượng, chủng loại hàng hóa mà thị trường cần, tình hình cung – cầu, giá cả của mỗi  chủng loại hàng hóa. Trên cơ sở thơng tin thị trường, xây dựng quy hoạch, kế hoạch  đầu tư sản xuất, lựa chọn hình thức và thời điểm tham gia thị trường hiệu quả nhất Làm tốt cơng tác tun truyền nâng cao nhận thức về hội nhập kinh tế quốc tế  trong nơng nghiệp, nơng thơn. Có cơ chế chính sách ưu đãi đối với các doanh nghiệp,  cơ sở sản xuất chế biến, cá nhân phát triển các ngành nghề mới, mở rộng các ngành  nghề có thế mạnh của huyện. Đặc biệt khuyến khích các doanh nghiệp, cơ sở chế biến  các sản phẩm, mặt hàng xuất khẩu từ thóc, ngơ, lạc, đậu tương… tiến tới mở rộng thị  72 trường tiêu thụ sản phẩm đó qua chế biến trực tiếp tại huyện. Hỗ trợ cho các tổ chức  kinh tế hoặc hộ tư nhân có dự án xây dựng cơ sở thu mua, tiêu thụ sản phẩm cho nơng  nghiệp.  Tăng cường cơng tác quản lý thị trường, đấu tranh kiên quyết đối với các hành  vi vi phạm bn bán hàng hóa giả, kém chất lượng, trục lợi bất chính, gây biến động  bất lợi trên thị trường Hàng năm tổ chức 1 – 2 hội chợ triển lãm trong huyện và tạo điều kiện cho các  doanh nghiệp tham gia các hội chợ ở tỉnh, ngồi tỉnh và khu vực nhằm quảng bá nơng  sản của huyện với khách hàng trong tỉnh, trong nước và quốc tế 3.2.2. Giải pháp cho từng ngành 3.2.2.1. Ngành nơng nghiệp a. Trồng trọt ­  Xác  định  cơ  cấu  cây  trồng,  mùa  vụ  hợp  lý  theo  hướng  coi  trọng  giá  trị  lợi  nhuận, né tránh thiên tai, tạo thành vùng sản xuất hàng hóa phục vụ cơng nghiệp chế  biến. Chú trọng xây dựng vùng sản xuất lúa chất lượng cao, vùng sản xuất lạc chun  canh. Tập trung chỉ đạo chuyển đổi diện tích lúa vùng cao khơng chủ động nước năng  suất thấp sang phát triển các cây trồng cạn có hiệu quả kinh tế cao như lạc, đậu…  ­ Tiếp tục đưa các giống mới có năng suất, chất lượng cao vào sản xuất: Đối với cây lúa: Bộ giống chủ lực gồm các giống: HT1, HC95, P6, RVT chiếm  80%  diện  tích  và  được  chia  làm  hai  trà.  Giống  bổ  sung  gồm  giống  PC6,  Nếp  352,  Xuân  mai,  Khang  dân  18…  Không  dùng  các  giống  đã  sử  dụng  lâu  năm  chất  lượng  kém, thối hóa và thường xun nhiễm sâu bệnh trên địa bàn Cây lạc: Bố trí giống có năng suất cao và được thị trường tiêu thụ chấp nhận  như các giống: Sen, Lỳ Tây ngun, L14, L16 Khoai lang, sắn: Đưa vào sản xuất các giống cao sản có hàm lượng tinh bột cao,  đã được khảo nghiệm trên địa bàn nhằm nâng cao sản lượng, tiết kiệm quỹ đất Ngơ: Vừa mở rộng diện tích trên vùng đất thích hợp đồng thời tăng đầu tư thâm  canh, sử dụng giống cao sản, chất lượng như Bioseed, LVN 10, MX6 để đưa năng suất  bình qn cao hơn Đậu đổ và rau màu thực phẩm các loại: Tận dụng hết diện tích sẵn