MỤC LỤC
Để so sánh về đội ngũ nhân viên của doanh nghiệp với các đối thủ cạnh tranh chúng ta cần phải cần phải so sánh về trình độ văn hóa, trình độ chuyên môn, trình độ ngoại ngữ, năm kinh nghiệm… để từ đó rút ra kết luận xem công ty nào có lợi thế cao hơn về mặt này sẽ là công ty có năng lực cạnh tranh cao hơn. Chú ý tới khả năng huy động vốn của công ty bởi nếu có một ý tưởng kinh doanh nào đó cần đến một khoản vốn lớn mà doanh nghiệp của bạn không thể huy động vốn để thực hiện ngay thì có thể đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp đó cũng đã nghĩ ra ý tưởng và họ có tiền. Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp chỉ bao hàm các nhân tố chủ quan, phản ánh nội lực của doanh nghiệp, không bao hàm các nhân tố khách quan, các yếu tố môi trường kinh doanh (những nhân tố này rất quan trọng khi lượng hoá năng lực cạnh tranh quốc gia) và cũng không bao gồm các yếu tố ngoài nước.
Các nhân tố liên quan tới nguồn nhân lực: nguồn nhân lực có trình độ và kỹ năng chuyên môn cao, bí quyết quản lý chất lượng, đội ngũ chuyên gia về thiết kế sản phẩm hoặc về loại công nghệ quan trọng, khả năng phát triển và đổi mới sản phẩm, thời gian phát triển sản phẩm từ ý tưởng tới thị trường nhanh chóng.
Ngoài những yếu tố trung thực, nhiệt tình, sang tạo, trẻ trung, kiến thức sâu thì hướng dẫn viên của công ty là những người rất giỏi trong xử lý các tình huống trên chuyến đi. Có thể nói trên thị trường số lượng công ty có thể thực hiện được những tour du lịch bằng môtô kết hợp những hoạt động, trò chơi nguy hiểm trong chuyến đi như Kỳ Nghỉ Việt là rất ít. - Trong khi du lịch bằng hình thức này có xu hướng phát triển nhanh thì công ty cũng như nhiều doanh nghiệp kinh doanh du lịch có khó khăn lớn là khâu xin giấy phép lái xe tạm thời cho du khách.
Nói chung khi Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại Thế Giới này tạo điều kiện cho Kỳ Nghỉ Việt nói riêng và tạo điều kiện để các doanh nghiệp lữ hành Việt Nam phát huy lợi thế so sánh ở các thị trường bên ngoài. Trong quá trình hội nhập kinh tế, Nhà nước chỉ hỗ trợ, tạo môi trường pháp lý thông thoáng và thuận lợi, còn thành công tùy thuộc vào sức cạnh tranh, vào sự năng động của doanh nghiệp. Trong những năm qua, các doanh nghiệp lữ hành Việt Nam đã hoạt động kinh doanh dưới hàng rào bảo hộ chắc chắn của Nhà nước, khi các công ty nước ngoài không được phép mở chi nhánh hoặc tham gia trong lĩnh vực này với 100% vốn, mà chỉ có thể hoạt động dưới dạng liên doanh với doanh nghiệp Việt Nam trong một tỷ lệ vốn đóng góp khá hạn chế.
Việt Nam phải thực hiện cam kết lộ trình mở cửa thị trường dịch vụ lữ hành, trong đó cho phép các công ty nước ngoài được kinh doanh đưa khách quốc tế đến nước ta dưới hình thức đầu tư 100 % vốn hoặc liên doanh với tỷ lệ góp vốn lớn hơn. Nguồn vốn lớn, thương hiệu mạnh, công nghệ du lịch cao, hệ thống tổ chức chuyên nghiệp, có mạng lưới đại lý toàn cầu và khả năng khai thác thị trường cao, lại đang nắm giữ nguồn khách, nhiều khả năng, các công ty nước ngoài sẽ áp đảo, gây khó khăn cho các doanh nghiệp trong nước và không ít doanh nghiệp thiếu năng lực cạnh tranh sẽ phải ra đi. Trong tình hình thị trường du lịch nước ta phát triển với tỷ lệ tăng trưởng như những năm gần đây, hệ thống cơ sở lưu trú, khách sạn nước ta chưa đáp ứng được nhu cầu và điều này cũng đem đến thách thức lớn cho các công ty kinh.
Kết quả điều tra hơn 63.000 doanh nghiệp trên cả nước cho thấy: 43,3% lãnh đạo doanh nghiệp có trình độ học vấn dưới trung học phổ thông, số chủ doanh nghiệp có trình độ thạc sỹ trở lên chỉ có 2,99%.Có thể nói, đa số các chủ doanh nghiệp và giám đốc doanh nghiệp tư nhân chưa được đào tạo một cách bài bản về kiến thức kinh doanh, quản lý, kinh tế - xã hội, văn hóa, luật pháp. Hầu hết các doanh nghiệp chưa nhận thức đúng được giá trị và ý nghĩa của xúc tiến thương mại, quảng cáo..Vì vậy, chi phí cho quảng cáo rất thấp, chỉ dưới 1% doanh thu (tỷ lệ này của các doanh nghiệp nước ngoài chiếm khoảng 10% đến 20% doanh thu).
