1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Lưu trữ tài liệu khoa học tại viện khoa học xã hội việt nam thực trạng và giải pháp

136 133 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 136
Dung lượng 1,93 MB

Nội dung

Lưu trữ tài liệu khoa học tại Viện Khoa học học xã hội Việt Nam là hoạt động tổ chức quản lý công tác lưu trữ và thực hiện các hoạt động nghiệp vụ lưu trữ nhằm mục đích bảo quản an toàn,

Trang 1

LÊ THỊ HẢI NAM

LƯU TRỮ TÀI LIỆU KHOA HỌC TẠI VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM:

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC CHUYÊN NGÀNH LƯU TRỮ

HÀ NỘI 2008

Trang 2

LÊ THỊ HẢI NAM

LƯU TRỮ TÀI LIỆU KHOA HỌC TẠI VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM:

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP

Chuyên ngành : Lưu trữ

Mã số: 60 32 24

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC CHUYÊN NGÀNH LƯU TRỮ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS.ĐÀO XUÂN CHÚC

HÀ NỘI 2008

Trang 3

PHẦN MỞ ĐẦU

PHẦN NỘI DUNG

Chương 1 Khái quát về hoạt động nghiên cứu khoa học và tài liệu

khoa học của Viện Khoa học xã hội Việt Nam

10

1.1 Lịch sử hình thành, chức năng nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức

của Viện Khoa học xã hội Việt Nam

1.2.1 Các quy định của Nhà nước và của Viện Khoa học xã hội Việt

Nam về hoạt động khoa học

21

1.2.3 Các hình thức tổ chức thực hiện nghiên cứu khoa học 26

1.3 Tài liệu khoa học của Viện Khoa học xã hội Việt Nam 30 1.3.1 Nội dung, thành phần và đặc điểm của tài liệu khoa học 30

Chương 2 Thực trạng công tác lưu trữ tài liệu khoa học tại

Viện Khoa học xã hội Việt Nam

42

Trang 4

2.1.3 Phổ biến pháp luật về công tác lưu trữ 50

2.1.6 Đảm bảo cơ sở vật chất cho công tác lưu trữ 56

2.2 Các hoạt động nghiệp vụ lưu trữ tài liệu khoa học 57

2.2.5 Tổ chức giao nộp tài liệu vào lưu trữ lịch sử 78

2.3 Một số nhận xét đánh giá về công tác lưu trữ tài liệu khoa

học tại Viện Khoa học xã hội Việt Nam

Chương 3 Các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác lưu trữ tài liệu

khoa học tại Viện Khoa học xã hội Việt Nam

83

3.1 Phương hướng nâng cao hiệu quả công tác lưu trữ tài liệu

khoa học tại Viện Khoa học xã hội Việt Nam

83

3.1.1 Một số yêu cầu và nội dung cơ bản đối với công tác lưu trữ

trong gia đoạn hiện nay

83

3.1.2 Phương hướng công tác lưu trữ liệu khoa học của Viện khoa

học xã hội Việt Nam

85

3.2 Các giải pháp đối với công tác lưu trữ tài liệu khoa học 86

3.2.1 Giải pháp đối với việc tổ chức quản lý công tác lưu trữ 86 3.2.1.1 Kiện toàn tổ chức và nhân sự làm công tác lưu trữ 86 3.2.1.2 Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp lý về công tác lưu trữ tài liệu

3.2.1.3 Tăng cường phổ biến pháp luật về công tác lưu trữ 91

Trang 5

3.2.3 Giải pháp đối với hoạt động nghiệp vụ lưu trữ 98

3.2.3.4 Tổ chức khai thác, sử dụng tài liệu lưu trữ 111

3.2.4.1 Đẩy mạnh ứng dụng tin học vào công tác lưu trữ 112

3.2.4.2 Tổ chức, thực hiện giao nộp tài liệu vào lưu trữ lịch sử 113

3.2.4.3 Tăng cường mối quan hệ phối hợp giữa tổ chức và cá nhân liên

quan đến hoạt động lưu trữ tài liệu khoa học

113

3.3 Một số kiến nghị về công tác lưu trữ tài liệu khoa học đối

với các cơ quan có thẩm quyền

114

3.3.1 Cơ quan quản lý nhà nước về khoa học công nghệ và lưu trữ 114

3.3.3 Các đơn vị trực thuộc Viện Khoa học xã hội Việt Nam 115

Phụ lục I: Quy chế công tác văn thư và lưu trữ của Viện Khoa

học xã hội Việt Nam

Phụ lục II: Bảng thời hạn bảo quản tài liệu lưu trữ của Trung

tâm Khoa học xã hội và Nhân văn Quốc gia

Phụ lục III: Quy chế về bảo quản, khai thác và sử dụng tài liệu

lưu trữ tại Văn phòng Viện Khoa học xã hội Việt Nam

Trang 6

Với chức năng và nhiệm vụ của cơ quan nghiên cứu khoa học xã hội nhân văn hàng đầu đất nước, Viện Khoa học xã hội Việt Nam là nơi quy tụ các nhà nghiên cứu hàng đầu về khoa học xã hội, nơi sản sinh những tài liệu nghiên cứu về khoa học xã hội và nhân văn phong phú đa dạng có giá trị về nhiều mặt Trong đó quan trọng nhất là các báo cáo kiến nghị chứa đựng những luận cứ khoa học được đúc rút từ hoạt động nghiên cứu của các chương trình đề tài dự án, hội nghị hội thảo khoa học cung cấp thông tin dự báo cho Đảng và Nhà nước trong việc xây dựng chủ trương đường lối chính sách phát triển kinh tế xã hội của đất nước

Lưu trữ tài liệu khoa học tại Viện Khoa học học xã hội Việt Nam là hoạt động tổ chức quản lý công tác lưu trữ và thực hiện các hoạt động nghiệp vụ lưu trữ nhằm mục đích bảo quản an toàn, phát huy giá trị tài liệu hình thành trong hoạt động quản lý và nghiên cứu khoa học của cơ quan, phục vụ cho hoạt động quản lý, nghiên cứu khoa học, nghiên cứu lịch sử và các nhu cầu chính đáng khác của xã hội

Để bảo vệ và phát huy giá trị của khối tài liệu này, trong suốt quá trình hình thành và phát triển, đặc biệt trong những năm gần đây Viện Khoa học xã hội Việt Nam đã có nhiều nỗ lực trong công tác lưu trữ, từ việc thành lập tổ chức làm công tác lưu trữ đến ban hành sửa đổi và bổ sung các văn bản quản

lý liên quan đến hoạt động lưu trữ tài liệu khoa học, tổ chức thực hiện các hoạt động nghiệp vụ, tạo điều kiện về cơ sở vật chất và trang thiết bị cho hoạt động lưu trữ Vì vậy, công tác lưu trữ tài liệu khoa học đã có những chuyển biến tích cực, hồ sơ, tài liệu phản ánh về hoạt động nghiên cứu khoa học đã được chú trọng thu thập, bảo quản và tổ chức khai thác sử dụng có hiệu quả Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đã đạt được, công tác lưu trữ tài liệu

Trang 7

khoa học tại Viện Khoa học xã hội Việt Nam vẫn chưa đáp ứng hết các yêu cầu, còn những tồn tại ảnh hưởng đến tính đầy đủ của thông tin trong từng hồ

sơ lưu trữ cũng như cả hệ thống khối hồ sơ tài liệu nghiên cứu khoa học trong phông lưu trữ của Viện Khoa học xã hội Việt Nam, ảnh hưởng đến quá trình bảo quản, khai thác và cung cấp thông tin cho công tác quản lý và công tác nghiên cứu tại đây

Xuất phát từ thực trạng trên, chúng tôi chọn vấn đề “Lưu trữ tài liệu khoa học tại Viện Khoa học xã hội Việt Nam : thực trạng và giải pháp” làm đề tài luận văn

thạc sĩ Với mục đích tìm hiểu, đánh giá thực trạng, tìm nguyên nhân, đề xuất các giải pháp khắc phục những tồn tại trong công tác lưu trữ tài liệu khoa học tại đây, góp phần bảo vệ và phát huy giá trị khối tài liệu này, đồng thời góp phần nâng cao hiệu quả công tác lưu trữ tài liệu khoa học của Viện Khoa học xã hội Việt Nam

2 Mục tiêu của đề tài

- Mô tả, đánh giá thực trạng công tác lưu trữ tài liệu khoa học tại Viện

Khoa học xã hội Việt Nam

- Đề xuất các giải pháp nhằm bảo vệ và phát huy giá trị của tài liệu khoa học của Viện Khoa học xã hội Việt Nam nói riêng và tài liệu nghiên cứu của các

cơ quan khác nói chung

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: công tác lưu trữ tài liệu nghiên cứu khoa học (tài liệu lưu trữ về hoạt động nghiên cứu khoa học không bao gồm các ấn phẩm- xuất bản phẩm: sách, báo, tạp chí)