có để mở  rộng diện tích gieo trồng, đồng thời đầu tư thâm canh để nâng cao năng suất và chất  lượng sản phẩm phục vụ nhu cầu thị trường Cây  cao  su:  Cần  chọn  các  loại  giống  chỉ  trong  thời  gian  ngắn  đã  có  thể  khai  thác, với sản lượng mủ cao, chịu được sức gió, sử dụng các giống có khả năng chống,  chịu  gió  đã  qua  thử  thách  trong  vùng  như  RRIC  100,  RRIC  211,  RRIM  712,  RRIm  73 600  và  GT  1.  Quản  lý  giống  chặt  chẽ  về  chất  lượng  và  bảo  đảm  đúng  giống  theo  khuyến cáo. Lựa chọn cây con có hai tầng lá để trồng, ưu tiên dạng tum bầu, trồng âm  so với mặt đất 20 cm. Thay đổi quy trình kỹ thuật trồng cây, từ trồng hàng song song  sang trồng hàng dọc theo hướng gió đơng từ biển thổi vào, để tạo khoảng trống cho gió  lùa. Tn thủ nghiêm đúng quy định kỹ thuật trồng bờ lơ chắn gió, có thể trồng phi lao  đủ độ dày hoặc những loại cây thân vững chắc, chịu được sức gió mạnh  Ưu tiên phát  triển cây cao su cách bờ biển khoảng từ 40 đến 50 km và ở vùng kín gió có núi che  chắn. Mật độ cây trồng dao động từ 500 đến 727 cây/ha. Thiết lập đai chắn gió nhiều  tầng với sự kết hợp các loại cây như tràm hoa vàng, keo lai, phi lao và các cây bụi tầng  thấp Tiếp tục đẩy mạnh tiến độ kiên cố hóa kênh mương, đảm bảo kỹ thuật, kịp thời  phục vụ sản xuất ­ Cơng tác khuyến nơng và ứng dụng tiến bộ KH – KT vào sản xuất. Phịng NN  & PTNT huyện, Trạm Khuyến nơng – Khuyến ngư, Trạm Bảo vệ thực vật phối hợp  nhịp nhàng, tập huấn kỹ thuật cho nơng dân. Tiến hành xây dựng một số mơ hình trình  diễn: Sản xuất lúa chất lượng cao, giống chất lượng cao vào khảo nghiệm ở vùng trọng  điểm lúa, sản xuất cây cơng nghiệp ngắn ngày (lạc, đậu tương, cây màu thực phẩm);  cải tạo vườn tạp; chăm sóc và phịng bệnh cho cây cơng nghiệp dài ngày ­  Cơng  tác  bảo  vệ  thực  vật:  Tiếp  tục  công  tác  điều  tra  sâu  bệnh  trên  các  đối  tượng cây trồng, đặc biệt là cây công nghiệp dài ngày như cao su, hồ tiêu, cung cấp kịp  thời số liệu dự tính dự báo, từ đó sớm phát hiện ra các đối tượng dịch hại và đề ra biện  pháp phịng trừ kịp thời. Tiến hành các lớp tập huấn nâng cao kỹ năng phịng chống  dịch  bệnh  hại,  cách  sử  dụng  thuốc  bảo  vệ  thực  vật  an  toàn  và  hiệu  quả  cho  khuyến  nông  viên,  cán  bộ  nông  nghiệp  và  nông  dân  (dịch  bệnh  hại  như  chuột,  bệnh  lùn  sọc  đen, rệp sáp bột hồng hại sắn, sâu bệnh hại khác…), kịp thời xử lý khi có bệnh xảy ra  tại địa phương ­ Cơng tác dịch vụ vật tư: Các HTX chủ động ký kết hợp đồng mua bán, cung  ứng vật tư phân bón với các cơng ty Thương mại dịch vụ nơng nghiệp để đáp ứng đủ  số lượng, chủng loại phân bón ­ Tăng cường chức năng quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm, nơng