1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

kHÓA LUẬN NGOẠI THƯƠNG Thực trạng và triển vọng phát triển nhượng quyền phương thức kinh doanh tại Việt Nam.doc

66 1,2K 16
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 66
Dung lượng 527,5 KB

Nội dung

kHÓA LUẬN NGOẠI THƯƠNG Thực trạng và triển vọng phát triển nhượng quyền phương thức kinh doanh tại Việt Nam

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

Xu thế toàn cầu hóa đang từng ngày từng giờ tác động đến nhiều lĩnh vực hoạt độngcủa nền kinh tế xã hội Việt Nam Mức độ hội nhập kinh tế ngày càng sâu rộng của ViệtNam được thể hiện rất rõ qua các chỉ tiêu kinh tế như số lượng công ty nước ngoài vànội địa, sự phong phú về hàng hóa, dịch vụ, quảng cáo, các dự án đầu tư trực tiếp nướcngoài, Trong bối cảnh này, rất nhiều các công ty nước ngoài thâm nhập vào thị trườngViệt Nam thông qua hình thức nhượng quyền thương mại (franchising), làm cho thịtrường Việt Nam trở nên năng động và sự cạnh tranh trở nên căng thẳng hơn Đặc biệtsự kiện Việt Nam gia nhập WTO đã tạo nên áp lực ngày càng tăng cho thị trường phânphối của Việt Nam nói chung và hệ thống nhượng quyền thương mại nói riêng Sự pháttriển của hệ thống nhượng quyền thương mại bằng cách tận dụng tối ưu các nguồn lựccủa các nhà nhượng quyền và các nhà nhận quyền Việt Nam cũng như phản ứng củadoanh nghiệp Việt Nam để bảo vệ thị phần, phát triển bền vững và mở rộng ra nướcngoài cũng không nằm ngoài xu thế cạnh tranh quốc tế này

Vào những năm 1998, 1999, nhượng quyền thương mại còn là một hiện tượng rấtmới trong cộng đồng kinh doanh Việt Nam với sự xuất hiện của một loạt các quán càphê mang thương hiệu Trung Nguyên trên khắp các tỉnh thành cả nước Nối tiếp sauTrung Nguyên là những thương hiệu như Phở 2000, KFC, Lotteria, Kinh Đô, Phở 24, càng làm cho hoạt động nhượng quyền trở nên sôi động và khái niệm này trở nên quenthuộc hơn với thị trường Việt Nam

Mặc dù mới xuất hiện gần đây ở Việt Nam nhưng trên thực tế, hình thức này đãhình thành từ lâu và phát triển nở rộ trên thế giới và ngay cả tại các nước láng giềngcủa chúng ta Tại Trung Quốc, thời gian gần đây các thương hiệu nhượng quyền luônphát triển với tốc độ tăng trưởng hai con số: từ năm 2000, bình quân mỗi năm hệ thốngnhượng quyền tăng 38%, các cửa hàng nhượng quyền tăng 55% Năm 2004, nước nàyđã có 2.100 hệ thống nhượng quyền (nhiều nhất trên thế giới ) với 120.000 cửa hàng

Trang 2

nhượng quyền trong 60 lĩnh vực khác nhau 1 Tại Thái Lan, các thương hiệu nhượngquyền cũng ngập tràn trên khắp các ngả đường, trung tâm mua sắm, nơi vui chơi giảitrí ở Bangkok , từ Seven Eleven đến McDonald’s, Starbucks, Burger King, Trong sốcác hệ thống nhượng quyền thương mại đó, hình thức nhượng quyền phương thức kinhdoanh chiếm số lượng lớn, và được hầu hết các thương hiệu hiện nay lựa chọn áp dụngcho hoạt động nhượng quyền của mình.

Thực tiễn hoạt động nhượng quyền thương mại nói chung và nhượng quyền phươngthức kinh doanh nói riêng tại các quốc gia phát triển và các quốc gia công nghiệp mớicho phép dự đoán rằng hoạt động này sẽ đóng góp vai trò ngày càng quan trọng trongnền kinh tế Việt Nam và là phương thức để các doanh nghiệp có thương hiệu phát triểnmạng lưới kinh doanh một cách hiệu quả Sức hấp dẫn và ưu điểm của nhượng quyềnthương mại là không thể phủ nhận, khi nó đem lại siêu lợi nhuận cho nhà nhượngquyền, một hình thức kinh doanh khởi động nhanh và hiệu quả cho nhà nhận quyền vàmột hệ thống đa dạng các lựa chọn được đảm bảo về tiêu chuẩn chất lượng cho ngườitiêu dùng dựa trên sở thích và nhu cầu của họ Cơ hội để phát triển hình thức nhượngquyền phương thức kinh doanh ở Việt Nam là rất rõ ràng, khi những yếu tố kinh tếcùng chính sách hội nhập khiến cho thị trường trong nước trở nên hấp dẫn các nhànhượng quyền nước ngoài hơn bao giờ hết Thêm vào đó là những sửa đổi bổ sung củacác văn bản pháp luật trong lĩnh vực dân sự- kinh tế nhằm tạo môi trường pháp lýthuận lợi cho hệ thống nhượng quyền tại đây Bên cạnh đó, hệ thống này cũng đem lạinhững lo ngại không nhỏ, như sự cạnh tranh mạnh mẽ của các thương hiệu nhượngquyền từ nước ngoài với các doanh nghiệp trong nước, những đe dọa về vấn đề viphạm bản quyền và tranh chấp thương hiệu hay những bất ổn trong vấn đề thương hiệuvà sự đồng nhất của chuỗi cửa hàng cà phê Trung Nguyên.

Trong bối cảnh suy thoái kinh tế toàn cầu nói chung và Việt Nam nói riêng, nhượngquyền phương thức kinh doanh thực sự là một cơ hội phát triển cho rất nhiều doanh1 PricewaterhouseCoopers (2005) Franchising opportunities in China, Japan and Singapore Franchising and

Trang 3

nghiệp trong và ngoài nước như một hình thức đầu tư an toàn trong khủng hoảng Vấnđề là cần nắm bắt được tình hình nhượng quyền phương thức kinh doanh tại Việt Nam,từ đó đánh giá kết quả và nhận biết những thuận lợi và khó khăn cho sự phát triển củahệ thống này trong thời gian sắp tới, khi mà các nhà kinh tế đang dự đoán một sự bùngnổ về nhượng quyền thương mại ở nước ta 1 Khóa luận nghiên cứu về đề tài: “Thựctrạng và triển vọng phát triển nhượng quyền phương thức kinh doanh tại Việt Nam”, dovậy, mang ý nghĩa thực tiễn và cần thiết để từ đó đưa ra những đề xuất cho hoạt độngcủa phương thức này trong thời gian tới nhằm đạt được hiệu quả cao.

1 Mục tiêu nghiên cứu:

Khóa luận nhằm mục tiêu tìm hiểu thực trạng hoạt động, cơ hội và thách thức đốivới xu hướng phát triển nhượng quyền phương thức kinh doanh, hình thức nhượngquyền thương mại hiện đại phổ biến nhất hiện nay, tại Việt Nam, thông qua việc tìmhiểu những lợi ích mà hình thức nhượng quyền thương mại nói chung mang lại cho cácbên tham gia hợp đồng nhượng quyền cũng như các cản trở mà họ có thể vấp phải,thực trạng môi trường kinh doanh và pháp lý của Việt Nam và dựa trên phân tích môhình năm lực lượng của Porter

2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:

Đối tượng nghiên cứu là các hệ thống nhượng quyền phương thức kinh doanh mangthương hiệu Việt Nam và nước ngoài và các cơ sở pháp lý điều chỉnh hoạt động củacác hệ thống này ở Việt Nam Do tính chất mới mẻ của đề tài và sự hạn chế của nguồntài liệu, khóa luận xin chỉ hướng phân tích vào những mô hình nhượng quyền tiêu biểunhất tại Việt Nam.

1 Nhượng quyền thương mại sẽ bùng nổ www.vnexpress.net

Trang 4

3 Phương pháp nghiên cứu:

Nghiên cứu kết hợp sử dụng những phương pháp như: phương pháp thống kê,phương pháp đối chiếu, so sánh, phương pháp tổng hợp, phân tích,… Các bảng, biểu,mô hình,… cũng được sử dụng để hỗ trợ cho việc trình bày nội dung nghiên cứu.

Trang 5

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI

1 Lịch sử hình thành và phát triển của nhượng quyền thương mại trên thế giới

Những nhận thức đầu tiên về nhượng quyền thương mại xuất hiện rất sớm tại châuÂu vào thời kỳ Trung cổ Thuật ngữ “ franchising” – nhượng quyền thương mại cóxuất xứ từ tiếng Pháp cổ, được định nghĩa là sự nắm giữ một đặc quyền hoặc quyền cụthể Từ thời Trung cổ, các lãnh chúa đã định ra những đặc quyền cho người dân của họ,bao gồm quản lý hội chợ, điều hành chợ, và vận hành các bến phà Ý tưởng về nhượngquyền sau đó đã được hiện thực hóa với việc các nhà vua cho phép người dân nấu biavà xây đường sá Nhưng phải đến những năm 40 của thế kỷ 19, nhượng quyền mới bắtđầu thực sự được cải tiến và phát triển khi những nhà sản xuất bia của Đức cho phépcác quán rượu được tiếp thị bia cho họ Đây chính là sự khởi đầu của hình thức nhượngquyền thương mại mà được phát triển rộng rãi vào thế kỉ 20.