Phạm vi nghiên cứu: Luận văn chủ yếu tập trung nghiên cứu khảo sát về việc

tổ chức quản lý công tác lưu trữ tài liệu nghiên cứu khoa học của Viện Khoa học

xã hội Việt Nam và hoạt động nghiệp vụ cụ thể về lưu trữ tài liệu nghiên cứu khoa học tại lưu trữ văn phòng Viện Khoa học xã hội Việt Nam

4 Nhiệm vụ của đề tài

Trang 8

- Thu thập số liệu, khảo sát, thống kê và đánh giá thực trạng lưu trữ tài liệu khoa học trên các mặt công tác:

+ Quản lý công tác lưu trữ tài liệu nghiên cứu khoa học

+ Tổ chức thực hiện nghiệp vụ về lưu trữ tài liệu nghiên cứu khoa học

- Đề xuất các giải pháp và kiến nghị cấp có thẩm quyền nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác lưu trữ tài liệu nghiên cứu khoa học tại Viện Khoa học

Xã hội Việt Nam

5 Các phương pháp nghiên cứu

- Luận văn được thực hiện dựa trên cơ sở phương pháp luận của Chủ nghĩa

Mác Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh Đồng thời chúng tôi cũng sử dụng phương pháp nghiên cứu khác như: Phương pháp hệ thống, phương pháp so sánh, phương pháp phân tích và mô tả, điều tra khảo sát để tổng hợp, xử lý các tư liệu đã thu thập được, phương pháp tổng hợp và khái quát hoá

Để tiến hành nghiên cứu đề tài này chúng tôi đã sử dụng một số phương pháp cụ thể sau đây:

- Phương pháp luận của chủ nghĩa Mác-Lê nin về chủ nghĩa duy vật biện

chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử để làm rõ mối quan hệ giữa lý luận và thực tiễn công tác lưu trữ ở Viện Khoa học Xã hội Việt Nam;

- Phương pháp luận của lưu trữ: Vận dụng nguyên tắc tính đảng, nguyên

tắc lịch sử, nguyên tắc toàn diện tổng hợp khi xem xét thành phần, nội dung tài liệu; cơ sở lý luận của việc xác định giá trị tài liệu, thu thập, bổ sung, chỉnh lý tài liệu, xây dựng công cụ tra cứu và đề xuất những giải pháp đối với công tác lưu trữ

;

- Phương pháp hệ thống: Phương pháp hệ thống đã được vận dụng vào

việc tìm hiểu quá trình hình thành và phát triển của Viện Khoa học xã hội Việt Nam qua từng thời kỳ lịch sử Các tài liệu được phân tích theo hệ thống mà chúng

đã xuất hiện và tồn tại Chúng được sắp xếp theo hệ thống trên cơ sở trình tự thời

Trang 9

gian hình thành và phát triển của Viện từ năm 1967 đến nay Phương pháp hệ thống còn được sử dụng để nghiên cứu đánh giá hệ thống văn bản quản lý chung của nhà nước về công tác lưu trữ và hệ thống văn bản quản lý về công tác lưu trữ củaViện Khoa học xã hội Việt Nam;

- Phương pháp phân tích chức năng: Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của

Viện Khoa học xã hội Việt Nam qua các giai đoạn khác nhau, ứng với từng giai đoạn có chức năng nhiệm vụ để tìm hiểu đánh giá việc quản lý tài liệu nghiên cứu khoa học qua các giai đoạn;

- Phương pháp khảo sát : Luận văn đã sử dụng phương pháp khảo sát thực

tế công tác lưu trữ và tài liệu lưu trữ ở Viện Khoa học xã hội Việt Nam

6 Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Tài liệu nghiên cứu khoa học là một loại hình tài liệu phong phú, có đặc điểm riêng nên vấn đề lưu trữ tài liệu nghiên cứu khoa học nói chung và lưu trữ tài liệu nghiên cứu khoa học xã hội nói riêng đã được một số nhà khoa học đề cập trong một số công trình nghiên cứu Trong đó đáng chú ý là giáo trình của Trường

Trung học Lưu trữ và Nghiệp vụ Văn phòng: Lưu trữ tài liệu khoa học kỹ thuật,

Hà Nội 1996; PTS Nguyễn Minh Phương: Lưu trữ tài liệu khoa học kỹ thuật, Hà nội 1992; Tập bài giảng lưu trữ tài liệu khoa học công nghệ, của PGS.TS

Nguyễn Minh Phương, TS Nguyễn Liên Hương, TS Nguyễn Cảnh Đương, Hà nội, 2005 ; Khoá luận tốt nghiệp ngành Lưu trữ học và Quản trị văn phòng, khoá

2001-2005 của Bùi Thị Mai: Tìm hiểu công tác lưu trữ các kết quả nghiên cứu khoa học tại Trung tâm Thông tin Khoa học và công nghệ quốc gia, Hà Nội,

2005

Vấn đề này cũng được một số tác giả công bố kết quả nghiên cứu trên tạp

chí Văn thư lưu trữ Việt Nam, như: “ Chấn chỉnh công tác thu nộp hồ sơ khoa học” của tác giả Nguyễn Cảnh Đương (Số 1/2008); “Bàn về tài liệu khoa học kỹ thuật và tài liệu khoa học công nghệ” của tác giả Nguyễn Phú Thành (Số 2/2008);

Trang 10

“Vấn đề quản lý, thu nộp tài liệu khoa học tại Viện khoa học và công nghệ Việt Nam” của Nguyễn Thị Việt Hoa (Số 2/2008);

Bên cạnh đó, vấn đề này cũng được một số tác giả trình bày dưới dạng tham luận tại các hội thảo, được in trong các kỷ yếu, đáng chú ý là kỷ yếu hội nghị

chuyên đề ngành thông tin khoa học và công nghệ “Đăng ký giao nộp và sử dụng kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ trên tinh thần luật khoa học

và công nghệ” do Trung tâm Thông tin khoa học và công nghệ quốc gia tổ chức

ngày 16/11/2001 tại Hà Nội

Những công trình đã xuất bản, những bài nghiên cứu kể trên đã đề cập đến việc thu nộp, quản lý và tổ chức khai thác sử dụng tài liệu khoa học công nghệ trong đó có tài liệu nghiên cứu khoa học, công tác tổ chức lưu trữ kết quả nghiên cứu khoa học tại Trung tâm Thông tin khoa học và công nghệ quốc gia- một cơ quan có chức năng đăng ký kết quả nghiên cứu khoa học thuộc Bộ Khoa học và công nghệ, nhưng chưa có hẳn một công trình tổng kết đánh giá về hoạt động quản lý và hoạt động nghiệp vụ lưu trữ tài liệu khoa học Ngay cả các đơn vị lưu trữ của các cơ quan khoa học cũng không có được đề tài chuyên biệt mà thường là những bài viết về thực trạng giao nộp sản phẩm khoa học – một trong những thành phần tài liệu thuộc tài liệu nghiên cứu khoa học

Đối với Viện Khoa học xã hội Việt Nam, nơi sản sinh ra khối lượng lớn tài liệu nghiên cứu khoa học và công việc lưu trữ tài liệu nghiên cứu khoa học đã được tiến hành nhiều năm, đã có một số kết quả nhất định nhưng vấn đề lưu trữ tài liệu khoa học cũng chưa được đầu tư nghiên cứu một cách thoả đáng, mà chỉ dừng

lại ở một số Nhiệm vụ cấp bộ như: “Thực trạng và các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác nguồn thông tin khoa học nội sinh tại Viện khoa học xã hội Việt Nam”, Nhiệm vụ cấp bộ năm 2006 do Trần Mạnh Tuấn, Viện Thông tin Khoa học xã hội Việt Nam làm chủ nhiệm “Đánh giá thực trạng thu nộp hồ sơ khoa học hệ đề tài cấp bộ và cấp viện tại viện Khoa học xã hội Việt Nam” Nhiệm

Trang 11

vụ cấp bộ năm 2007, do Lê Thị Hải Nam, Văn phòng Viện Khoa học xã hội Việt Nam làm chủ nhiệm

Những công trình trên cũng mới chỉ đề cập đến việc quản lý và thu nộp loại hình tài liệu này dưới góc độ của những người làm công tác thông tin thư viện, hoặc mới chỉ đề cập đến loại hình tài liệu hệ đề tài cấp bộ và cấp viện, mà chưa đề cập hết các loại tài liệu khoa học tại cơ quan Còn thiếu hẳn những công trình được nghiên cứu một cách đầy đủ, nên chưa có được những đánh giá một cách toàn diện về công tác này

7 Các nguồn tư liệu được sử dụng

Để hoàn thành luận văn này chúng tôi sử dụng các nguồn tài liệu tham khảo sau đây:

Một số ấn phẩm như: Đào Xuân Chúc, Nguyễn Văn Hàm, Vương Đình

Quyền, Nguyễn Văn Thâm,: Lý luận và thực tiễn công tác lưu trữ NXB, Đại học và Giáo dục Chuyên nghiệp, HN 1990; ThS.Nghiêm Kỳ Hồng: Mấy vấn đề về công tác văn phòng, văn thư, và lưu trữ trong thời kỳ đổi mới.NXB CTQG, Hà Nội, 2003; Nguyễn Hữu Hùng: Thông tin từ lý luận tới thực tiễn, NXB văn hoá, Hà nội 2005; Trường Trung học Lưu trữ và Nghiệp vụ Văn phòng: Lưu trữ tài liệu khoa học kỹ thuật (giáo trình dùng trong các trường trung học lưu trữ và nghiệp vụ văn phòng),

Hà Nội 1996; PTS Nguyễn Minh Phương: Lưu trữ tài liệu khoa học kỹ thuật, Hà nội

1992 PGS.TS Nguyễn Minh Phương, TS Nguyễn Liên Hương, TS Nguyễn Cảnh

Đương: Tập bài giảng Lưu trữ tài liệu khoa học công nghệ(tập bài giảng dạy Đại học của Khoa Lưu trữ học và Quản trị văn phòng), Hà nội 2005

Văn bản quy phạm pháp luật: quy định về công tác khoa học và công tác

lưu trữ: Luật sở hữu trí tuệ năm 2005; Luật Khoa học công nghệ năm 2000, Pháp lệnh Lưu trữ quốc gia năm 2001, Nghị định 111/2004/NĐ-CP, ngày 8/4/2004 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh lưu trữ quốc gia; Nghị định 105/2006/NĐ-CP, ngày 22/09/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và

Trang 12

hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ

Các văn bản của Viện Khoa học xã hội Việt Nam về công tác quản lý

khoa học và quản lý hồ sơ tài liệu: Quy chế Văn thư và Lưu trữ, Quy chế Quản lý Khoa học

Một số công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài nghiên cứu như:

“Chấn chỉnh công tác thu nộp hồ sơ khoa học” của tác giả TS Nguyễn Cảnh

Đương (Tạp chí văn thư lưu trữ Việt Nam, số 1/2008); Kỷ yếu hội nghị chuyên đề

ngành thông tin khoa học và công nghệ “Đăng ký giao nộp và sử dụng kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ trên tinh thần luật khoa học và công nghệ” Hà Nội, 16/11/2001, Khoá luận tốt nghiệp ngành Lưu trữ học và Quản trị văn phòng khoá 2001-2005 của Bùi Thị Mai: Tìm hiểu công tác lưu trữ các kết quả nghiên cứu khoa học tại Trung tâm Thông tin Khoa học và công nghệ quốc gia, Hà Nội, 2005

Nhiệm vụ cấp bộ năm 2007: Điều tra khảo sát thực trạng thu nộp hồ sơ khoa học hệ đề tài cấp bộ và cấp viện tại Viện Khoa học xã hội Việt Nam

Nhiệm vụ cấp bộ năm 2006: Thực trạng và các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác nguồn thông tin khoa học nội sinh tại Viện khoa học xã hội Việt

Nam

8 Đóng góp của Luận văn

Luận văn góp phần mô tả thực trạng công tác lưu trữ, tài liệu nghiên cứu khoa học và các nhóm, bộ tài liệu nghiên cứu khoa học xã hội nhân văn, về cách thức tổ chức quản lý công tác lưu trữ và các hoạt động nghiệp vụ cụ thể về lưu trữ tài liệu nghiên cứu khoa học tại một Viện nghiên cứu đầu ngành về khoa học xã hội và nhân văn

Từ nghiên cứu khảo sát thực trạng công tác lưu trữ tài liệu nghiên cứu khoa học tại Viện Khoa học xã hội Việt Nam, đánh giá những tồn tại đề ra những giải

Trang 13

pháp để củng cố công tác lưu trữ tài liệu nghiên cứu khoa học tại đây, qua đó góp phần giúp cho các cơ quản quản lý về lưu trữ có thêm cơ sở để quản lý chỉ đạo, hướng dẫn nghiệp vụ cụ thể đối với công tác lưu trữ tài liệu nghiên cứu khoa học nói chung và công tác lưu trữ tài liệu nghiên cứu khoa học tại Viện Khoa học xã hội Việt Nam nói riêng

Luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho việc việc giảng dạy và học tập về môn học lưu trữ tài liệu khoa học công nghệ và cho những người quan tâm đến vấn đề lưu trữ tài liệu nghiên cứu khoa học

9 Bố cục của luận văn

Luận văn gồm ba phần: Phần mở đầu, phần nội dung và phần kết luận,

ngoài ra còn có danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục kèm theo

Phần nội dung của luận văn bao gồm ba chương:

Chương 1: Khái quát về hoạt động nghiên cứu khoa học và tài liệu nghiên cứu

khoa học của Viện Khoa học xã hội Việt Nam

Chương này sẽ nêu khái quát về lịch sử hình thành và cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ của Viện Khoa học xã hội Việt Nam, về hoạt động nghiên cứu khoa học và tài liệu nghiên cứu khoa học tại đây Với tính chất là dẫn luận, mục đích của chương này giúp chúng ta thấy được đặc điểm tổ chức và hoạt động của Viện khoa học xã hội Việt nam để hình thành nên các nguồn tài liệu về nghiên cứu khoa học và giá trị của nó

Chương 2: Thực trạng công tác lưu trữ tài liệu nghiên cứu khoa học của viện Khoa học xã hội Việt Nam

Đây là một trong hai chương chính của luận văn và cũng là phần trình bày

về kết quả nghiên cứu khảo sát về công tác quản lý và hoạt động nghiệp vụ lưu trữ tài liệu nghiên cứu khoa học tại Viện Khoa học xã hội Việt Nam, là căn cứ để đánh giá những ưu điểm, tồn tại, nguyên nhân của những tồn tại trong công tác

Trang 14

lưu trữ tài liệu khoa học tại đây, là cơ sở để đề xuất những giải pháp mà chúng tôi

sẽ trình bày tại chương 3 tiếp theo

Chương 3: Các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác lưu trữ tài liệu nghiên cứu khoa học ở Viện Khoa học xã hội Việt Nam

Chương này đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác lưu trữ tài liệu nghiên cứu khoa học tại Viện Khoa học xã hội Việt Nam và các đơn vị trực thuộc Viện

Chúng tôi hoàn thành luận văn này, nhờ sự hướng dẫn, giúp đỡ tận tình của thầy giáo hướng dẫn- PGS.TS Đào Xuân Chúc, của Lãnh đạo Viện và Văn phòng Viện Khoa học xã hội Việt Nam, của các thầy cô giáo Khoa Lưu trữ học và Quản trị Văn phòng, Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn Nhân đây tôi xin được cảm ơn sự giúp đỡ của Thầy giáo hướng dẫn, cảm ơn các tổ chức và cá nhân

đã giúp đỡ, tạo điều kiện cho tôi trong quá trình học tập và hoàn thành bản luận văn này

Hà Nội, ngày tháng năm 2008

Trang 15

Chương 1 KHÁI QUÁT VỀ HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC VÀ TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

1.1 Lịch sử hình thành, chức năng nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Viện Khoa học Xã hội Việt Nam

1.1.1 Sơ lược lịch sử hình thành

Nhận thức được tầm quan trọng của khoa học xã hội và nhân văn trong

sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, ngày 2 tháng 12 năm 1953, khi toàn quân, toàn dân ra sức đẩy mạnh cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp tiến tới giành thắng lợi cuối cùng, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam quyết định thành lập Ban nghiên cứu Lịch sử - Địa lý - Văn học trực thuộc Ban Bí Thư Trung ương, về sau đổi tên là Ban nghiên cứu Văn học – Lịch sử - Địa lý Đây là đơn vị tiền thân của Viện khoa học xã hội Việt Nam – cơ quan đầu ngành về nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn của nước nhà

Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp thắng lợi Công cuộc dựng xây miền Bắc đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước đòi hỏi cần có

sự đóng góp hơn nữa của khoa học xã hội nhân văn Để đáp ứng được yêu cầu mới, tháng 4/1959, Ban Văn – Sử - Địa được đổi tên thành Ban Khoa học xã hội trực thuộc Uỷ ban Khoa học Nhà nước Qua 6 năm hoạt động, trước sự lớn mạnh của đội ngũ cán bộ cũng như yêu cầu của thực tế, ngày 11 tháng 10 năm 1965, Thường vụ Quốc hội nước Việt Nam dân chủ cộng hoà đã ra Nghị quyết số 165/NQ/TVQH tách Uỷ ban Khoa học nhà nước thành hai cơ quan