sản và  vật tư nơng nghiệp; kiểm sốt chặt chẽ việc sản xuất, kinh doanh, tiêu thụ, sử dụng hóa  chất, thuốc bảo vệ thực vật trên địa bàn huyện b. Chăn ni ­ Tiếp tục đẩy mạnh phát triển chăn ni theo hướng sinh hóa đàn bị, nạc hóa  đàn heo bằng các phương pháp lai tạo để nâng cao năng suất, chất lượng đàn vật ni 74 ­ Khuyến khích xây dựng khu chăn ni tập trung, giết mổ gia súc xa khu dân  cư với quy mơ phù hợp điều kiện từng địa bàn, có trang thiết bị hiện đại, đạt u cầu  về chất lượng và vệ sinh an tồn thực phẩm; tăng cường cơng tác tiêu độc, khử trùng  tại các điểm tập trung bn bán động vật, sản phẩm động vật ­ Tích cực ứng dụng các tiến bộ KH – KT, thực hiện đồng bộ các biện pháp về  giống, thức ăn, thú y, chăm sóc ni dưỡng ­ Tạo điều kiện cho đội ngũ thú y viên hoạt động tốt, phục vụ lâu dài cho cơng  tác thú y ở địa phương ­ Quản lý tốt các đại lý kinh doanh thức ăn chăn ni, thuốc thú y, vật tư thú y,  các cơ sở kinh doanh động vật và sản phẩm động vật ­ Chỉ đạo triển khai quyết liệt về cơng tác tiêm phịng, phịng chóng dịch bệnh,  phấn đấu 100% gia súc, gia cầm được tiêm phịng các loại vaccine bắt buộc. Thường  xun giám sát đàn vật ni, huy động mọi nguồn lực để phịng chống dịch bệnh, đảm  bảo vệ sinh mơi trường. Khi có dịch xảy ra: Chỉ đạo địa phương thực hiện tốt các biện  pháp phịng chống dịch, giám sát chặt chẽ các hộ có gia súc, gia cầm bệnh; thơng báo  cho  nhân  dân  trên  địa  bàn  về  tình  hình  dịch  bệnh,  chỉ  đạo  đội  ngũ  thú  y  và  khuyến  nơng viên cở sở nắm bắt và báo cáo kịp thời tình hình dịch bệnh trên đàn vật ni 3.2.2.2. Ngành lâm nghiệp Bảo  vệ  và  phát  triển  vốn  rừng  tự  nhiên,  rừng  trồng  hiện  có,  chống  suy  thối  nguồn tài ngun rừng ­ Đối với rừng đặc dụng: Đẩy mạnh cơng tác quản lý bảo vệ phát triển rừng, bảo  tồn đa dạng sinh học, khoanh ni xúc tiến tái sinh rừng tự nhiên và làm giàu rừng.  Bên cạnh chức năng nghiên cứu khoa học, phịng hộ… phải hướng đến khai thác kinh  tế tổng hợp từ rừng ­ Đối với rừng phịng hộ: Tăng cường cơng tác quản lý, bảo vệ nhất là diện tích  rừng phịng hộ đầu nguồn các lưu vực sơng lớn, rừng phịng hộ ven biển; làm tốt cơng  tác  phịng  cháy  chữa  cháy  rừng,  phòng  trừ  sâu  bệnh  hại,  nâng  cao  chất  lượng  rừng.  Quan tâm lựa chọn những lồi cây đưa vào trồng rừng vừa có tác dụng phịng hộ, vừa  có giá trị kinh tế cao ­ Đối với rừng sản xuất: Coi trọng hiệu quả kinh tế nhưng phải chú trọng chức  năng phịng hộ của rừng; đối với diện tích rừng kém chất lượng, hiệu quả kinh tế thấp  chuyển sang trồng các loại cây khác có hiệu quả cao hơn như cao su trong vùng quy  hoạch Thực  hiện  xã  hội  hóa  nghề  rừng  trên  cơ  sở  