1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty TNHH Kỳ Nghỉ Việt trong bối cảnh Việt Nam gia nhập WTO

71 978 8
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 71
Dung lượng 458 KB

Nội dung

Nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty TNHH Kỳ Nghỉ Việt trong bối cảnh Việt Nam gia nhập WTO

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

Trong cơ chế thị trường, cạnh tranh là điều không thể tránh khỏi Cácdoanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển phải chứng tỏ được năng lực cạnhtranh của mình trước các đối thủ khác Ngành du lịch cũng không nằm ngoàiquy luật đó Trong những năm gần đây, đời sống của người dân được nângcao hơn và nhu cầu đi du lịch trở nên phổ biến hơn nhiều Các doanh nghiệplữ hành liên tục được thành lập Đặc biệt, trong xu hướng mở cửa hội nhậpcủa Việt Nam, tiêu biểu là việc gia nhập tổ chức thương mại quốc tế WTOcủa Việt Nam khiến cho hàng loạt các công ty du lịch nước ngoài “nhảy vào”Việt Nam Các doanh nghiệp trong nước đứng trước những khó khăn to lớn.Do đó, để có thể đứng vững trên thị trường, các doanh nghiệp phải biết xâydựng cho mình những lợi thế, công cụ để nâng cao năng lực cạnh tranh củamình như các nguồn lực về tài chính, nguồn lực con người, công nghệ … Sovới các đối thủ trong ngành thì đây là một thách thức lớn đối với công tyTNHH Kỳ Nghỉ Việt.

Sau một thời gian thực tập, tìm hiểu và nhận thức được tính cấp thiết của

vấn đề này, em đã lựa chọn đề tài: “Nâng cao năng lực cạnh tranh củacông ty TNHH Kỳ Nghỉ Việt trong bối cảnh Việt Nam gia nhập WTO”

Mục đích nghiên cứu: Phân tích thực trạng năng lực cạnh tranh và đề

xuất một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty TNHH KỳNghỉ Việt.

Đối tượng nghiên cứu: Năng lực cạnh tranh của công ty TNHH Kỳ Nghỉ

Phạm vi nghiên cứu: Năng lực cạnh tranh của công ty THNN Kỳ Nghỉ

Việt từ khi thành lập đến năm 2010.

Trang 2

Phương pháp nghiên cứu: Thu thập thông tin,quan sát thực nghiệm, phân

tích, dự báo, đánh giá, thống kê mô tả

Kết cấu của đề tài

Chương I: Lý luận chung về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp lữhành

Chương II: Năng lực cạnh tranh của công ty Kỳ Nghỉ Việt trong bối cảnhViệt Nam gia nhập WTO

Chương III: Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh củacông ty Kỳ Nghỉ Việt

Em xin chân thành cảm ơn THS Trần Thị Hạnh, tập thể các anh chịtrong công ty Kỳ Nghỉ Việt đã giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề này Do cònhạn chế về trình độ, kinh nghiệm cũng như thiếu về thời gian nên đề tài củaem không tránh khỏi những thiếu sót Em rất mong nhận được ý kiến đónggóp và phê bình của mọi người để giúp cho đề tài của em được hoàn thiệnhơn.

Trang 3

CHƯƠNG I LÝ LUẬN CHUNG VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANHCỦA DOANH NGHIỆP LỮ HÀNH

1.1 Khái niệm năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp

1.1.1 Cạnh tranh

a Khái niệm

- Theo “Từ điển kinh tế” của nhà xuất bản Sự Thật Hà Nội năm 1979 trang48 thì “ Cạnh tranh chính là cuộc đấu tranh giữa những người sản xuất hànghóa tư nhân nhằm giành điều kiện sản xuất và tiêu thụ có lợi hơn” hoặc “Cạnh tranh là cuộc đấu tranh diễn ra nhằm giành được thị trường tiêu thụ,nguyên vật liệu, khu vực đầu tư có lợi nhuận nhằm giành địa vị thống trị trongngành sản xuất nào đó, trong nền kinh tế đất nước hoặc trong hệ thống kinh tếThế Giới”.

- Theo cuốn “Cơ sở Khoa học và Thực tiễn” cho việc xây dựng chính sáchcạnh tranh ở Việt Nam: Cạnh tranh là sự ganh đua giữa các doanh nghiệp haycác công ty trong việc giành nhân tố sản xuất hoặc khách hàng nhằm nâng caovị thế của mình trên thị trường (Nguồn: Viện nghiên cứu quản lý Kinh tếTW).

- Cạnh tranh là sự phấn đấu, vươn lên không ngừng để giành lấy vị trí hàngđầu trong một lĩnh vực nào đó bằng cách ứng dụng những tiến bộ khoa học –kỹ thuật tạo ra nhiều lợi thế nhất, tạo ra sản phẩm mới, tạo ra năng suất vàhiệu quả cao nhất Cạnh tranh là so sánh với đối thủ trực tiếp của doanhnghiệp.

Trong cạnh tranh nảy sinh ra kẻ có khả năng cạnh tranh mạnh, người cókhả năng cạnh tranh yếu hoặc sản phẩm có khả năng cạnh tranh mạnh, sảnphẩm có khả năng cạnh tranh yếu Khả năng cạnh tranh đó gọi là năng lựccạnh tranh hay sức cạnh tranh

Trang 4

b Vai trò của cạnh tranh

- Vai trò của cạnh tranh với nền kinh tế

+ Cạnh tranh là động lực để nền kinh tế phát triển, nâng cao năng suấtlao động xã hội

+ Cạnh tranh hoàn hảo: Nếu các doanh nghiệp cùng nhau phát triển, giúpnhau cùng đi lên thì nền kinh tế đất nước phát triển bền vững Nếu các doanhnghiệp phát triển chỉ vì mục đích riêng, bất chấp mọi thủ đoạn để đạt mụctiêu, bỏ qua lợi ích chung của đất nước sẽ dẫn đến cạnh tranh không lànhmạnh: đầu cơ, phá giá,…sẽ làm giảm uy tín của các doanh nghiệp trong quốcgia trên thị trường Quốc tế.

+ Cạnh tranh độc quyền: ảnh hưởng không tốt đến nền kinh tế, tạo môitrường kinh doanh không bình đẳng dẫn đến mâu thuẫn quyền lợi và lợi íchtrong xã hội nền kinh tế không ổn định.

- Vai trò của cạnh tranh với người tiêu dùng

+ Cạnh tranh giữa các doanh nghiệp làm cho người tiêu dùng được lợi.Trong cạnh tranh, người tiêu dùng được hưởng nhiều lợi ích do các doanhnghiệp cạnh tranh để gây dựng hình ảnh, uy tín và làm tăng chỗ dựa tronglòng khách hàng.

+ Khách hàng tác động trở lại quá trình cạnh tranh của các doanh nghiệpthông qua các thông tin phản hồi về hàng hóa, giá cả, chất lượng…Góp ý, gợimở cho các doanh nghiệp những sai sót, chỗ chưa phù hợp Để từ đó doanhnghiệp điều chỉnh hợp lý.

+ Nhu cầu khách hàng càng cao thì cạnh tranh giữa các doanh nghiệpngày càng diễn ra mãnh liệt.

- Vai trò của cạnh tranh với doanh nghiệp

+ Cạnh tranh khiến doanh nghiệp luôn phải nâng cao chất lượng dịch vụ,thay đổi kiểu dáng, mẫu mã, cải tiến để đáp ứng nhu cầu của khách hàng

Trang 5

+ Doanh nghiệp thường xuyên áp dụng Công nghệ mới, KH-KT tiên tiếnđể giảm chi phí, sử dụng có hiệu quả nguồn lực nâng cao năng suất laođộng, giảm giá thành sản phẩm, chất lượng tăng, mẫu mã phong phú đadạng…

+ Cạnh tranh mạnh mẽ, doanh nghiệp có thị phần lớn Thị phần lớn tứclà doanh nghiệp làm ăn tốt, thu hút được nhiều khách hàng, lượng sản phẩmlớn…

+ Cạnh tranh có thể giúp doanh nghiệp mở rộng thị trường, tiêu thụ dễdàng, doanh thu, lợi nhuận tăng, mở rộng quy mô Cạnh tranh giúp kéo dàichu kỳ sống của sản phẩm, giảm rủi ro do khách hàng đem lại.

