Từ những phân tích trên, có thể thấy cơ hội đối với cả nhà nhượng quyền nước ngoài và nhận quyền Việt Nam là rất lớn, tuy nhiên cũng có những thách thức không nhỏ.
Đối với nhà nhận quyền Việt Nam, cơ hội lớn nhất nằm ở tiềm năng tiêu thụ rất lớn của thị trường với số dân đông, dân số trẻ và mức chi tiêu cho tiêu dùng cao. Bên cạnh đó, số lượng các doanh nghiệp nhượng quyền đang tăng lên mạnh mẽ và mặc dù số lượng doanh nghiệp cạnh tranh nhiều nhưng mức tăng trưởng các ngành cao cũng phần nào làm giảm bớt mức độ cạnh tranh trong các ngành. Trong thời gian tới, ngành có triển vọng phát triển nhất sẽ là giáo dục bởi đây là thị trường chưa được khai thác nhiều mà lại rất có tiềm năng. Trong số 20 thương hiệu đang tìm hiểu để nhượng quyền vào Việt Nam, có tới 5 mô hình giáo dục mầm non. Theo The Little Skool- House (Singapore), tập đoàn giáo dục có thâm niên 28 năm với doanh thu 2,8 tỷ đô la trong năm 2008, họ rất quan tâm đến phát biểu của Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân về việc Việt Nam sẽ đầu tư mạnh vào ngành giáo dục mầm non.1
Bên cạnh đó, nhà nhận quyền Việt Nam cũng phải đối mặt với một số thách thức như mức độ cạnh tranh cao từ một số lượng không nhỏ các nhà nhận quyền hiện nay trong lĩnh vực nhà hàng, thức ăn nhanh và sự đe dọa thay thế do tâm lý người tiêu dùng ít trung thành với một sản phẩm hay một thương hiệu duy nhất.
Đối với nhà nhượng quyền nước ngoài, cơ hội lớn nhất cũng nằm ở tiềm năng của thị trường tiêu thụ, đồng thời kết hợp với những thay đổi trong chính sách mở cửa thị
1 Mạnh Dương (2009). Tại sao nên nhượng quyền thương mại. Báo Nhịp cầu đầu tư số 113 (29-04 tháng 1 năm 2009). 2009).
trường và nỗ lực hoàn thiện khung pháp lý của chính phủ Việt Nam, mặc dù vấn đề này cũng có thể làm tăng nguy cơ xuất hiện đối thủ mới. Hơn nữa, do đặc trưng của hình thức kinh doanh này, nhà nhượng quyền sẽ không phải chịu áp lực từ phía nhà cung cấp cũng như nguy cơ thay thế. Triển vọng của các nhà nhượng quyền nước ngoài trong thời gian sắp tới nằm ở những lĩnh vực chưa được khai thác. Ví dụ như dịch vụ ô tô: Hiện nay, nhu cầu về bảo dưỡng xe hơi tại Việt Nam hiện rất cao trong khi cung lại thấp do nhưng khó khăn về tài chính. Nhận thấy thực tế này, C3 Car Care Center, mô hình trung tâm bảo dưỡng xe hơi chuyên nghiệp của Indonesia đã đến Việt Nam để tìm kiếm đối tác nhượng quyền.
Thách thức đối với các nhà nhượng quyền nước ngoài đến thị trường Việt Nam nằm ở nguy cơ từ bên nhận quyền và những rủi ro trong vấn đề sở hữu trí tuệ mặc dù không phủ nhận là yếu tố này có thể làm giảm khả năng xuất hiện đối thủ cạnh tranh mới. Nếu bên nhận quyền có năng lực quá lớn thì khả năng ép giá và thay đổi các điều khoản trong hợp đồng sao cho có lợi nhất với họ là rất cao. Hoặc nếu bên nhận quyền không thực hiện đúng những cam kết trong hợp đồng thì cũng ảnh hưởng không nhỏ đến nhà nhượng quyền. Vấn đề này yêu cầu nhà nhượng quyền phải có một sự chuẩn bị kĩ lưỡng, xây dựng một chiến lược nhượng quyền chi tiết, chặt chẽ sau khi đã tìm hiểu thị trường và bên nhận quyền tiềm năng một cách toàn diện, chu đáo.