Uỷ ban Khoa học kỹ thuật nhà nước và Viện Khoa học xã hội Hai năm sau, vào ngày 19 tháng 6 năm 1967, Thường vụ Quốc hội ra Nghị quyết đổi tên Viện Khoa học xã hội thành Uỷ ban Khoa học xã hội Việt Nam Hơn hai mươi năm sau, năm 1990, lại trở về với tên gọi Viện Khoa học xã hội Việt Nam Năm 1993, lại được đổi thành Trung tâm Khoa học xã hội và Nhân văn

Trang 16

quốc gia Đến ngày 15/01/2004 theo Nghị định của Chính phủ số 26/2004/NĐ-CP lại trở về tên gọi Viện Khoa học xã hội Việt Nam

Trải qua thời gian, thay đổi nhiều tên gọi nhưng Viện Khoa học xã hội Việt Nam vẫn giữ vai trò là cơ quan nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn hàng đầu của đất nước Nơi quy tụ các nhà nghiên cứu đầu ngành về khoa học

xã hội, là nơi tạo nên những sản phẩm nghiên cứu về khoa học xã hội và nhân văn phong phú đa dạng có giá trị về nhiều mặt

1.1.2 Chức năng, nhiệm vụ

Ngay khi thành lập, Quyết định số 34 NQ/TW ngày 2/12/1953 của Ban Chấp hành Trung ương đã xác định nhiệm vụ của Ban nghiên cứu Lịch sử - Địa lý - Văn học là: “Sưu tầm và nghiên cứu những tài liệu về lịch sử, địa lý

và văn học Việt nam; nghiên cứu và giới thiệu lịch sử, địa lý và văn học các nước bạn; bước đầu soạn một số sách học về lịch sử, địa lý và văn học nước nhà, chủ yếu để dùng trong các trường học” [2, tr.1]

Về chức năng, nhiệm vụ: khi được tách ra thành tổ chức độc lập, Nghị định 117 ngày 31/7/1967 của Hội đồng chính phủ đã quy định: “Vận dụng chủ nghĩa Mác-Lênin, học thuyết duy vật biện chứng và duy vật lịch sử để nghiên cứu những vấn đề khoa học xã hội nhằm góp phần vào sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta Uỷ ban Khoa học xã hội là trung tâm tập hợp cán bộ nghiên cứu khoa học xã hội của cả nước, là chỗ dựa của Trung ương Đảng và Chính phủ về mặt nghiên cứu lý luận, là chỗ dựa của các cơ quan giảng dạy

và truyền bá khoa học xã hội” [13, tr.1]

Căn cứ vào nội dung của Nghị định, Uỷ ban Khoa học xã hội Việt Nam

có nhiệm vụ cụ thể và quyền hạn như sau: tiến hành nghiên cứu các vấn đề về

lý luận thuộc các lĩnh vực Triết học, chính trị, kinh tế, sử học, văn học, luật học, ngôn ngữ học, dân tộc học, khảo cổ học…trên quan điểm của Đảng và Nhà nước

Trang 17

Phối hợp với các cơ quan giảng dạy và truyền bá khoa học xã hội để đẩy mạnh công tác truyền bá những kiến thức khoa học xã hội, nhằm phục vụ

sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta, nhất là trong lĩnh vực cách mạng tư tưởng văn hoá

Phối hợp với Bộ Đại học và các cơ quan có liên quan để bồi dưỡng và đào tạo đội ngũ cán bộ nghiên cứu khoa học xã hội(có trình độ cao hơn đại học)

Nghiên cứu và trình Chính phủ ban hành các chính sách và chế độ liên quan đến công tác nghiên cứu và giảng dạy khoa học xã hội

Mở rộng quan hệ hợp tác với các nước, trước hết là các nước xã hội chủ nghĩa anh em về khoa học xã hội; thi hành các hiệp định mà nước ta ký kết với nước ngoài về hoạt động khoa học xã hội

Quản lý các đơn vị trực thuộc Uỷ ban Khoa học xã hội Việt Nam về mọi mặt: tổ chức, cán bộ, biên chế, tài vụ, theo chế độ chung của nhà nước

Ngày 25 tháng 12 năm 1993, khi ban hành Nghị định 23/NĐ-CP, ngày 22/5/1993 về việc thành lập Trung tâm Khoa học xã hội và Nhân văn quốc gia trên cơ sở tổ chức lại Viện Khoa học xã hội Việt Nam Chính phủ đã quy định chức năng và nhiệm vụ của Trung tâm Khoa học xã hội và Nhân văn quốc gia

là cơ quan khoa học thuộc Chính phủ, hoạt động theo quy chế riêng được thủ tướng chính phủ phê duyệt Trung tâm có chức năng nghiên cứu những vấn đề

về khoa học xã hội và nhân văn trọng điểm của Nhà nước, cung cấp luận cứ khoa học để các cơ quan lãnh đạo định ra đường lối, chính sách xây dựng và phát triển tiềm lực khoa học xã hội và nhân văn cả nước

Dựa trên chức năng nghiên cứu đó, Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn Quốc gia có nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:

- Xây dựng trình Chính phủ xem xét và quyết định phương hướng nhiệm vụ và kế hoạch dài hạn về nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn của trung tâm

Trang 18

- Tổ chức chỉ đạo việc thực hiện chương trình, kế hoạch nghiên cứu và xây dựng tổ chức của Trung tâm

- Tham gia đào tạo, bồi dưỡng cán bộ khoa học xã hội và nhân văn có trình độ đại học và trên đại học

- Tham gia việc hoạch định chính sách phát triển khoa học xã hội và Nhân văn của cả nước

- Xây dựng và thực hiện kế hoạch hợp tác với nước ngoài theo các quy định hiện hành của nhà nước

- Quản lý tổ chức, biên chế, tài sản và kinh phí của Trung tâm theo quy định hiện hành của nhà nước

Theo Nghị định 26/2004/NĐ-CP ngày 15/1/2004 của Chính phủ về việc đổi tên Trung tâm Khoa học xã hội và nhân văn quốc gia thành Viện Khoa học xã hội Việt Nam (tên giao dịch tiếng Anh: Vietnamese Academy of Social Sciences) Viện có chức năng cụ thể sau đây:

- Cung cấp luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối, chiến lược, quy hoạch và chính sách phát triển của Đảng và Nhà nước;

- Tổ chức tư vấn và đào tạo sau đại học về khoa học xã hội; tham gia phát triển tiềm lực khoa học xã hội của đất nước

Để thực hiện chức năng trên, Viện Khoa học xã hội Việt Nam có những nhiệm vụ :

- Trình Chính phủ và Thủ tướng chính phủ chiến lược, quy hoạch, các chương trình, kế hoạch dài hạn, năm năm, hàng năm về vấn đề khoa học xã hội, tổ chức thực hiện khi được phê duyệt

-Tổ chức nghiên cứu những vấn đề khoa học xã hội của Việt Nam, khu vực và thế giới, tổng kết thực tiễn, từng bước phát triển lý luận về chủ nghĩa

xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, giải đáp những vấn

Trang 19

đề khoa học xã hội của cả nước và của từng khu vực địa lý cụ thể phục vụ cho

sự phát triển kinh tế - xã hội của từng vùng miền cũng như cho cả đất nước

- Cung cấp luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường đường lối, chiến lược, quy hoạch và chính sách trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá Tổ chức sưu tầm, nghiên cứu những di sản văn hoá của các dân tộc Việt Nam, bảo tồn và phát huy những tinh hoa văn hoá của dân tộc Kết hợp nghiên cứu với đào tạo trong lĩnh vực khoa học xã hội

- Thực hiện đào tạo thạc sĩ và tiến sĩ khoa học xã hội theo quy định của pháp luật; tham gia phát triển nguồn nhân lực có trình độ cao theo yêu cầu của

cả nước, ngành, vùng, địa phương và doanh nghiệp;

- Thẩm định và tham gia thẩm định về mặt khoa học xã hội các chương trình dự án phát triển kinh tế - xã hội theo yêu cầu của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các Bộ, Ngành, địa phương và doanh nghiệp;

-Tổ chức tư vấn và thực hiện dịch vụ công theo quy định của pháp luật

- Hợp tác nghiên cứu và đào tạo về khoa học xã hội với các tổ chức quốc tế, các Viện, Trường Đại học và cá nhân các nhà khoa học nước ngoài theo quy định của pháp luật;

- Tổ chức điều tra cơ bản, phân tích và dự báo kinh tế – xã hội đáp ứng nhu cầu phát triển đất nước;

- Tổ chức thông tin khoa học xã hội, góp phần phổ biến tri thức khoa học, nâng cao trình độ dân trí