Chính vì vậy doanh thu của công ty không ngừng gia tăng trong những năm qua, với tốc độ tăng trưởng bình quân gần 200%/năm, trình độ cán bộ nhân viên trong công ty không ngừng được nâng cao trên các mặt, mạng lưới hoạt động được mở rộng ra các tỉnh, thành phố trong nước và quốc tế: Lào, Campuchia Thái Lan, Trung Quốc, Tây Nguyên… Kỳ Nghỉ Việt cam kết đem đến cho Quý khách hàng những dịch vụ tour du lịch nội địa, du lịch quốc tế, công tác chăm sóc khách hàng với những tiêu chuẩn hàng đầu tại Việt Nam. + Nghiên cứu kỹ lưỡng các đặc điểm tâm lý tiêu dùng của khách du lịch trên thị trường mục tiêu để có thể xây dựng các chương trình du lịch phù hợp, đảm bảo phục vụ khách du lịch một cách tốt nhất. + Nghiên cứu các chu kỳ sống của sản phẩm của công ty để từ đó có những biện pháp kéo dài chu kỳ sống của sản phẩm và có những tác động Marketing phù hợp để nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty.
+ Ngoài sản phẩm chính của công ty là các chương trình du lịch ra, công ty có thể khai thác thế mạnh của mình vào việc cung cấp các dịch vụ như: mua vé, cho thuê xe, mũ bảo hiểm…. + Cần nắm vững các phương pháp xác định giá bán một chương trình du lịch, Đây là việc quan trọng nó đảm bảo cho công ty đưa ra những phương sách giá phù hợp vừa đảm bảo lợi nhuận, vừa có khả năng cạnh tranh với các đối thủ cạnh tranh. Công ty Kỳ Nghỉ Việt muốn bán sản phẩm của mình một cách có hiệu quả thì phải xây dựng một hệ thống phân phối hợp lý, Chính việc tạo ra kênh phân phối hợp lý sẽ tạo lợi thế cạnh tranh rất lớn trong cuộc chiến với các đối thủ của Kỳ Nghỉ Việt.
- Công ty phải có chính sách tiền lương, thưởng hợp lý bởi tiền lương không chỉ đóng vai trò là một chi phí nhằm bù đắp về hao phí sức lao động mà người lao động đã cống hiến trong công ty, mà nó đóng vai trò quan trọng trong việc khuyến khích hay kìm hãm sự say mê, hứng thú lao động của người lao động, nó quyết định đến năng lực sáng tạo của họ. Trong mọi điều kiện, doanh nhân cần thường xuyên cập nhật tri thức mới, những kỹ năng cần thiết (kỹ năng quản trị trong cạnh tranh, kỹ năng lãnh đạo doanh nghiệp, kỹ năng quản lý sự biến đổi, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng đàm phán và giao tiếp v.v..) để có đủ sức cạnh tranh trên thị trường và tiếp cận nền kinh tế tri thức. Trong đó, đặc biệt chú trọng đến chiến lược cạnh tranh và những kỹ năng mang tính chiến lược như: Quản trị chiến lược, quản trị rủi ro, và tính nhạy cảm trong quản lý, phân tích kinh doanh, dự báo và định hướng chiến lược phát triển.
+ Cần ký kết hợp đồng với các khách sạn, nhà dân về việc giảm giá các dịch vụ, các khoản hoa hồng hay khuyến khích các dịch vụ miễn phí khi công ty đưa khách đến nhà hàng, khách sạn…Để có thể hạ giá thành chương trình du lịch, nâng cao năng lực cạnh tranh về giá đối với đối thủ cạnh tranh. Trong điều kiện này, để thực hiện chiến lược cạnh tranh cần phải và nhất thiết phải thực hiện phương châm liên kết và hợp tác để nâng cao chất lượng sản phẩm, nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường. Sự liên kết và hợp tác không phải là phép tính cộng tổng số các doanh nghiệp, mà chính là tạo ra sức mạnh bội phần của các nhóm, các tập đoàn kinh tế cùng sản xuất kinh doanh một (hoặc một số) sản phẩm nhất định và cùng thực hiện chiến lược thương hiệu, xúc tiến.
Gia nhập WTO là tạo điều kiện để các doanh nghiệp lữ hành Việt Nam phát huy lợi thế so sánh ở các thị trường bên ngoài, đồng thời cũng làm mất đi lợi thế so sánh được tạo ra bởi những hàng rào bảo hộ ngay trên nước mình.