1.1.2 Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp lữ hành

a Khái niệm

Trong quá trình nghiên cứu về cạnh tranh, người ta đã sử dụng khái niệmnăng lực cạnh tranh Năng lực cạnh tranh được xem xét ở các góc độ khácnhau như năng lực cạnh tranh quốc gia, năng lực cạnh tranh doanh nghiệp,năng lực cạnh tranh của sản phẩm và dịch vụ Tuy nhiên trong bài viết nàyem đề cập tới năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp lữ hành.

- Khái niệm: Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp lữ hành là khả năngdoanh nghiệp tạo ra được lợi thế cạnh tranh, có khả năng tạo ra năng suất vàchất lượng cao hơn đối thủ cạnh tranh, chiếm lĩnh thị phần lớn, tạo ra thunhập cao và phát triển bền vững Hay nói cách khác năng lực cạnh tranh củadoanh nghiệp lữ hành là khả năng sử dụng một yếu tố nào đó trong môitrường kinh doanh nội bộ vào sản xuất và kinh doanh tốt hơn so với đối thủcạnh tranh

Trang 6

b Sự cần thiết nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp lữ hành

- Khái niệm: Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp lữ hành là việcphát hiện và sử dụng tốt hơn nữa các yếu tố trong môi trường kinh doanh nộibộ vào sản xuất và kinh doanh.

- Sự cần thiết nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp lữ hành: Nănglực cạnh tranh là sức mạnh của doanh nghiệp được thể hiện trên thươngtrường Sự tồn tại và sức sống của một doanh nghiệp thể hiện trước hết ởnăng lực cạnh tranh Để từng bước vươn lên giành thế chủ động trong quátrình hội nhập, nâng cao năng lực cạnh tranh chính là tiêu chí phấn đấu củacác doanh nghiệp Việt Nam Như vậy:

+ Doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh để tồn tại

Doanh nghiệp nào cũng vậy, sau khi thành lập luôn luôn muốn doanhnghiệp mình phải tồn tại, phát triển và có một chỗ đứng trong ngành cũng nhưtrong nền kinh tế đất nước Trong nền kinh tế thị trường, nhất là trong thời kỳhội nhập như hiện nay, các doanh nghiệp muốn tồn tại được thì phải sản xuấtra những hàng hóa, dịch vụ phong phú và có chất lượng tốt Mặt khác nhữngmặt hàng này phải được khách hàng chấp nhận và doanh nghiệp phải thuđược lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh của mình Để làm được điều này cómột khó khăn lớn là làm sao cho khách hàng ưa thích và mua sản phẩm củacông ty mình nhiều hơn so với các doanh nghiệp cùng kinh doanh giốngmình Như vậy doanh nghiệp phải cạnh tranh với các đối thủ của mình Muốnvậy doanh nghiệp phải thỏa mãn tốt hơn những nhu cầu của khách hàng bằngnhững sản phẩm tốt nhất, dịch vụ hoàn hảo và chi phí hợp lý nhất Doanhnghiệp nào đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng, cung cấp cho họ những dịchvụ thuận tiện và tốt nhất với mức giá phù hợp nhất thì doanh nghiệp đó mớicó khả năng tồn tại được trong điều kiện hiện nay Do vậy, nâng cao năng lựccạnh tranh là cần thiết để doanh nghiệp tồn tại.

Trang 7

+ Doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh để phát triển

Để đứng vững được trong nền kinh tế thị trường, một doanh nghiệpkhông chỉ cần tồn tại mà phải luôn đưa ra những phương án, chính sách thíchhợp để phát triển Ngày nay, trong nền kinh tế thị trường, có được khách hàngkhó nhưng giữ được khách hàng lại càng khó hơn Lúc này, cạnh tranh là điềukiện tất yếu đối với mỗi doanh nghiệp để kích thích kinh doanh, trong chừngmực nào đó còn được xem là thước đo sự lớn mạnh của doanh nghiệp Và khiquy luật cạnh tranh là động lực của sự phát triển thì không một doanh nghiệpnào nằm ngoài vòng quay đó Kết quả là những doanh nghiệp làm ăn kémhiệu quả không có khả năng cạnh tranh hoặc không tích cực nâng cao sứccạnh tranh thì sẽ bị đào thải và những doanh nghiệp nào biết cách nâng caokhả năng cạnh tranh của mình thì sẽ chiếm lĩnh được thị trường Khi đókhông những doanh nghiệp duy trì được những khách hàng đã có mà còn cóthể thu hút thêm khách hàng mới, khách hàng tiềm năng Từ đó, doanh thu lợinhuận được nâng cao, mở rộng quy mô kinh doanh vươn ra những khu vực thịtrường mới và quốc tế hóa hoạt động kinh doanh của mình Nếu doanh nghiệpnào đảm bảo được điều đó và nhanh tay chớp lấy cơ hội thì doanh nghiệp đósẽ thành công, sẽ ngày càng lớn mạnh, ngày càng phát triển và đứng vữngtrong cuộc cạnh tranh khốc liệt đó.

+ Doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh để thực hiện mục tiêuMỗi doanh nghiệp dù lớn hay nhỏ đều có những mục tiêu nhất định và tùyvào từng giai đoạn phát triển thì có những mục tiêu cụ thể cho mình Tronggiai đoạn đầu kinh doanh, doanh nghiệp có thể đặt mục tiêu là muốn thịtrường biết đến sản phẩm của mình, giai đoạn phát triển doanh nghiệp có thểđặt mục tiêu là đạt lợi nhuận tối đa, còn ở giai đoạn suy thoái doanh nghiệp cóthể sẽ đặt mục tiêu là làm thế nào để thu hồi được vốn.

Trang 8

Muốn đạt được mục tiêu của mình thì doanh nghiệp cần phải cạnh tranhvà chỉ có cạnh tranh mới có thể đưa doanh nghiệp đến sự phát triển, chỉ cócạnh tranh thì doanh nghiệp mới có động lực tìm ra những biện pháp tối ưunhất để sáng tạo, tạo ra những sản phẩm có chất lượng cao hơn đối thủ cạnhtranh, có những biện pháp thu hút khách hàng đến với doanh nghiệp nhiềuhơn…

Nói tóm lại, nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là việc làmquan trọng và hết sức cần thiết Muốn nâng cao được năng lực cạnh tranh củamình, doanh nghiệp cần phải tìm hiểu rõ thị trường, phân tích và dự báo chínhxác các nhân tố tác động đến năng lực cạnh tranh của công ty cũng như cácđối thủ cạnh tranh.

1.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp

1.2.1 Các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô

a Kinh tế

Kinh tế bao gồm các yếu tố: tốc độ tăng trưởng kinh tế, thu nhập kinh tếquốc dân, lạm phát, thất nghiệp Chẳng hạn tăng trưởng kinh tế ,GDP cao sẽlàm thu nhập của dân cư tăng lên Thu nhập của dân cư tăng lên có ảnh hưởngđến khả năng thanh toán của họ và điều đó có nghĩa là họ có thể tiêu dùngnhững sản phẩm, dịch vụ với chất lượng và yêu cầu cao hơn Đồng thời chấpnhận với giá thanh toán cao hơn Tuy nhiên khi GDP tăng lên cũng có nghĩalà chi phí tiền lương của các doanh nghiệp cũng tăng lên Đây là nhân tố giảmkhả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.

b Khoa học – công nghệ

Nhân tố khoa học công nghệ ngày càng quan trọng và có ý nghĩa quyếtđịnh đến môi trường cạnh tranh Trên thế giới đã chuyển từ cạnh tranh giá cảsang cạnh tranh về chất lượng sản phẩm và dịch vụ có áp dụng công nghệ cao.