Hình thức nhượng quyền sau đó du nhập sang Mỹ từ châu Âu Vào năm 1851,Albert Singer, chủ công ty máy khâu Singer, đã sử dụng hình thức nhượng quyền đểphân phối máy khâu cho một khu vực rộng lớn Ông được ghi nhận là nhà nhượngquyền đầu tiên Đồng thời, Singer cũng là người đầu tiên soạn thảo các hợp đồngnhượng quyền Cuối thế kỉ 19, đầu thế kỉ 20, rất nhiều các dạng khác nhau của nhượngquyền được hình thành, đặc biệt trong hai lĩnh vực là kinh doanh xăng dầu và sản xuấtô tô, rồi lan sang các lĩnh vực khác

Hình thức nhượng quyền thương mại hiện đại, được định nghĩa là nhượng quyềnphương thức kinh doanh, bắt đầu phát triển mạnh mẽ sau chiến tranh thế giới thứ 2,trong các lĩnh vực bán lẻ và dịch vụ Một số hệ thống nhượng quyền thương mại nổitiếng xuất hiện trong thời kì này là thương hiệu gà rán KFC vào năm 1930, bánhhamburger Burger King vào năm 1954 và chuỗi cửa hàng ăn nhanh McDonald’s vàonăm 1955 Ngày nay, nhượng quyền thương mại có mặt ở hầu hết các lĩnh vực của nềnkinh tế và phát triển rộng khắp trên phạm vi toàn cầu Vào thời điểm 1994, 35% củatổng doanh số bán lẻ tại nước Mỹ đến từ các cửa hàng nhượng quyền Đến năm 2000,

Trang 6

tỷ lệ này tăng lên đến 40% tạo việc làm cho hơn 8 triệu người Từ năm 2001 đến 2005,lĩnh vực này đã phát triển mở rộng không ngừng với tốc độ 18% với hơn 140.000 cơ sởkinh doanh mới và tạo thêm 1,2 triệu việc làm Riêng trong năm 2005, trên nước Mỹcó hơn 900.000 cơ sở kinh doanh nhượng quyền, cung cấp việc làm cho 11 triệu ngườiMỹ và tạo ra doanh thu khổng lồ 2,3 tỷ tỷ đô la, chiếm tỷ trọng 11% doanh thu của nềnkinh tế Mỹ.1

Theo số liệu thống kê của Liên đoàn nhượng quyền thương mại châu Âu thì năm1998, toàn châu Âu có tổng cộng 3.888 hệ thống nhượng quyền với 167.432 cửa hàngnhượng quyền Những cửa hàng này hàng năm đóng góp khoảng 95 tỷ Euro doanh sốvà tạo hơn 1,5 triệu việc làm cho người dân các nước châu Âu.2 Đến năm 2005, sốlượng các thương hiệu nhượng quyền tại châu Âu là 6.500, hoạt động tại 20 nước.3

Theo những thống kê cập nhật nhất, riêng ở Anh, nhượng quyền thương mại là mộttrong những hoạt động kinh tế tăng trưởng nhanh nhất của nền kinh tế với khoảng32.000 doanh nghiệp nhượng quyền, doanh thu mỗi năm lên tới 8,9 tỷ bảng Anh, thuhút khoảng 317.000 lao động và chiếm 29% thị phần bán lẻ Tại Đức, trong năm 2000có khoảng 3.700 cửa hàng nhượng quyền mới ra đời, khu vực này đóng góp 20 tỷ đô ladoanh số và sử dụng 346.500 lao động Đức.4

Nhượng quyền thương mại ở châu Á cũng đang khởi sắc Tại Trung Quốc, từ năm2000, bình quân mỗi năm hệ thống nhượng quyền tăng 38%, các cửa hàng nhượngquyền tăng 55%.5

1 International Franchise Association (2005) Economic Impact of franchised businesses (volume 2) The IFA

Educational Foundation, New York.

2 Lý Quý Trung (2005) Franchise- Bí quyết thành công bằng mô hình nhượng quyền kinh doanh NXB Trẻ,

Thành phố Hồ Chí Minh

3 Carol Chopra Perspectives for the franchising sector in Europe 2006 Franchising World.

4 Đoàn Đình Hoàng (2007) Franchise Việt Nam Cộng đồng blog doanh nhân và doanh nghiệp, Thành phố Hồ

Chí Minh

5 PricewaterhouseCooopers (2005) Franchising opportunities in China, Japan and Singapore Franchising and

Trang 7

Bảng 1: Số lượng hệ thống và cửa hàng nhượng quyền tại Trung Quốc

Nguồn : China Chain Store and Association

Tại Nhật Bản, nhượng quyền thương mại xuất hiện từ những năm 60 của thế kỉ 20,và tăng trưởng bền vững, kể cả trong tình trạng kinh tế suy thoái dù mức tăng trưởngchỉ dừng lại ở một con số (6-8% cho những năm 90) Từ năm 2001 đến 2003, số lượngcác hệ thống nhượng quyền ở nước này đã tăng 2% mỗi năm Theo thống kê của Hiệphội nhượng quyền thương mại Nhật Bản (JFA), doanh thu ròng của khu vực nhượngquyền đạt 152.062 tỉ đô la năm 2003, với tổng số 220.710 cửa hàng nhượng quyền,tăng liên tục 3% mỗi năm.1

Chính phủ Malaysia cũng đã lập hẳn một chương trình quốc gia để thúc đẩy sự pháttriển của nhượng quyền thương mại (Franchise Development Programme) vào năm1992, thông qua đó, nỗ lực gia tăng số lượng doanh nghiệp nhượng quyền cũng nhưchọn lọc ra những lĩnh vực sản phẩm, dịch vụ của Malaysia có tính tiêu biểu để pháttriển theo hình thức này

Tại Australia, kể từ khi Luật về nhượng quyền thương mại chính thức ra đời năm1998, số lượng hệ thống nhượng quyền phương thức kinh doanh đã phát triển không

1 PricewaterhouseCoopers (2005) Franchising opportunities in China, Japan and Singapore Franchising and

Licensing Association, Singapore

Trang 8

ngừng Điều đó cũng cho thấy vai trò quan trọng của nhượng quyền thương mại trongnền kinh tế của nước này:

Biểu 1: Số lượng hệ thống nhượng quyền phương thức kinh doanh tại Australia

Nguồn: Franchising Australia 2006 Survey, Griffith University

Những con số trên khẳng định vai trò không nhỏ của nhượng quyền thương mạitrong nền kinh tế thế giới, đồng thời cũng thể hiện sự ưu việt của hình thức này Với xuthế toàn cầu hóa hiện nay, mô hình này lại càng có nhiều cơ hội để phát triển, khi nó cóđược sự tiếp cận vào các thị trường bán lẻ của các nước đang phát triển, nơi nhu cầu vềdịch vụ và hàng hóa đang ngày càng tăng, hứa hẹn một sự bùng nổ trong tương lai củanhượng quyền thương mại tại các thị trường mới khai thác rất màu mỡ này

2 Khái niệm nhượng quyền thương mại

2.1.Nhượng quyền thương mại là gì

Nhượng quyền thương mại (franchise) hay còn được gọi là nhượng quyền kinhdoanh là một quan hệ thương mại trong đó bên nhượng quyền (franchisor - chủ thươnghiệu), với một khoản thù lao, cho phép bên được nhượng quyền - bên nhận quyền(franchisee) bán và phân phối hàng hoá của bên nhượng quyền đồng thời được sử dụng

Trang 9

thương hiệu và phương thức kinh doanh của bên nhượng quyền trong một thời giannhất định với sự kiểm soát và trợ giúp đáng kể và thường xuyên của bên nhượngquyền Hai bên đối tác này sẽ ký một hợp đồng gọi là hợp đồng nhượng quyền thươngmại.

Hiệp hội nhượng quyền thương mại quốc tế (International Franchise Association)

định nghĩa nhượng quyền thương mại là "mối quan hệ được duy trì giữa bên nhượng

quyền và bên được nhượng quyền, trong đó bên nhượng quyền cấp cho bên đượcnhượng quyền giấy phép đặc quyền kinh doanh, bao gồm cả việc hỗ trợ tổ chức đàotạo nhân viên, bán hàng và quản lý Đổi lại, bên được nhượng quyền phải trả cho bênnhượng quyền một khoản tiền" Hiệp hội nhượng quyền thương mại quốc tế cũng đưa ra

một định nghĩa khác về nhượng quyền thương mại như sau: “ Nhượng quyền thương

mại là mối quan hệ theo hợp đồng giữa bên nhượng quyền và bên nhận quyền, theo đóbên nhượng đề xuất hoặc phải duy trì sự quan tâm liên tục tới doanh nghiệp của bênnhận trên các khía cạnh như: bí quyết kinh doanh, đào tạo nhân viên; bên nhận hoạtđộng dưới nhãn hiệu hàng hóa, phương thức kinh doanh do bên nhượng sở hữu hoặckiểm soát; và bên nhận đang, hoặc sẽ tiến hành đầu tư đáng kể vốn vào doanh nghiệpbằng các nguồn lực của mình”.

Cả hai định nghĩa trên đều nhấn mạnh tới nghĩa vụ của bên nhượng quyền trongviệc cấp phép cho bên nhận quyền được bán và phân phối hàng hoá, dịch vụ, đồng thờiphải duy trì sự kiểm soát và hỗ trợ đối với bên nhận quyền Các định nghĩa cũng đề cậptới nghĩa vụ của bên nhận đó là phải trả một khoản phí cho bên nhượng (định nghĩa 1)hay phải đầu tư vào doanh nghiệp (định nghĩa 2).

Trong Luật Thương mại sửa đổi năm 2005 của Việt Nam cũng định nghĩa nhượng

quyền thương mại như sau: "Nhượng quyền thương mại là hoạt động thương mại, theo

đó bên nhượng quyền cho phép và yêu cầu bên nhận quyền tự mình tiến hành việc muabán hàng hóa, cung ứng dịch vụ theo các điều kiện sau:1 Việc mua bán hàng hoá,cung ứng dịch vụ được tiến hành theo cách thức tổ chức kinh doanh do bên nhượngquyền quy định và được gắn với nhãn hiệu hàng hoá, tên thương mại, bí quyết kinh

Trang 10

doanh, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, quảng cáo của bên nhượngquyền;2 Bên nhượng quyền có quyền kiểm soát và trợ giúp cho bên nhận quyền trongviệc điều hành công việc kinh doanh” Định nghĩa này cũng nhấn mạnh tới nghĩa vụ

của bên nhượng quyền.