tổ  chức,  quản  lý,  sử  dụng  hợp  lý  nguồn tài nguyên rừng, giao đất, giao rừng nhằm giải quyết tốt mục tiêu phòng hộ, an  75 ninh mơi trường, góp phần cung cấp ngun liệu cho phát triển cơng nghiệp chế biến  gỗ lâm sản, xây dựng nền lâm nghiệp phát triển bền vững, tạo việc làm, tăng thu nhập  cho người lao động Có kế hoạch khai thác rừng đến chu kỳ khai thác để trồng lại rừng, Tăng cường  cơng tác chỉ đạo, kiểm tra cơ sở, phối hợp với các địa phương, các ngành chức năng  nắm chắc tình hình có kế hoạch, phương án cụ thể về phịng chống cháy rừng, hạn chế  tối đa cháy rừng, kiên quyết đấu tranh ngăn chặn tình trạng chặt phá rừng và bn bán  lâm sản trái phép, xử lý nghiêm tổ chức, cá nhân vi phạm Luật Bảo vệ và phát triển  rừng 3.2.2.3. Ngành thủy sản a. Ni trồng thủy sản ­ Duy trì và phát triển diện tích mơ hình ni cá tập trung, cá – lúa, cá – lúa –  lợn, cá – lợn đang có hiệu quả để tận dụng diện tích mặt nước ở các ruộng trũng. Đưa  những đối tượng ni mới và có giá trị kinh tế cao vào ni tại các vùng nước lợ, nước  mặn  như  cá  mú,  cá  chẻm,  cá  chình,  ếch,  lươn,  cua…  nhằm  cải  thiện  đời  sống  cho  người dân Tơm sú vẫn là đối tượng ni chủ lực, ngồi ra cần ni ghép kết hợp ni tơm  sú – cua, tơm – cua – cá, tơm – cá; chủ trương ni một vụ ăn chắc thời gian cịn lại  nơi nào có điều kiện vượt được lũ thì ni thêm các đối tượng khác như: cá rơ phi, cá  đối, cua… để tận dụng ao hồ bỏ khơng, dinh dưỡng cịn lại sau khi ni tơm, nhằm cải  tạo mơi trường ao ni tăng thêm thu nhập Cải tạo mơi trường nước tốt, ổn định mới thả giống tơm. Thời gian thả giống  phải phù hợp với khuyến nghị của Phịng NN & PTNT huyện. Phải đầu tư xử lý (ao  lắng) để xử lý nước trước khi bổ sung vào ao ni nhằm đảm bảo an tồn dịch bệnh và  phải  xử  lý  nước  thải  trước  khi  đưa  ra  môi  trường.  Tơm  giống  phải  có  nguồn  gốc  rõ  ràng, khỏe, sạch bệnh, được kiểm tra chất lượng và kiểm dịch. Tăng cường cơng tác  phịng dịch và xử lý nhanh chóng khi có dịch, ni với phương châm phịng là chính.  Xây  dựng  quỹ  hỗ  trợ  dập  dịch  từ  nhân  dân  để  khi  có  dịch  chúng  ta  chủ  động  xử  lý  nhanh và có hiệu quả Đối với tơm thẻ chân trắng: ni trong vùng có quy hoạch ni của địa phương,  ni đảm bảo an tồn vệ sinh thực phẩm theo thơng tư 44/2010/TT­BNNPTNT của Bộ  NN & PTNT b. Về khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản Tiếp tục đầu tư cơ sở vật chất, kỹ thuật, huy động vốn trong nhân dân và nguồn  khác để nâng cấp tàu thuyền, tăng thêm ngư lưới cụ và tìm kiếm đối tượng khai thác  76 mới có hiệu quả cao. Tăng cường trang thiết bị hàng hải hiện đại phục vụ thuận lợi cho  việc khai thác thủy sản như:  máy định vị, máy đàm thoại