70% thu nhập của người Việt dành cho tiêu dùng www.saga.vn 3 Niên giám thống kê 008 Tổng cục thống kê.

Một phần của tài liệu kHÓA LUẬN NGOẠI THƯƠNG Thực trạng và triển vọng phát triển nhượng quyền phương thức kinh doanh tại Việt Nam.doc (Trang 45 - 47)

giáo dục có mức co giãn cầu thấp hơn vì các sản phẩm thay thế chưa nhiều và phần lớn các sản phẩm dịch vụ do các thương hiệu nhượng quyền nước ngoài cung cấp đều có những đặc trưng về chất lượng nhất định, khó bị cạnh tranh và thay thế.

Nguy cơ cạnh tranh từ các đối thủ tiềm năng

Thị trường Việt Nam có tiềm năng tiêu dùng mạnh mẽ rõ ràng sẽ có sức hấp dẫn cao đối với các doanh nghiệp cạnh tranh và nguy cơ xuất hiện nhiều đối thủ tiềm năng là rất lớn. Tuy nhiên, điều này chưa đủ để khẳng định về một mức cạnh tranh cao đối với các nhà nhận quyền Việt nam. Bởi vì, dù có nhiều đối thủ cạnh tranh nhưng nếu sức tiêu dùng của thị trường vẫn chưa được đáp ứng hết, cầu vẫn lớn hơn cung thì mỗi doanh nghiệp sẽ vẫn có lợi nhuận và doanh thu tối đa mà không chịu tác động của mức cạnh tranh từ các đối thủ trong thị trường.

Những ưu đãi của ngân hàng là một yếu tố gây ra nguy cơ đối thủ tiềm tàng cho nhà nhận quyền tiềm năng. Trong điều kiện khủng hoảng kinh tế như hiện nay, việc cho vay của ngân hàng là khá khó khăn, do các ngân hàng luôn phải tìm và cân nhắc những đối tác ít rủi ro nhất. Tuy nhiên hiện nay nhượng quyền thương mại đang trở thành một mục tiêu mới đối với các ngân hàng. Theo đánh giá của ông Huỳnh Văn Toàn, thành viên Hội đồng quản trị Ngân hàng Đại Tín thì đây là một mô hình kinh doanh khá an toàn, phù hợp với mục tiêu cho vay của ngân hàng bởi một thương hiệu có sẵn, hệ thống quản trị ổn định, quy trình hoạt động hiệu quả và nhất là được kiểm chứng qua nhiều năm ở nhiều môi trường khác nhau sẽ rất ít rủi ro. Ông cũng khẳng định Ngân hàng Đại Tín sẽ đưa ra mức lãi suất ưu đãi hơn cho các doanh nghiệp vay tiền để thực hiện nhượng quyền thương mại.1 Như vậy, những ưu đãi này sẽ khích lệ các cá thể tham gia nhiều hơn vào thị trường thông qua phương thức nhượng quyền thương mại. Do đó, mặc dù nó có tác động tích cực là làm giảm bớt khó khăn đối với nhà nhận quyền tiềm năng nhưng cũng làm tăng nguy cơ về đối thủ tiềm tàng do các đối tượng này cũng được ưu đãi và gia nhập thị trường thuận lợi hơn.

1 Mạnh Dương (2009). Tại sao nên nhượng quyền thương mại. Báo Nhịp cầu đầu tư số 113 (29-04 tháng 1 năm 2009). 2009).

Mức độ cạnh tranh giữa các đối thủ hiện hữu

Mức độ cạnh tranh trong cùng một ngành thể hiện ở tỷ lệ tập trung của ngành, thông qua thị phần mà các hãng lớn nhất nắm giữ. Theo số liệu của Công ty nghiên cứu thị trường Nielsen công bố tháng 3-2009 về sự phát triển của thị trường thức ăn nhanh tại Việt Nam, KFC dẫn đầu với 20 cửa hàng tại TP.HCM, Hà Nội có 9 cửa hàng, tiếp đến là Lotteria 15 cửa hàng thuộc khu vực TP.HCM, Hà Nội có 3 cửa hàng, cuối cùng là Jollibee với khoảng 8 cửa hàng.1 Đây cũng là ngành có mức độ cạnh tranh cao nhất, thể hiện thông qua số lượng các đối thủ cạnh tranh hiện tại và năng lực của họ (như khả năng mở nhiều cơ sở nhận quyền trong một thời gian ngắn và mức tăng trưởng- KFC phát triển với tốc độ 60-70% giai đoạn 2005-2008). Ngành phân phối bán lẻ cũng có mức độ cạnh tranh đáng kể, với nhiều các thương hiệu phân phối lớn như Big C, Metro, Dairy Farm, G7 Mart,.. Tuy các thương hiệu này đều đang hoạt động rất hiệu quả tại Việt Nam nhưng đó mới chỉ là khởi đầu cho làn sóng nhượng quyền vào Việt Nam. Những khó khăn lớn hơn đang còn ở phía trước khi hàng loạt tập đoàn phân phối bán lẻ và đồ ăn nhanh dự kiến sẽ ồ ạt vào Việt Nam trong thời gian tới. Mức độ cạnh tranh giảm đi ở các lĩnh vực khác như giáo dục, dịch vụ ô tô,.. do số lượng các đối thủ cạnh tranh còn ít mà nhu cầu của người tiêu dùng lại rất cao.

1.2. Đối với nhà nhượng quyền nước ngoài

Đối với nhà nhượng quyền nước ngoài, sản phẩm dịch vụ mà họ cung cấp chính là các hợp đồng nhượng quyền, do đó, họ không phải chịu bất kỳ áp lực nào từ nhà cung cấp, bởi việc thiết lập hợp đồng nhượng quyền hoàn toàn do họ quyết định. Cơ hội và thách thức đối với họ, do vậy, tập trung ở bốn yếu tố còn lại:

Sức mạnh của khách hàng

Một phần của tài liệu kHÓA LUẬN NGOẠI THƯƠNG Thực trạng và triển vọng phát triển nhượng quyền phương thức kinh doanh tại Việt Nam.doc (Trang 45 - 47)