- Tham gia xây dựng, hoạch định chiến lược, quy hoạch và chính sách phát triển khoa học xã hội của cả nước, từng vùng và địa phương

Theo Nghị định 53/2008/NĐ-CP ngày 22/4/2008 của Chính phủ, Viện Khoa học xã hội Việt Nam có chức năng, nhiệm vụ:

- Trình Chính phủ dự thảo Nghị định quy định, sửa đổi, bổ sung chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Viện; trình Thủ tướng chính phủ quyết

Trang 20

định thành lập, sáp nhập, giải thể, đổi tên các tổ chức của Viện thuộc thẩm quyền của Thủ tướng chính phủ

- Trình Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chiến lược, quy hoạch, kế hoạch 5 năm, hàng năm, các đề án, dự án quan trọng và tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt

- Nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn sau đây về khoa học xã hội Việt Nam:

+ Lý luận và kinh nghiệm phát triển trên thế giới, dự báo xu hướng phát triển chủ yếu của khu vực và thế giới, đánh giá những tác động nhiều mặt của quá trình toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế đến sự phát triển khu vực toàn cầu và Việt Nam;

+ Những khía cạnh khoa học xã hội của sự phát triển khoa học và công nghệ và nền kinh tế tri thức trong bối cảnh toàn cầu hoá và sự tác động của chúng đến tiến trình phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam;

+ Sự phát triển của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; phát triển xã hội dân sự và nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam;

+ Những vấn đề cơ bản và cấp bách về dân tộc, tôn giáo, lịch sử, văn hoá nhằm phát huy sức mạnh toàn dân tộc trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc;

+ Những vấn đề cơ bản về phát triển toàn diện con người Việt Nam mang đậm tính nhân văn và các giá trị văn hoá tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa của văn hoá, văn minh nhân loại;

+ Những vấn đề về đổi mới và hoàn thiện hệ thống chính trị; nâng cao năng lực cầm quyền và lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam; hiệu lực, hiệu quả của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam; từng bước hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam;

+ Những vấn đề cơ bản, toàn diện, có hệ thống về lý thuyết phát triển

của Việt Nam dưới tác động của toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế;

Trang 21

+ Nghiên cứu, điều tra cơ bản, liên ngành về khoa học xã hội, phân tích

và dự báo kinh tế - xã hội phục vụ nhu cầu phát triển đất nước, chú trọng những lĩnh vực kinh tế - xã hội chủ yếu, những ngành, vùng kinh tế trọng điểm của đất nước;

+ Nghiên cứu, tổ chức biên soạn những bộ sách lớn, tiêu biểu cho tinh hoa của trí tuệ Việt Nam và thế giới phục vụ công tác nghiên cứu, giảng dạy

và truyền bá tri thức về khoa học xã hội

- Tổ chức sưu tầm, khai quật, nghiên cứu, bảo tồn và bảo tàng nhằm phát huy những di sản văn hoá của các dân tộc Việt Nam

- Kết hợp nghiên cứu với đào tạo trong lĩnh vực khoa học xã hội; đào tạo

và cấp bằng thạc sỹ và tiến sỹ về khoa học xã hội theo quy định của pháp luật; tham gia phát triển nguồn nhân lực có trình độ cao theo yêu cầu của cả nước, ngành, vùng, địa phương và doanh nghiệp

- Tổ chức hợp tác nghiên cứu và liên kết đào tạo về khoa học xã hội với các tổ chức quốc tế, các viện và trường đại học nước ngoài theo quy định của pháp luật

- Góp ý và phản biện các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách, chương trình và dự án phát triển kinh tế - xã hội quan trọng theo yêu cầu của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các Bộ, ngành, địa phương và doanh nghiệp

- Tổ chức tư vấn và thực hiện dịch vụ công theo quy định của pháp luật

- Xây dựng hệ thống quốc gia về thông tin khoa học xã hội, phổ biến tri thức khoa học, góp phần nâng cao trình độ dân trí

- Quyết định những vấn đề về: tổ chức, bộ máy, biên chế, chế độ, chính sách, đào tạo, bồi dưỡng, khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ, viên chức của

Viện theo quy định của pháp luật

- Quản lý tài chính, tài sản được Nhà nước giao; quyết định và chịu trách nhiệm trước pháp luật về các dự án đầu tư thuộc thẩm quyền theo quy định của pháp luật

Trang 22

- Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao hoặc theo quy định của pháp luật

1.1.3 Cơ cấu tổ chức

Để nâng cao vai trò, phát huy thành tựu nghiên cứu khoa học xã hội

nhân văn trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước, ngày 11 tháng 10 năm 1965 Thường vụ Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ra Nghị quyết quyết định tách Ban Khoa học xã hội trong Uỷ ban Khoa học Nhà nước thành Viện Khoa học Xã hội Kể từ đây, cơ quan nghiên cứu khoa học xã hội nhân văn thực sự là tổ chức độc lập với cơ cấu tổ chức riêng, với đội ngũ gồm

425 cán bộ nhân viên Cơ cấu tổ chức của Viện gồm ban lãnh đạo và các tổ chức cơ sở bao gồm các Viện, các tổ nghiên cứu và toà soạn các tạp chí

Ngày 31/7/1967, Hội đồng Chính phủ ban hành Nghị định số 117 CP, quy định tổ chức bộ máy của Uỷ ban Khoa học Xã hội Việt Nam gồm: Chủ nhiệm, các phó chủ nhiệm, Viện Triết học, Viện Kinh tế học, Viện Sử học, Viện Văn học, Viện Luật học, Thư viện Khoa học xã hội, Văn phòng, Vụ tổ chức cán bộ và các đơn vị sự nghiệp do Uỷ ban quản lý Cơ cấu này được vận hành cho đến năm 1993, khi Chính phủ ban hành Nghị định 23/NĐ-CP ngày 22/5/1993 về việc thành lập Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn Quốc gia, có những thay đổi như sau:

Chủ nhiệm và các phó chủ nhiệm đã được đổi thành Giám đốc, các Phó Giám đốc;

Các viện nghiên cứu khoa học đã được bổ sung thêm: Viện Triết học, Viện xã hội học, Viện nghiên cứu Nhà nước và pháp luật, viện Kinh tế học, viện Kinh tế thế giới, viện Sử học, viện Khảo cổ học, Viện Dân tộc học, Viện nghiên cứu Văn hoá dân gian, Viện Ngôn ngữ học, viện nghiên cứu Hán Nôm, Viện nghiên cứu Đông Nam Á, Viện nghiên cứu Tôn giáo, Viện Tâm lý học, Viện Khoa học xã hội Thành phố Hồ Chí Minh

Trang 23

Các cơ quan phục vụ nghiên cứu khoa học bao gồm : Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Viện Thông tin Khoa học xã hội, Tạp chí Việt Nam Khoa học xã hội

Các cơ quan giúp việc Giám đốc Trung tâm có: Văn phòng, Ban Tổ chức cán bộ và Đào tạo, Ban kế hoạch tài chính, Ban Hợp tác quốc tế, Thanh tra

Các đơn vị nghiên cứu ngày càng tăng lên về số lượng: Ngày 13/9/1993, Thủ tướng chính phủ đã ban hành Quyết định 466/TTG thành lập 05 Trung tâm nghiên cứu khoa học chuyên ngành trực thuộc Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn Quốc gia: Trung tâm nghiên cứu Trung Quốc, Trung tâm nghiên cứu Nhật bản, Trung tâm nghiên cứu Bắc Mỹ, Trung tâm nghiên cứu SNG và Đông âu, Trung tâm nghiên cứu khoa học gia đình và phụ nữ Gần một năm sau, ngày 21/6/1994, Thủ tướng chính phủ lại quyết định thành lập Trung tâm nghiên cứu Địa lý và Nhân văn trực thuộc Trung tâm Khoa học xã hội và Nhân văn quốc gia Tiếp theo, ngày 24/10/1995 Thủ tướng Chính phủ

ra Quyết định số 689/TTG về việc thành lập Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam (trên cơ sở tách Bảo tàng Dân tộc học ra khỏi Viện Dân tộc học) trực thuộc Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn Quốc gia Ngày 20/9/1999, Thủ tướng Chính phủ tiếp tục ban hành Quyết định số 190/QĐ-TTg về việc thành lập Viện Nghiên cứu Con người trực thuộc Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn Quốc gia

- Theo Nghị định 26/2004/NĐ-CP ngày 15/1/2004 của Chính phủ về việc đổi tên Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn Quốc gia thành Viện Khoa học Xã hội Việt Nam, cơ cấu tổ chức bộ máy của Viện Khoa học Xã hội Việt Nam gồm:

Lãnh đạo Viện: Chủ tịch, các Phó chủ tịch;

