Kết quả thí nghiệm: Ảnh hưởng của phân hữu cơ vi sinh sông Gianh đến sinh trưởng phát triển và năng suất cây cải bắp trồng trong vụ đông 2016 tại Thành phố Bắc Ninh.
* Động thái ra lá của cây cải bắp
Bảng 4.26. Động thái ra lá của cây cải bắp
Đơn vị: Lá/cây TG
CT Tuần 1 Tuần 2 Tuần 3 Tuần 4 Tuần 5 Tuần 6 Tuần 7
I 5,50 6,83 8,33 10,83 13,80 18,13 21,60
II 5,33 7,16 8,83 11,66 15,16 19,63 23,63
III 5,50 7,33 9,33 12,16 15,83 20,36 24,16
IV 5,66 7,33 9,33 12,33 16,16 20,63 24,60
V 5,50 7,50 9,66 12,83 16,60 21,33 25,33
Qua bảng 4.26 ta thấy: Số lá/cây trung bình của các mức bón tăng dần từ tuần 1 cho đến tuần 7 thì đạt được số lượng lá tối đa. Trong đó, mức bón 2.000 kg phân hữu cơ vi sinh sông Gianh đạt số lá trên cây trung bình tối đa cao nhất là 25,33 lá/cây, tăng hơn so với ban đầu là 19,83 lá/cây, với tốc độ tăng trưởng đạt 2,83 lá/cây; ở mức bón 0 kg phân hữu cơ vi sinh sông Gianh (công thức đối chứng) có số lá trên cây trung bình đạt tối đa thấp nhất chỉ đạt 21,60 lá/cây, tăng hơn so với ban đầu là 16,1 lá/cây, với tốc độ tăng trưởng đạt 2,3 lá/cây. Kể từ tuần 7 trở đi, cây bắp cải đang ở giai đoạn cuốn bắp.
* Động thái tăng trưởng chiều cao của cây cải bắp
Bảng 4.27. Động thái tăng trưởng chiều cao của cây cải bắp
Đơn vị: cm
TG CT
Tuần 1
Tuần 2
Tuần 3
Tuần 4
Tuần 5
Tuần 6
Tuần 7
Tuần 8
Tuần 9
Tuần 10
Tuần 11
Tuần 12 I 5,56 6,16 7,36 8,80 10,63 12,86 15,13 17,63 18,26 20,36 21,30 21,30 II 5,50 6,40 7,93 9,73 11,83 14,26 16,90 19,56 20,86 21,10 21,93 21,93 III 5,66 6,56 8,23 10,16 12,36 14,43 17,63 20,30 21,33 22,43 22,43 22,43 IV 5,56 6,63 8,46 10,43 12,73 15,36 18,16 20,90 21,80 22,70 22,76 22,76 V 5,66 6,76 8,63 10,76 13,16 15,73 18,86 21,33 22,33 23,16 23,20 23,30
Qua bảng 4.27 ta thấy: Chiều cao trung bình của các mức bón tăng dần từ tuần 1 cho đến tuần 10. Từ tuần 11 đến tuần 12 chiều cao tăng chậm dần sau đó đạt được chiều cao tối đa. Trong đó, ở mức bón 2.000 kg phân hữu cơ vi sinh sông Gianh đạt chiều cao trung bình tối đa cao nhất là 23,30 cm, tăng hơn so với ban đầu là 17,64 cm, với tốc độ tăng trưởng đạt 1,47 cm/tuần; ở mức bón 0 kg phân hữu cơ vi sinh sông Gianh (công thức đối chứng) có chiều cao cây trung bình đạt tối đa thấp nhất chỉ đạt 21,30 cm, tăng hơn so với ban đầu là 15,74 cm, với tốc độ tăng trưởng đạt 1,31 cm/tuần.
* Động thái tăng trưởng đường kính tán của cây cải bắp
Bảng 4.28. Động thái tường kính tán lá của cây cải bắp trong thí nghiệm Đơn vị: cm TG
CT
Tuần 1
Tuần 2
Tuần 3
Tuần 4
Tuần 5
Tuần 6
Tuần 7
Tuần 8
Tuần 9
Tuần 10
Tuần 11
Tuần 12 I 6,23 9,40 20,66 34,46 50,33 58,83 62,46 62,46 62,46 62,46 62,46 62,46 II 6,26 10,43 21,93 37,43 54,36 60,76 64,83 64,83 64,83 64,83 64,83 64,83 III 6,26 10,63 22,70 37,43 54,63 60,93 65,20 65,20 65,20 65,20 65,20 65,20 IV 6,23 10,80 23,13 38,60 55,66 61,36 66,73 66,73 66,73 66,73 66,73 66,73 V 6,33 11,26 23,66 39,46 56,83 62,43 67,36 67,36 67,36 67,36 67,36 67,36 Qua bảng 4.28 ta thấy: Đường kính tán lá trung bình của các mức bón tăng dần từ tuần 1 cho đến tuần 7. Từ tuần 8 đến tuần 12 đường kính tán lá trung bình của các công thức đã ổn định kích thước. Trong đó, ở mức bón 2.000 kg phân hữu cơ vi sinh sông Gianh có đường kính tán lá trung bình tối đa cao nhất là 67,36 cm, tăng hơn so với ban đầu là 61,03 cm, với tốc độ tăng trưởng đạt 5,09 cm/tuần; ở mức bón 0 kg phân hữu cơ vi sinh sông Gianh (công thức đối chứng) có đường kính tán lá trung bình đạt tối đa thấp nhất chỉ đạt 62,46 cm, tăng hơn so với ban đầu là 56,23 cm, với tốc độ tăng trưởng đạt 4,69 cm/tuần.