Trang 9

Trong thời kỳ khoa học công nghệ phát triển như vũ bão thì vòng đời của sảnphẩm sẽ bị rút ngắn lại Do vậy để chiến thắng trong cạnh tranh thì doanhnghiệp phải luôn đổi mới trang thiết bị, sử dụng các công nghệ hiện đại để tạora những lợi thế hơn hẳn so với đối thủ cạnh tranh Ngày nay công nghệ hiệnđại còn cung cấp cho doanh nghiệp thông tin về thị trường, đối thủ cạnh tranhmột cách nhanh chóng và chính xác Khoa học hiện đại sẽ tạo ra thế hệ mới ,vừa nâng cao hiệu quả sản xuất vừa bảo vệ được môi trường và như vậy trongcạnh tranh sẽ có lợi hơn so với công nghệ lạc hậu.

c Văn hóa – xã hội

Nền văn hóa của mỗi dân tộc và của mỗi quốc gia là nhân tố tạo nên độngcơ đi du lịch của người bản xứ khác và nhất là đối với du khách nước ngoài.

d Tự nhiên

Bao gồm những tài nguyên thiên nhiên của đất nước, vị trí địa lý Nhân tốnày tạo ra những điều kiện thuận lợi và khó khăn trong quá trình kinh doanhcủa doanh nghiệp Nếu tài nguyên thiên nhiên phong phú, vị trí địa lý thuậnlợi sẽ giúp cho doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí và do đó tăng khả năngcạnh tranh Hơn nữa vị trí địa lý thuận lợi sẽ giúp cho doanh nghiệp khuyếchtrương sản phẩm, mở rộng thị trường Ngược lại, nhân tố tự nhiên khôngthuận lợi sẽ tạo khó khăn cho doanh nghiệp và khả năng cạnh tranh của doanhnghiệp đó

e Chính trị, luật pháp

Các nhân tố chính trị pháp luật tác động đến môi trường kinh doanh theocác hướng khác nhau, chúng có thể tạo ra lợi thế và trở ngại, thậm chí là rủi rocho doanh nghiệp Một thể chế pháp luật rõ ràng, mở rộng và ổn định sẽ là cơsở đảm bảo cho các doanh nghiệp tham gia cạnh tranh có hiệu quả Chẳng hạncác luật thuế có ảnh hưởng rất lớn đến điều kiện cạnh tranh, đảm bảo cho sự

Trang 10

cạnh tranh giữa các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế và trên mọilĩnh vực.

f Môi trường toàn cầu

Khu vực hóa và toàn cầu hóa đã, đang và sẽ là một xu hướng tất yếu màmọi doanh nghiệp, mọi ngành, mọi chính phủ phải tính đến.

Ngày nay, nhiều nhà chiến lược đã gọi điều đó dưới cái tên thế giới là“ngôi nhà chung” Trong bối cảnh đó môi trường quốc tế là một trường hợpđặc biệt của môi trường chung bên ngoài doanh nghiệp Cũng giống các môitrường đã phân tích ở trên, mục đích phân tích và phán đoán là phải chỉ rađược các cơ hội và các đe dọa Nhưng bản chất các cơ hội và đe dọa ởphương diện quốc tế đối với các doanh nghiệp có ít nhiều khác biệt nếu chỉlấy môi trường bên ngoài trong phạm bị của một nước Việt Nam Thực vậy,môi trường quốc tế sẽ phức tạp hơn, cạnh tranh hơn theo quan điểm từ nhữngkhác biệt về xã hội, văn hóa, cấu trúc thể chế, chính sách và kinh tế…

Việt Nam chính thức gia nhập ASEAN đã và đang tạo ra nhiều vận hộicho các doanh nghiệp Việt Nam về đầu tư, về thị trường nhưng cũng đang cónhiều thách thức mà các doanh nghiệp Việt Nam phải đương đầu Tự do hóathương mại khu vực, phá bỏ hàng rào thuế quan là những đe dọa rất lớn đốivới các doanh nghiệp Việt Nam Hơn nữa, bản thân ASEAN cũng phải đặttrong mối quan hệ toàn cầu của cạnh tranh thế giới, chẳng hạn với khối EU,Bắc Mỹ (NAFTA), với Nhật Bản, Trung Quốc,…

Kể từ năm 1988, Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của Diễnđàn hợp tác kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương (APEC)

Gần đây nhất, Việt Nam chính thức gia nhập tổ chức thương mại quốc tế(WTO) Việt Nam sẽ được mở rộng thị trường xuất khẩu ra nhiều nước trênthế giới, được hưởng quy chế tối huệ quốc, không bị đối xử phân biệt trong

Trang 11

thương mại quốc tế Nhưng chiều ngược lại, những thách thức trong cạnhtranh thế giới sẽ quyết liệt hơn.

1.2.2 Các yếu tố thuộc môi trường ngành

Mô hình 5 lực lượng của M.Porter

Mô hình 1: mô hình 5 lực lượng của M Portera Đối thủ cạnh tranh hiện tại

Lực lượng thứ nhất trong số 5 lực lượng của mô hình M Porter là quy môcạnh tranh trong số các doanh nghiệp hiện tại của ngành Nếu các đối thủ

Những người muốn vào mới (cạnh tranh tiềm

Doanh nghiệp và các đối thủ

hiện tại

Áp lực của người mua

Sản phẩm dịch vụ thay thếÁp lực của các

nhà cung ứng

Trang 12

cạnh tranh càng yếu, doanh nghiệp có cơ hội để tăng giá bán và kiếm đượcnhiều lợi nhuận hơn Ngược lại khi các đối thủ cạnh tranh hiện tại mạnh thì sựcạnh tranh về giá cả là đáng kể, mọi cuộc cạnh tranh về gia cả đều dẫn đếnnhững tổn thương.

Cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong một ngành thường bao gồm cácnội dung chủ yếu: cơ cấu cạnh tranh ngành, thực trạng cầu của ngành, các ràocản gia nhập và rút lui.

- Cơ cấu cạnh tranh của ngành dựa vào số liệu và khả năng phân phối sảnphẩm cả doanh nghiệp trong ngành sản xuất Cơ cấu cạnh tranh khác nhau cócác ứng dụng khác nhau cho cạnh tranh Cơ cấu cạnh tranh thay đổi từ ngànhsản xuất phân tán tới ngành sản xuất tập trung Thông thường ngành riêng lẻbao gồm một số lớn các doanh nghiệp vừa và nhỏ, không có một doanhnghiệp nào trong số đó có vị trí thống trị ngành Trong khi đó một ngành tậptrung có sự chi phối bởi một số ít các doanh nghiệp lớn, thậm chí chỉ mộtdoanh nghiệp duy nhất gọi là độc quyền Bản chất và mức độ cạnh tranh đốivới các ngành tập trung rất khó phân tích và dự đoán.

- Tình trạng cầu của một ngành là một yếu tố quyết định khác về tính mãnhliệt trong cạnh tranh nội bộ ngành Thông thường, cầu tăng tạo cho doanhnghiệp một cơ hội lớn để mở rộng hoạt động Ngược lại, cầu giảm dẫn đếncạnh tranh khốc liệt để các doanh nghiệp giữ được phần thị trường đã chiếmlĩnh Đe dọa mất thị trường là điều khó tránh khỏi đối với các doanh nghiệpkhông có khả năng cạnh tranh.

- Rào cản gia nhập và rút lui là mối đe dọa cạnh tranh nghiêm trọng khi cầucủa ngành giảm mạnh hoặc tăng nhanh Hàng rào gia nhập và rút lui là kinhtế, là chiến lược và là quan hệ tình cảm giữ doanh nghiệp trụ lại Nếu rào cảngia nhập và rút lui cao, các doanh nghiệp có thể bị khóa chặt trong một ngành

Trang 13

sản xuất không ưa thích, khó khăn trong vấn đề gia nhập một lĩnh vực kinhdoanh khác

b Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn

Lực lượng thứ hai cần phân tích là phán đoán đối với doanh nghiệp là cácđối thủ cạnh tranh tiềm ẩn Các đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn là các doanhnghiệp hiện tại chưa cạnh tranh trong cùng một ngành sản xuất, nhưng có khảnăng cạnh tranh nếu họ lựa chọn và quyết định gia nhập ngành Đây là đe dọacho các doanh nghiệp hiện tại Các doanh nghiệp hiện tại cố gắng ngăn cảncác đối thủ tiềm ẩn muốn gia nhập ngành bởi vì càng nhiều doanh nghiệp cótrong một ngành sản xuất thì cạnh tranh càng khốc liệt hơn, thị trường và lợinhuận sẽ bị chia sẻ, vị trí của doanh nghiệp sẽ thay đổi.

c Sức ép của khách hàng

Đây là lực lượng tạo ra khả năng mặc cả của người mua Người mua cóthể được xem như là một sự đe dọa cạnh tranh khi họ buộc doanh nghiệpgiảm giá hoặc có nhu cầu chất lượng cao và dịch vụ tốt hơn Ngược lại, khingười mua yếu sẽ mang đến cho doanh nghiệp một cơ hội để tăng giá kiếmđược lợi nhuận nhiều hơn Người mua gồm: người tiêu dùng cuối cùng, cácnhà phân phối (bán buôn, bán lẻ) và các nhà mua công nghiệp.