tầm xa, máy dị cá… Tìm  kiếm ngư trường mới, khai thác nhiều đối tượng mới có giá trị kinh tế cao, giảm áp lực  khai thác ven bờ, cần chuyển đổi những nghề kém hiệu quả sang những nghề có hiệu  quả hơn Tun truyền cho bà con chiến lược khai thác phải đi đơi với bảo vệ. Cấm khai  thác  những  đối  tượng,  những  khu  vực  và  những  nghề  mà  nhà  nước  không  cho  phép  (như  nghề  đánh  mìn,  dùng  hóa  chất)  để  nhằm  bảo  vệ  nguồn  lợi  thủy  sản.  Thường  xun theo dõi thơng tin thời tiết để chủ động ra khơi và đảm bảo an tồn trên biển.  Phối hợp với trung tâm Khuyến nơng – Khuyến ngư tập huấn và phát triển mở rộng  một số mơ hình đang có hiệu quả từ các địa phương khác cho ngư dân Thực hiện tốt Nghị định 67/2014/NĐ­CP đóng mới tàu có cơng suất lớn để khai  thác xa bờ Từng bước đầu tư hồn thiện cơ sở hạ tầng và dịch vụ hậu cần nghề cá như: các  cảng cá, bến cá, chợ cá, làng cá, khu dịch vụ hậu cần… 77 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận Nơng nghiệp được coi là thế mạnh của huyện Vĩnh Linh trong nhiều năm qua,  và đã đạt được những kết quả rất khả quan. Đề tài khóa luận “Thực trạng và giải pháp  phát triển ngành nơng nghiệp ở huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị” đã đi sâu vào phân  tích  cụ  thể  những  tiềm  năng  và  đánh  giá  thực  trạng  phát  triển  ngành  nông  nghiệp  ở  huyện  Vĩnh  Linh.  Trên  cơ  sở  đó,  tác  giả  đã  đề  xuất  những  giải  pháp  nhằm  thúc  đẩy  ngành nơng nghiệp của huyện phát triển bền vững. Ngồi ra, đề tài đã đánh giá được  những thuận lợi cũng như khó khăn của ngành nơng nghiệp đang gặp phải. Từ đó nêu  ra được những định hướng cho sự phát triển nơng nghiệp Qua sự phân tích và khảo sát của tác giả có thể thấy được, huyện Vĩnh Linh có  điều kiện tự nhiên tương đối thuận lợi, với diện tích tự nhiên lớn. Địa hình đa dạng, có  núi, có sơng, có đồng bằng lại giáp biển cùng với khí hậu nhiệt đới ẩm mưa nhiều và  đất đai đa dạng đã tạo cho nơng nghiệp Vĩnh Linh phát triển với cơ cấu cây trồng, vật  ni đa dạng  Tuy nhiên bên cạnh đó, nơng nghiệp của huyện cũng cịn gặp nhiều khó khăn  khi diện tích đất nơng nghiệp ngày càng bị thu hẹp. Tình hình thời tiết diễn biến khó  khăn, dịch bệnh bùng phát làm giảm giá trị sản xuất nơng nghiệp.  Trong  q  trình  thực  hiện  đề  tài:  “Thực  trạng  và  giải  pháp  phát  triển  ngành  nơng nghiệp ở huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị” tác giả nhận thấy đây là một đề tài  thú vị và ý nghĩa đối với hoạt động nơng nghiệp của huyện Vĩnh Linh. Mặc dù đầu tư  nhiều thời gian và cơng sức song do năng lực bản thân cịn nhiều hạn chế nên nội dung  của khóa luận khơng thể tránh khỏi những thiếu sót. Tác