* Các yếu tố cấu thành năng suất của cải bắp
Bảng 4.29. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của cây cải bắp trong thí nghiệm và sản xuất thông thường
Chỉ tiêu quan sát Rau an toàn Rau sản xuất thông thường
Khối lượng cây (kg) 2,95 2,53
Khối lượng bắp (kg) 1,87 1,68
Năng suất thực thu (tạ/ha) 65,45 60,64
Nguồn: Rau sản xuất thông thường tổng hợp từ số liệu điều tra (2016)
Qua bảng 4.29 cho thấy: Giữa 2 quy trình sản giống nhau về thời vụ, giống.
Tuy nhiên ở quy trình sản rau cải bắp an toàn (có sử dụng phân hữu cơ vi sinh sông Gianh) thì thời gian sinh trưởng ngắn hơn rau sản xuất thông thường từ 5-7 ngày, năng suất của cải bắp ở thí nghiệm sản xuất theo hướng an toàn cao hơn sản xuất thông thường là 1,07 lần.
* Tình hình nhiễm sâu bệnh hại của cải bắp trong mô hình thí nghiệm Bảng 4.30. Tình hình sâu bệnh hại trên cải bắp vụ đông năm 2016
Dịch hại Mức độ hại Thuốc BVTV sử
dụng Số lần phun
Thời gian cách ly (ngày)
Sâu xám +
Rệp +
Sâu xanh +
Sâu tơ ++ Abatimec 1.8EC 1 10
Bọ nhảy + Kinalux 25EC 1 10
Thối gốc +
Sương mai +
Ghi chú: Mức độ sâu bệnh phân theo 3 cấp : + Nhẹ ; ++ Trung bình; +++ Nặng
Qua bảng trên ta thấy mô hình thí nghiệm mức độ sâu bệnh hại nhẹ đến trung bình, số lần phun thuốc BVTV trong suốt vụ trồng là 2 lần, thời gian cách ly 10 ngày trước khi thu hoạch.
* Năng suất của cải bắp
Bảng 4.31. Năng suất của cây cải bắp trong thí nghiệm Lượng bón phân
hữu cơ (kg/ha)
Khối lượng toàn cây (kg/cây)
Khối lượng bắp (kg/cây)
Năng suất (kg/CT)
Năng suất (tạ/ha)
0 2,13b 1,32b 332,64 46,20
500 2,53ab 1,58ab 398,16 55,30
1.000 2,66a 1,67a 420,84 58,45
1.500 2,80a 1,76a 443,52 61,60
2.000 2,95a 1,87a 471,24 65,45
LSD0.05 0,52 0,34 -
CV% 10,5 11 -
Qua bảng 4.31 ta thấy: Khối lượng bắp ở mức bón 2.000 kg phân hữu cơ vi sinh sông Gianh là cao nhất đạt 1,87 kg, trong đó khối lượng bắp ở mức bón 0 kg phân hữu cơ vi sinh sông Gianh (công thức đối chứng) lại là thấp nhất chỉ đạt 1,32 kg.
Qua xử lý thống kê, xét về tổng thể các công thức bón phân khác nhau cho năng suất thực thu khác nhau có ý nghĩa ở độ tin cậy 95%. Ta thấy cả 4 mức bón đều cho năng suất thực thu cao hơn có ý nghĩa so với công thức đối chứng không bón.
* Hiệu quả kinh tế của cây cải bắp trong thí nghiệm
Bảng 4.32. Hiệu quả kinh tế của cây cải bắp trong thí nghiệm Mức bón phân
(kg/ha)
Năng suất (kg/CT)
Tổng thu (đồng/CT)
Tổng chi (đồng/CT)
Lãi (đồng/CT)
Lãi (tr.đ/ha)
0 (kg/) 332,64 997.920 538.100 461.820 76,97
500 (kg/ha) 398,16 1.194.480 509.100 685.380 114,23 1.000 (kg/ha) 420,84 1.262.520 518.100 744.420 124,07 1.500 (kg/ha) 443,52 1.330.560 527.100 803.460 133,91 2.000 (kg/ha) 471,24 1.413.720 536.100 877.620 146,27
Qua bảng 4.32 ta thấy: Năng suất và hiệu quả kinh tế của cải bắp tăng dần từ mức bón 500 kg đến 2.000 kg phân hữu cơ vi sinh sông Gianh và đạt cao nhất là ở mức bón 2.000 kg phân hữu cơ vi sinh sông Gianh. Cụ thể năng suất cao gấp 1,41 lần và lãi cao gấp 1,9 lần so với công thức đối chứng không bón phân hữu cơ vi sinh.
* Hiệu quả kinh tế của cây cải bắp trong thí nghiệm so với sản xuất thông thường
Bảng 4.33. Hiệu quả kinh tế của cây cải bắp trong thí nghiệm so với sản xuất thông thường
Chỉ tiêu Rau an toàn Rau sản xuất thông thường
Năng suất (tạ/ha) 65,45 60,64
Tổng thu (tr.đ/ha) 196,35 145,55
Tổng chi (tr.đ/ha) 87,89 89,10
Lãi (tr.đ/ha) 108,46 56,45
Nguồn: Rau sản xuất thông thường, tổng hợp từ số liệu điều tra (2016) Qua bảng 4.33 ta thấy: Năng suất cải bắp trong thí nghiệm sản xuất rau an toàn là 65,45 tạ/ha, cao gấp 1,07 lần so với sản xuất thông thường của người dân, chi phí đầu tư thấp hơn 1,21 triệu đồng/ha lãi cao hơn 1,92lần.