05 Tổ chức giúp việc chủ tịch: Ban Tổ chức cán bộ, Ban Kế hoạch Tài chính, Ban Quản lý Khoa học, Ban Hợp tác quốc tế, Văn phòng;

Trang 24

03 Cơ quan giúp việc:Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, Nhà Xuất bản Khoa học xã hội, Trung tâm Phân tích và Dự báo;

28 đơn vị nghiên cứu chuyên ngành: Viện Triết học, Viện Tâm lý học, Viện Xã hội học, Viện Sử học, Viện Khảo cổ, Viện Dân tộc học, Viện Văn học, Viện Ngôn ngữ học, Viện Nghiên cứu Hán Nôm,Viện Kinh tế Việt Nam, Viện Nhà nước và pháp luật, Viện nghiên cứu Văn hoá, Viện nghiên cứu Con người, Viện nghiên cứu tôn giáo, Viện nghiên cứu Môi trường và Phát triển bền vững, Viện Gia đình và Giới, Viện KHXH vùng Nam bộ, Viện KHXH vùng Trung bộ & Tây nguyên, Viện nghiên cứu Môi trường và Phát triển bền vững Vùng Bắc Bộ, Viện Kinh tế và Chính trị thế giới, Viện nghiên cứu Trung Quốc, Viện nghiên cứu Đông Bắc Á, Viện nghiên cứu Đông nam á, Viện nghiên cứu Châu Âu, Viện nghiên cứu Châu Mỹ, Viện nghiên cứu Châu phi &Trung đông, Viện Thông tin khoa học xã hội, Bảo tàng Dân tộc học Theo Nghị định số 53/2008/NĐ-CP ngày 22/4/2008 của Chính phủ về việc thành lập Viện Khoa học xã hội Việt Nam thì cơ cấu tổ chức của Viện Khoa học Xã hội Việt Nam đã lên tới 36 đơn vị:

1 Ban Tổ chức cán bộ

2 Ban Kế hoạch - Tài chính

3 Ban Quản lý khoa học

Trang 25

12 Viện Văn học

13 Viện Ngôn ngữ học

14 Viện Nghiên cứu Hán - Nôm

15 Viện Kinh tế Việt Nam

16 Viện Nhà nước và Pháp luật

17 Viện Nghiên cứu Văn hoá

18 Viện Nghiên cứu Con người

19 Viện Nghiên cứu Tôn giáo

20 Viện Nghiên cứu Môi trường và Phát triển bền vững

21 Viện Gia đình và Giới

22 Viện Phát triển bền vững vùng Nam Bộ

23 Viện Phát triển bền vững vùng Trung Bộ

24 Viện Phát triển bền vững vùng Tây Nguyên

25 Viện Kinh tế và Chính trị thế giới

26 Viện Nghiên cứu Trung Quốc

27 Viện Nghiên cứu Đông Bắc á

28 Viện Nghiên cứu Đông Nam á

29 Viện Nghiên cứu châu Âu

30 Viện Nghiên cứu châu Mỹ

31.Viện Nghiên cứu châu Phi và Trung Đông

32 Viện Thông tin khoa học xã hội

33 Viện Từ điển học và Bách khoa thư Việt Nam

34 Trung tâm Phân tích và Dự báo

35 Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam

36 Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam

Tại Điều này, các đơn vị quy định từ khoản 1 đến khoản 5 là các đơn vị tham mưu giúp việc Chủ tịch Viện Khoa học xã hội Việt Nam, được thành lập

Trang 26

các phòng chức năng; các đơn vị quy định từ khoản 6 đến khoản 34 là các đơn

vị nghiên cứu khoa học; các đơn vị quy định tại các khoản 35 và 36 là các đơn

vị sự nghiệp khác

Chủ tịch Viện Khoa học xã hội Việt Nam trình Thủ tướng Chính phủ ban hành danh sách các đơn vị sự nghiệp còn lại thuộc Viện

Lãnh đạo Viện Khoa học xã hội Việt Nam có Chủ tịch và không quá 03

Phó Chủ tịch Chủ tịch Viện Khoa học xã hội Việt Nam là người đứng đầu và lãnh đạo Viện Khoa học xã hội Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm

và chịu trách nhiệm trước Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Viện Khoa học xã hội Việt Nam

Các Phó Chủ tịch do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm theo đề nghị của Chủ tịch và chịu trách nhiệm trước Chủ tịch về nhiệm vụ được phân công

Chủ tịch Viện Khoa học xã hội Việt Nam ban hành văn bản quy phạm nội bộ, văn bản cá biệt, quy chế hoạt động của Viện và quy chế tổ chức và hoạt động của các đơn vị trực thuộc Viện; quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, luân chuyển, khen thưởng, kỷ luật và các chế độ, chính sách khác theo quy định của pháp luật đối với người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu các đơn vị trực thuộc Viện

Hiện nay Viện Khoa học xã hội Việt Nam có 1.425 cán bộ, viên chức trong biên chế trong đó có 966 viên chức ngạch nghiên cứu khoa học, 710 cán

bộ, viên chức có học hàm, học vị (học hàm Giáo sư và học vị TSKH, TS: 13 người; học hàm Phó giáo sư và học vị TSKH, TS: 114 người; học vị TSKH, TS: 255 người; Thạc sĩ: 328 người [1, tr 1]

1.2 Hoạt động nghiên cứu khoa học của Viện Khoa học Xã hội Việt Nam 1.2.1 Các quy định của Nhà nước và của Viện Khoa học Xã hội Việt Nam về hoạt động nghiên cứu khoa học

Trang 27

Hoạt động nghiên cứu khoa học tại Viện Khoa học xã hội Việt Nam là việc tổ chức và thực hiện nghiên cứu tìm hiểu, phát hiện các quy luật của xã hội và con người qua đó tìm ra những giải pháp kiến nghị, cung cấp những luận cứ khoa học cho Đảng và Nhà nước định ra đường lối chính sách xây dựng và phát triển đất nước, xây dựng và phát triển tiềm lực khoa học xã hội

và nhân văn cả nước

Trước những năm 1980, ngoài hoạt động nghiên cứu khoa học xã hội nhân văn theo nhiệm vụ Đảng và Nhà nước giao, Viện Khoa học xã hội Việt còn chủ động xây dựng kế hoạch nghiên cứu hàng năm Tuy nhiên, ở giai đoạn này chưa hình thành các chương trình, đề tài độc lập cấp nhà nước, chưa

có hệ thống các dự án điều tra cơ bản lớn về kinh tế- văn hoá, xã hội Vậy nên, ngoài việc thực hiện nhiệm vụ được giao, đề tài nghiên cứu ở giai đoạn này phụ thuộc vào sự chủ động của từng cá nhân, hoặc từng đơn vị nghiên cứu, chủ yếu dựa trên thế mạnh chuyên môn của các nhà khoa học, chức năng nhiệm vụ của mỗi đơn vị Bên cạnh đó, hệ thống văn bản quản lý hướng dẫn công tác kế hoạch, hoạt động khoa học và công nghệ nhất là trong lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn còn thiếu nến việc quản lý nghiên cứu khoa học

và đặc biệt là tài liệu khoa học chưa có sự thống nhất

Sau những năm 1980, đặc biệt là sau Đại hội VI, hoà với xu thế đổi mới của đất nước, công tác nghiên cứu khoa học có những biến chuyển mới Năm 1987, Viện Khoa học xã hội Việt Nam đã ban hành được quy định tạm thời về quản lý hoạt động khoa học Kể từ đây hoạt động khoa học của cơ quan được thực hiện trên những nguyên tắc và quy định thống nhất của cơ quan, từ việc xây dựng kế hoạch nghiên cứu, quản lý và triển khai thực hiện

kế hoạch, tổ chức việc đánh giá nghiệm thu kết quả.[38, tr.600]

Đặc biệt là từ năm 2000, khi có Luật Khoa học và công nghệ và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Khoa học và công nghệ, hoạt động khoa học tại Viện

Trang 28

Khoa học xã hội Việt Nam đã đi vào nề nếp, theo các trình tự thủ tục thống nhất được điều chỉnh bởi các quy định thống nhất của pháp luật: hoạt động nghiên cứu khoa học được tổ chức thực hiện dưới nhiều hình thức (chương trình, đề tài, dự án cấp nhà nước, cấp bộ, cấp viện, hội nghị hội thảo khoa học) và dưới nhiều nguồn vốn khác nhau: ngân sách nhà nước, không thuộc ngân sách nhà nước(quỹ phát triển, tài trợ của tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước)