giả rất mong muốn nhận được  những ý kiến đóng góp của q thầy cơ, các bạn và những người quan tâm đến lĩnh  vực này Xin chân thành cảm ơn! 2. Kiến nghị Để  thực  hiện  được  các  giải  pháp  phát  triển  nông  nghiệp,  tận  dụng  mọi  nguồn  vốn sẵn có đảm bảo nhu cầu tại chỗ cho nhân dân thì Nhà nước cần phải có các biện  pháp đồng bộ để định hướng phát triển kinh tế. Trên cơ sở phân tích, đánh giá tiềm  năng và thực trạng phát triển nơng nghiệp của huyện, tác giả đưa ra một số kiến nghị  sau: * Đối với Phịng NN & PTNT huyện Vĩnh Linh: Cần quan tâm đầu tư hơn nữa  cho ngành nơng nghiệp về cơ sở vật chất, khoa học kỹ thuật. Đồng thời cung cấp và  78 khuyến khích nơng dân sử dụng các giống cây trồng kháng sâu bệnh, cho sản lượng và  năng suất cao làm cho đời sống của nơng dân ngày càng được nâng cao hơn Hỗ trợ tìm kiếm thị trường tiêu thụ nơng sản cho huyện. Thơng tin thị trường,  tiến bộ KH – KT vào trong sản xuất nơng nghiệp. Đào tạo nguồn nhân lực có chun  mơn kỹ thuật để ứng dụng các tiến bộ KH – KT vào sản xuất nơng nghiệp *  Đối  với  Trạm  Khuyến  nông  huyện:  Cần  hướng  dẫn  kỹ  thuật  thâm  canh  của  từng  loại  giống  cây  trồng,  nghiên  cứu  khả  năng  phát  triển,  đặc  tính  của  giống  cây  trồng.  Hướng  dẫn  nơng  dân  sản  xuất  đạt  hiệu  quả  cao  nhất.  Vận  động  nơng  dân  sử  dụng phân hữu cơ, phân chuồng để cải tạo đất nhằm giảm bớt lượng phân hóa học, để  từ đó đem lại lợi nhuận cao trong sản xuất 79  DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Phịng NN & PTNT huyện Vĩnh Linh, Báo cáo tổng kết ngành nơng nghiệp năm  2013, triển khai nhiệm vụ ngành nơng nghiệp đến năm 2015, Vĩnh Linh [2].  Phòng  NN  &  PTNT  huyện  Vĩnh  Linh,  Báo  cáo  quy  hoạch  bảo  vệ  và  phát  triển  rừng giai đoạn 2011 – 2020, Vĩnh Linh [3]. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Chiến lược ổn định và phát triển kinh tế ­ xã hội  đến năm 2020, NXB Sự thật, Hà Nội [4]. Nguyễn Văn Tiêm (1994), Chính sách Nhà nước đối với q trình chuyển dịch cơ  cấu  kinh  tế  trong  nông  nghiệp  nông  thôn  ở  nước  ta,  Hội  thảo  khoa  học  về  chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn Việt Nam [5]. Lê Thông (chủ biên), (2005), Địa lý kinh tế ­ xã hội Việt Nam, NXB Đại học Sư  phạm, Hà Nội [6].  Bộ  NN  &  PTNT  (1998),  Dự  thảo  đề  án  công  nghiệp  hóa  –  hiện  đại  hóa  nơng  nghiệp và nơng thơn thời kỳ 1998 – 2020 [7]. Nguyễn Minh Tuệ (chủ biên), (2005), Địa lý kinh tế ­ xã hội đại cương, NXB Đại  học Sư phạm, Hà Nội [8]. Phịng NN & PTNT huyện Vĩnh Linh, Đề án phát triển ngành ni trồng thủy sản  Vĩnh Linh 2011 – 2020, Vĩnh Linh [9].  