Điều kiện kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu Thực trạng sản xuất rau và giải pháp phát triển rau an toàn ở thành phố bắc ninh (Trang 47 - 53)

4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội ở Thành phố Bắc Ninh

4.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội

Giai đoạn 2011 - 2015, thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, nhiều chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, của Tỉnh thực hiện chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới, kinh tế - xã hội của Tỉnh, Thành phố có

những đổi thay rõ nét, các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội đều đạt và vượt kế hoạch đặt ra.

Kết quả phân tích quy mô giá trị sản xuất các ngành kinh tế ở Thành phố Bắc Ninh được thể hiện ở bảng 4.3.

Bảng 4.3. Quy mô giá trị sản xuất các ngành kinh tế (Giá so sánh năm 2010)

Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm

2011 2012 2013 2014 2015

Giá trị

Tổng số Tỷ đồng 8.685,5 9.529,2 10.619,1 11.956,6 13.515,3 TM - DV Tỷ đồng 3.469,2 3.954,5 4.570,6 5.321,1 6.210,0 CN - XD Tỷ đồng 4.125,0 4.468,1 4.915,5 5.466,5 6.135,3 N - L - TS Tỷ đồng 1.091,3 1.106,6 1.132,9 1.169,0 1.170,0 Cơ

cấu

Tổng số % 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00

TM - DV % 39,94 41,50 43,04 44,50 45,94

CN - XD % 47,49 46,89 46,29 45,72 45,40

N - L - TS % 12,57 11,61 10,67 9,78 8,66

Ghi chú: TM-DV (thương mại- dịch vụ), CN-XD (Công nghiệp- xây dựng), N - L - TS (Nông – Lâm- Thủy sản)

Nguồn: Niên giám thống kê Tỉnh Bắc Ninh (2015) Trong giai đoạn 2011-2015 tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm ở Thành phố Bắc Ninh khá ổn định, bình quân đạt 13,22%/năm. Trong đó ngành Thương mại - Dịch vụ tăng nhanh nhất 17,04%/năm; Công nghiệp - Xây dựng đạt tăng 11,83%/năm; Nông - Lâm - Thủy sản tăng chậm 4,80%/năm.

Tổng giá trị sản xuất trên địa bàn trung bình đạt 10.861,1 tỷ đồng/năm.

Năm 2015, tổng giá trị sản xuất đạt 13.515,3 tỷ đồng, tăng 4.829,8 tỷ đồng so với năm 2011. Trong đó, giá trị Thương mại - Dịch vụ đạt 6.210 tỷ đồng, tăng 2.740,8 tỷ đồng so với năm 2011; Công nghiệp - Xây dựng đạt 6.135 tỷ đồng, tăng 2.010,4 tỷ đồng so với năm 2011; Nông - Lâm - Thủy sản đạt 1.170 tỷ đồng, tăng 78,7 tỷ đồng so với năm 2011.

Cơ cấu kinh tế của Thành phố chuyển dịch theo hướng tích cực, trong đó ngành Công nghiệp-Xây dựng và ngành Thương mại- Dịch vụ tăng tỷ trọng từ 87,43% (năm 2011) lên 91,34% (năm 2015), tỷ trọng ngành Nông - Lâm - Thủy sản giảm từ 12,57% năm 2011 xuống 8,66% năm 2015. Năm 2015, ngành Thương mại - Dịch vụ chiếm 45,95%, ngành Công nghiệp - Xây dựng chiếm 45,40%; ngành Nông - Lâm - Thủy sản chiếm 8,66%. Điều đó khẳng định thế

mạnh hiện tại của Thành phố là sản xuất Công nghiệp- Xây dựng và Thương mại- Dịch vụ.

Đây là kết quả của quá trình công nghiệp hóa- hiện đại hóa, do vậy trong thời gian tới cần chú trọng phát triển ngành nông nghiệp và quy hoạch các khu sản xuất nông nghiệp hàng hóa, có giá trị kinh tế cao để đảm bảo an sinh xã hội, đáp ứng yêu cầu cho người dân trên địa bàn.

b. Hiện trạng sản xuất nông nghiệp

Hiện trạng phát triển ngành Nông – Lâm – Thủy sản của Thành phố Bắc Ninh được thể hiện qua bảng 4.4.

