Đánh giá hệ thống chính sách, tổ chức sản xuất, kiểm tra giám sát và cấp chứng nhận

Một phần của tài liệu Thực trạng sản xuất rau và giải pháp phát triển rau an toàn ở thành phố bắc ninh (Trang 78 - 81)

4.3.1. Về chính sách

Trong những năm qua, Thành phố Bắc Ninh đã chủ động và linh hoạt trong việc vận dụng các chính sách của nhà nước để hỗ trợ, tạo điều kiện phát triển sản xuất rau an toàn, bước đầu đã xây dựng thành công một số mô hình sản xuất rau an toàn ở Thành phố, tuyên truyền người dân nhận thức được vai trò và tầm quan trọng của việc sản xuất, tiêu dùng rau an toàn.

Các chính sách đã khuyến khích hình thành nhiều cơ sở sản xuất rau an toàn và xây dựng dự án rau an toàn thuộc khu thực nghiệm nông nghiệp công nghệ cao (Sở KH&CN) được khởi động, các vùng sản xuất rau an toàn tập trung tại Yên Phong, Tiên Du, Gia Bình, Lương Tài...

Đẩy mạnh sản xuất rau nhất là rau vụ đông xuân, nhằm tăng giá trị sản xuất rau gấp khoảng 2 lần hiện nay. Trồng rau với nhiều chủng loại đa dạng, phong phú, trồng rải vụ và sản xuất rau theo hướng rau an toàn, rau sạch chất lượng cao, tăng diện tích các loại rau ăn củ quả, giảm diện tích các loại rau ăn lá. Đến năm 2020, diện tích trồng rau các loại là 10.000 ha, đến năm 2025 khoảng 10.500 ha và giữ ổn định diện tích này đến năm 2030.

Ngoài các chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp do Trung ương ban hành, tỉnh Bắc Ninh trong giai đoạn từ năm 2003-2015 cũng ban hành một số chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh, cụ thể như sau:

- Quyết định số: 04/2007/QĐ-BNN, ngày 19 tháng 01 năm 2007của Bộ Nông nghiệp và Phát triền nông thôn về việc Ban hành Quy định về Quản lý sản xuất và chứng nhận rau an toàn.

- Nghị định số 210/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 12 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về Chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn.

- Thông tư số 49/2013/TT-BNNPTNT ngày 19 tháng 11 năm 2013 của Bộ Nông nghiệp và PTNT V/v Hướng dẫn tiêu chí xác địnhvùng sản xuất trồng trọt tập trung đủ điều kiện an toàn thực phẩm.

- Quyết định số 318/2014/QĐ-UBND ngày 08/07/2014 của UBND tỉnh Bắc Ninh về việc ban hành “Quy định hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp và hạ tầng nông thôn, giai đoạn 2014-2020 trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh”.

- Quyết định số: 31/2015/QĐ- UBND ngày 27/8/2015 của UBND tỉnh Bắc Ninh về việc sửa đổi, bổ sung “Quy định hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp và hạ tầng nông thôn, giai đoạn 2014-2020 trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh”.

- Quyết định số 46/2016/QĐ-UBND ngày 21/12/2016 của Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh Về việc ban hành Quy định hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp và hạ tầng nông thôn giai đoạn 2016 - 2020 trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.

4.3.2. Về hệ thống chỉ đạo sản xuất, tiêu thụ 4.3.2.1. Về chỉ đạo sản xuất

Chỉ đạo sản xuất hàng vụ được thực hiện do các phòng, ban, ngành tham mưu cho các cấp chính quyền. Trạm BVTV tham mưu cho UBND Thành phố Bắc Ninh, phòng Kinh tế & PTNT Thành phố Bắc Ninh.

Hàng vụ, hàng năm Trạm BVTV xây dựng kế hoạch sản xuất và quy trình kỹ thuật những cây trồng chính phối hợp với HTX dịch vụ nông nghiệp. Căn cứ kế hoạch của Trạm BVTV, UBND Thành phố xây dựng kế hoạch, quy trình kỹ thuật triển khai xuống các xã. Các cấp chính quyền chỉ đạo sản xuất thông qua kế hoạch sản xuất, công văn, thông báo...

4.3.2.2. Về hệ thống tiêu thụ

Tiêu thụ rau ở Thành phố còn ở tình trạng tự phát, tuy nhiên gần đây, hoạt động xúc tiến thương mại bước đầu đã được triển khai, nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu của người sản xuất và người tiêu dùng. Hoạt động của HTX dịch vụ nông nghiệp còn yếu, vốn ít, mới chỉ thực hiện được một số khâu dịch vụ như thuỷ lợi,

điện, bảo vệ sản xuất… chưa tổ chức được dịch vụ tiêu thụ sản phẩm cho nông dân, trong khi đó các doanh nghiệp nhà nước chưa quan tâm đến công tác này, nên việc tiêu thụ nông sản hàng hoá nói chung và rau an toàn nói riêng trên địa bàn có vai trò quan trọng của các “thương lái”. Bước đầu Thành phố đã có chính sách khuyến khích, tạo điều kiện để các hộ tư thương làm dịch vụ tiêu thụ nông sản hàng hoá cho nông dân, đây chính là cầu nối quan trọng giữa người sản xuất với người tiêu dùng, góp phần mở rộng thị trường. Hoạt động trao đổi hàng hoá khá sôi động, đã vươn ra nhiều tỉnh trong cả nước và nước ngoài.

4.3.2.3. Về kiểm tra giám sát, cấp chứng nhận

Ở các vùng sản xuất rau tập trung, cán bộ BVTV, khuyến nông cùng với ban quản lý HTX phải giữ vai trò nòng cốt trong việc tuyên truyền, hướng dẫn giám sát nông dân thực hiện đúng qui trình kỹ thuật sản xuất an toàn cho từng loại rau.

Bảng 4.25. Kết quả cấp giấy chứng nhận nông dân tham gia sản xuất rau an toàn

Năm Số lớp Số nông dân Cấp GCN

2013 10 50 50

2014 15 90 90

2015 15 90 90

2016 20 95 95

Tổng 60 325 325

Ghi chú: GCN (Giấy chứng nhận)

Nguồn: Tổng hợp báo cáo Chi cục BVTV Bắc Ninh (2016) Qua bảng 4.25 cho thấy:

Hàng năm Chi cục BVTV Bắc Ninh phối hợp với phòng Nông nghiệp- PTNT, Trạm Khuyến nông tổ chức xây dựng các lớp sản xuất rau an toàn. Bước đầu đã định hình tuyên truyền, phổ biến cho bà con nông dân những kiến thức cơ bản về sản xuất rau an toàn, nhằm chuyển tải cho bà con nông dân về cách ghi chép nhật ký đồng ruộng, cách phòng trừ dịch hại khi đến ngưỡng, hạn chế phun thuốc BVTV tràn lan. Từ đó giúp nông dân biết chú trọng đến lượng bón phân, đảm bảo thời gian cách ly lần phun thuốc cuối sát với ngày thu hoạch.

Từ 2013-2016 số lớp và số lượt nông dân tham gia và được cấp giấy chứng nhận tăng dần qua từng năm, kết quả sau 4 năm toàn Thành phố đã triển khai được 60 lớp tập huấn với 325 số lượt nông dân tham gia và được cấp giấy chứng nhận.

Một phần của tài liệu Thực trạng sản xuất rau và giải pháp phát triển rau an toàn ở thành phố bắc ninh (Trang 78 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)