Bên cạnh những cơ hội và thách thức đó còn có cơ hội chung cho cả hai bên hợp đồng nhượng quyền phương thức kinh doanh: Nhượng quyền phương thức kinh doanh là cơ hội đầu tư an toàn trong khủng hoảng. Khủng hoảng kinh tế đang tác động mạnh mẽ đến mọi hoạt động kinh tế nói chung và kinh doanh sản xuất nói riêng. Sự suy giảm của nền kinh tế toàn cầu cùng với những dấu hiệu tiêu cực trong các hoạt động sản xuất và kinh doanh khiến cho các nhà đầu tư cũng trở nên cẩn trọng hơn khi đưa ra quyết định. Tuy nhiên những đánh giá về cơ hội phát triển của nhượng quyền thương mại nói chung và nhượng quyền phương thức kinh doanh nói riêng trong hoàn cảnh suy thoái kinh tế toàn cầu hiện nay lại khá lạc quan khi cho rằng đây là hình thức kinh doanh được nhiều nhà đầu tư lựa chọn do đáp ứng được nhu cầu về một mô hình đầu tư an toàn, hiệu quả.
Khi nền kinh tế đi xuống, chứng khoán không phát triển, bất động sản cũng bị bó hẹp, sự bảo đảm về hiệu quả đầu tư với tỷ lệ thành công cao là một điểm hấp dẫn các nhà đầu tư của hình thức này. Theo nghiên cứu của Phòng Thương mại Mỹ, từ năm 1974 đến nay, trung bình chưa đến 5% doanh nghiệp trong lĩnh vực nhượng quyền thất bại so với tỷ lệ 30%-65% trong các lĩnh vực khác.1 Nhiều chuyên gia về nhượng quyền đến Việt Nam đã đưa ra những dự báo rất tích cực về triển vọng phát triển của thị trường này, cho rằng đây chính là thời điểm để nhượng quyền thương mại phát triển ở Việt Nam. Ông Albert Kong, giám đốc công ty Asia Wide Franchise cho biết: theo số liệu nghiên cứu của công ty này ở nhiều nước, cứ trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế, lượng doanh nghiệp tham gia vào kinh doanh nhượng quyền tăng hơn bình thường.2 Còn theo ông Wiliam Edwards, Chủ tịch Hội đồng quản trị Edwards Global Service, công ty Mỹ có 70 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực xúc tiến nhượng quyền thương mại, đã giúp cho 75 khách hàng tiến hành nhượng quyền trên 60 thị trường: Việt Nam giống như Thổ Nhĩ Kì cách đây 8 năm khi đối mặt với cuộc khủng hoảng (năm 2000-2001) với những dự đoán tiêu cực và tâm lý không mấy lạc quan, nhưng chính thời điềm đó nếu tiến hành nhượng quyền thương mại, giá thuê cửa hàng và nhân công lại rất rẻ, và chỉ sau 2 năm các hợp đồng nhượng quyền đã vượt qua khó khăn và đến nay thì làm ăn rất thuận lợi.
Từ những phân tích mô hình Porter, có thể thấy mức độ cạnh tranh nói chung ở thị trường Việt Nam chưa cao, tiềm năng khai thác đối với cả bên nhượng và nhận quyền là rất lớn. Tuy nhiên nhà nhượng quyền gia nhập thị trường Việt Nam càng sớm thì càng có lợi thế hơn vì sức mạnh của họ khi đó sẽ lớn hơn so với tương lai, khi thị trường đã bị bão hòa và số thương hiệu nhượng quyền nhiều mà số lượng doanh nghiệp muốn nhận quyền lại không nhiều.
Tóm lại, cơ hội phát triển của hình thức nhượng quyền phương thức kinh doanh tại
Việt Nam trong thời gian tới là rất triển vọng, nhưng thách thức đi kèm với chúng cũng không hề nhỏ. Nếu tận dụng được những cơ hội và tìm được hướng giải quyết cho
1 Nhượng quyền thương mại- Cơn lốc mới trên thị trường Việt Nam. http://vietnamnet.vn