Địa điểm: đề tài được nghiên cứu tại 2 phường chuyên canh sản xuất rau ở Thành phố Bắc Ninh (Võ Cường, Khắc Niệm).
3.2. THỜI GIAN NGHIÊN CỨU
Thời gian thực hiện đề tài: từ tháng 01-12/2016;
3.3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
- Hệ thống sản xuất rau, rau an toàn ở Thành phố Bắc Ninh;
- Các hộ sản xuất nông nghiệp ở địa điểm nghiên cứu của Thành phố Bắc Ninh;
- Giống cải bắp KK Cross: Là giống lai F1 của Nhật, là giống chịu nhiệt, kháng bệnh tốt, bắp tròn cao, cuốn chắc, độ đồng đều cao, giống trồng được quanh năm, thời gian sinh trưởng 75-85 ngày, năng suất bình quân 30- 40 tấn/ha.
- Phân hữu cơ vi sinh sông Gianh:
Thành phần: Độ ẩm 30%; Hữu cơ 15%; P2O5hh 1,5%; Acid Humic 2,5%.
Trung lượng (Ca) 1,0%; Mg 0,5%; S 0,3%; Các chủng vi sinh vật hữu ích Bacillus 1
× 106 CFU/g; Azotobacter1×106 CFU/g; Aspergillus sp: 1×106 CFU/g.
Tác dụng: Cung cấp mùn hữu cơ đã được hoạt hóa, các dưỡng chất cần thiết cho cây trồng, các tập đoàn vi sinh vật hữu ích, cải tạo và tăng độ phì nhiêu cho đất giúp cân bằng hệ sinh thái đồng ruộng, bảo vệ môi trường; giúp cây giữ ẩm, chịu hạn, chịu rét, tăng khả năng kháng trị nấm bệnh; phát huy hiệu quả tối đa các yếu tố khoáng đa – trung - vi lượng, giúp cây trồng hấp thụ nhanh các chất dinh dưỡng; kích thích bộ rễ phát triển mạnh, cây sinh trưởng tốt nâng cao năng suất và giá trị nông sản.
3.4. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
3.4.1. Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội ở Thành phố Bắc Ninh - Vị trí địa lý;
- Đặc điểm khí hậu, thời tiết;
- Đặc điểm đất đai, hiện trạng sử dụng đất;
- Cơ cấu kinh tế (nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ);
- Dân số, lao động;
- Cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất (giao thông, thủy lợi, điện ...).
3.4.2. Đánh giá hiện trạng hệ thống sản xuất rau, rau an toàn ở Thành phố Bắc Ninh
- Diện tích, năng suất, sản lượng của các loại cây trồng chính;
- Các công thức trồng trọt chính;
- Các giống cây trồng;
- Hiệu quả kinh tế các công thức trồng trọt.
3.4.3. Đánh giá hệ thống chính sách, tổ chức sản xuất, kiểm tra giám sát và cấp giấy chứng nhận
3.4.4. Thí nghiệm ảnh hưởng của phân hữu cơ vi sinh sông Gianh đến sinh trưởng phát triển và năng suất cây cải bắp trồng trong vụ đông 2016.
3.4.5. Đề xuất các giải pháp phát triển sản xuất rau an toàn ở Thành phố Bắc Ninh
3.5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.5.1. Chọn điểm nghiên cứu
Nghiên cứu ở 2 phường chuyên canh sản xuất rau của Thành phố Bắc Ninh (Võ Cường, Khắc Niệm).
3.5.2. Phương pháp thu thập thông tin
3.5.2.1. Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp
Thu thập các thông tin về khí hậu, hiện trạng sử dụng đất, dân số, lao động, cơ cấu kinh tế,… từ các phòng ban ngành chức năng của Thành phố.
3.5.2.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp
- Sử dụng phương pháp “Đánh giá nhanh nông thôn có sự tham gia của người dân (PRA)”. Sử dụng phiếu điều tra kết hợp phỏng vấn nhanh, cụ thể ở 2 phường, mỗi phường tiến hành điều tra 30 hộ nông dân, tổng là 60 hộ.