Bảng 4.4. Hiện trạng phát triển ngành Nông – Lâm – Thủy sản (Giá so sánh năm 2010)

Chỉ tiêu Đơn vị tính

Năm

2011 2012 2013 2014 2015

Giá trị

Tổng số Tỷ đồng 1.091,3 1.106,6 1.132,9 1.169,0 1.170,0 Nông nghiệp Tỷ đồng 1.084,5 1.099,3 1.124,3 1.158,4 1.159,3 Lâm nghiệp Tỷ đồng - - - - -

Thủy sản Tỷ đồng 6,8 7,3 8,6 10,6 10,7

Cơ cấu

Tổng số % 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00

Nông nghiệp % 99,38 99,34 99,24 99,09 99,09

Lâm nghiệp % 0 0 0 0 0

Thủy sản % 0,62 0,66 0,76 0,91 0,91

Nguồn: Niên giám thống kê Tỉnh Bắc Ninh (2015) Tổng giá trị sản xuất của các ngành Nông – Lâm – Thủy sản tăng dần từ năm 2011-2015, trong đó ngành nông nghiệp chiếm tỷ trọng cao nhất. Trên địa bàn Thành phố không có hoạt động sản xuất lâm nghiệp. Năm 2015 tổng giá trị ngành sản xuất nông nghiệp đạt 1.159,3 tỷ đồng chiếm 99,09%; ngành thủy sản đạt 10,7 tỷ đồng chiếm 0,91%.

- Thực trạng phát triển và chuyển dịch cơ cấu trong ngành nông nghiệp.

Cùng với sự chuyển dịch các ngành kinh tế nói chung, các ngành sản xuất trong nông nghiệp có sự chuyển dịch tích cực.

Tổng giá trị sản xuất nông nghiệp giai đoạn 2011-2015 đạt trung bình 1.134,0 tỷ đồng/năm, tăng trưởng bình quân 4,79%/năm, năm 2015 đạt 1.1170 tỷ đồng.

Bảng 4.5. Chuyển dịch cơ cấu trong ngành nông nghiệp Thành phố Bắc Ninh (Giá so sánh năm 2010)

Chỉ tiêu Đơn vị tính

Năm

2011 2012 2013 2014 2015

Giá trị

Tổng số Tỷ đồng 1.084,5 1.099,3 1.124,3 1.158,4 1.159,3 Trồng trọt Tỷ đồng 431,4 470,4 495,0 550,3 550,3 Chăn nuôi Tỷ đồng 636,6 612,4 612,8 592,2 593,7

DVNN Tỷ đồng 16,5 16,5 16,5 15,9 15,3

Cơ cấu

Tổng số % 100,00 100,0 100,0 100,0 100,0

Trồng trọt % 39,78 42,79 44,02 47,50 47,47

Chăn nuôi % 58,70 55,71 54,50 51,12 51,21

DVNN % 1,52 1,50 1,47 1,37 1,32

Ghi chú: DVNN (dịch vụ nông nghiệp)

Nguồn: Niên giám thống kê Tỉnh Bắc Ninh (2015) Qua bảng 4.5 cho thấy, từ năm 2011-2015 trong cơ cấu sản xuất nông nghiệp, giá trị sản xuất ngành chăn nuôi luôn chiếm tỷ trọng cao nhất, tiếp đến là ngành trồng trọt và dịch vụ nông nghiệp chiếm tỷ trọng thấp nhất. Năm 2015 giá trị sản xuất ngành trồng trọt đạt 550,3 tỷ đồng, chiếm 47,47 % tổng giá trị sản xuất nông nghiệp; chăn nuôi đạt 593,7 tỷ đồng, chiếm 51,21 % tổng giá trị sản xuất nông nghiệp; và ngành dịch vụ nông nghiệp đạt 15,3 tỷ đồng, chiếm 1,32%. Tuy không chiếm vị trí cao nhất nhưng tỷ trọng trồng trọt có xu hướng tăng dần trong giai đoạn 2011-2015. Cơ cấu nông nghiệp chuyển dịch theo hướng tăng trồng trọt, giảm chăn nuôi và dịch vụ nông nghiệp. Năm 2011, trồng trọt chiếm 39,78%; chăn nuôi chiếm 58,7%; dịch vụ nông nghiệp chiếm 1,52%; năm 2015 ngành trồng trọt chiếm 47,47% (tăng 7,69% so với năm 2011); chăn nuôi chiếm 51,21% (giảm 7,49% so với năm 2011); dịch vụ nông nghiệp chiếm 1,32%.