Là cơ quan nghiên cứu khoa học trực thuộc Chính phủ, được bảo đảm hoạt động bằng ngân sách của Nhà nước, các nội dung và hình thức hoạt động khoa học theo điều chỉnh của pháp luật hiện hành, cụ thể ở đây hoạt động khoa học của Viện phải tuân thủ các quy định cơ bản như: Luật Khoa học và công nghệ năm 2000, Nghị định 81/2002/NĐ-CP ngày 17/10/2002 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Khoa học và công nghệ, Nghị định 201/2004/NĐ-CP ngày 10/12/2004 của Chính phủ ban hành Quy chế quản lý hoạt động khoa học xã hội và nhân văn, Nghị định số 53/2008/NĐ-CP của Chính phủ Ngày 22/4/2008 về việc thành lập Viện Khoa học xã hội Việt Nam, các văn bản liên quan khác

Để thực hiện hoạt động nghiên cứu khoa học, Viện Khoa học xã hội Việt Nam qua từng thời kỳ đã căn cứ vào các văn bản pháp luật để các văn bản cụ thể hoá các quy định của pháp luật và ban hành các văn bản hướng dẫn triển khai hoạt động nghiên cứu khoa học tới các đơn vị trực thuộc, trong đó

có thể kể đến một số văn bản sau:

Quy định tạm thời về quản lý hoạt động khoa học của Uỷ ban Khoa học

xã hội Việt Nam năm 1987

Quyết định 967/QĐ-KHXH ngày 24/9/2001 của Giám đốc Trung tâm Khoa học xã hội và Nhân văn quốc gia về việc ban hành Quy chế quản lý khoa học của Trung tâm Khoa học xã hội và Nhân văn quốc gia

Trang 29

Quyết định 907/KHXH-QĐ ngày 16/5/2005 của Viện Khoa học xã hội Việt Nam về việc ban hành quy định đánh giá nghiệm thu đề tài, nhiệm vụ cấp bộ của Viện Khoa học xã hội Việt Nam

Quyết định số 546/QĐ-KHXH, ngày 23/5/2008 của Viện Khoa học xã hội Việt Nam về việc ban hành Quy chế quản lý hoạt động khoa học của Viện Khoa học xã hội Việt Nam

Văn bản hướng dẫn về hoạt động khoa học: Quyết định số

252/QĐ-KHXH ngày 21/3/2008 của Chủ tịch Viện Khoa học xã hội Việt Nam về định mức chi đối với chương trình, đề tài, nhiệm vụ khoa học cấp Viện, Trung tâm nghiên cứu chuyên ngành và các cơ quan giúp việc chủ tịch Viện Khoa học

Xã hội Việt Nam

1.2.2 Các nội dung hoạt động khoa học

Hoạt động khoa học ở đây bao gồm công tác quản lý và thực hiện nghiên cứu:

- Xây dựng kế hoạch hoạt động khoa học

- Tổ chức xác định, tuyển chọn, xét duyệt, phê duyệt các nhiệm vụ khoa học

- Tổ chức thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu

- Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra quá trình thực hiện kế hoạch, đánh giá nghiệm thu kết qủa thực hiện

Việc xây dựng kế hoạch được thực hiện hàng năm từ các đơn vị trực

thuộc và thông qua các cấp để xem xét phê duyệt

Tổ chức việc xác định, tuyển chọn, xét duyệt, phê duyệt các nhiệm

vụ khoa học cũng theo trình tự đối với từng cấp độ của nhiệm vụ, được thực hiện từ cơ sở lên: các viện nghiên cứu, Viện Khoa học xã hội Việt Nam, Bộ Khoa học và Công nghệ

Các nhiệm vụ khoa học có sử dụng ngân sách nhà nước được tổ chức dưới hình thức chương trình, đề tài, dự án, nhiệm vụ; được thực hiện theo phương thức tuyển chọn, giao trực tiếp trên cơ sở ý kiến tư vấn của Hội đồng khoa học

Trang 30

Tuyển chọn tổ chức, cá nhân thực hiện nhiệm vụ khoa học: Các nhiệm

vụ khoa học đã được phê duyệt được thông báo công khai để mọi tổ chức, cá nhân có điều kiện đăng ký, tham gia tuyển chọn Tiếp đó, Chủ tịch Viện thành lập Hội đồng tuyển chọn tổ chức, cá nhân thực hiện nhiệm vụ khoa học

Đối với nhiệm vụ khoa học được giao trực tiếp, cơ quan quản lý nhà

nước về khoa học và công nghệ có thẩm quyền lựa chọn tổ chức, cá nhân có năng lực, phẩm chất, điều kiện và chuyên môn phù hợp để trực tiếp giao thực hiện những nhiệm vụ khoa học đặc thù và phải chịu trách nhiệm về việc giao nhiệm vụ của mình Viện Khoa học xã hội Việt Nam tổ chức thẩm tra đề cương nghiên cứu

Với nhiệm vụ khoa học được thực hiện do Quỹ phát triển khoa học và công nghệ tài trợ, tổ chức, cá nhân có quyền đề xuất nhiệm vụ khoa học để Quỹ phát triển khoa học và công nghệ xét tài trợ cho việc thực hiện nhiệm vụ

đó Việc xét tài trợ được thực hiện theo Điều lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ phát triển khoa học và công nghệ

Tổ chức, thực hiện nghiên cứu khoa học: bắt đầu từ việc xác lập hợp đồng khoa học, sau khi được tuyển chọn (được giao nhiệm vụ) các tổ chức cá

nhân thực hiện nhiệm vụ khoa học ký kết hợp đồng với cơ quan quản lý Hợp đồng được xác lập theo quy định của pháp luật nhằm đảm bảo quyền lợi và trách nhiệm của cơ quan quản lý và tổ chức (cá nhân) thực hiện nhiệm vụ khoa học Trên cơ sở hợp đồng đã ký kết các cá nhân thực hiện nhiệm vụ triển khai thực hiện các nội dụng trong hợp đồng đã ký kết, cơ quản quản lý khoa học đôn đốc theo dõi kết quả thực hiện nghiên cứu Tổ chức và thực hiện việc đánh giá, nghiệm thu kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học, việc đánh giá, nghiệm thu kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học căn cứ vào nội dung của hợp đồng khoa học

Trang 31

Việc giao tổ chức, cá nhân chủ trì thực hiện nhiệm vụ khoa học xã hội

sử dụng ngân sách nhà nước theo phương thức tuyển chọn hoặc giao trực tiếp

do cơ quan quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ các cấp quyết định:

- Các nhiệm vụ khoa học xã hội thuộc bí mật quốc gia, đặc thù của an ninh, quốc phòng và một số nhiệm vụ đặc biệt cấp bách, có nội dung phức tạp, nhạy cảm thì cơ quan quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ các cấp

có thể lựa chọn tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện theo quy định của Luật Khoa học và Công nghệ, Nghị định số 81/2002/NĐ-CP để giao trực tiếp việc chủ trì thực hiện

- Việc giao nhiệm vụ khoa học xã hội thông qua Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia được thực hiện theo quy định của Quỹ

Hoạt động khoa học xã hội không sử dụng ngân sách nhà nước, bao gồm: Hoạt động khoa học xã hội trong khuôn khổ các dự án kinh tế - xã hội không sử dụng ngân sách nhà nước; Hoạt động khoa học xã hội bằng tiền tài trợ của tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước

- Lựa chọn tổ chức, cá nhân chủ trì thực hiện các nhiệm vụ khoa học xã hội thông qua phương thức tuyển chọn

Các hoạt động nghiên cứu khoa học tại Viện Khoa học xã hội có sử dụng ngân sách nhà nước được thực hiện dưới các hình thức: tổ chức, thực hiện nghiên cứu khoa học cấp nhà nước, cấp bộ, cấp viện, hội nghị hội thảo khoa học

Viện Khoa học xã hội Việt Nam tham gia làm chủ nhiệm hoặc tham gia

là thành viên, Bộ Khoa học công nghệ tổ chức quản lý: Tuyển chọn thông qua đấu thầu hoặc giao trực tiếp cho các cá nhân đơn vị thực hiện các chương trình, đề tài, nhiệm vụ cấp nhà nước,

- Viện Khoa học xã hội Việt Nam tổ chức tuyển chọn hoặc giao trực

tiếp cho cá nhân đơn vị thuộc viện thực hiện,

Trang 32

Tổ chức kiểm tra, đôn đốc, đánh giá nghiệm thu đối với chương

trình, đề tài, nhiệm vụ cấp bộ, hệ đề tài cấp Viện (cấp cơ sở); Dự án điều tra cơ

bản kinh tế - xã hội - môi trường; Chương trình, dự án hợp tác của Viện Khoa

học xã hội Việt Nam với các tổ chức trong và ngoài nước

- Tổ chức, thực hiện hội nghị, hội thảo khoa học: Viện Khoa học xã

hội Việt Nam tổ chức xây dựng kế hoạch, Phê duyệt hoặc trình cấp trên phê duyệt (đối với hội thảo quốc tế), tổ chức thực hiện và tổng kết đánh giá kết quả hội nghị hội thảo khoa học