Áp lực của khách hàng thường được thể hiện trong các trường hợp sau:- Nhiều nhà cung ứng có quy mô vừa và nhỏ trong ngành cung cấp Trong khiđó người mua là một số ít và có quy mô lớn Hoàn cảnh này cho phép ngườimua chi phối các công ty cung cấp.

- Khách hàng mua một khối lượng lớn Trong hoàn cảnh này người mua cóthể sử dụng ưu thế mua của họ như một ưu thế để mặc cả cho sự giảm giákhông hợp lý.

Trang 14

- Ngành cung cấp phụ thuộc vào khách hàng với tỷ lệ phần trăm lớn trongtổng số đơn đặt hàng.

- Khách hàng có thể cận dụng chiến lược liên kết dọc, tức là họ có xu hướngkhép kín sản xuất, tự sản xuất, gia công các bộ phận chi tiết, bán sản phẩmcho mình.

- Khách hàng có đầy đủ các thông tin về thị trường như nhu cầu, giá cả,… củacác nhà cung cấpthì áp lực mặc cả của họ càng lớn.

d Sức ép của nhà cung ứng

Lực lượng thứ tư trong các lực lượng cạnh tranh là khả năng mặc cả củanhà cung ứng Những nhà cung ứng được coi là một áp lực đe dọa khi họ cókhả năng tăng giá bán đầu vào hoặc giảm chất lượng của sản phẩm, dịch vụmà họ cung cấp Qua đó làm giảm khả năng kiếm lợi nhuận của doanhnghiệp Trên một phương diện nào đó, sự đe dọa đó tạo ra sự phụ thuộc ítnhiều đối với các doanh nghiệp Áp lực tương đối của nhà cung cấp thườngthể hiện trong các tình huống sau:

- Ngành cung ứng mà doanh nghiệp cần chỉ có một số, thậm chí một doanhnghiệp độc quyền cung ứng.

- Tình huống không có sản phẩm thay thế, doanh nghiệp không có người cungứng nào khác

- Doanh nghiệp mua yếu tố sản phẩm không phải là khách hàng quan trọng vàưu tiên của nhà cung ứng

- Loại đầu vào của nhà cung ứng là quan trọng nhiều đối với doanh nghiệp- Các nhà cung cấp có chiên lược liên kết dọc (khép kín sản xuất).

e Sản phẩm thay thế

Lực lượng cuối cùng trong mô hình M Porter là sự đe dọa cả các sảnphẩm thay thế Sản phẩm thay thế là sản phẩm khác có thể thỏa mãn cùng nhu

Trang 15

cầu của người tiêu dùng Đặc điểm cơ bản của nó thường có các ưu thế hơnsản phẩm bị thay thế ở các đặc trưng riêng biệt Sự gia tăng về các loại hìnhdu lịch là mối đe dọa cho các chương trình du lịch thông thường Đe dọa nàyđòi hỏi các doanh nghiệp cần có sự phân tích, theo dõi thường xuyên nhữngtiến bộ khoa học – công nghệ, trong đó liên quan đến đổi mới công nghệ, đổimới các chương trình du lịch, tạo sức hấp dẫn tới du khách…Hơn nữa sự thayđổi của nhu cầu thị trường cũng là nhân tố quan trọng tạo ra sự đe dọa này.

1.2.3 Các yếu tố thuộc môi trường nội bộ doanh nghiệp lữ hành

a Khả năng sản xuất, nghiên cứu và phát triển (R&D)

Nghiên cứu thị trường là hoạt động cần thiết đầu tiên đối với tất cảcácdoanh nghiệp đang sản xuất kinh doanh và cả những doanh nghiệp sắptham gia trên thị trường Đó là cơ sở phát triển tìm kiếm thị trường và thiếtlập các chính sách phát triển thị trường cho doanh nghiệp Nghiên cứu vàphân tích thị trường chính là một cách quan trọng giúp doanh nghiệp nhậnbiết và khai thác cơ hội xuất hiện trên thị trường Một khi doanh nghiệp hiểurõ được về thị trường thì khả năng xây dựng, thực hiện và phát triển sản phẩmsẽ đơn giản hơn rất nhiều.

b.Hoạt động Marketing

- Chính sách sản phẩm: Sản phẩm là vấn đề then chốt để tạo ra hình ảnh củacông ty Đây là một chức năng rất quan trọng cả marketing Nội dung củachính sách sản phẩm bao gồm:

+ Đưa ra sản phẩm mới Với chính sách này cần một đội ngũ nhân viêncó tính sáng tạo cao, hiểu sâu sắc nhu cầu của khách du lịch, nhạy bén với sựbiến đổi của môi trường Đưa ra sản phẩm mới hoàn toàn rất khó.

+ Hoàn thiện, bổ sung cho sản phẩm cũ: đó là những sản phẩm truyềnthống của công ty, những sản phẩm mà nhiều công ty cũng có Sự hoàn thiện

Trang 16

này chỉ có thể là tăng cường chất lượng sản phẩm, có thể khiến các kỳ vọngcủa khách hàng không chỉ đúng như họ mong muốn mà còn nhỉnh hơn thếnữa hoặc là những hậu mãi khi kết thúc chuyến đi như quà tặng, mời đi nếucó dịp tung sản phẩm mới, gửi thư chúc mừng nhân ngày sinh nhật, ngàycưới….

- Chính sách giá: Giá là một phạm trù kinh tế tồn tại và phát triển trong thịtrường khi trao đổi hàng hóa Giá cả là thước đo của giá trị, là một trung giangiúp trao đổi được dễ dàng hơn Giá cả chịu sự tác động của quy mô sản xuất,là yếu tố nhạy cảm có tác dụng điều tiết thị trường Yếu tố giá ảnh hưởng đếnquyết định tiêu dùng Người ta định nghĩa về chính sách giá là hệ thông cácquan điểm, phương pháp và cách thức mà nhà sản xuất sử dụng để định giácho một sản phẩm hàng hóa hay dịch vụ Các yếu tố ảnh hưởng đến giá:

+ Yếu tố nội sinh của doanh nghiệp

▪ Chi phí: gồm chi phí cố định (chi phí không phụ thuộc vào quy môsản xuất: nhà xưởng, máy móc thiết bị, nhân công, quản lý, quảng cáo Chiphí biến đổi: nguyên vật liệu, chi phí vốn, nhiên liệu…)

▪ Mục tiêu của doanh nghiệp▪ Chính sách marketing – mix▪ Thương hiệu

+ Yếu tố ngoại sinh▪ Cạnh tranh

▪ Mức giá phổ biến trên thị trường▪ Quan hệ cung – cầu

▪ Chính sách và pháp luật của nhà nước (thuế, chính sách đầu tư, tỷ giálãi suất…)

▪ Yếu tố thời vụ

Trang 17

Xác định giá của sản phẩm là chức năng của marketing Vì nó cân nhắcđược các yếu tố chi phí, quan hệ cung cầu và giá cả của đối thủ cạnh tranh.- Hoạt động xúc tiến

Sử dụng tất cả các mức độ phương tiện truyền thông có thể tới khách hàngđể có thể bán được sản phẩm Hình thức áp dụng phổ biến là truyền thông hỗnhợp Truyền thông hỗn hợp bao gồm tuyên truyền, quảng cáo, xúc tiến bán,bán hàng cá nhân, thương mại điện tử, marketing trực tiếp:

Mô hình 2: Hoạt động xúc tiến hỗn hợp

- Hoạt động phân phối

Phân phối là sự lựa chọn và quản lý các trung gian phân phối bảo đảmđưa sản phẩm tới người tiêu dùng và đưa người tiêu dùng đến nơi tạo ra dịchvụ mà khách đã đặt mua để thực hiện tiêu dùng du lịch Chính sách phân phốilà tập hợp những quan điểm, quyết định, phương thức trong quá trình hoạtđộng của các doanh nghiệp du lịch nhằm đưa khách hàng đến với sản phẩmdu lịch thông qua các trung gian môi giới Chính sách phân phối du lịch đượcthực hiện qua các kênh phân phối

Xúc tiến hỗn hợp(promotion)Quảng cáo

Tuyên truyền/ quan hệCông chúngPublicity/publircelation

Xúc tiến bánSale promotion

Bán hàng trực tiếp(personal selling)

Marketing trực tiếp(direct marketing)