Ngoài những định nghĩa trên còn có rất nhiều khái niệm khác nhau về nhượngquyền thương mại, mỗi khái niệm đề cập đến một số khía cạnh của phương thức này.Nhưng tựu chung lại, các định nghĩa đều có điểm chung là việc một bên nhận phânphối sản phẩm hoặc dịch vụ dưới nhãn hiệu hàng hoá, các đối tượng khác của quyền sởhữu trí tuệ và hệ thống kinh doanh đồng bộ do một bên khác (bên nhượng) phát triểnvà sở hữu Để được phép làm việc này, bên nhận phải trả phí và chấp nhận một số điềukiện do bên nhượng quy định Như vậy, tất cả những hoạt động kinh doanh tiến hànhtheo phương thức này đều gồm 3 yếu tố cơ bản là: nhãn hiệu (Brand), hệ thống kinhdoanh (Business system), phí nhượng quyền (Fees) Ngoài 3 yếu tố trên, hình thức kinhdoanh này có đặc điểm cơ bản là bao gồm những thực thể độc lập Mỗi người nhậnquyền đều tự chịu trách nhiệm về công việc kinh doanh của mình Những người nhậnquyền tự tiến hành hoạt động kinh doanh, có toàn quyền với lợi nhuận mà họ kiếmđược, tự chịu trách nhiệm về việc đóng thuế cho hoạt động kinh doanh cũng như trảlương cho công nhân, nhân viên của họ Họ chỉ nhất thiết phải trả một khoản phí chongười nhượng quyền bất kể công việc kinh doanh có lãi hay không.

2.2 Các yếu tố cấu thành nên mô hình nhượng quyền thương mại

Trong mỗi một hợp đồng nhượng quyền, bên nhượng quyền cho phép bên nhậnquyền được sử dụng nhãn hiệu (trademark), nhãn mác (service mark - thường được sửdụng để nhận biết các dịch vụ hơn là hàng hoá, tương đương với nhãn hiệu), biểutượng hay các hình ảnh quảng cáo của bên nhượng quyền hay do bên nhượng quyềnthực hiện.

Trang 11

Trong một số hệ thống nhượng quyền, bên nhận quyền chỉ sử dụng nhãn hiệu củabên nhượng quyền, chẳng hạn như McDonald’s, Burger King,… Nhưng cũng cónhững hệ thống nhượng quyền trong đó bên nhận quyền sử dụng nhãn hiệu của mìnhnối theo nhãn hiệu của bên nhượng quyền, cách thức này thường được sử dụng tronglĩnh vực kinh doanh bất động sản Ví dụ: Century 21/ ABC Real Estate Company,ProForma/John Smith Business Products (trong đó Century 21 và ProForma là nhãnhiệu của bên nhượng quyền, ABC và John Smith là nhãn hiệu của bên nhận quyền),…

Việc sử dụng nhãn hiệu chung của bên nhượng quyền cho phép tất cả các bên thamgia được hưởng lợi từ các hoạt động quảng cáo và uy tín của bất cứ một đơn vị nàohoạt động trong hệ thống bất kể đó là bên nhượng quyền hay bên nhận quyền.

Tất cả các bên tham gia nhượng quyền bao gồm người nhượng quyền và nhữngngười nhận quyền đều tiến hành một phương thức kinh doanh chung Một hệ thốngkinh doanh đòi hỏi đáp ứng được các yêu cầu như: tiêu chuẩn về hàng hoá, tiêu chuẩnvề sản xuất hàng hoá, tiêu chuẩn về cung ứng dịch vụ, tiêu chuẩn về vị trí, các tiệnnghi, về việc dự trữ, về hệ thống kế toán (sổ sách), kiểm soát hàng tồn kho, các chínhsách tiêu thụ, Ở một số hệ thống nhượng quyền, bên nhượng quyền quản lý hầu nhưtoàn bộ các quá trình hoạt động, thậm chí cả những chi tiết hết sức nhỏ nhặt Ví dụ nhưtrong hệ thống nhượng quyền thương hiệu Phở 24, bên nhượng chú ý quản lý đến mọicông đoạn từ nguyên liệu, liều lượng, cách nấu, cách bưng bê cho đến nội thất, ánhsáng, đèn, bật máy lạnh, đồng phục nhân viên Nhưng cũng có một số hệ thống trongđó bên nhượng quyền can thiệp ít hơn và dành cho bên nhận quyền sự độc lập tươngđối trong công tác điều hành nếu chúng không liên quan trực tiếp đến những vấn đềquan trọng của hệ thống.

Trong tất cả các hệ thống nhượng quyền, bên nhận quyền đều phải trả phí cho bênnhượng quyền để được sử dụng nhãn hiệu của bên nhượng quyền và tham gia vào hệ

Trang 12

thống của họ Phí được chia thành phí ban đầu, phí định kỳ (thường được tính trên tỷ lệdoanh thu hoặc một khoản phí cố định), phí dịch vụ, phí cấp phép, phí quảng cáo Cácloại phí khác về cung cấp các dịch vụ cho bên nhận quyền có thể được thoả thuận giữahai bên.

2.3.Nhượng quyền phương thức kinh doanh

Có nhiều hình thức nhượng quyền khác nhau, tùy vào mức độ quan hệ, phân chiaquyền lợi và nghĩa vụ giữa bên nhượng quyền và bên nhận quyền Nhìn chung, có haihình thức điển hình là nhượng quyền phân phối sản phẩm (product distributionfranchise) và nhượng quyền phương thức kinh doanh (business format franchise).

Nhượng quyền phương thức kinh doanh không chỉ cho phép bên nhận quyền sửdụng hàng hóa, thương hiệu và nhãn mác của bên nhượng quyền mà nó cung cấp chobên nhận quyền một phương thức hoàn chỉnh để quản lý công việc kinh doanh củamình bao gồm cả kế hoạch bán hàng, hướng dẫn hoạt động kinh doanh Hợp đồngnhượng quyền bao gồm thêm việc chuyển giao kỹ thuật kinh doanh và công thức điềuhành quản lý Các chuẩn mực của mô hình kinh doanh phải được tuyệt đối tuân thủ, ởđây không chỉ có nhãn hiệu, nhãn mác, khẩu hiệu, biểu tượng, …được nhượng quyềnmà là cả quyền sử dụng toàn bộ phương thức kinh doanh, bao gồm kế hoạch kinhdoanh, hệ thống quản lý hình ảnh chất lượng sản phẩm Tiêu chuẩn, sự tuân thủ và tínhhệ thống trên tất cả các mặt là nét đặc trưng của hình thức này Điều đó đòi hỏi mốiquan hệ hợp tác giữa bên nhượng quyền và bên nhận quyền phải rất chặt chẽ và liêntục Trong mối quan hệ này, người nhượng quyền phải duy trì sự hỗ trợ, hợp tác chặtchẽ, thường xuyên liên tục với bên nhận quyền Sự hỗ trợ bao gồm các hoạt động: lậpkế hoạch và chính sách marketing, đưa ra các tiêu chuẩn về điều hành, về hệ thốngkinh doanh, hỗ trợ việc quản lý và điều hành công việc kinh doanh, đào tạo đội ngũcông nhân viên, kiểm soát chất lượng, hướng dẫn và giám sát các hoạt động,… Đổilại, bên nhận quyền phải trả một khoản phí cho bên nhượng quyền, có thể là một khoảnphí trọn gói, có thể là phí định kỳ dựa trên doanh thu hoặc một khoản cố định, và cũng

Trang 13

uy tín thương hiệu, chủ trương của bên nhượng quyền cũng như sự thoả thuận giữa haibên

Đây là hình thức nhượng quyền thương mại phổ biến nhất, phát triển nhanh nhất vàhiệu quả nhất hiện nay Trên thực tế, nó được áp dụng trong hầu hết các ngành nghềtrong nền kinh tế Các hệ thống nhượng quyền thương mại lớn, có tên tuổi trên thế giớiở Mỹ hoạt động ở 13 lĩnh vực, trong đó nhượng quyền phương thức kinh doanh có tới10 ngành (ô tô, dịch vụ thương mại và nhà ở, nhà hàng phục vụ nhanh, nhà hàng phụcvụ trọn gói, thức ăn bán lẻ, nhà nghỉ, bất động sản, hàng hoá bán lẻ và dịch vụ, dịch vụkinh doanh và các dịch vụ cá nhân).1

2.4.Hợp đồng nhượng quyền thương mại

Cùng với sự phong phú của các nhà nhượng quyền, các ngành công nghiệp và cácmức độ đầu tư, các hợp đồng nhượng quyền thương mại cũng rất đa dạng Theo Hiệphội nhượng quyền thương mại quốc tế, căn cứ vào quy mô và tính phân quyền, có haidạng hợp đồng cơ bản là nhượng quyền một đơn vị và nhượng quyền nhiều đơn vị.

Direct-unit franchise)

Đây là hợp đồng nhượng quyền đơn giản và phổ biến nhất, trong đó, người nhượngquyền cho phép người nhận quyền chỉ được mở một cơ sở kinh doanh duy nhất ở mộtvị trí hay trong một khu vực nhất định Mối quan hệ trong hình thức này chỉ bao gồmhai chủ thể đó là người nhượng quyền và người nhận quyền Tuy nhiên, khi đơn vịkinh doanh đầu tiên bắt đầu sinh lợi, bên nhận quyền có thể xin mở thêm một đơn vịkinh doanh nữa, khi đó hai bên lại kí một hợp đồng nhượng quyền mới với những điềukiện có thể không hoàn toàn giống với hợp đồng đầu tiên, tùy vào điều kiện thực tế vàthỏa thuận mới giữa hai bên.

1 International Franchise Association (2001) An Introduction to franchising The IFA Educational Foundation,

New York, available at www.franchise.org.

Trang 14

Hình thức này thích hợp với những bên nhượng quyền không có nhu cầu mở rộngmạng lưới nhượng quyền của mình thật lớn Hình thức này cũng được áp dụng khi bênnhận quyền bị hạn chế về vốn hay kinh nghiệm kinh doanh hoặc cả hai, và chỉ có khảnăng mở ra một đơn vị kinh doanh theo hình thức nhượng quyền Điểm lợi thế lớn củadạng hợp đồng này là bên nhượng quyền có thể làm việc và kiểm tra sát với từngdoanh nghiệp nhượng quyền để tính đồng bộ của hệ thống được bảo đảm một cách tốtnhất Ngoài ra, phí nhượng quyền thu được không phải chia cho bất kì một đối táctrung gian nào.

Đây là hợp đồng nhượng quyền cho phép bên nhận quyền mở và điều hành nhiềuhơn một cơ sở kinh doanh Dựa trên thỏa thuận về quyền bán lại hợp đồng của bênnhận quyền, nhượng quyền đơn vị được chia ra làm hai loại chính: nhượng quyền pháttriển vùng và nhượng quyền độc quyền khu vực/ nhượng quyền thứ cấp.

