Thu hoạch và tiêu thụ sản phẩm

Một phần của tài liệu Thực trạng sản xuất rau và giải pháp phát triển rau an toàn ở thành phố bắc ninh (Trang 74 - 78)

4.2. Thực trạng về sản xuất rau, rau an toàn ở Thành phố Bắc Ninh năm 2016

4.2.12. Thu hoạch và tiêu thụ sản phẩm

Tùy theo thời gian sinh trưởng của từng nhóm cây ngắn ngày hay dài ngày, từng loại cây rau ăn lá hay ăn củ, quả mà có thời gian thu hoạch khác nhau.

Bảng 4.22. Công tác thu hoạch và sau thu hoạch rau ở Thành phố Bắc Ninh ĐVT: %

STT Nội dung Trung bình Võ Cường Khắc Niệm

1 Thời gian thu hoạch rau

Buổi sáng sớm 10 13,33 6,67

Buổi chiều tối 26,67 33,33 20

Cần lúc nào thu lúc ấy 63,33 53,33 73,33

2 Địa điểm để rau sau thu hoạch

Dưới đất 10 3,33 16,67

Đựng vào các vật đựng 90 96,67 83,33

3 Rửa rau sau thu hoạch

Có rửa 100 100 100

Không rửa 0 0 0

4 Bảo quản rau

Có bảo quản 0 0 0

Không bảo quản 100 100 100

5 Đóng gói, nhãn mác

Có 0 0 0

Không 100 100 100

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2016) Rau tại các hộ điều tra được thu hoạch rải rác trong ngày. Thời điểm thu hoạch của các hộ phụ thuộc vào đối tượng tiêu thụ. Hoạt động sản xuất rau của các hộ tại Khắc Niệm còn ở quy mô nhỏ lẻ nên việc xây dựng thương hiệu sản phẩm rau cho gia đình bằng việc đóng gói dán nhãn mác là chưa có. Công đoạn này chỉ được thực hiện bởi các đơn vị phân phối trung gian là các HTX dịch vụ nông nghiệp và đại lý thu mua nông sản.

4.2.12.2. Hoạt động tiêu thụ sản phẩm

Tìm hiểu kênh phân phối và tiêu thụ sản phẩm rau cho ta biết hệ thống tổ chức, vận hành và cung cấp được thể hiện qua sơ đồ sau:

Sơ đồ 4.1. Kênh phân phối và tiêu thụ các sản phẩm rau ở Thành phố Bắc Ninh

* Thị trường rau ở Thành phố Bắc Ninh được tiêu thụ theo 5 kênh chính:

Kênh 1: Người sản xuất  HTX dịch vụ nông nghiệp  Siêu thị, cửa hàng, bếp ăn tập thể, …  Người tiêu dùng.

Kênh 2: Người sản xuất  Công ty CPTMĐT Xây dựng Quảng Ích  Siêu thị, cửa hàng, bếp ăn tập thể, …  Người tiêu dùng.

Kênh 3: Người sản xuất  Thu gom địa phương  Siêu thị, cửa hàng, bếp ăn tập thể, …  Người tiêu dùng.

Kênh 4: Người sản xuất  Thu gom địa phương  Chợ đầu mối  Người tiêu dùng.

Kênh 5: Người sản xuất  Chợ đầu mối  Người tiêu dùng.

* Tiêu thụ rau tại Thành phố Bắc Ninh các đối tượng tham gia bao gồm:

- Người sản xuất, thu gom - bán buôn, đại lý - bán buôn, người bán buôn, bán lẻ.

Siêu thị, các bếp ăn tập thể, cửa hàng chuyên bán rau,….

HTX dịch vụ nông nghiệp

Người thu gom, người bán buôn địa phương

Chợ

Người tiêu dùng Đại lý phân phối cấp

1

Người sản xuất

21,67 % 30 % 25%

23,33%

a. Thực trạng tiêu thụ rau ở các bếp ăn tập thể

Điều tra việc sử dụng rau ở mộ số bếp ăn tập thể trong khu vực Thành phố Bắc Ninh đã cho chúng tôi nhiều kết quả đáng chú ý.

Có 100% các ý kiến cho biết họ luôn luôn lo lắng về vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm.

Bảng 4.23. Tình hình tiêu thụ rau ở các bếp ăn tập thể

Các ý kiến Tỷ lệ % có ý kiến

Lo sợ về ngộ độc thực phẩm 100

Cách mua rau

+ Người buôn rau mang tới 16,0

+ Tự mua rau tại chợ 52,0

+ Đặt rau tại hộ sản xuất 32,0

Chỉ ăn một số loại rau 100

Xử lý rau phức tạp 100

Lưu món rau trong ngày 100

Nhu cầu sử dụng rau an toàn 100

Sẵn sàng ký hợp đồng 100

Chấp nhận giá cao hơn 100

Hiểu không đầy đủ 84,0

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2016) Khi được hỏi về khái niệm rau an toàn kết quả nhận được là có tới 84,0%

các bếp ăn hiểu không đầy đủ. Các ý kiến đa phần cũng mới chỉ đề cập tới vấn đề tồn dư hoá chất bảo vệ thực vật có trong rau.

b. Thực trạng tiêu thụ rau ở các điểm bán lẻ tại các chợ quanh Thành phố Bắc Ninh Thành phố Bắc Ninh có 9 chợ lớn nhỏ họp cả ngày không kể một số chợ nhỏ khác chỉ họp buổi sáng. Chúng tôi đi điều tra một số điểm bán rau lẻ này và thu được kết quả như sau: có 100% ý kiến nhận thức không đầy đủ về khái niệm rau an toàn. Cũng như các đối tượng đã đề cập ở trên, họ cũng chỉ nói tới rau an toàn là không phun hoặc phun rất ít thuốc trừ sâu và cách xa thời gian thu hoạch.