4.1.2.2. Tình hình phát triển xã hội a. Dân số và lao động

Dân số thể hiện tiềm năng sức lao động (tài nguyên nhân văn), đây là động lực để phát triển kinh tế - xã hội. Tình hình dân số và lao động ở Thành phố Bắc Ninh năm 2015 được trình bày ở bảng 4.6.

Bảng 4.6. Tình hình dân số, lao động ở Thành phố Bắc Ninh (tính đến 31/12/ 2015)

Chỉ tiêu Đơn vị tính Số lượng Cơ cấu (%)

Dân số

Tổng số dân Người 219.021 100,0

Phân theo giới tính Nam Người 105.062 47,97

Nữ Người 113.959 52,03

Phân theo khu vực Nông thôn Người 6.388 2,92

Thành thị Người 212.633 97,08

Mật độ dân số Người/km2 2.579

Số dân trong độ tuổi lao động Người 122.176 55,78

Lao động

Tổng số lao động LĐ 86.551 100,0

Lao động nông nghiệp LĐ 36.057 41,66

Lao động phi nông nghiệp LĐ 50.494 58,34

Tỷ lệ lao động đã qua đào tạo % 45,3

Nguồn: Chi cục Thống kê, phòng Lao động&TBXH Thành phố Bắc Ninh (2015) Dân số Thành phố Bắc Ninh tính đến ngày 31/12/2015 là 219.021 người.

Trong đó: dân số thành thị là 212.633 người chiếm 97,08% dân số toàn Thành phố, dân số nông thôn là 6.388 người chiếm 2,92% dân số toàn Thành phố. Dân số nam chiếm tỷ lệ 47,97%, nữ là 52,03%.

Mật độ dân số bình quân toàn Thành phố năm 2015 là 2.579 người/km2, cao hơn trung bình của tỉnh Bắc Ninh (2.171 người/km2) song phân bố không đều, tập trung ở các xã phường có các ngành nghề thủ công, dịch vụ phát triển.

Dân sg phân bố không đều, tập trung ở các xã phường có các ngành nghề thủ côngThành phn. Nhìn chung, nguông đều, tập truThành phnhkhá dn chung, nguông đều, tập trung ở các xã phường có các ngành nghề thủ.551 người. Trong cơ cấu lao động ở Thành phn, lao đchung, nguông đều, tập trung ở các xã phường có các ngành nghề thủ.551 người. Trong cơ cấu lao động i. Tình hình dân số và lao động uôi chiếm 58,7%; dịch vụ nông nghiệp chiếm 1,52%; năm 2015 ngànở lao đchThành phnhtrong nhhung, nguông đều, tập trung ở các xã phường có các ngành nghề thủ.551 người. Trong cơ cấu lao động i. Tình hình dân số và lao động uôi chiếm 58,7%; dịch vụ nông nghiệp chiếm 1,52%; năm 2015 ngành trồng trọt chiếm 47,47% (tăng 7,69% Thành phn đhnh nhhung, nguông đều, tập trung ở các xã phư đđhnh nhhun

Hiện nay, Thành phố Bắc Ninh có tốc độ tăng trưởng kinh tế ngành Thương mại - Dịch vụ, Công nghiệp - Xây dựng cao, thu hút nhiều lao động từ khu vực

nông thôn, chủ yếu là lao động ở độ tuổi 18-35. Số lao động còn lại làm nông nghiệp chủ yếu là phụ nữ và người già. Đây là một hạn chế rất lớn đến việc chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật mới vào sản xuất.

b. Giáo dục và đào tạo

Công tác giáo dục ở Thành phố Bắc Ninh chú trọng thực hiện đồng thời với công cuộc đổi mới trên tất cả các lĩnh vực.