Với hợp đồng thứ nhất, nhượng quyền phát triển vùng, người nhượng quyền chophép người nhận quyền (còn được gọi là người phát triển vùng) được mở một số lượngcơ sở kinh doanh nhất định trong một vùng lãnh thổ nhất định theo thỏa thuận Bênnhận quyền không được phép bán lại hợp đồng nhượng quyền thương mại cho bất cứ ainhưng cũng không phải cung cấp dịch vụ này cho bất cứ ai Để được nhượng quyền,người phát triển vùng phải trả một khoản phí nhượng quyền ban đầu tương đối cao.Đồng thời, người nhận quyền phải ký hai thoả thuận với người nhượng quyền, một bảnthoả thuận về phát triển vùng trong đó nêu rõ vùng lãnh thổ và quá trình triển khai cáccơ sở kinh doanh và trước khi mỗi một cơ sở kinh doanh được mở người nhận quyềnphải ký thêm một bản thoả thuận nhượng quyền một đơn vị Thông thường, nếu ngườinhận quyền không đảm bảo số lượng cơ sở hoạt động như thoả thuận thì người nhượngquyền có quyền huỷ bản thoả thuận phát triển vùng nhưng vẫn cho phép các cơ sở màngười nhận quyền đã lập được tiếp tục hoạt động Hình thức này cũng chỉ bao gồm haichủ thể như hình thức trên.

Trang 15

Hợp đồng thứ hai, nhượng quyền độc quyền khu vực hay thứ cấp, cung cấp chobên nhận quyền nhiều quyền lợi hơn nhượng quyền phát triển vùng Ngoài quyền vànghĩa vụ được mở một số đơn vị kinh doanh nhất định tại một vùng lãnh thổ nhất định,bên nhận quyền còn có quyền bán hợp đồng nhượng quyền cho một bên thứ ba trongvùng lãnh thổ đó Do đó, bên nhận quyền phải đảm nhận những nghĩa vụ, trách nhiệmvà quyền lợi của một bên nhượng quyền như hỗ trợ và đào tạo bên nhận quyền thứ cấp,đồng thời nhận phí nhượng quyền.

Đây là hình thức nhanh nhất và phổ biến nhất để bành trướng thương hiệu ra nướcngoài Khi đó, người ta hay sử dụng thuật ngữ nhượng quyền độc quyền khu vực(master franchise) và người nhận quyền gọi là đại lý độc quyền (master franchisee),bên nhận quyền độc quyền sẽ kí với bên nhượng quyền một hợp đồng nhượng quyềnthứ cấp Thông thường, bên nhượng quyền sẽ chọn và chỉ định một đối tác địa phươngtại quốc gia mà mình muốn xâm nhập làm đối tác nhận quyền độc quyền về kinh doanhvà phân phối thương hiệu Đối tác này có thể là một cá nhân hay một công ty, và phạmvi khu vực được độc quyền có thể là một thành phố hay cả một quốc gia Để được độcquyền như vậy, bên nhận quyền phải trả một khoản phí nhượng quyền ban đầu riêngbiệt thường là cao hơn nhiều so với hợp đồng nhượng quyền một đơn vị Bù lại, họ cóquyền chủ động tự mở thêm nhiều cửa hàng hay bán lại hợp đồng nhượng quyền chobất kì ai nằm trong khu vực mà mình kiểm soát.

Khi đó, đại lý độc quyền là người đại diện cho chủ thương hiệu (bên nhượngquyền) đứng ra ký hợp đồng nhượng quyền với bên thứ ba muốn nhận quyền trong khuvực của mình và có nghĩa vụ cung cấp tất cả các dịch vụ hỗ trợ thay cho chủ thươnghiệu Như vậy, bên nhượng quyền đã chuyển hầu như toàn bộ gánh nặng của mìnhtrong việc phát triển thương hiệu cho đối tác là đại lý độc quyền.

Ngoài những hợp đồng nhượng quyền thương mại điển hình trên còn có một sốdạng khác như:

Trang 16

Nhượng quyền thông qua công ty liên doanh (joint venture)

Trong cuốn Fundamentals of international franchising của tác giả Richard Asbill vàSteven Goldman có đề cập đến dạng hợp đồng này, trong đó, chủ thương hiệu sẽ liêndoanh với một đối tác địa phương ở nước ngoài và liên doanh này sẽ đóng vai trò củamột đại lý độc quyền Việc lựa chọn đúng công ty đối tác để liên doanh là tối quantrọng vì một khi chọn nhầm đối tác để liên doanh thì cả một thị trường sẽ xem như bếtắc Trong nhiều trường hợp, chủ thương hiệu góp vốn liên doanh bằng chính thươnghiệu, bí quyết kinh doanh và đôi khi thêm tiền mặt và được qui ra tỷ lệ phần trăm vốngóp tuỳ thoả thuận giữa hai bên Đối tác nước ngoài thường góp vốn bằng tiền mặt vàkiến thức về địa phương Đây là mô hình nhượng quyền mà chủ thương hiệu khôngmấy ưu tiên do phải chấp nhận rủi ro về mặt tài chính một khi liên doanh thất bại Dođó mô hình này thường chỉ được áp dụng trong trường hợp chủ thương hiệu muốn xâmnhập vào một thị trường nào đó mà không có đối tác mua quyền thương mại thuần tuý.Tuy vậy, xét theo định nghĩa về nhượng quyền thương mại, đây không phải là hợpđồng nhượng quyền, do mối quan hệ ở đây là liên doanh chứ không phải là nhượngquyền, nên quyền và nghĩa vụ của hai bên cũng không được quy định như trong mộthợp đồng nhượng quyền cơ bản

Không giống như hầu hết các hợp đồng khác, nhượng quyền sáp nhập không cungcấp rộng rãi cho cộng đồng chung mà chỉ cho một nhóm người đã có sẵn cơ sở kinhdoanh và là những chuyên gia có kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh đó Ngượclại, họ phải chấp nhận từ bỏ hoạt động kinh doanh độc lập của mình để tham gia vào hệthống nhượng quyền Để đạt tới các lợi ích của mô hình này, các cơ sở kinh doanh độclập phải thay đổi nhãn hiệu kinh doanh của mình, chấp nhận những thủ tục và hướngdẫn của hệ thống nhượng quyền, và trả phí cho bên nhượng quyền.

Trang 17

3 Lợi ích và rủi ro của nhượng quyền thương mại

Nhượng quyền phương thức kinh doanh là hình thức hiện đại và phổ biến nhất hiện nay của nhượng quyền thương mại Do vậy, khi đánh giá được các yếu tố lợi ích và rủi ro của nhượng quyền thương mại nói chung, chúng ta cũng đồng thời phân tích được những lợi ích và rủi ro có thể có trong hình thức nhượng quyền phương thức kinh doanh.

3.1.Lợi ích của nhượng quyền thương mại

3.1.1 Đối với bên nhượng quyền

- Nhân rộng mô hình kinh doanh: Nhượng quyền thương mại là phương thức giúp

cho chủ thương hiệu có thể mở rộng mô hình kinh doanh mà vẫn đảm bảo được tínhđồng bộ của hệ thống (nhờ những quy định và yêu cầu đối với bên nhận quyềntrong hợp đồng) Bên cạnh đó, chủ thương hiệu cũng không cần đầu tư nhiều vềvốn, công sức tìm hiểu thị trường và hoàn thành các thủ tục pháp lý cần thiết so vớiviệc tự mở một cơ sở kinh doanh mới bởi những vấn đề này sẽ được chia sẻ với bênnhận quyền Điều này rất có ý nghĩa khi doanh nghiệp muốn mở rộng kinh doanh rathị trường nước ngoài hay những thị trường không tiềm năng với GDP trên đầungười chưa cao và có nhiều khác biệt về văn hóa, con người Hơn thế nữa, bênnhượng cũng không cần quản lý hoạt động kinh doanh thường nhật do bên nhậnquyền sẽ phải có trách nhiệm quản lý điều hành công việc kinh doanh sao cho cóhiệu quả và đảm bảo các quy định trong hợp đồng Như vậy, bằng cách sử dụng vốnvà các nguồn lực có sẵn của bên nhận quyền, doanh nghiệp nhượng quyền có thểphát triển mô hình của mình tới những khu vực mới, vượt ra ngoài biên giới lãnhthổ, đồng thời vẫn giữ được quyền giám sát quản lý nhất định đối với việc sử dụngthương hiệu và phương thức kinh doanh của mình Hơn thế nữa, mô hình kinhdoanh của doanh nghiệp được nhân rộng nhanh chóng lại là đòn bẩy để giá trị củacông ty hay thương hiệu lớn mạnh theo.

Trang 18

- Tăng doanh thu: Thương hiệu và phương thức kinh doanh luôn được coi là tài sản

quý giá nhất của doanh nghiệp Thông qua hình thức nhượng quyền kinh doanh,chủ thương hiệu có thể tăng doanh thu của mình bằng các khoản tiền thu được từviệc nhượng quyền Thông thường trong các hợp đồng nhượng quyền, bên nhậnquyền phải cam kết trả cho bên nhượng quyền các khoản phí bao gồm:

Phí nhượng quyền ban đầu (initial fee): Phí này bên nhận quyền chỉ phải trả một

lần, thường là một khoản tiền rất lớn Ví dụ như đối với ngành kinh doanh nhà hàngăn uống, phí nhượng quyền ban đầu dao động từ 15.000-35.000 đô la Tại ViệtNam, muốn mở một quán phở nhượng quyền mang thương hiệu Phở 24 thì bênnhận quyền phải trả một khoản phí ban đầu là 10.000 đô la Đây là khoản phí hànhchính, đào tạo, chuyển giao công thức kinh doanh cho bên nhận quyền.