Vũ  Đình  Thắng,  (2006),  Giáo  trình  kinh  tế  nơng  nghiệp,  NXB  Đại  học  Kinh  tế  quốc dân, Hà Nội [10]. Nguyễn Thế Nhã, Vũ Đình Thắng, (2004), Kinh tế nơng nghiệp, NXB Thống kê,  Hà Nội [11]. Hữu Thọ, Một số vấn đề quan trọng đối với nơng nghiệp và nơng thơn và nhiệm  vụ cơng tác tư tưởng, Tạp chí Cơng tác tư tưởng văn hóa [12]. Đào Thế Tuấn, (1991), Những lý thuyết về kinh tế nơng thơn, Tạp chí thơng tin lý  luận [13].  Chi  cục  thống  kê  huyện  Vĩnh  Linh,  Niên  giám  thống  kê  huyện  Vĩnh  Linh  năm  2007, Vĩnh Linh [14].  Chi  cục  thống  kê  huyện  Vĩnh  Linh,  Niên  giám  thống  kê  huyện  Vĩnh  Linh  năm  2010, Vĩnh Linh [15].  Chi  cục  thống  kê  huyện  Vĩnh  Linh,  Niên  giám  thống  kê  huyện  Vĩnh  Linh  năm  2013, Vĩnh Linh [16]. Trần Văn Thơng (chủ biên), (1998), Thực trạng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa  nơng nghiệp, nơng thơn Việt Nam, NXB Giáo dục thống kê, Hà Nội 80 [17]. Chu Hữu Q, (1996), Phát triển tồn diện kinh tế nơng thơn, nơng nghiệp Việt  Nam, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội  [18]. Các Website: http://baoquangtri.vn http://cucthongke.quangtri.gov.vn http://cuctrongtrot.gov.vn http://dantri.com.vn  http://vinhlinhquangtri.gov.vn 81 PHỤ LỤC Hình ảnh về sản xuất nơng nghiệp huyện Vĩnh Linh   Phát huy lợi thế về cây hồ tiêu ở xã Vĩnh Thạch Mơ hình thâm canh lúa ở xã Vĩnh Thành Khai thác mủ cao su trên đất Vĩnh Linh 82   83   Trồng mới vườn cây hồ tiêu và cây cao su ở xã Vĩnh Thạch và xã Vĩnh Hiền Trồng lạc ở vùng cát phía Đơng Bắc Vĩnh Linh 84   Hồ ni tơm ở xã Vĩnh Sơn Ni cá ở Vĩnh Thủy   Khai thác thủy sản ở Cảng cá Cửa Tùng ngày càng nhộn nhịp 85 ... CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGÀNH NƠNG NGHIỆP CỦA HUYỆN VĨNH  LINH,  TỈNH QUẢNG TRỊ 2.1. Những nhân tố ảnh hưởng đến sự? ?phát? ?triển? ?và? ?phân bố? ?ngành? ?nơng? ?nghiệp? ? huyện? ?Vĩnh? ?Linh, ? ?tỉnh? ?Quảng? ?Trị 2.1.1. Vị trí địa lý? ?và? ?phạm vi lãnh thổ... ngành? ?nơng? ?nghiệp? ?nói riêng khá nhiều nhưng đề tài về ? ?Thực? ?trạng? ?và? ?giải? ?pháp? ?phát? ? triển? ?ngành? ?nơng? ?nghiệp? ?huyện? ?Vĩnh? ?Linh? ?? cịn khá mới mẻ 4. Đối tượng? ?và? ?phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu 14 Thực? ?trạng? ?và? ?một số? ?giải? ?pháp? ?để? ?phát? ?triển? ?nơng? ?nghiệp? ?huyện? ?Vĩnh? ?Linh, ? ?tỉnh? ?... nhằm? ?phát? ?triển? ?kinh tế ­ xã hội trong giai đoạn CNH – HĐH của? ?huyện Từ những lý do trên, tơi quyết định chọn? ?và? ?nghiên cứu đề tài: ? ?Thực? ?trạng? ?và? ? giải? ?pháp? ?phát? ?triển? ?ngành? ?nơng? ?nghiệp? ?ở? ?huyện? ?Vĩnh? ?Linh, ? ?tỉnh? ?Quảng? ?Trị? ?? 2. Mục tiêu? ?và? ?nhiệm vụ của đề tài

Ngày đăng: 22/05/2021, 10:10

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w