Phân tích dựa trên mô hình năm lực lượng của Porter (Porter’s five forces)

Một phần của tài liệu kHÓA LUẬN NGOẠI THƯƠNG Thực trạng và triển vọng phát triển nhượng quyền phương thức kinh doanh tại Việt Nam.doc (Trang 43 - 44)

Nguồn: Micheal E. Porter .Competitive Strategy. Havard Business Review.

Dựa trên mô hình năm lực lượng của Porter có thể thấy được những cơ hội và thách thức đối với các chủ thể của hoạt động nhượng quyền phương thức kinh doanh bao gồm những yếu tố như phân tích sau đây:

1.1. Đối với nhà nhận quyền Việt Nam tiềm năng

Sức mạnh của nhà cung cấp

Hiện nay số lượng nhà nhượng quyền nước ngoài tại Việt Nam còn tương đối nhỏ (gần 100 thương hiệu), đồng nghĩa với việc sức mạnh tập trung của họ khá cao do ít phải cạnh tranh với các thương hiệu hoạt động trong cùng một lĩnh vực. Mức độ tập trung lớn

nhất thể hiện ở các ngành dịch vụ mới được khai thác tiềm năng nhượng quyền như giáo dục (điều này có thể thấy trong việc APTECH luôn soạn thảo hợp đồng có những yêu cầu rất chi tiết đối với nhà nhận quyền Việt Nam) và nhỏ nhất trong lĩnh vực nhà hàng thức ăn nhanh do số lượng các thương hiệu lớn có mặt ở đây rất phong phú, đến từ nhiều quốc gia khác nhau như KFC, Lotteria, BBQ, Texas Chicken, Jolibee,…Tuy nhiên trong thời gian tới, khi một số lượng lớn các thương hiệu đến từ Mỹ và châu Á sẽ đổ vào Việt Nam sau khi tìm hiểu thị trường thì sức mạnh của các nhà nhượng quyền sẽ giảm xuống. Cuối năm 2008, công ty Edwards Global Services, có 70 năm làm việc trong lĩnh vực xúc tiến nhượng quyền, đã mang đến Việt Nam 5 thương hiệu lớn từ Mỹ như Carl’s Jr, Melting Pot, Round Table Pizza chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực nhà hàng, thức ăn nhanh. Cùng thời điểm này cũng có 20 thương hiệu từ châu Á được công ty tư vấn nhượng quyền thương mại Asia Wide Franchise (Singapore) mang tới Việt Nam, bao gồm 10 thương hiệu trong lĩnh vực nhà hàng ăn uống và 5 mô hình giáo dục mầm non.1 Có thể dự đoán rằng, trong thời gian sắp tới cơ hội của các nhà nhận quyền Việt Nam sẽ lớn hơn khi các số lượng các nhà nhượng quyền nước ngoài đang có xu hướng tăng mạnh, đặc biệt trong lĩnh vực nhà hàng, thức ăn nhanh.

Các thương hiệu nhượng quyền nước ngoài tại Việt Nam hiện nay đều là các thương hiệu lớn, vào Việt Nam sau khi đã nhượng quyền thành công tại Thái Lan, Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc,.. do đó, khả năng thành công của các hợp đồng nhượng quyền của họ là rất cao. Sức mạnh của nhà nhượng quyền lớn mặc dù có thể gây áp lực cho bên nhận quyền nhưng đổi lại, bên nhận quyền sẽ được hưởng nhiều lợi ích từ một thương hiệu có tên tuổi và được người tiêu dùng tin tưởng, một hệ thống kinh doanh thành công và nhiều hỗ trợ từ bên nhượng quyền đầy kinh nghiệm.

Sức mạnh của khách hàng

Một phần của tài liệu kHÓA LUẬN NGOẠI THƯƠNG Thực trạng và triển vọng phát triển nhượng quyền phương thức kinh doanh tại Việt Nam.doc (Trang 43 - 44)