Mạng internet

Trang 18

- Chính sách hợp tác giữa các đơn vị cung cấp, giữa khách hàng và nhân viênDo đặc điểm của dịch vụ du lịch mang tính tổng hợp vì vậy không có nhàcung cấp đơn lẻ mà phải có các bạn hàng như là đối tác hỗ trợ và bổ sung chonhau tạo ra chuỗi dịch vụ du lịch để cung cấp cho du khách Tất cả các nhàcung cấp du lịch đều là một phần và đều góp vào sự hợp tác giữa các nhàcung cấp du lịch Sự hợp tác giữa các nhà cung cấp tạo nên một chu trìnhhoàn chỉnh, khép kín, làm tăng giá trị của tour du lịch cũng như giá trị củamỗi sản phẩm họ cung cấp.

c Nguồn nhân lực

Nguồn nhân lực là yếu tố quan trọng và quyết định đến sự thành bại củamột công ty Đặc biệt là trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ (du lịch ) Công tynào có đội ngũ lao động có trình độ, kiến thức chuyên môn cao, ý thức, đạođức và trung thành với công ty thì công ty đó sẽ có khả năng cạnh tranh caohơn so với các công ty kém về yếu tố này Mặt khác, để sử dụng hiệu quảnguồn nhân lực của công ty mình, các nhà quản lý phải có những chính sáchvề nhân lực phù hợp.

a Tình hình tài chính

Tài chính của doanh nghiệp là một yếu tố không thể thiếu đồng thời lànhân tố tạo lập năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp Có nguồn lực tài chínhvững mạnh thì mới có nguồn lực khác: máy móc, công nghệ, yếu tố đầuvào,cơ sở vật chất kỹ thuật…khi đó các nguồn lực này sẽ huy động một cáchdễ dàng Hiện nay, vấn đề huy động vốn của các doanh nghiệp Việt Namđang gặp rất nhiều khó khăn Chính vì vậy quy mô tổng nguồn vốn của cácdoanh nghiệp bao gồm cả vốn cố định và vốn lưu động, khả năng huy độngvốn trong sản xuất kinh doanh là những nhân tố cơ bản tạo nên năng lực cạnhtranh cho các doanh nghiệp.

d Cơ cấu tổ chức của công ty

Trang 19

Cơ cấu tổ chức là nền tảng về mặt tổ chức của doanh nghiệp Cơ cấu tổchức của doanh nghiệp là tổng hợp các bộ phận được chuyên môn hóa, cónhững trách nhiệm và quyền hạn nhất định, mối liên hệ và quan hệ phụ thuộclẫn nhau được bố trí theo từng cấp nhằm đảm bảo thực hiện các chức năngquản trị và thực hiện mục tiêu chung của doanh nghiệp.

Cơ cấu tổ chức được thiết kế thành các bộ phận quản trị và các cấp tổchức Bộ phận quản trị là một đơn vị riêng biệt chuyên môn hóa những chứcnăng quản trị nhất định Cấp quản trị là sự thống nhất tất cả các bộ phận quảntrị phản ánh sự phân chia chức năng quản trị theo chiều ngang, còn số cấpquản trị thể hiện sự phân chia chức năng quản trị theo chiều dọc.

1.3 Các phương pháp đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp

1.3.1 Phương pháp 1: So sánh một số chỉ tiêu giữa doanh nghiệp với đốithủ cạnh tranh

a Phân tích một số chỉ tiêu kết quả sản xuất kinh doanh của công ty

- Doanh thu

Doanh thu là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá khả năng cạnh tranh củadoanh nghiệp Để đơn giản người ta tính doanh thu theo công thức

M = P*QTrong đó M: Doanh thu bán hàng

Q: Số lượt khách du lịch thực hiện P: Giá bán cho một lượt khách

Từ công thức trên ta có thể tăng doanh thu bán hàng bằng cách tăng sốlượng sản phẩm bán hoặc tăng giá bán Khi doanh thu bán hàng của doanhnghiệp càng lớn thì thị phần trên thị trường của doanh nghiệp càng cao.Doanh thu bán hàng đảm bảo cho doanh nghiệp có doanh thu để trang trải cácchi phí bỏ ra, mặt khác thu được một phần lợi nhuận và có tích lũy để tái mởrộng của doanh nghiệp Căn cứ vào doanh thu có thể đánh giá năng lực cạnh

Trang 20

tranh của doanh nghiệp thông qua thị phần cả doanh nghiệp Với thị phần lớn,doanh nghiệp lợi dụng được việc giảm chi phí do kinh nghiệm mang lại, đồngthời củng cố lòng trung thành của khách hàng đối với nhãn hiệu sản phẩm - Chi phí

Chi phí doanh nghiệp là những khoản chi bằng tiền hoặc tài sản mà doanhnghiệp bỏ ra để thực hiện hoạt động kinh doanh của mình Trong doanhnghiệp thương mại thì chi phí kinh doanh bỏ ra nhằm mục đích kinh doanh,tức là trước hết phải tạo ra doanh thu Nếu như doanh nghiệp có tốc độ tăngdoanh thu nhanh hơn tốc độ tăng chi phí thì sẽ làm tăng lợi nhuận, điều đóchứng tỏ năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp tăng lên

Để có thể đánh giá một cách chính xác việc sử dụng chi phí ta dùng chỉtiêu tỷ suất chi phí để so sánh chi phí với doanh thu:

F’ = (F/M)*100%Trong đó F’ : Tỷ suất chi phí

F : Tổng chi phí M : Tổng doanh thu

Việc xác định chi phí là rất quan trọng đối với doanh nghiệp Xác định chiphí giúp cho doanh nghiệp nhận thức, đánh giá chính xác, toàn diện kháchquan tình hình quản lý và sử dụng chi phí, qua đó thấy được ảnh hưởng củanó đến quá trình và kết quả kinh doanh Xác định chi phí doanh nghiệp giúpcho doanh nghiệp biết được quá trình kinh doanh của mình có đạt hiệu quảhay không, có phù hợp nhu cầu hay không Đồng thời tìm ra những mặt tồntại bất hợp lý trong chi phí để đưa ra những chính sách, biện pháp phù hợpnhằm sử dụng tốt chi phí, tạo ra hiệu quả kinh doanh nhằm nâng cao năng lựccạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường.

- Tỷ suất lợi nhuận

Tỷ suất lợi nhuận = Lợi nhuận/ Doanh thu

Trang 21

Hay tỷ suất lợi nhuận = (Giá bán – Giá thành)/ Giá bán

Đây là chỉ tiêu tổng hợp nó không chỉ phản ánh năng lực cạnh tranh củadoanh nghiệp mà còn thể hiện tính hiệu quả trong hoạt động sản xuất kinhdoanh của doanh nghiệp ấy Nếu như chỉ tiêu này thấp chứng tỏ trên thịtrường cạnh tranh rất gay gắt và doanh nghiệp đang phải đối mặt với sự cạnhtranh đó Ngược lại chỉ tiêu này cao thì điều đó có nghĩa là doanh nghiệp đangkinh doanh rất tốt, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường đangrất có hiệu quả.

b Giá

Giá cả của sản phẩm là một yếu tố quan trọng quyết định đến khả năngtiêu dùng sản phẩm của khách hàng (trừ trường hợp những khách hàng caocấp) Nếu chất lượng sản phẩm như nhau, điều kiện sử dụng như nhau…côngty nào có sản phẩm bán với giá rẻ hơn sẽ được lựa chọn nhiều hơn Tuy nhiêncũng tùy từng mặt hàng và với một mức giá nào đó, tâm lý của khách hàng là“của rẻ là của ôi” vì thế mỗi doanh nghiệp phải có những chính sách về giáphù hợp

c Sản phẩm

Quan tâm tới sự đa dạng của sản phẩm, chất lượng sản phẩm, sự hấp dẫncủa sản phẩm.

d Hoạt động xúc tiến, phân phối

Doanh nghiệp sử dụng các kênh phân phối nào mà tiếp cận được với kháchhàng về sản phẩm càng sớm càng tốt Ngoài ra các vấn đề về thủ tục giấy tờ,thanh toán càng gọn nhẹ, đơn giản sẽ giúp khách hàng lựa chọn sản phẩm củacông ty bạn hơn.

Trang 22

e Quan hệ với các đơn vị cung cấp, khách hàng, nhân viên, dân cư và chính quyền địa phương.

