Về phía Nhà nước

Một phần của tài liệu kHÓA LUẬN NGOẠI THƯƠNG Thực trạng và triển vọng phát triển nhượng quyền phương thức kinh doanh tại Việt Nam.doc (Trang 55 - 56)

Trước hết Nhà nước cần tập trung đẩy mạnh hơn nữa việc cải thiện môi trường kinh doanh, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh tế nói chung và hoạt động nhượng quyền thương mại nói riêng. Đồng thời, Nhà nước cần thiết phải nghiên cứu, thực hiện một số vấn đề sau:

Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý, tạo hành lang pháp lý cho hoạt động nhượng quyền phương thức kinh doanh, đặc biệt là các vấn đề liên quan đến sở hữu trí tuệ

Hệ thống chính sách, pháp luật được xây dựng cần phải đảm bảo yêu cầu thống nhất đồng bộ, khả thi, tạo môi trường pháp lý thuận lợi trong việc phát triển loại hình này, đảm bảo sự cạnh tranh lành mạnh và bình đẳng giữa các hệ thống nhượng quyền, khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động này phát triển. Đặc biệt những quy định về vấn đề sở hữu trí tuệ cần được quan tâm nghiên cứu và hoàn thiện, tạo tâm lý an tâm và giảm bớt tranh chấp cho các bên tham gia nhượng quyền. Có như vậy mới tạo niềm tin và sự an toàn cho các các nhà đầu tư vào nhượng quyền trong và ngoài nước.

Đào tạo đội ngũ cán bộ về hoạt động nhượng quyền thương mại

Nguồn lực con người luôn đóng vai trò quyết định trong mọi công việc. Để có thể tạo điều kiện hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam đẩy mạnh việc phát triển nhượng quyền phương thức kinh doanh rất cần có một đội ngũ cán bộ có năng lực và trách nhiệm, được trang bị những kiến thức chuyên sâu về nhượng quyền thương mại để tư vấn cho doanh nghiệp trong quá trình lựa chọn mô hình nhượng quyền thích hợp, xây dựng và phát triển hệ thống nhượng quyền thương mại, đặc biệt là khi phát triển nhượng quyền ra nước ngoài, mới giúp doanh nghiệp nhượng quyền bảo vệ được quyền lợi khi tham gia “toàn cầu hoá”.

Trước hết, Nhà nước nên có các hoạt động thiết thực, có hiệu quả hỗ trợ các doanh nghiệp xây dựng và phát triển thương hiệu trong và ngoài nước thông qua hoạt động hỗ trợ xúc tiến thương mại, giúp doanh nghiệp quảng bá hàng hoá và dịch vụ, tiếp cận thị trường, hỗ trợ chi phí cho các doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh bởi thương hiệu là nền tảng của nhượng quyền thương mại. Thứ hai, Nhà nước nên có những ưu đãi về thuế để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nhượng quyền có thể phát triển. Đây là một biện pháp mà Chính phủ Malaysia đã áp dụng và đem lại kết quả rất tốt. Các cơ sở kinh doanh nhượng quyền thương mại ở Malaysia đã được hưởng những ưu đãi về thuế, nhờ đó họ có thêm nhiều nguồn lực để duy trì hoạt động và phát triển, góp phần tăng tốc độ phát triển nhượng quyền thương mại trong nước.

Thành lập các cơ quan hỗ trợ hoạt động nhượng quyền phương thức kinh doanh

Với thực tiễn phát triển ngày càng mạnh mẽ và năng động của loại hình hoạt động nhượng quyền này, việc thành lập các cơ quan như Hiệp hội nhượng quyền thương mại hay các trung tâm tư vấn về nhượng quyền thương mại sẽ giúp hoạt động này phát triển có chất lượng cao hơn. Đây cũng là một đòi hỏi trong bối cảnh hiện nay nhằm tháo gỡ khó khăn về tổ chức, điều phối và phát triển khi mà hình thức này đang rất cần phát triển một cách có định hướng.

Xây dựng hệ thống dữ liệu thông tin về nhượng quyền thương mại để phát triển mạng lưới nhượng quyền phương thức kinh doanh

Cần phải tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác xây dựng dữ liệu về nhượng quyền thương mại. Cơ sở dữ liệu này cần được đăng tải trên các website chính thức của Hiệp hội nhượng quyền thương mại Việt Nam hay của cơ quan chức năng quản lý hoạt động này. Điều này tạo điều kiện cho mọi đối tượng quan tâm có thể tìm hiểu về hoạt động nhượng quyền thương mại, nâng cao hiểu biết về hoạt động này và góp phần thúc đẩy hoạt động nhượng quyền phương thức kinh doanh phát triển.

Một phần của tài liệu kHÓA LUẬN NGOẠI THƯƠNG Thực trạng và triển vọng phát triển nhượng quyền phương thức kinh doanh tại Việt Nam.doc (Trang 55 - 56)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(66 trang)
w