Tính đến hết năm học 2015-2016 trên địa bàn Thành phố có 76 trường, trong đó có 30 trường mầm non, 22 trường tiểu học, 19 trường trung học cơ sở, 04 trường trung học phổ thông và 01 trung tâm giáo dục thường xuyên.

Tính tới thời điểm hiện nay, mạng lưới giáo dục của Thành phố được tổ chức khá hợp lý cho cả 4 cấp học. Công tác xã hội hóa giáo dục được hoạt động khá thường xuyên và phát huy hiệu quả. Nhận thức của các tầng lớp nhân dân về vị trí vai trò của giáo dục- đào tạo được nâng cao, thu hút nhiều nguồn lực khác nhau về đầu tư tăng cường cơ sở vật chất.

Quy mô trường, lớp học tăng đáp ứng nhu cầu học tập của con em trong Thành phố. Chất lượng dạy và học cũng như giáo dục toàn diện được đánh giá khá so với các Thành phố khác trong cùng tỉnh. Đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý ở các cấp học trong Thành phố được đào tạo cơ bản với mức chuẩn cao.

Năm 2015, toàn ngành giáo dục có 100% giáo viên đạt chuẩn; tỷ lệ vượt chuẩn của giáo viên mầm non là 41,2%, giáo viên tiểu học là 91,8%, giáo viên trung học cơ sở là 76%, giáo viên trung học phổ thông là 22,8%. Nhiều giáo viên và học sinh đạt giải cao trong các kỳ thi cấp tỉnh, Thành phố.

Trang thiết bị, cơ sở trường lớp ngày càng được quan tâm đầu tư đáp ứng cho sự nghiệp trồng người của Thành phố. Công tác đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy và họ, xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia được đặc biệt quan tâm.

c. Y tế và chăm sóc sức khỏe cộng đồng

Mạng lưới cơ sở y tế Thành phố Bắc Ninh tương đối phát triển, cụ thể có:

06 bệnh viện, 01 trung tâm y tế, 18 trạm y tế các xã, phường trong Thành phố, 200 cơ sở, dược tư nhân, y học dân tộc.

Trong những năm qua công tác khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe nhân dân được quan tâm đầu tư đồng bộ, đã được đầu tư xây dựng, nâng cấp, mua sắm trang thiết bị cơ bản đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân. Hệ thống y tế từ Thành phố đến xã, phường được củng cố, ngày càng hoàn thiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị.

Đội ngũ cán bộ được tăng cường cả về số lượng và chuyên môn. Đến năm 2015, 100%

trạm y tế có các bác sỹ, 100% thôn có nhân viên y tế, 100% các trường học có nhân viên y tế. Đến hết năm 2015, 100% xã, phường đạt chuẩn quốc gia về y tế.

Mạng lưới y tế dự phòng hoạt động có hiệu quả, đã kiểm soát và ngăn chặn kịp thời dịch bệnh. Duy trì tiêm chủng mở rộng, bảo vệ sức khỏe bà mẹ trẻ em được triển khai trên toàn Thành phố. Hoạt động y tế của Thành phố đã góp phần tích cực trong công tác phòng chống dịch bệnh, khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân.

Hàng năm công tác kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm, hành nghề y dược tư nhân được tiến hành thường xuyên đảm bảo vệ sinh, an toàn thực phẩm, giữ gìn sức khỏe, phòng chống dịch bệnh cho nhân dân.

Một phần của tài liệu Thực trạng sản xuất rau và giải pháp phát triển rau an toàn ở thành phố bắc ninh (Trang 47 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)