Rau đem bán phải non ngon không dính bẩn.

c. Thực trạng tiêu thụ rau ở các đại lý buôn rau đi ngoại tỉnh

Qua tiến hành điều tra chúng tôi được biết tại Thành phố Bắc Ninh hiện có 3 tuyến buôn rau đi các tỉnh xa. Theo thống kê chưa đầy đủ tại Thành phố hiện có 12 đại lý buôn rau đi tiêu thụ ở các tỉnh phía nam. Có khoảng 30 hộ gia đình tổ chức

thành 5 nhóm mang rau lên Lạng Sơn. Có khoảng 30 hộ khác tương tự tổ chức thành 4 nhóm đóng rau đi Quảng Ninh (Móng cái, Hòn Gai, Cẩm Phả).

Các chủ hàng cho biết: chủng loại rau họ tiêu thụ phần lớn là các loại rau tươi được sản xuất tại Thành phố Bắc Ninh và lân cận. Khối lượng rau trung bình một đại lý tiêu thụ đi Lạng Sơn và Quảng Ninh hàng ngày là 2,7  0,34 tấn và 3,75  0,46 tấn. Như vậy, tổng khối lượng hàng mà các đại lý này tiêu thụ hàng ngày vào khoảng 25 - 30 tấn rau đi Lạng Sơn và Quảng Ninh.

Hoạt động chính của các đại lý này là từ tháng 4-10 hàng năm, thời điểm mà các thị trường này thiếu rau. Tuy nhiên, vào thời điểm này tại Thành phố Bắc Ninh và các vùng lân cận có một số loại rau không sản xuất được cũng như đã hết như: Cà chua, cải bắp, khoai tây, mướp đắng, hành tỏi,... Để có hàng cung cấp cho thị trường các đại lý phải mua các loại rau này nhập từ Trung Quốc. Các loại hàng này lại được nhập chính theo đường từ Trung Quốc qua Lào Cai rồi về Bắc Ninh được chọn lọc và đóng gói lại rồi mới đem tiêu thụ.

Qua nghiên cứu 2 loại hình tiêu thụ rau này chúng ta có thể nhận thấy thị trường rau trong nước của ta hoạt động là khá sôi động lưu thông giữa các vùng khá mạnh. Sản xuất rau trong nước có lúc còn chưa đáp ứng hết các nhu cầu của người tiêu dùng và còn phải nhập khẩu từ phía Trung Quốc.

d. Thực trạng tiêu thụ rau ở hộ sản xuất

Tiêu thụ rau ở nông hộ có nhiều hình thức khác nhau, mỗi hình thức đều có ưu nhược điểm nhất định. Kết quả điều tra về tình hình tiêu thụ rau của nông hộ chúng tôi trình bày ở bảng 4.24.

Bảng 4.24. Hình thức tiêu thụ rau ở hộ sản xuất

Hình thức bán Tỷ lệ hộ tham gia (%)

Mang ra chợ bán lẻ 82,8

Bán buôn cho đại lý 52,9

Bán cho bếp ăn, nhà hàng 11,4

Bán cho cơ sở chế biến, xuất khẩu 0,00

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2016) Trong các hình thức bán rau của nông hộ kể trên thì hình thức tự đem rau ra chợ bán là hình thức phổ biến nhất. Số hộ bán theo hình thức này chiếm tới 82,8 % số lượt hộ điều tra của chúng tôi.

Thị trường mua buôn rau đi các tỉnh xa có 52,9% số hộ tham gia nhóm bán với hình thức này. Điều này cho thấy sản xuất và tiêu thụ rau ở đây đã có

phần được chuyên môn hoá. Các hộ có khả năng, kinh nghiệm sản xuất có điều kiện mở rộng sản xuất trên qui mô lớn hơn.

Khái quát lại về thực trạng tiêu thụ rau ở Thành phố Bắc Ninh hiện nay:

Về thị trường nội tiêu, nhu cầu về rau an toàn đang có xu hướng tăng, đặc biệt là các bếp ăn tập thể, nhà hàng. Trong thời gian tới, khi các khu công nghiệp, cụm làng nghề đi vào hoạt động cũng như sự hiểu biết của người tiêu dùng ở đây được nâng lên thì nhu cầu này lại càng tăng nhanh.

Về thị trường ngoại tỉnh, hiện nay hoạt động buôn bán rau đi các tỉnh xa đang diễn ra khá sôi động với hàng trăm tấn rau tiêu thụ mỗi ngày. Đây cũng là điều kiện tiền đề tốt cho việc mở rộng thị trường tiêu thụ rau an toàn khi các thị trường này có nhu cầu cao cho không chỉ riêng các vùng rau của Thành phố Bắc Ninh mà cả các vùng lân cận trong và ngoài tỉnh Bắc Ninh.

Một phần của tài liệu Thực trạng sản xuất rau và giải pháp phát triển rau an toàn ở thành phố bắc ninh (Trang 74 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)