Phí định kỳ ( royalty fee): Đây là phí bên nhận quyền phải trả cho việc duy trì sử

dụng nhãn hiệu, thương hiệu của bên nhượng quyền và những hỗ trợ liên tục nhưđào tạo nhân viên, tiếp thị, quảng bá, nghiên cứu, phát triển sản phẩm mới Phí nàycó thể là một khoản cố định theo thỏa thuận của hai bên hoặc tính theo phần trămtrên doanh thu của bên nhận quyền và thường dao động trung bình từ 3-6% tùy vàoloại sản phẩm, mô hình và lĩnh vực kinh doanh Ngoài phí định kỳ, nhiều chủthương hiệu còn tính thêm một khoản phí quảng cáo (advertising fee) tương đương1-3% doanh số

Ngoài các khoản phí cố định, bên nhượng quyền còn có thể cải thiện doanh thucủa mình bằng việc yêu cầu bên nhận quyền mua các nguyên vật liệu đặc thù domình cung cấp nhằm đảm bảo sự đồng nhất về chất lượng sản phẩm hay mô hìnhkinh doanh Ví dụ như McDonald’s cung cấp và bán cho các cửa hàng nhượngquyền của mình một số nguyên liệu quan trọng như khoai tây chiên, pho mát, bánhtáo,…

Như vậy, đối với bên nhượng quyền, những lợi ích có được xuất phát từ: vốn do bên

nhận quyền bỏ ra, việc quyết tâm quản lý kinh doanh của bên nhận quyền Bên nhượngquyền thu được phí nhượng quyền và một khoản tiền mặt liên tục thông qua tiêu thụ

Trang 19

sản phẩm và các khoản phí định kỳ mà không phải cung cấp thêm vốn hoặc trực tiếpquản lý bên nhận quyền Nhượng quyền thương mại đã thể hiện một chiến lược có hệthống và tiết kiệm chi phí để phát triển nhanh chóng hệ thống tiếp thị với sự tham giatrực tiếp và đầu tư tài chính tối thiểu.

3.1.2 Đối với bên nhận quyền

- Khởi động kinh doanh nhanh, cạnh tranh giảm thiểu: Nhượng quyền thương

mại đem lại cơ hội thiết lập một cơ sở kinh doanh nhanh chóng nhờ dựa trên thươnghiệu và phương thức kinh doanh đã được xây dựng và áp dụng thành công Rõ ràngđây là một lợi ích vượt trội so với việc thiết lập một cơ sở kinh doanh mới với mộtnhãn hiệu chưa ai biết tới (chắc chắn sẽ phải chịu sự cạnh tranh gay gắt với nhữngthương hiệu đã được xây dựng như của bên nhượng quyền chẳng hạn) Một môhình nhượng quyền thành công sẽ là một cơ sở kinh doanh chìa khóa trao tay chobên nhận quyền: từ việc chọn vị trí đến thỏa thuận thuê địa điểm, đào tạo nhân viên,nhận những hỗ trợ liên tục từ bên nhượng quyền cũng như các yêu cầu pháp lý vàgiải quyết khó khăn

- Đầu tư an toàn, xác suất thành công cao: Xác suất thành công của các doanh

nghiệp nhượng quyền cao hơn rất nhiều so với các doanh nghiệp mới thử nghiệmmô hình kinh doanh lần đầu, do các doanh nghiệp nhận quyền được kinh doanhdưới thương hiệu, uy tín sẵn có, đồng thời sử dụng công thức, mô hình kinh doanhđã được chứng minh thành công của bên nhượng quyền Thực tế đã chứng minh làthương hiệu và danh tiếng của sản phẩm đóng vai trò vô cùng quan trọng đối vớikhách hàng khi họ quyết định chọn mua sản phẩm nào Và theo các con số thống kêtại Mỹ thì trung bình chỉ có 23% doanh nghiệp nhỏ kinh doanh độc lập có thể tồntại sau năm năm kinh doanh, so với 92% của các doanh nghiệp nhượng quyền.1

- Nhận được sự hỗ trợ nhiều mặt từ bên nhượng quyền: Bên nhận quyền luôn

nhận được sự giúp đỡ của bên nhượng quyền , đây là một lợi thế rất lớn, đặc biệt1 Lý Quý Trung (2005) Franchise- Bí quyết thành công bằng mô hình nhượng quyền kinh doanh NXB Trẻ,

Thành phố Hồ Chí Minh.

Trang 20

với những người tự kinh doanh lần đầu Sự hỗ trợ của bên nhượng quyền chủ yếutrên các mặt sau:

Hỗ trợ tài chính: Do xác suất thành công cao nên các ngân hàng thường tin tưởng

và cho các doanh nghiệp nhận quyền vay tiền Nói đúng hơn thì hầu như tất cả cácdoanh nghiệp kinh doanh nhượng quyền lớn trên thế giới đều chủ động xây dựngcác mối quan hệ thiết thân với ngân hàng hoặc các tổ chức tài chính để đàm phánthuyết phục ngân hàng ủng hộ các đối tác nhận quyền tiềm năng của mình bằngcách cho vay với lãi suất thấp Bên nhượng quyền, do đó, thường đóng vai trò cầunối giúp bên nhận quyền vay được tiền ngân hàng hoặc đứng ra cho vay nhằm mụctiêu phát triển nhân rộng mô hình kinh doanh nhanh hơn Bên cạnh đó, một số nhànhượng quyền còn cam kết hỗ trợ cho bên nhận quyền một số vốn ban đầu để mởcơ sở nhượng quyền Chính sách hỗ trợ một phần vốn đầu tư cho bên nhận quyềnmà Car Care Center (Indonesia) cung cấp cho bên nhận quyền là một minh chứngcho ưu đãi này từ phía nhà nhượng quyền.1

Hỗ trợ kinh doanh: Thông thường bên nhượng quyền luôn duy trì một sự quan tâm

hỗ trợ liên tục đến doanh nghiệp nhận quyền của mình Trước khi khai trương thìhọ hỗ trợ về thuê địa điểm, đào tạo nhân viên, thiết kế, tư vấn nguồn hàng, tiếp thịquảng cáo Sau khai trương, họ tiếp tục duy trì hỗ trợ nhiều mặt, chủ yếu là tiếp thị,quảng cáo và tái đào tạo.

3.1.3 Đối với nền kinh tế - xã hội

Hoạt động nhượng quyền thương mại khuyến khích hoạt động của doanh nhân,nâng cao tính cạnh tranh của hàng hóa, dịch vụ, khuyến khích việc đa dạng hóa vàphục vụ các phân đoạn thị trường, thúc đẩy việc chuyển giao công nghệ và kĩ thuậtđược thực hiện một cách gọn nhẹ, nhanh chóng và thúc đẩy sự phát triển của thươngmại quốc tế.

Đối với người tiêu dùng, nhượng quyền thương mại đem lại cho họ cơ hội lựa chọnlớn hơn, sự tin tưởng và sự thuận tiện đối với việc mua hàng hóa, dịch vụ Chất lượng1 Mạnh Dương (2009) Tại sao nên nhượng quyền thương mại Báo Nhịp cầu đầu tư số 113 (29-04 tháng 1 năm

Trang 21

hàng hóa cũng như giá cả của cùng một loại hàng hóa dịch vụ được đồng nhất, tiện lợilàm giảm rủi ro cho người tiêu dùng khi mua hàng.

3.2.Rủi ro của nhượng quyền thương mại

Bên cạnh những lợi ích, nhượng quyền thương mại cũng có những rủi ro cho cả haibên tham gia hợp đồng, cụ thể như sau:

- Mô hình kinh doanh của bên nhượng quyền không phải lúc nào cũng thànhcông: Sự thành công của chủ thương hiệu đạt được trong những điều kiện nhất định

về thời điểm, không gian cụ thể,… Không có sự bảo đảm chắc chắn rằng mô hìnhkinh doanh của họ sẽ luôn thành công ở bất cứ nơi đâu, vào bất cứ thời điểm nào.Những tiêu chuẩn mà bên nhượng quyền đưa ra đối với bên nhận quyền chủ yếudựa trên những kinh nghiệm trong việc điều hành kinh doanh của bản thân khi hoạtđộng tại những địa điểm, những thị trường nhất định Có thể những kinh nghiệmnày cũng đúng với địa phương hay thị trường hoạt động của bên nhận quyền màcũng có thể không Thông thường, bên nhượng quyền sẽ tiến hành điều tra khu vựcvà thị trường của bên nhận quyền để điều chỉnh cho mô hình kinh doanh trở nênphù hợp hơn, và có thể chấp nhận một vài sự thay đổi trong cách thức điều hành.Nhưng về cơ bản là không khác nhiều so với mô hình của bên nhượng quyền vàkhông phải lúc nào việc điều chỉnh cũng thành công Trong trường hợp này, lời

cảnh báo của ngành công nghiệp chứng khoán là không bao giờ thừa: “Sự thành

công trong quá khứ không thể đảm bảo chắc chắn cho lợi nhuận trong tương lai”.

- Phụ thuộc vào toàn bộ hệ thống: Tham gia vào một hệ thống nhượng quyền giống

như tham gia vào một môn thể thao đồng đội, không phải tất cả các doanh nghiệpnhận quyền đều có sức mạnh ngang nhau cũng như các đối thủ mà từng doanhnghiệp nhận quyền phải cạnh tranh cũng giống nhau, do đó dẫn đến các kết quảhoạt động không đồng nhất Tuy vậy, hoạt động của một doanh nghiệp trong chuỗinhượng quyền, thành công hay thất bại, lại có ảnh hưởng không nhỏ đến các doanhnghiệp khác, bởi nó tác động đến uy tín, danh tiếng và thương hiệu của cả hệ thống.