Các hoạt động từ khi khách hàng liên hệ với công ty đến khi khách đãthực hiện xong chương trình du lịch và trở về nước phải được các doanhnghiệp chú ý và thực hiện bài bản Doanh nghiệp nào biết quan tâm và hỗ trợcho khách hàng của mình sẽ có lợi hơn so với các doanh nghiệp thực hiệnkém Cũng như quan hệ với khách hàng, quan hệ với các nhà cung cấp củamình cũng rất quan trọng Nếu như tạo mối quan hệ xấu, bạn sẽ phải trả giá vìhọ sẽ bán cho bạn những dịch vụ không tốt, hoặc sẽ làm khó dễ cho công việccủa bạn Nội bộ trong công ty cũng vậy, nhà quản lý phải biết tạo bầu khôngkhí làm việc vui vẻ, gần gũi, có các hoạt động kích thích nhân viên của mìnhlàm viêc Nhân viên mà bỏ việc hay làm qua loa thì doanh nghiệp đó khôngthể cạnh tranh với các doanh nghiệp khác.

Như vậy, muốn nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty với các công tykhác cần phải chú trọng đến rất nhiều vấn đề Một trong những vấn đề khôngthể quên là tạo mối quan hệ thân thiết, tin cậy, uy tín với khách hàng, nhàcung ứng, nhân viên, dân cư và chính quyền địa phương.

f Đội ngũ nhân viên

Để so sánh về đội ngũ nhân viên của doanh nghiệp với các đối thủ cạnhtranh chúng ta cần phải cần phải so sánh về trình độ văn hóa, trình độ chuyênmôn, trình độ ngoại ngữ, năm kinh nghiệm… để từ đó rút ra kết luận xemcông ty nào có lợi thế cao hơn về mặt này sẽ là công ty có năng lực cạnh tranhcao hơn Ngoài ra cũng cần chú ý tới chính sách đào tạo, tuyển dụng nhânviên của công ty có phù hợp và đạt hiệu quả hơn các doanh nghiệp kháckhông.

g Tài chính

Trang 23

Chú ý tới khả năng huy động vốn của công ty bởi nếu có một ý tưởngkinh doanh nào đó cần đến một khoản vốn lớn mà doanh nghiệp của bạnkhông thể huy động vốn để thực hiện ngay thì có thể đối thủ cạnh tranh củadoanh nghiệp đó cũng đã nghĩ ra ý tưởng và họ có tiền Họ sẽ thực hiện trướcvà có thể sẽ vượt doanh nghiệp đó.

h Thị phần của công ty so với một số đối thủ cạnh tranh(tốc độ tăng trưởng thị phần)

Khi thị phần của doanh nghiệp càng cao thì năng lực cạnh tranh củadoanh nghiệp càng lớn và doanh lợi tiềm năng càng cao trong các cuộc đầu tưtrong tương lai Có hai loại thị phần:

- Thị phần của doanh nghiệp so với thị trường ngành: Là tỷ lệ phần trăm giữalượt khách/ số khách của doanh nghiệp so với lượt khách/ số khách của toànngành

- Thị trường tương đối: Là tỷ lệ so sánh về lượt khách của doanh nghiệp vớiđối thủ cạnh tranh mạnh nhất.

1.3.2 Phương pháp 2: Vận dụng phương pháp Thompson – Strickland đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp

Phương pháp này gồm 4 bước:

Bước 1: Xác định danh mục các nhân tố, năng lực bộ phận cấu thànhnăng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, danh mục này thay đổi theo ngành vàsản phẩm cụ thể

Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp chỉ bao hàm các nhân tố chủ quan,phản ánh nội lực của doanh nghiệp, không bao hàm các nhân tố khách quan,các yếu tố môi trường kinh doanh (những nhân tố này rất quan trọng khilượng hoá năng lực cạnh tranh quốc gia) và cũng không bao gồm các yếu tốngoài nước.

Trang 24

Năng lực cạnh tranh trong kinh doanh lữ hành thường bao gồm hệthống các năng lực, nhân tố sau đây.

1 Năng lực nghiên cứu, phân tích và dự báo về thị trường du lịch

2 Năng lực tìm kiếm khách hàng và đối tác tin cậy có năng lực hợp táckinh doanh có hiệu quả với doanh nghiệp

3 Năng lực tổ chức thiết kế và thực hiện các chương trình du lịch, dịch vụcó khả năng cạnh tranh trên thị trường

4 Năng lực về thủ tục thanh toán quốc tế

5 Các nhân tố về công nghệ: khả năng sử dụng các công nghệ tin học, cáctrang thiết bị hiện đại đảm bảo cung cấp và thu thập được thông tin nhanhnhất, chính xác nhất cho khách hàng, các nhà cung ứng…

6 Các nhân tố liên quan tới nguồn nhân lực: nguồn nhân lực có trình độvà kỹ năng chuyên môn cao, bí quyết quản lý chất lượng, đội ngũ chuyên giavề thiết kế sản phẩm hoặc về loại công nghệ quan trọng, khả năng phát triểnvà đổi mới sản phẩm, thời gian phát triển sản phẩm từ ý tưởng tới thị trườngnhanh chóng

7 Các nhân tố về văn hoá doanh nghiệp

8 Các nhân tố về khả năng thích ứng và quản lý sự thay đổi9 Các nhân tố về tài chính

10 Các nhân tố về hình ảnh, uy tín

11 Năng lực cạnh tranh về giá và giá thành.

Bước 2: Đánh giá định tính và cho điểm từng nhân tố, năng lực bộ phậnđối với từng doanh nghiệp Thường cho điểm từ 1 (yếu nhất) đến 10 (mạnhnhất) Tuỳ từng nhân tố cụ thể mà xây dựng các tiêu chuẩn đánh giá để chođiểm một cách khách quan Tuy nhiên, có một số nhân tố phải dựa vào quansát và dư luận quần chúng, động thái thay đổi theo thời gian để đánh giá.

Bước 3: Tổng hợp điểm và tính điểm bình quân của từng doanh nghiệp

Trang 25

Có 2 phương pháp: Bình quân giản đơn và bình quân gia quyền- Bình quân giản đơn:

Trong đó: xi là điểm của nhân tố thứ i- Bình quân gia quyền

 n

Trong đó: fi là quyền số, fi thường được chọn sao cho fi = 1, khi đó

fi được đánh giá theo tầm quan trọng, vị trí của từng nhân tố.

Bước 4: So sánh điểm số của các doanh nghiệp để xác định vị thứ về nănglực cạnh tranh của các doanh nghiệp có thể so sánh, xác định vị trí các doanhnghiệp theo từng nhân tố, cụm nhóm nhân tố và tổng thể tất cả các nhân tố.

Nếu có chuỗi thời gian về điểm số phản ánh năng lực cạnh tranh củadoanh nghiệp, có thể vận dụng phân tích động thái, phân tích nhân tố nhiềuchiều để đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp

1.4 Ma trận SWOT về năng lực cạnh tranh

Bên ngoài doanh nghiệp

Mạnh và cơ hội S/O

Mạnh và đe dọaS/T

Trang 26

Ma trận SWOT về năng lực cạnh tranh

Trang 27

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY KỲ NGHỈ VIỆT TRONG BỐI CẢNH

VIỆT NAM GIA NHẬP WTO2.1 Giới thiệu chung về công ty

2.1.1 Khái quát chung về công ty

a Quá trình hình thành và phát triển

Công ty TNHH Kỳ Nghỉ Việt (VOYAGE VIETNAM)

Địa chỉ: 1-2 Lương Ngọc Quyến - Hoàn Kiếm - Hà Nội - Việt NamĐiện thoại: +84-49262373/9262616 Fax: +84-4-9262417

E-mail: voyagevietnam@yahoo.com

Website : voyagevietnam.net/ voyagevietnam.com

Công ty TNHH Kỳ Nghỉ Việt được thành lập vào cuối năm 2005 và đượcNhà Nước cấp giấy phép số 0491/2006/TCDL-GP LHQT vào ngày 24 tháng1 năm 2006 Ông Nguyễn Anh Tuấn và Ông Nguyễn Đình Hiệp với hơn 10năm kinh nghiệm làm trong lĩnh vực du lịch cùng với niềm đam mê về cácchuyến du lịch mạo hiểm, tình yêu đất nước và con người Việt Nam đã sánglập ra công ty Kỳ Nghỉ Việt với mong muốn chia sẻ kinh nghiệm và sự hiểubiết của mình cho du khách khi đến với công ty.Mặc dù Kỳ Nghỉ Việt là mộtcông ty có quy mô nhỏ xong từ khi thành lập đến nay đã đón nhận được sựủng hộ nhiệt tình của du khách và có một chỗ đứng vững chắc so với các côngty cùng lĩnh vực kinh doanh Công ty đã tổ chức thành công được hàng trămchuyến du lịch từ dài ngày đến ngắn ngày, từ trong nước đến ra nước ngoàicho khách quốc tế.Trong những năm tới, công ty tập trung mở rộng thị trườngkhách, xây dựng thêm nhiều tour du lịch và mở thêm chi nhánh để phục vụnhu cầu của khách.

