Hoạt động nhượng quyền phương thức kinh doanh tại Việt Nam

Một phần của tài liệu kHÓA LUẬN NGOẠI THƯƠNG Thực trạng và triển vọng phát triển nhượng quyền phương thức kinh doanh tại Việt Nam.doc (Trang 28 - 29)

Hình thức kinh doanh nhượng quyền đã có mặt tại Việt Nam từ trước những năm 1975 thông qua một số hệ thống nhượng quyền các trạm xăng dầu như Mobil, Exxon (Esso) (Mỹ), Shell (Hà Lan)(nhượng quyền phân phối sản phẩm). Đến đầu những năm 90 của thế kỉ 20, nhượng quyền thương mại bắt đầu hình thành khi có một vài doanh nghiệp kinh doanh thiết bị lọc nước do Việt kiều đầu tư đã đưa ra phương thức nhượng quyền thương mại, nhưng thị trường lúc bấy giờ chưa thực sự sôi động và bản thân thương hiệu của các doanh nghiệp đó cũng chưa mấy nổi tiếng nên đã không thành công.

Đến giữa những năm 1990, các hệ thống nhượng quyền thương mại hiện đại- nhượng quyền phương thức kinh doanh mới xuất hiện tại Việt Nam với số lượng nhỏ, người nhận quyền chủ yếu là các công ty có trụ sở tại nước ngoài và hoạt động nhượng quyền cũng chỉ bó hẹp trong phạm vi của lĩnh vực thức ăn nhanh (fastfood). Bên cạnh đó, vào thời điểm này hoạt động nhượng quyền (vào Việt Nam với vai trò là một hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài) bị hạn chế bởi cuộc khủng hoảng tài chính-tiền tệ trong khu vực. Những số liệu ghi nhận được về thị trường nhượng quyền thương mại vào thời điểm này rất khiêm tốn. Tổng doanh thu của hoạt động nhượng quyền năm 1996 đạt khoảng 1,5 triệu đô la và năm 1998 vào khoảng hơn 4 triệu đô la. Doanh số bán hàng

hàng năm của các cửa hàng trung bình đạt 300.000 đô la, trong đó lượng hàng hóa dịch vụ phục vụ cho người Việt chiếm khoảng 70% và 30% cho người nước ngoài.1

Từ đó cho tới nay hoạt động nhượng quyền thương mại ở Việt Nam phát triển tương đối nhanh, với tốc độ ước tính là 15 - 20%/năm.1 Theo điều tra của Hội đồng Nhượng quyền thương mại thế giới (WFC): năm 2004, Việt Nam có khoảng 70 hệ thống nhượng quyền thương mại chủ yếu hoạt động dưới hình thức nhượng quyền phương thức kinh doanh. Đa số là các thương hiệu nước ngoài như Dilmah, Swatch, Qualitea, KFC, Lotteria,… số doanh nghiệp mang thương hiệu Việt Nam chỉ chiếm số ít như Trung Nguyên, Phở 24, bánh ngọt Kinh Đô,… Hiện nay, theo thống kê của Câu lạc bộ Nhượng quyền thương mại Việt Nam, gần 100 thương hiệu quốc tế đang hoạt động tại Việt Nam theo hình thức nhượng quyền, trong đó chiếm ưu thế là các thương hiệu đến từ Mỹ. Hầu hết các hệ thống bán thức ăn nhanh trước khi vào Việt Nam đều là những nhà kinh doanh đã thành công ở một số nước châu Á như Nhật Bản, Indonesia, Đài Loan, Trung Quốc, Hàn Quốc, Phillipines, Thái Lan. Mặc dù các cơ sở kinh doanh áp dụng nhượng quyền thương mại của Việt Nam có quy mô nhỏ nhưng khi các cửa hàng nhượng quyền bán kem, bán thức ăn nhanh nhượng quyền của các công ty nước ngoài xuất hiện thì các công ty Việt Nam cũng xuất hiện trong vai trò là một mắt xích của hệ thống nhượng quyền đó, như tham gia vào quá trình cung cấp nguyên vật liệu cho chế biến.

Sau đây chúng ta sẽ xem xét một số hệ thống nhượng quyền thương mại điển hình ở Việt Nam.

2.1. Các hệ thống nhượng quyền phương thức kinh doanh mang thương hiệu Việt Nam Nam

Mặc dù hiện nay số lượng các hệ thống nhượng quyền phương thức kinh doanh mang thương hiệu Việt Nam còn rất nhỏ bé nhưng sự phát triển của các thương hiệu Việt như Trung Nguyên, Phở 24, bánh ngọt Kinh Đô,.. cũng phần nào cho thấy tiềm năng to lớn về nhượng quyền thương mại của các doanh nghiệp Việt Nam. Hai hệ thống nhượng quyền nổi bật là Trung Nguyên và Phở 24 sẽ được phân tích sau đây.

Một phần của tài liệu kHÓA LUẬN NGOẠI THƯƠNG Thực trạng và triển vọng phát triển nhượng quyền phương thức kinh doanh tại Việt Nam.doc (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(66 trang)
w