Cuộc đổ bộ của thương hiệu nước ngoài vào Việt Nam www.vietbao.vn.

Một phần của tài liệu kHÓA LUẬN NGOẠI THƯƠNG Thực trạng và triển vọng phát triển nhượng quyền phương thức kinh doanh tại Việt Nam.doc (Trang 39 - 43)

Tuy chưa thật đầy đủ và hoàn thiện nhưng khung pháp lý này là rất cần thiết, đặt nền tảng cho việc quản lý hoạt động này.

- Hoạt động nhượng quyền phương thức kinh doanh ngày càng phát triển, thể hiện ở chỗ số doanh nghiệp tham gia vào hoạt động này liên tục tăng. Các chủ thể tham gia nhượng quyền thương mại cũng đa dạng hơn, không chỉ có các doanh nghiệp nước ngoài mà ngày càng có nhiều doanh nghiệp Việt Nam tham gia hoạt động này. Lĩnh vực nhượng quyền cũng được mở rộng, không chỉ bó hẹp trong các hệ thống nhà hàng ăn uống mà còn xuất hiện trong thị trường phân phối bán lẻ, hàng tiêu dùng, giáo dục đào tạo.

- Hệ thống nhượng quyền phương thức kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam cũng tận dụng được những lợi thế riêng về bản sắc dân tộc và đạt được những thành công nhất định, tạo dựng được hình ảnh tốt trong lòng khách hàng cũng như có được những vị thế nhất định trên thị trường như cà phê Trung Nguyên, Phở 24, bánh ngọt Kinh Đô, …

- Người tiêu dùng Việt Nam đã có cơ hội tiếp cận với những thương hiệu lớn trên thế giới nhờ có hoạt động nhượng quyền phương thức kinh doanh. Hoạt động này phủ khắp các lĩnh vực khác nhau của nền kinh tế và đem lại nhiều lựa chọn hơn cho người tiêu dùng, đồng thời vẫn bảo đảm về tính đồng bộ của chất lượng sản phẩm và cung cách phục vụ. Không thể phủ nhận là những sự xuất hiện của KFC, Lotteria đã góp phần không nhỏ vào thói quen ăn uống của giới trẻ Việt Nam thời gian gần đây hay chuỗi siêu thị Metro giúp người tiêu dùng có một địa điểm mua sắm tiện lợi và đáng tin cậy hơn.

- Hoạt động nhượng quyền nói chung cũng đã góp phần phát triển kinh tế – xã hội Việt Nam. Sự thành công và phát triển của các hệ thống nhượng quyền đã góp phần làm sôi động nền kinh tế và đem lại doanh thu lớn cho các doanh nghiệp nhượng quyền và nhận quyền.

Bên cạnh những thành tựu đạt được, hoạt động nhượng quyền phương thức kinh doanh ở Việt Nam còn có nhiều hạn chế cần khắc phục:

- Việc quản lý Nhà nước về hoạt động nhượng quyền thương mại còn nhiều yếu kém bất cập khiến cho hoạt động nhượng quyền thương mại dù có xu hướng phát triển nhưng trong thời gian qua vẫn chưa thực sự hiệu quả như tiềm năng vốn có, nhiều nhà nhận quyền và nhượng quyền dè dặt trong việc đầu tư kinh doanh và phát triển hệ thống nhượng quyền Việt Nam. Thực trạng này xuất phát từ các vấn đề như khuôn khổ pháp lý điều chỉnh hoạt động nhượng quyền thương mại còn chưa thống nhất, đồng bộ, Nhà Nước chưa có cơ chế, chính sách khuyến khích, hỗ trợ hoạt động nhượng quyền, việc cung cấp thông tin chưa được thể chế hoá và chưa thành lập được các tổ chức hỗ trợ cho hoạt động nhượng quyền thương mại.

- Thương hiệu của Việt Nam được nhượng quyền phương thức kinh doanh còn ít. Trong số khoảng 70 hệ thống nhượng quyền tại Việt Nam thống kê được vào năm 2004 thì chủ yếu là các thương hiệu nước ngoài, các thương hiệu của Việt Nam có thể nói là “đếm được trên đầu ngón tay”. Hiện nay, số thương hiệu Việt được nhượng quyền đã tăng lên nhưng vẫn chỉ là con số rất nhỏ so với các thương hiệu nổi tiếng của nước ngoài đang nhượng quyền Việt Nam. Các sản phẩm truyền thống của Việt Nam có tiềm năng đầu tư ra nước ngoài như hàng nông sản, hải sản, thủ công mỹ nghệ chưa được các doanh nghiệp đầu tư đúng mức. Vấn đề này là do các doanh nghiệp chưa nhận thức được đầy đủ về hoạt động nhượng quyền thương mại cũng như chưa quan tâm đúng mức đến việc xây dựng và phát triển thương hiệu của mình.

- Trong số các hệ thống nhượng quyền phương thức kinh doanh có nhiều hệ thống chưa thu phí nhượng quyền, chưa kiểm tra, giám sát chặt chẽ và hỗ trợ đáng kể cho các cơ sở kinh doanh nhượng quyền, chưa xây dựng được cẩm nang hoạt động cụ thể, chi tiết. Chất lượng ở một số cơ sở kinh doanh nhượng quyền chưa đồng đều, các nhà nhượng quyền Việt Nam chưa có chiến lược dài hạn để phát triển toàn bộ hệ thống. Điều này được thể hiện rõ nhất trong hệ thống thương

hiệu Trung Nguyên, khi hiện nay doanh nghiệp này đã mất kiểm soát đối với nhiều cơ sở kinh doanh giả thương hiệu của họ và sự không đồng nhất của chính chuỗi cửa hàng nhượng quyền. Có thể thấy điểm yếu của doanh nghiệp Việt Nam là chưa xây dựng được một quy trình chuyên nghiệp và chặt chẽ để có thể tiến hành nhượng quyền và tránh được những tranh chấp nảy sinh.

Bên cạnh đó, trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp và tính chuyên nghiệp của các bên tham gia vào hoạt động nhượng quyền thương mại còn chưa cao, khiến cho hoạt động này tại Việt Nam chưa phát triển như tiềm năng vốn có.

Một phần của tài liệu kHÓA LUẬN NGOẠI THƯƠNG Thực trạng và triển vọng phát triển nhượng quyền phương thức kinh doanh tại Việt Nam.doc (Trang 39 - 43)