Trang 28

b Ngành nghề kinh doanh

Ngành nghề kinh doanh chủ yếu của công ty là kinh doanh lữ hành Cóthể nói kinh doanh lữ hành là bao gồm tất cả các hoạt động tổ chức cácchương trình du lịch Doanh nghiệp đầu tư để thực hiện kinh doanh tất cả cácdịch vụ và hàng hóa để thỏa mãn nhu cầu du lịch của du khách Lữ hành làviệc xây dựng, bán, tổ chức thực hiện toàn bộ chương trình du lịch cho kháchdu lịch Và kinh doanh lữ hành của công ty Kỳ Nghỉ Việt là kinh doanh lữhành quốc tế.(Tức là xây dựng, bán và tổ chức thực hiện các chương trình dulịch cho khách du lịch quốc tế)

c Sản phẩm của doanh nghiệp

Kinh doanh lữ hành có nhiều loại dịch vụ hàng hoá khác nhau nhằm đápứng một cách tốt nhu cầu đa dạng của khách du lịch Hoạt động tạo ra dịch vụvà hàng hoá của công ty bao gồm dịch vụ trung gian, chương trình du lịch vàcác sản phẩm khác (trong đó chương trình du lịch là sản phẩm chủ yếu).

- Dịch vụ trung gian

Đây là các dịch vụ mà công ty làm trung gian giới thiệu cho các nhà cungcấp để hưởng hoa hồng Ví dụ như đăng ký đặt chỗ vé máy bay, đăng ký đặtchỗ các dịch vụ trong khách sạn, nhà hàng; bán vé bảo hiểm, dịch vụ tư vấnthiết kế lộ trình, xem biểu diễn văn nghệ…

- Chương trình du lịch

Chương trình du lịch là sản phẩm chủ yếu và đặc trưng nhất của công ty.100% khách của công ty mua chương trình trọn gói Quy trình kinh doanhchương trình trọn gói gồm các giai đoạn:

+ Thiết kế chương trình và tính chi phí

+ Tổ chức xúc tiến (truyền thông) hỗn hợp.(Chủ yếu là qua website).+ Tổ chức kênh tiêu thụ

Trang 29

+ Tổ chức thực hiện

+ Các hoạt động sau kết thúc thực hiện

Các chương trình của công ty bao gồm các chương trình du lịch mangtính truyền thống và các chương trình du lịch mạo hiểm nhưng phần lớnkhách của công ty hay đặt mua và thực hiện các chương trình du lịch mạohiểm.

- Các sản phẩm khác

Đối với các sản phẩm khác của công ty Kỳ Nghỉ Việt có rất ít Thỉnhthoảng công ty cho khách Tây balô thuê xe môtô, cho một số công ty du lịchkhác mua chương trình du lịch hoặc thuê hướng dẫn viên của công ty

d Chức năng nhiệm vụ

- Chức năng

+ Chức năng thông tin

Công ty cung cấp thông tin cho khách du lịch, điểm đến du lịch Nội dungthông tin cần cung cấp bao gồm:

▪ Thông tin về giá trị tài nguyên, thời tiết, thể chế chính trị, tôn giáo,luật pháp, phong tục tập quán, tiền tệ, giá cả của nơi đến du lịch

▪ Thông tin về giá, thứ hạng, chủng loại dịch vụ, hệ thống phân phốidịch vụ của nhà cung cấp

+ Chức năng tổ chức

Thực hiện các công việc tổ chức nghiên cứu thị trường bao gồm cả thịtrường cầu và thị trường cung du lịch Tổ chức sản xuất bao gồm việc sắp đặttrước các dịch vụ hoặc liên kết các dịch vụ đơn lẻ thành chương trình du lịch.Tổ chức tiêu dùng bao gồm tổ chức cho khách đi, định hướng và giúp đỡkhách trong quá trình tiêu dùng du lịch

Trang 30

+ Chức năng thực hiện

Gồm thực hiện vận chuyển khách theo các điều kiện thỏa thuận tronghợp đồng, thực hiện các hoạt động hướng dẫn tham quan, thực hiện việckiểm tra, giám sát các dịch vụ của các nhà cung cấp khác trong chương trình.Mặt khác, thực hiện hoạt động tăng gia giá trị sử dụng và giá trị chương trìnhdu lịch thông qua lao động của hướng dẫn viên.

2.1.2 Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty

Dựa vào bảng báo cáo kết quả kinh doanh của công ty trong 2 năm thànhlập ta thấy rằng tốc độ tăng doanh thu của công ty năm 2007 so với năm 2006là 75,54% So với các nhiều công ty khác thì con số này là không lớn song đốivới một công ty mới thành lập như Kỳ Nghỉ Việt thì đó cũng là thành côngkhông nhỏ Lượng khách tăng từ 110 khách năm 2006 thì đến năm 2007 tănglên 150 khách Nguồn khách vẫn tập trung ở một số thị trường như Pháp, Mỹ,Đan Mạch, Thụy Điển…Số ngày khách mua tour của công ty cũng tăng lênkhoảng 0.5 ngày Chi tiêu bình quân mỗi khách năm 2007 cũng tăng từ 82$lên đến 95$ Trên đây mới chỉ là báo cáo hoạt động kinh doanh của công tytrong hai năm đầu mới thành lập Công ty còn rất nhiều cơ hội để tăng cáccon số này lên cao hơn.

Trang 31

Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2006 và 2007.

(Đơn vị USD)

1.Tổng số khách (người)

2.Số ngày khách(trung bình)

3.Tiêu dùng bình quân 1khách/1 ngày

4.Tổng doanh thulữ hành

Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của công ty Kỳ Nghỉ Việt

2.2 Thực trạng năng lực cạnh tranh của công ty Kỳ Nghỉ Việt

2.2.1 Tác động của việc Việt Nam gia nhập WTO đối với công ty Kỳ Nghỉ Việt

a Một số cam kết của Việt Nam trong lĩnh vực du lịch

Một số cam kết của kinh doanh lữ hành khi Việt Nam gia nhập WTO- Đối với dịch vụ đại lý lữ hành và điều hành tour du lịch:

+Mở cửa thị trường : Việt Nam chỉ cho phép các nhà cung cấp dịch vụnước ngoài thành lập liên doanh với đối tác Việt Nam, không hạn chế vốn liêndoanh trong liên doanh.

+Đối xử quốc gia: không hạn chế ngoại trừ:

Trang 32

Hướng dẫn viên du lịch trong doanh nghiệp có vốn đầu tư nướcngoài phải là người Việt Nam.

Các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ có vốn đầu tư nứơc ngoài chỉđược phép cung cấp dịch vụ Inbound và lữ hành nội địa với khách vào du lịchViệt Nam như là một phần của dịch vụ đưa khách vào du lịch Việt Nam.- Một số lưu ý:

+ Đối xử quốc gia

Không cam kết cho phép doanh nghiệp có vốn nứớc ngoài đượccung cấp dịch vụ outbound

b Tác động của việc Việt Nam gia nhập WTO đến công ty TNHH Kỳ Nghỉ Việt

Trang 33

nghiên cứu và phát triển thị trường khách Châu Á Cùng với việc Việt Namgia nhập WTO thì số lượng công ty lữ hành nước ngoài vào Việt Nam sẽ tănglên Họ được phép kinh doanh cho khách du lịch nội địa Vì thế Kỳ Nghỉ Việtcũng mở rộng thêm thị trường khách du lịch trong nước (tổ chức các chươngtrình du lịch trong nước cho khách du lịch Việt Nam)

- Vì là công ty trong nước nên sẽ hiểu và nắm được rõ về phong tục tập quán,tự nhiên cũng như con người Việt Nam hơn so với các doanh nghiệp nướcngoài Nhờ đó, khách quốc tế khi đến Việt Nam sẽ có thể thích lựa chọn cáccông ty trong nước Kỳ Nghỉ Việt là một trong những sự lựa chọn của kháchdu lịch.

- Cạnh tranh ngày càng gay gắt sẽ giúp cho công ty Kỳ Nghỉ Việt phải cónhững chính sách phát triển hợp lý Xây dựng và hoàn thiện các chương trìnhdu lịch, đảm bảo chất lượng của cúng khi thực hiện…Vì thế sẽ nâng cao nănglực cạnh tranh của công ty so với đối thủ cạnh tranh của mình.