Sử dụng phiếu điều tra kết hợp phỏng vấn nhanh, cụ thể:
+ Về diện tích canh tác;
+ Các công thức trồng trọt;
+ Về sử dụng nước tưới;
+ Về sử dụng phân bón;
+ Về sử dụng thuốc bảo vệ thực vật;
+ Nhóm đối tượng tiêu thụ sản phẩm rau.
3.5.3. Bố trí thí nghiệm
Ảnh hưởng của phân hữu cơ vi sinh sông Gianh đến sinh trưởng phát triển và năng suất cây cải bắp trồng trong vụ đông 2016 tại Thành phố Bắc Ninh.
- Địa điểm thí nghiệm: phường Võ Cường, Thành phố Bắc Ninh.
- Vật tư thí nghiệm: Giống cải bắp KK Cross, phân hữu cơ vi sinh sông Gianh.
- Thí nghiệm được bố trí theo kiểu khối ngẫu nhiên đầy đủ với 5 công thức (CT), 3 lần nhắc lại (15 ô thí nghiệm).
- Diện tích thí nghiệm là 360m2.
- Diện tích mỗi ô trong thí nghiệm: 20m2 (2 x 10 m).
- Đất làm thí nghiệm: trên đất chuyên canh rau.
- Thời vụ trồng: vụ đông 2016 (tháng 10-12/2016)
- Mật độ: 35.000 cây/ha (cây cách cây 35 cm, hàng cách hàng 45cm).
- Tuổi cây con: trồng khi cây có 5-6 lá thật (sau gieo 25-30 ngày).
- Lượng phân bón cho 1 ha:
CT1: 20.000 kg phân chuồng (đối chứng).
CT2: 500 kg phân hữu cơ vi sinh sông Gianh.
CT3: 1.000 kg phân hữu cơ vi sinh sông Gianh.
CT4: 1.500 kg phân hữu cơ vi sinh sông Gianh.
CT5: 2.000 kg phân hữu cơ vi sinh sông Gianh.
Các CT có nền phân bón chung: 260kg đạm ure + 400kg supe lân + 260 kg kali sunfat (Theo Quy trình sản xuất rau, Sở NN & PTNT Bắc Ninh, 2015).
- Cách bón phân:
+ Bón lót: 100% phân chuồng + 100% lân.
+ Bón thúc: 3 lần (cây hồi xanh, trải lá bàng, giai đoạn cuốn bắp).
Giai đoạn cây hồi xanh: 30% đạm ure + 30% kali sunfat.
Giai đoạn trải lá bàng: 40% đạm ure +30% kali sunfat.
Giai đoạn cuốn bắp: 30% đạm ure 40% kali sunfat.
- Chỉ tiêu theo dõi: Thời gian sinh trưởng, đường kính tán, kích thước cải bắp, khối lượng toàn cây, khối lượng bắp, năng suất thực thu, tình hình nhiễm sâu bệnh hại, hiệu quả kinh tế. (Định kỳ điều tra 7 ngày/lần: đo đếm số lá/cây, kích thước lá/cây, đường kính tán, đường kính bắp, điều tra tình hình sinh vật gây hại theo Quy chuẩn Quốc gia 01-69:2014 ngày 5/6/2014 về việc điều tra phát hiện dịch hại cây rau họ hoa thập tự).
3.6. PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU
- Phân tích các kết quả bố trí thí nghiệm: dùng phương pháp phân tích phương sai qua phần mềm IRRISTAT 5.0, Excel.
- Tính hiệu quả kinh tế: theo tài liệu hướng dẫn của Phạm Thị Hương và cs. (2005).
- Tổng thu nhập (GR) = ∑(xiyi)
Trong đó: xi là năng suất của cây trồng thứ i trong công thức luân canh;
yi là giá bán sản phẩm của cây thứ i trong công thức luân canh (giá hiện hành tại thời điểm nghiên cứu).
- Tính tổng chi phí (TVC) = Chi phí vật chất + Chi phí lao động
- Chi phí vật chất như: giống + phân bón + thuốc BVTV + nước tưới….
- Lãi (RAVC) = GR - TVC