Trang 22

Đối với bên nhận quyền, họ còn phải đối mặt với một số hạn chế không nhỏ khithực hiện hình thức kinh doanh này:

- Sự độc lập bị hạn chế: Không giống như một doanh nghiệp bắt đầu kinh doanh

độc lập có thể làm bất cứ điều gì mà họ muốn, doanh nghiệp nhận quyền phải điềuhành doanh nghiệp của mình theo một cách thức nhất định của bên nhượng quyềnmà không được vi phạm các nguyên tắc, thủ tục và yêu cầu của bên nhượng quyền.Phương thức nhượng quyền kinh doanh đòi hỏi sự đồng bộ trong nguồn gốc và chấtlượng của hàng hoá, dịch vụ trong toàn hệ thống Tại mỗi thời điểm định trước, bênnhận quyền phải nộp cho bên nhượng quyền những bản báo cáo về các công việccũng như tình hình kinh doanh của bên nhận quyền, nếu không bản hợp đồng có thểbị chấm dứt Ngược lại, bên nhượng quyền lại có thể quyết định những vấn đề quantrọng mà không nhất thiết phải có sự đồng ý của bên nhận quyền Vì thế có trườnghợp bên nhượng quyền lạm dụng ưu thế của mình để đòi hỏi điều kiện đối với bênnhận quyền, thậm chí có trường hợp gian lận Nói như vậy không có nghĩa là bênnhận quyền không thể có bất cứ sự thay đổi nào, hay không thể ghi dấu ấn cá nhânlên công việc kinh doanh của mình Hầu hết những nhà nhượng quyền khuyếnkhích các đối tác nhượng quyền của họ có những cống hiến cho sự phát triển của cảhệ thống miễn là nó không vi phạm các nguyên tắc mà bên nhượng quyền đã đề ra.- Khó chuyển nhượng: Trong các bản hợp đồng nhượng quyền thường có chứa một

số điều khoản chống lại việc mua bán hay chuyển nhượng các cơ sở nhượng quyền(chỉ có hợp đồng nhượng quyền thứ cấp là cho phép thực hiện hoạt động này) Điềunày rõ ràng là hạn chế quyền kinh doanh của bên nhượng quyền Họ khó có thể thuhồi vốn đầu tư bằng cách bán hay chuyển nhượng cơ sở cho người khác Tuy nhiênđiều này là cần thiết cho hoạt động nhượng quyền Để lựa chọn được đối tác nhậnquyền, bên nhượng quyền phải trải qua quá trình chọn lựa cẩn thận, và họ cho rằngđối tác mà họ đã chọn là người thích hợp nhất cho cơ sở nhượng quyền tại khu vựcvà thị trường đó Chính vì vậy, họ thường không dễ chấp nhận một sự thay đổi chủsở hữu của cơ sở nhượng quyền.

Trang 23

Ngoài những rủi ro nêu trên, phương thức nhượng quyền kinh doanh còn tiềm ẩnmột số rủi ro khác Chẳng hạn, đây là mô hình dễ nảy sinh tranh chấp, nhất là nhữngtranh chấp về doanh thu Bên nhượng quyền có thể kiểm soát được từng khoản doanhthu cụ thể của bên nhận quyền để tính phí, và quyền quản lý lại hoàn toàn thuộc về bênnhận quyền Mặt khác, nếu đối tác nhận quyền quá mạnh thì sẽ tiềm ẩn một nguy cơ rấtlớn là sẽ thao túng và thay thế luôn quyền kiểm soát của bên nhượng quyền Một vấnđề nữa đặt ra là thời hạn một hợp đồng nhượng quyền thường dài (từ 5 đến 20 năm),trong đó các quyền lợi và nghĩa vụ đã được cam kết ngay từ khi kí kết hợp đồng và nókhông dễ thay đổi Đôi khi những bản hợp đồng này không thể tính đến những điểmthay đổi căn bản có thể xảy ra trong kinh doanh Chẳng hạn, trước năm 1999, khôngmột hợp đồng nhượng quyền nào có đề cập đến vấn đề Internet sẽ gây ra bất kì một sựthay đổi nào trong cách điều hành công việc kinh doanh của hệ thống nhượng quyền.Và không một bản hợp đồng nhượng quyền nào trong lĩnh vực nhà nghỉ khách sạn đềcập đến việc tất cả các phòng trong nhà nghỉ, khách sạn phải được trang bị hệ thốngdây cáp phục vụ khách hàng sử dụng Internet Tuy nhiên, với sự bùng nổ của mạngInternet, nhu cầu về nó ngày càng tăng khiến các điều khoản cũng phải sửa đổi để phùhợp với yêu cầu mới Ngày nay, các hợp đồng nhượng quyền đều yêu cầu bên nhậnquyền phải tham gia và đóng góp vào hoạt động thương mại điện tử.

Cần lưu ý rằng, tất cả những lợi ích và rủi ro ở trên là được xem xét một cách tổngthể Mỗi dạng hợp đồng nhượng quyền kinh doanh phần 2.4 mang đến những lợi ích vàrủi ro riêng Không một mô hình nào có được tất cả các lợi ích và cũng chẳng có môhình nào là chứa đựng tất cả các rủi ro Điều quan trọng là bên muốn nhận quyền cầnphải nhận thức những lợi ích có thể có được và những rủi ro có thể gặp phải, từ đó sosánh, đánh giá mô hình nhượng quyền mà mình đang có ý định đầu tư vào để rút rachọn lựa cho mình Cần phải nghiên cứu kĩ bản hợp đồng và những điều khoản đượcđưa ra bởi người nhượng quyền, thảo luận với người nhượng quyền về các vấn đề mìnhquan tâm, và nếu thấy có lợi thì mới tiến hành ký hợp đồng Nhìn chung, các vấn đềdoanh nghiệp nhận quyền cần quan tâm khi tiến hành xem xét đó là: phí ban đầu, vốn

Trang 24

đầu tư ban đầu, kinh nghiệm của bên nhượng quyền trong lĩnh vực kinh doanh, kinhnghiệm của bên nhượng quyền tại khu vực mà bên nhận quyền đang muốn kinh doanh,có những sự hỗ trợ về mặt tài chính nào từ bên nhượng quyền, tổng vốn đầu tư cầnthiết để thành lập cơ sở và hoạt động trong thời gian ngắn là bao nhiêu, bên nhượngquyền yêu cầu phải mua hàng của họ hay từ các đối tác của họ, yêu cầu đối với tiêuchuẩn hàng hoá và việc điều hành hoạt động, những dịch vụ mà bên nhượng quyền sẽcung cấp, yêu cầu chung của bên nhượng quyền đối với bên nhận quyền, tình trạnghiện nay của ngành kinh doanh mà bên nhận quyền đang muốn tham gia.

Trang 25

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG NHƯỢNG QUYỀNPHƯƠNG THỨC KINH DOANH TẠI VIỆT NAM

1 Khuôn khổ pháp lý quản lý hoạt động nhượng quyền thương mại

1.1.Các quy định pháp luật về nhượng quyền thương mại

Mặc dù đã xuất hiện từ những năm 90 của thế kỉ trước song cho đến nay, phươngthức nhượng quyền thương mại vẫn còn khá mới mẻ không chỉ với các doanh nghiệpmà còn đối với các nhà quản lý, các chuyên gia hoạch định chính sách kinh tế Từ thờiđiểm tháng 6 năm 2005 trở về trước, hầu như chưa có văn bản pháp lý nào của ViệtNam đề cập đến khái niệm nhượng quyền thương mại Và cũng phải tính từ thời điểmngày 01 tháng 01 năm 2006 (thời điểm hiệu lực của Luật Thương mại 2005) thì mới cónhững quy định về hợp đồng nhượng quyền thương mại

Trong thời gian đầu trước khi Luật Thương mại 2005 đưa ra những quy định cụ thểvề nhượng quyền thương mại, hoạt động này mới chỉ được coi như một hoạt độngchuyển giao công nghệ đơn thuần Chính vì vậy, nhượng quyền thương mại chỉ đượcnhắc đến trong các văn bản pháp luật về chuyển giao công nghệ Trong mục 4.1.1thông tư 1254/1999/TT-BKHCNMT do Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường banhành ngày 12/7/1999 về vấn đề chuyển giao công nghệ có nhắc tới cụm từ “Hợp đồngcấp phép đặc quyền kinh doanh” Theo đó, các hợp đồng với nội dung cấp li xăng, sửdụng nhãn hiệu hàng hoá, kèm theo các bí quyết sản xuất, kinh doanh được chuyểngiao từ nước ngoài vào Việt Nam có giá trị thanh toán cho một Hợp đồng trên 30.000USD (hợp đồng cấp phép đặc quyền kinh doanh - tiếng Anh gọi là franchise) sẽ do BộKhoa học, Công nghệ và Môi trường phê duyệt.

Theo Thông tư 30/2005/TT-BKCN của Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường thì

“cấp phép đặc quyền kinh doanh còn gọi là Nhượng quyền thương mại trong LuậtThương mại (franchise).” Và trong nghị định số 11/2005/NĐ-CP, khái niệm “cấp

phép đặc quyền kinh doanh” được đề cập như sau: “ cấp phép đặc quyền kinh doanh,theo đó Bên nhận sử dụng tên thương mại, nhãn hiệu hàng hóa và bí quyết của Bên

Trang 26

chuyển giao để tiến hành hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực thương mại, thời hạnhợp đồng cấp phép đặc quyền kinh doanh do hai bên thỏa thuận theo quy định phápluật”

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế cùng với những nhu cầu hội nhập kinh tếquốc tế, Luật Thương mại Việt Nam ban hành tháng 6 năm 2005 đã có những quy địnhchính thức về nhượng quyền thương mại Chỉ gồm 8 điều trong tổng số 324 điều luậtcủa Luật Thương mại nhưng những quy định về nhượng quyền thương mại cũng giúpcác nhà quản lý và doanh nghiệp Việt Nam bước đầu có những khái niệm cụ thể vềhoạt động này Và nhượng quyền thương mại chính thức xuất hiện như một loại hìnhkinh doanh độc lập và mới mẻ, chứ không chỉ xuất hiện trong các quy định nhằm tháogỡ tạm thời những vấn đề nảy sinh trong quá trình thực hiện chuyển giao công nghệ.

Như vậy từ năm 2006, hoạt động nhượng quyền thương mại chịu sự điều chỉnhchính thức của Luật Thương mại Những quy định về nhượng quyền thương mại tạiđây sau đó đã được cụ thể hóa trong các thông tư nghị định sau:

Nghị định số 35/2006/NĐ-CP do chính phủ ban hành ngày 31/03/2006: Với 3chương, 28 điều, mục tiêu của Nghị định này nhằm giải quyết những vấn đề cụ thểsau: quy định chi tiết Luật Thương mại về điều kiện kinh doanh và trình tự, thủ tụcđăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại, hướng dẫn về việc cung cấp thông tin

trong hoạt động nhượng quyền thương mại, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bên

nhượng quyền, bên nhận quyền và người tiêu dùng.