* Thách thức

Trước hết là cạnh tranh về sản phẩm, mà ở đây công ty chú trọng về tínhhấp dẫn và sự tiếp cận nhu cầu của khách, phù hợp đặc tính tâm lý chủng tộc,tôn giáo Với những lợi thế của mình, các công ty nước ngoài sẽ có chiến lượccạnh tranh nhằm phân chia thị phần khách sử dụng sản phẩm du lịch ViệtNam, như dùng hệ thống đại lý phân phối hùng mạnh của họ để giành giật thịphần khách đến Việt Nam hoặc sử dụng hãng hàng không của họ hoặc do họkhống chế thông qua việc điều tiết vận chuyển khách đến nước ta

Ngoài ra, các công ty nước ngoài thường tận dụng khả năng tài chính đểtung ra các chương trình khuyến mại trong những thời gian nhất định nhằmloại bỏ những đối thủ cạnh tranh không mạnh về tài chính và sử dụng các biệnpháp tài chính để hạ giá thành sản phẩm, như giữ lại toàn bộ giá trị gia tăngcủa sản phẩm ngoài lãnh thổ Việt Nam để tránh nộp thuế trên phần giá trị gia

Trang 34

tăng và tránh nộp thuế thu nhập doanh nghiệp, chi trả các dịch vụ tại ViệtNam thông qua các tập đoàn dịch vụ bên ngoài lãnh thổ nước ta để giảm bớtthuế giá trị gia tăng Một số thách thức cụ thể:

- Vốn đầu tư thiếu

- Cạnh tranh ngày càng khốc liệt, so với các doanh nghiệp lữ hành nước ngoàithì công ty Kỳ Nghỉ Việt kém hơn về tài chính, công nghệ, nguồn nhân lựckém về kinh nghiệm cũng như chuyên môn Quy mô công ty lại nhỏ hơnnhiều so với các doanh nghiệp nước ngoài.

- Thị trường khách du lịch của các doanh nghiệp nước ngoài rộng hơn Trongkhi Kỳ Nghỉ Việt chỉ tập trung vào một số thị trường mục tiêu Nếu muốn mởrộng thị trường sẽ rất khó khăn vì chưa quen và còn thiếu nhiều kinh nghiệm- Khi các doanh nghiệp nước ngoài tràn vào Việt Nam thì số lượng các côngty ma cũng sẽ xuất hiện nhiều tại Việt Nam Hệ thống pháp luật chưa hoànthiện khiến cho nhiều công ty có thể luồn lách, bằng mọi cách để kinh doanhvà thu lợi nhuận Như vậy với một công ty hợp pháp như Kỳ Nghỉ Việt sẽ lạităng thêm đối thủ cạnh tranh Uy tín của Kỳ Nghỉ Việt có thể sẽ bị giảm vìcác công ty “ma” này.

2.2.1 Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của công ty

a Các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô

- Kinh tế: Như đã phân tích ở chương I, nền kinh tế có ảnh hưởng lớn tới hoạtđộng sản xuất và tiêu dùng du lịch Song ta chỉ xét tầm ảnh hưởng của nó đốivới toàn bộ ngành chứ không xem xét ở khía cạnh cá nhân công ty vì nó làlĩnh vực quá lớn.

- Khoa học – công nghệ: Chủ yếu là công nghệ thông tin Công ty đã cówebsite của riêng mình và đang hoạt động có hiệu quả Muốn đạt tốt hơn nữacông ty cần phải quản lý được thông tin của mình Xã hội phát triển, côngnghệ cũng đạt được nhiều thành tựu Công ty nào nhanh chân nắm được công

Trang 35

nghệ cao sẽ đạt được kết quả tốt Tuy nhiên, so về công nghệ thì các công tynước ngoài sẽ tốt hơn so với các công ty trong nước rất nhiều lần.

- Văn hóa – xã hội:

Văn hóa – xã hội là yếu tố quan trọng đối với công ty vì các chương trình dulịch mà công ty tổ chức thường là những chương trình khám phá những nétđặc sắc của các dân tộc vùng sâu vùng xa Việt Nam với hơn 60 dân tộc anhem, mỗi dân tộc mang một nét khác biệt nhau tạo nên sức hấp dẫn rất lớn vớidu khách nước ngoài.Ông Timberk, một du khách cho biết “mỗi vùng miền ởViệt Nam đều có quá nhiều điều để trải nghiệm Chúng tôi thực sự đang sốngcùng với thiên nhiên và hơi thở của người Việt Du lịch bằng môtô giúpchúng tôi gần gũi với Việt Nam hơn” Là công ty trong nước nên sẽ có thuậnlợi hơn so với các doanh nghiệp kinh doanh du lịch của nước ngoài bởi họkhông thể hiểu rõ về dân ta như người của ta được Đây là yếu tố có thể nói làthuận lợi cho không chỉ Kỳ Nghỉ Việt mà cho các công ty trong nước pháthuy lợi thế cạnh tranh của mình.

- Tự nhiên: Điều kiện tự nhiên của Việt Nam là yếu tố thuân lợi cho ngành dulịch Việt Nam phát triển Chỗ nào càng khó khăn, hiểm trở thì chỗ đó là lựachọn điểm đến du lịch trong các chương trình du lịch của công ty Và dukhách cũng rất thích thú Tuy nhiên việc đảm bảo an toàn cho du khách lại làmột vấn đề không nhỏ

- Chính trị, luật pháp

Chính trị của Việt Nam ổn định thu hút nhiều khách quốc tế đến tham quandu lịch nhưng chỉ là thuận lợi cho cả ngành du lịch Pháp luật của Việt Namcòn nhiều bất cập, chưa hoàn chỉnh, còn rất nhiều thiếu sót, nhiều chỗ sơ hởđể các doanh nghiệp trong và ngoài nước lợi dụng để làm ăn phi pháp Nhưvậy sẽ rất bất lợi cho những công ty hợp pháp như Kỳ Nghỉ Việt Những côngty nhiều kinh nghiệm hơn sẽ dễ luồn lách qua các khe hở của pháp luật.

Ngày đăng: 02/11/2012, 16:36

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. PGS.TS Lê Văn Tâm, Giáo trình Quản trị chiến lược, NXB ĐH Kinh tế quốc dân Khác
2. TS. Nguyễn Văn Mạnh, Giáo trình Quản trị kinh doanh lữ hành, NXB ĐH Kinh tế quốc dân Khác
3. THS. Trần Đình Hoà, Tài liệu marketing du lịch, NXB ĐH Kinh tế quốc dân Khác
4. http:/ www.voyagevietnam.com Khác
5. http:/ www.vietnamtourism.gov.vn Khác
6. http:/ www . google.com.vn Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1 : Trình độ lao động của công ty tính đến đầu năm 2008 - Nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty TNHH Kỳ Nghỉ Việt trong bối cảnh Việt Nam gia nhập WTO
Bảng 1 Trình độ lao động của công ty tính đến đầu năm 2008 (Trang 39)
Bảng 2: Số liệu  kinh doanh  của công ty Kỳ Nghỉ Việt và  đối thủ cạnh tranh Đơn vị: USD - Nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty TNHH Kỳ Nghỉ Việt trong bối cảnh Việt Nam gia nhập WTO
Bảng 2 Số liệu kinh doanh của công ty Kỳ Nghỉ Việt và đối thủ cạnh tranh Đơn vị: USD (Trang 41)
Bảng 4: Một số chỉ tiêu so sánh của công ty với các đối thủ cạnh tranh - Nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty TNHH Kỳ Nghỉ Việt trong bối cảnh Việt Nam gia nhập WTO
Bảng 4 Một số chỉ tiêu so sánh của công ty với các đối thủ cạnh tranh (Trang 43)
Bảng trên đây giúp chúng ta nắm được thị phần của từng công ty so với  doanh thu của du lịch bằng môtô trên địa bàn Hà Nội - Nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty TNHH Kỳ Nghỉ Việt trong bối cảnh Việt Nam gia nhập WTO
Bảng tr ên đây giúp chúng ta nắm được thị phần của từng công ty so với doanh thu của du lịch bằng môtô trên địa bàn Hà Nội (Trang 44)
Bảng  : Mục tiêu kinh doanh năm 2008 - Nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty TNHH Kỳ Nghỉ Việt trong bối cảnh Việt Nam gia nhập WTO
ng : Mục tiêu kinh doanh năm 2008 (Trang 53)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w