Thông tư 09/2006/TT-BTM do Bộ Thương mại ban hành ngày 25/5/2006 để hướng

dẫn đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại Thông tư này quy định cụ thể thủtục tiến hành đăng ký hoạt động nhượng quyền và trách nhiệm của cơ quan nhà nướccó thẩm quyền tiếp nhận đăng ký, thương nhân thực hiện đăng ký nhượng quyền.

1.2.Thực trạng áp dụng luật điều chỉnh hoạt động nhượng quyền thương mại

Công tác quản lý Nhà nước đối với hoạt động nhượng quyền thương mại trước khiLuật Thương mại 2005 có hiệu lực chủ yếu là do Bộ Khoa học, Công nghệ và Môitrường, Cục Sở hữu Công nghiệp Việt Nam đảm trách vì khi đó nhượng quyền thương

Trang 27

mại được coi là hoạt động chuyển giao công nghệ hoặc chuyển nhượng quyền sử dụngthương hiệu dưới dạng cấp phép sử dụng nhãn hiệu hàng hoá (theo hợp đồng li-xăng).Ngoài ra, nếu cơ sở kinh doanh nhượng quyền được thành lập dưới hình thức công tyliên doanh thì cơ sở đó sẽ phải xin giấy phép đầu tư của Bộ Kế hoạch và Đầu tư vớinhững thủ tục hành chính rườm rà gây rất nhiều khó khăn cho chủ đầu tư.

Kể từ khi Luật Thương mại năm 2005 và Nghị định 35/2006/NĐ-CP ra đời vớinhững quy định chi tiết về hoạt động nhượng quyền thương mại thì Bộ Thương mại sẽlà đơn vị “chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện chức năng quản lý Nhà nước đốivới các hoạt động nhượng quyền thương mại” Tuy nhiên, cũng theo Luật Thương mạivà Nghị định 35/2006/NĐ-CP: “trong trường hợp Bên nhượng quyền chuyển giao chobên nhận quyền sử dụng các đối tượng sở hữu công nghiệp” và “sở hữu trí tuệ” thì“phần chuyển giao sử dụng các đối tượng sở hữu công nghiệp”, “sở hữu trí tuệ” tronghợp đồng nhượng quyền thương mại phải chịu sự điều chỉnh của pháp luật về sở hữucông nghiệp và sở hữu trí tuệ” Như vậy, đối với các tổ chức, cá nhân trong và ngoàinước tham gia hoạt động nhượng quyền thương mại với các đối tượng sở hữu côngnghiệp và sở hữu trí tuệ sẽ đồng thời phải chịu sự quản lý của Bộ Khoa học, Công nghệvà Môi trường, Cục Sở hữu Công nghiệp và Bộ Thương mại.

Theo tinh thần của Nghị định 35/2006/NĐ-CP và Thông tư 09/2006/TT-BTM, BộThương mại và các Sở Thương mại các tỉnh, thành phố là cơ quan tiếp nhận đăng kí vàquản lý hoạt động nhượng quyền thương mại Mẫu hồ sơ đề nghị đăng ký hoạt độngnhượng quyền thương mại trên địa bàn gồm đơn xin đăng ký hoạt động nhượng quyềnthương mại, bản giới thiệu về nhượng quyền thương mại, bản sao có công chứng giấychứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ có giá trị tương đương, bản sao có côngchứng văn bằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp trong chuyển giao quyển sử dụngcác đối tượng sở hữu công nghiệp đã được cấp văn bằng bảo hộ.

Ngoài việc bước đầu xây dựng khuôn khổ pháp lý điều chỉnh hoạt động như đãphân tích ở trên, cho đến nay Chính phủ chưa có các chính sách cụ thể nhằm khuyếnkhích, hỗ trợ cho hoạt động nhượng quyền thương mại khiến hoạt động này phát triểnchưa thật tương xứng với tiềm năng sẵn có.

Trang 28

Tóm lại, trước khi có Luật Thương mại 2005, quản lý Nhà nước về hoạt động

nhượng quyền thương mại còn thiếu và chưa đồng bộ, chưa có khuôn khổ pháp lý cụthể điều chỉnh hoạt động này khiến các doanh nghiệp nhượng quyền hoạt động trongtình trạng vừa làm vừa học hỏi và nảy sinh rất nhiều vướng mắc trong quá trình thựchiện Thêm vào đó, việc không có các cơ chế chính sách hỗ trợ, khuyến khích đối vớihoạt động này khiến hoạt động này phát triển chưa thật mạnh mẽ và cũng chưa thật sựcó hiệu quả Khi Luật Thương mại 2005 ra đời, mặc dù tuy chưa đầy đủ, cụ thể và chitiết được như quy định ở những nước phát triển khác, những quy định ban đầu vềnhượng quyền thương mại cũng đã đặt nền tảng cho việc quản lý hoạt động nhượngquyền thương mại ở Việt Nam từ nay về sau.

2 Hoạt động nhượng quyền phương thức kinh doanh tại Việt Nam

Hình thức kinh doanh nhượng quyền đã có mặt tại Việt Nam từ trước những năm1975 thông qua một số hệ thống nhượng quyền các trạm xăng dầu như Mobil, Exxon(Esso) (Mỹ), Shell (Hà Lan)(nhượng quyền phân phối sản phẩm) Đến đầu những năm90 của thế kỉ 20, nhượng quyền thương mại bắt đầu hình thành khi có một vài doanhnghiệp kinh doanh thiết bị lọc nước do Việt kiều đầu tư đã đưa ra phương thức nhượngquyền thương mại, nhưng thị trường lúc bấy giờ chưa thực sự sôi động và bản thânthương hiệu của các doanh nghiệp đó cũng chưa mấy nổi tiếng nên đã không thànhcông.

Đến giữa những năm 1990, các hệ thống nhượng quyền thương mại hiện nhượng quyền phương thức kinh doanh mới xuất hiện tại Việt Nam với số lượng nhỏ,người nhận quyền chủ yếu là các công ty có trụ sở tại nước ngoài và hoạt động nhượngquyền cũng chỉ bó hẹp trong phạm vi của lĩnh vực thức ăn nhanh (fastfood) Bên cạnhđó, vào thời điểm này hoạt động nhượng quyền (vào Việt Nam với vai trò là một hìnhthức đầu tư trực tiếp nước ngoài) bị hạn chế bởi cuộc khủng hoảng tài chính-tiền tệtrong khu vực Những số liệu ghi nhận được về thị trường nhượng quyền thương mạivào thời điểm này rất khiêm tốn Tổng doanh thu của hoạt động nhượng quyền năm1996 đạt khoảng 1,5 triệu đô la và năm 1998 vào khoảng hơn 4 triệu đô la Doanh số

Trang 29

đại-bán hàng hàng năm của các cửa hàng trung bình đạt 300.000 đô la, trong đó lượnghàng hóa dịch vụ phục vụ cho người Việt chiếm khoảng 70% và 30% cho người nướcngoài.1

Từ đó cho tới nay hoạt động nhượng quyền thương mại ở Việt Nam phát triểntương đối nhanh, với tốc độ ước tính là 15 - 20%/năm.1 Theo điều tra của Hội đồngNhượng quyền thương mại thế giới (WFC): năm 2004, Việt Nam có khoảng 70 hệthống nhượng quyền thương mại chủ yếu hoạt động dưới hình thức nhượng quyềnphương thức kinh doanh Đa số là các thương hiệu nước ngoài như Dilmah, Swatch,Qualitea, KFC, Lotteria,… số doanh nghiệp mang thương hiệu Việt Nam chỉ chiếm sốít như Trung Nguyên, Phở 24, bánh ngọt Kinh Đô,… Hiện nay, theo thống kê của Câulạc bộ Nhượng quyền thương mại Việt Nam, gần 100 thương hiệu quốc tế đang hoạtđộng tại Việt Nam theo hình thức nhượng quyền, trong đó chiếm ưu thế là các thươnghiệu đến từ Mỹ Hầu hết các hệ thống bán thức ăn nhanh trước khi vào Việt Nam đềulà những nhà kinh doanh đã thành công ở một số nước châu Á như Nhật Bản,Indonesia, Đài Loan, Trung Quốc, Hàn Quốc, Phillipines, Thái Lan Mặc dù các cơ sởkinh doanh áp dụng nhượng quyền thương mại của Việt Nam có quy mô nhỏ nhưngkhi các cửa hàng nhượng quyền bán kem, bán thức ăn nhanh nhượng quyền của cáccông ty nước ngoài xuất hiện thì các công ty Việt Nam cũng xuất hiện trong vai trò làmột mắt xích của hệ thống nhượng quyền đó, như tham gia vào quá trình cung cấpnguyên vật liệu cho chế biến.

Sau đây chúng ta sẽ xem xét một số hệ thống nhượng quyền thương mại điển hình ởViệt Nam.

2.1.Các hệ thống nhượng quyền phương thức kinh doanh mang thương hiệuViệt Nam

Mặc dù hiện nay số lượng các hệ thống nhượng quyền phương thức kinh doanhmang thương hiệu Việt Nam còn rất nhỏ bé nhưng sự phát triển của các thương hiệuViệt như Trung Nguyên, Phở 24, bánh ngọt Kinh Đô, cũng phần nào cho thấy tiềm1 Trần Ngọc Sơn Nhượng quyền kinh doanh ở Việt Nam Văn phòng luật sư Phạm và Liên danh (Pham and

Associates), Hà Nội1

Trang 30

năng to lớn về nhượng quyền thương mại của các doanh nghiệp Việt Nam Hai hệthống nhượng quyền nổi bật là Trung Nguyên và Phở 24 sẽ được phân tích sau đây.

Trung Nguyên xuất phát là một nhãn hiệu cà phê non trẻ khởi nghiệp ở Buôn Mê

Thuột vào tháng 6 năm 1996, chủ yếu sản xuất và kinh doanh trà, cà phê Năm 1998,Trung Nguyên trở thành một hiện tượng trong giới kinh doanh khi khai trương chuỗicửa hàng trên khắp thành phố Hồ Chí Minh thông qua phương thức nhượng quyềnthương mại Con số 100 quán cà phê và khẩu hiệu “Mang lại nguồn cảm hứng sáng tạomới” thực sự đã gây ra một cơn sốt trên các phương tiện thông tin đại chúng Năm2000, thương hiệu này bắt đầu tiến hành nhượng quyền ra khu vực phía Bắc, đánh dấubằng sự xuất hiện tại Hà Nội và lần đầu tiên tiến hành nhượng quyền thương hiệu đếnNhật Bản Năm tiếp theo, hoạt động nhượng quyền phát triển ra khắp toàn quốc vàđiểm đến ngoài biên giới tiếp theo là Singapore, Campuchia, Thái Lan Thương hiệuG7 ra đời vào năm 2003 hướng vào xuất khẩu đến các quốc gia phát triển và hệ thốngphân phối G7Mart lớn nhất Việt Nam xây dựng năm 2006, được đánh giá là bước độtphá trong việc thực hiện nhượng quyền thương mại khi cạnh tranh với các nhà phânphối nước ngoài nhằm chiếm lĩnh thị trường bán lẻ trong nước Hiện nay TrungNguyên đã có một mạng lưới gần 1000 quán cà phê nhượng quyền trên cả nước và 8quán ở nước ngoài như: Mỹ, Nhật, Singapore, Thái Lan, Trung Quốc, Campuchia, BaLan, Ukraina Bên cạnh đó, Trung Nguyên cũng đã xây dựng được một hệ thống hơn1000 cửa hàng tiện lợi và trung tâm phân phối G7Mart trên toàn quốc 1

Biểu 2: Sự tăng trưởng của hệ thống cửa hàng nhượng quyền thương hiệuTrung Nguyên (1998-2005)

Trang 31

Nguồn: Tập đoàn Trung Nguyên

Theo hợp đồng được kí kết thì các cơ sở của Trung Nguyên phải tuân thủ các quyđịnh về cách thức pha chế cà phê và trà, phục vụ nhạc và được Trung Nguyên tư vấn vềcách trang trí thiết kế cũng như điều hành quán Bên cạnh phí nhượng quyền, bên nhậnquyền còn phải trả cho Trung Nguyên phí hoạt động hàng tháng dựa theo tỷ lệ doanhthu Đổi lại, bên nhận quyền sẽ được khai thác lợi ích trên uy tín và thương hiệu củaTrung Nguyên trên cơ sở tiếp nhận các hỗ trợ tư vấn về quản lý kinh doanh theo môhình Trung Nguyên đã xây dựng Tuy Trung Nguyên có quy định như vậy, nhưng vấnđề quản lý sử dụng thương hiệu Trung Nguyên hiện nay khá lỏng lẻo, khi có khá nhiềucác cửa hàng cà phê mang thương hiệu này mà cách thức pha chế, chất lượng cà phê vàgiá tiền rất khác nhau, thậm chí là không hề kí hợp đồng nhượng quyền với TrungNguyên Đây là một rủi ro riêng đối với thương hiệu này, vì là doanh nghiệp đi đầu,còn thiếu nhiều kinh nghiệm trong quản lý nhượng quyền và phương thức kinh doanhlại đơn giản, dễ sao chép

Trong số ít các doanh nghiệp mang thương hiệu Việt thành công trong lĩnh vực

nhượng quyền, Phở 24 nổi lên là một mô hình thành công và hiệu quả, được chứng

minh bằng tốc độ phát triển và chiến lược hoạt động được thực hiện triệt để Tháng6/2003, Phở 24 được thành lập và mở cửa hàng đầu tiên tại thành phố Hồ Chí Minh,nhưng phải hơn 1 năm sau, vào tháng 1/2005, Phở 24 mới tiến hành nhượng quyền

Trang 32

thương mại và mở cửa hàng nhượng quyền đầu tiên tại thành phố Hồ Chí Minh, tiếptheo đó là hàng loạt các cửa hàng nhượng quyền tại các thành phố lớn như Hà Nội,Huế, Đà Nẵng,… Tháng 7/2005, Phở 24 lần đầu tiên tiến hành nhượng quyền ra nướcngoài, và mở cửa hàng nhượng quyền tại thủ đô Jakarta của Indonesia, đến nay sốlượng này đã lên đến 5 cửa hàng Đến tháng 7/2006, Phở 24 lại mở một cửa hàngnhượng quyền nữa ở thủ đô Manila của Philippin và sau đó là quá trình phát triểnkhông ngừng của hoạt động nhượng quyền tới Campuchia, Mỹ, Hàn Quốc, Australia.Tháng 9 năm 2006, Vinacapital đã mua 30% cổ phần của Phở 24 để nhân rộng mô hìnhkinh doanh này trong 2 năm bao gồm thiết lập hệ thống bếp trung tâm, nhà máy sảnxuất bánh phở, gia vị phở và mở thêm các nhà hàng tại Việt Nam và nước ngoài đãphần nào chứng minh khả năng phát triển của mô hình kinh doanh của Phở 24 Chođến nay, Phở 24 đã có tổng cộng 70 cơ sở trong và ngoài nước với 1.500 lao động 1

Đây là chuỗi quán phở cao cấp và đang trên đà phát triển của Việt Nam nhờ chất lượngsản phẩm và mô hình kinh doanh đặc thù, dễ nhân rộng Chiến lược lâu dài của công tylà sẽ tiếp tục nhân rộng mô hình quán phở tại Việt Nam và nước ngoài thông qua hìnhthức nhượng quyền thứ cấp thay vì nhượng quyền phát triển vùng như hiện nay.

Trong hai năm đầu, một đặc điểm dễ thấy ở những quán phở đầu tiên của Phở 24 làtính đồng bộ Thật vậy, chủ trương của doanh nghiệp này trong 2 năm 2005-2007 là tậptrung mạnh vào xây dựng tính đồng bộ xuyên suốt tất cả các khâu của hoạt động kinhdoanh phở với mục đích tạo nền tảng vững mạnh cho chiến lược nhượng quyền thươngmại dài hạn sau này Nói khác đi, Phở 24 chọn hướng đi tập trung vào chất lượng vàchiều sâu của mô hình kinh doanh nói chung và mô hình nhượng quyền thương mại nóiriêng trước khi phát triển theo chiều rộng Những năm tiếp theo Phở 24 liên tục củngcố tính ổn định và đồng bộ của chuỗi quán phở, đặc biệt đối với chất lượng món ăn,chất lượng dịch vụ, trang trí nội thất, đồng phục nhân viên, bảng hiệu và hầu như tất cảcác dụng cụ và trang thiết bị dù thật nhỏ trong quán, cũng như hình thành một văn hoáchung xuyên suốt các tầng lớp của công ty (văn phòng trung tâm, cửa hàng của công

Trang 33

ty, cửa hàng nhượng quyền), coi đó là chiến lược hàng đầu trong việc xây dựng thươnghiệu

Các khâu về tổ chức, đào tạo, huấn luyện cũng được chuẩn bị từng bước để có thểchuyển giao và hỗ trợ đắc lực cho đối tác nhận quyền.Các chương trình hỗ trợ trướckhi khai trương quán nhượng quyền mà Phở 24 dành cho đối tác nhượng quyền baogồm: tư vấn lựa chọn địa điểm mở quán, giúp đỡ đối tác thiết kế, bài trí cửa hàngnhượng quyền, huấn luyện đào tạo nhân viên, cung cấp danh sách các thiết bị, nguồncung cấp cần thiết cho việc kinh doanh, giúp đỡ đối tác xây dựng các hoạt độngmarketing, xúc tiến hỗn hợp liên quan đến lễ khai trương Để được cấp quyền sử dụngthương hiệu và phương thức vận hành một quán Phở 24 với những tiêu chuẩn đồng bộ,đối tác nhận quyền phải trả cho chủ thương hiệu Phở 24 một khoản phí ban đầu (trảmột lần duy nhất khi ký kết hợp đồng) là 10.000 đô la cộng thêm một khoản phí hàngtháng Phí này là chi phí sử dụng thương hiệu, nhãn hiệu và những dịch vụ hỗ trợ khácnhư khuyến mãi, quảng bá, tiếp thị, đào tạo, tư vấn, nghiên cứu và phát triển sản phẩmmới,… từ phía chủ thương hiệu Phở 24 trong suốt quá trình 5 năm của hợp đồngnhượng quyền thương mại.

Có thể thấy, do đặt trọng tâm phát triển chiều sâu trước nên Phở 24 phải chấp nhậntốc độ nhân rộng mô hình kinh doanh chậm hơn nhiều so với nhu cầu thị trường vàđiều này cũng tạo ra một rủi ro cho chủ thương hiệu: đó là rủi ro bị các đối thủ cạnhtranh sao chép mô hình kinh doanh Để đối phó, chủ thương hiệu Phở 24 chỉ còn cáchđánh bóng và xây dựng thương hiệu mình thật vững mạnh vì chỉ có thương hiệu làkhông thể sao chép được Mạng lưới tiếp thị và quảng cáo phủ sóng cả nước cũng làmột thế mạnh mà các đối thủ cạnh tranh mới không thể có được Bên cạnh đó, lựclượng quản lý nòng cốt được xây dựng dựa trên tính toán tầm vóc công ty muốn phấnđấu ít nhất từ 2 -3 năm sau để đảm bảo cho tương lai phát triển của hoạt động nhượngquyền.

Tuy nhiên, thách thức lớn nhất mà Phở 24 gặp phải trong quá trình nhượng quyềnkhông nằm ở chỗ đội ngũ nhân viên, trang thiết bị đồng bộ hay nguy cơ cạnh tranh caomà ở chính đối tác nhận quyền – người chủ điều hành quán phở nhượng quyền Thật

Ngày đăng: 27/10/2012, 16:45

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1: Số lượng hệ thống và cửa hàng nhượng quyền tại Trung Quốc (2000-2004) - kHÓA LUẬN NGOẠI THƯƠNG Thực trạng và triển vọng phát triển nhượng quyền phương thức kinh doanh tại Việt Nam.doc
Bảng 1 Số lượng hệ thống và cửa hàng nhượng quyền tại Trung Quốc (2000-2004) (Trang 7)
1. Phân tích dựa trên mô hình năm lực lượng của Porter (Porter’s five forces) - kHÓA LUẬN NGOẠI THƯƠNG Thực trạng và triển vọng phát triển nhượng quyền phương thức kinh doanh tại Việt Nam.doc
1. Phân tích dựa trên mô hình năm lực lượng của Porter (Porter’s five forces) (Trang 43)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w