1.2.3 Hình thức tổ chức, thực hiện các hoạt động nghiên cứu khoa học

Các nhiệm vụ khoa học tại Viện Khoa học xã hội Việt Nam gồm:

Chương trình khoa học xã hội cấp nhà nước, đề tài và dự án khoa học thuộc chương trình khoa học xã hội cấp nhà nước, đề tài và dự án khoa học xã hội độc lập cấp nhà nước được Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Khoa học

và công nghệ phê duyệt và giao cho cá nhân, đơn vị thuộc Viện Khoa học xã hội Việt Nam chủ trì thực hiện;

Chương trình, đề tài, dự án, nhiệm vụ khoa học xã hội cấp Bộ do Chủ tịch Viện Khoa học xã hội Việt Nam phê duyệt và giao cho cá nhân, đơn vị thuộc Viện Khoa học xã hội Việt Nam chủ trì thực hiện;

Đề tài, nhiệm vụ khoa học xã hội cấp Viện do Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Viện Khoa học xã hội Việt Nam phê duyệt và giao cho cá nhân, tập thể của đơn vị chủ trì thực hiện;

Các hoạt động khoa học của các đơn vị và của Viện Khoa học xã hội Việt Nam hợp tác, phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương;

Hội nghị, hội thảo khoa học các cấp trong nước và quốc tế

Chương trình, đề tài, nhiệm vụ cấp Nhà nước: Các đề tài, nhiệm vụ

thuộc chương trình khoa học xã hội cấp nhà nước và đề tài, nhiệm vụ khoa học xã hội độc lập cấp nhà nước do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ

Trang 33

phê duyệt giao cho các cá nhân và đơn vị thuộc Viện Khoa học xã hội Việt Nam thực hiện theo Luật khoa học và công nghệ Viện Khoa học xã hội Việt Nam có trách nhiệm cùng với Bộ Khoa học và Công nghệ theo dõi, đôn đốc

và kiểm tra việc thực hiện các đề tài, nhiệm vụ theo Hợp đồng đã ký

Nhiệm vụ, dự án Nhà nước giao trực tiếp: Các nhiệm vụ, dự án Nhà

nước giao, được Thủ tướng Chính phủ uỷ quyền cho Chủ tịch Viện Khoa học

xã hội Việt Nam phê duyệt Trên cơ sở tham vấn bằng văn bản của các Bộ chức năng quản lý nhà nước, Viện Khoa học xã hội Việt Nam thành lập Hội đồng thẩm định đề cương, Hội đồng nghiệm thu đánh giá kết quả và ký kết Hợp đồng thực hiện với cá nhân và đơn vị chủ trì.Viện Khoa học xã hội Việt Nam phối hợp với các Bộ chức năng quản lý nhà nước theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện các nhiệm vụ khoa học theo Hợp đồng đã ký

Chương trình, đề tài, nhiệm vụ cấp Bộ: Chương trình, đề tài, nhiệm

vụ cấp Bộ do Viện Khoa học xã hội Việt Nam trực tiếp quản lý; thủ trưởng các đơn vị chủ trì chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Viện Khoa học xã hội Việt Nam về việc chỉ đạo, đôn đốc tổ chức triển khai thực hiện; chủ nhiệm chương trình, đề tài, nhiệm vụ cấp Bộ chịu trách nhiệm trước thủ trưởng đơn vị và Chủ tịch Viện Khoa học xã hội Việt Nam trong việc tổ chức triển khai thực hiện đề tài, nhiệm vụ theo Hợp đồng nghiên cứu khoa học đã được ký kết

Thời gian thực hiện chương trình cấp Bộ từ 2 đến 3 năm; thời gian thực hiện đề tài, nhiệm vụ cấp Bộ từ 1 đến 2 năm

Chương trình cấp Bộ do Chủ tịch Viện Khoa học xã hội Việt Nam hoặc thủ trưởng các đơn vị trực thuộc đề xuất và xây dựng Số lượng các đề tài thuộc chương trình cấp Bộ do Chủ tịch Viện quyết định

Đề tài, nhiệm vụ độc lập cấp Bộ do các cá nhân và thủ trưởng các đơn vị đề xuất trình Chủ tịch Viện Khoa học xã hội Việt Nam xem xét, quyết định, phê

Trang 34

duyệt hoặc do Chủ tịch Viện Khoa học xã hội Việt Nam xây dựng và trực tiếp đặt hàng cho các cá nhân và đơn vị thực hiện

Chủ tịch Viện Khoa học xã hội Việt Nam có thể giao trực tiếp cho cá nhân làm chủ nhiệm đề tài, nhiệm vụ hoặc tổ chức tuyển chọn cá nhân làm chủ nhiệm

đề tài, nhiệm vụ độc lập và đề tài thuộc chương trình cấp Bộ Tổ chức bảo vệ, xét duyệt, nghiệm thu đánh giá kết quả thực hiện chương trình đề tài

Đề tài, nhiệm vụ cấp Viện: Đề tài, nhiệm vụ cấp Viện là những đề tài

khoa học nghiên cứu cơ bản và những nhiệm vụ nghiên cứu triển khai cần được

ưu tiên nhằm giải đáp những yêu cầu, đòi hỏi cấp bách của thực tiễn do các đơn vị trực tiếp quản lý và được thực hiện theo đúng các quy định trong Hợp đồng tổng

thể Hệ đề tài, nhiệm vụ khoa học cấp Viện (gọi tắt là Hợp đồng tổng thể) được ký

kết hàng năm giữa Chủ tịch Viện Khoa học xã hội Việt Nam với Thủ trưởng đơn

vị, kèm theo Danh mục hệ đề tài đã được phê duyệt

Danh mục hệ đề tài, nhiệm vụ cấp Viện của từng năm được xây dựng và đưa vào kế hoạch hằng năm trình Chủ tịch Viện Khoa học xã hội Việt Nam phê duyệt và là nội dung chủ yếu của hoạt động khoa học cấp Viện

Dự án điều tra cơ bản: Dự án điều tra cơ bản (ĐTCB) về kinh tế - xã

hội – môi trường (KT-XH-MT) gọi tắt là Dự án do Viện Khoa học xã hội

Việt Nam trực tiếp quản lý Thủ trưởng các đơn vị chịu trách nhiệm tổ chức, đôn đốc việc thực hiện; chủ nhiệm các dự án chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Viện Khoa học xã hội Việt Nam và thủ trưởng đơn vị chủ trì trong việc thực hiện hợp đồng đã ký

Dự án do thủ trưởng các đơn vị đề xuất hoặc do Chủ tịch Viện đặt hàng, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ nghiên cứu của đơn vị

Quy trình và phương thức quản lý Dự án áp dụng toàn bộ quy trình, thủ tục, hồ sơ, phương thức đăng ký, tuyển chọn, xét duyệt đề cương (thuyết

Trang 35

minh), ký kết hợp đồng, giao nhiệm vụ, kiểm tra, nghiệm thu kết quả và thanh

lý hợp đồng của đề tài, nhiệm vụ cấp Bộ

Hội nghị, Hội thảo khoa học: Các đơn vị và Phòng, Ban nghiên cứu,

các chương trình, đề tài, dự án đều được tổ chức hội nghị, hội thảo khoa học phục vụ cho việc thực hiện những chương trình, đề tài nghiên cứu, dự án của đơn vị Các bên tham dự hội nghị, hội thảo có thể là các cơ quan, các trường đại học, Bộ, ngành, địa phương trong cả nước

Hội nghị, hội thảo cấp Phòng, Ban nghiên cứu do đơn vị trực tiếp quản

Hội nghị, hội thảo khoa học quốc tế phải làm tờ trình gửi Chủ tịch Viện

và phải được phép của Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Các cuộc tọa đàm khoa học có người nước ngoài tham gia phải được phép của Chủ tịch Viện Khoa học xã hội Việt Nam

Căn cứ vào nội dung và qui mô của từng hội nghị, hội thảo, các đơn vị được Chủ tịch Viện Khoa học xã hội Việt Nam giao nhiệm vụ chuẩn bị nội dung và chủ trì hội nghị, hội thảo phải phối hợp với các cơ quan chức năng trong việc tổ chức thực hiện

1.3 Tài liệu nghiên cứu khoa học của Viện Khoa học xã hội Việt Nam

1.3.1 Nội dung, thành phần và đặc điểm của tài liệu

Trang 36

- Nội dung tài liệu:

Tài liệu nghiên cứu khoa học của Viện Khoa học xã hội Việt Nam được sản sinh trong quá trình hoạt động nghiên cứu khoa học do Viện Khoa học xã hội Việt Nam chủ trì, thực hiện, phản ánh hoạt động nghiên cứu khoa học xã hội nhân văn trên các lĩnh vực: Chính trị, pháp luật, kinh tế - xã hội, văn hoá, dân tộc và tôn giáo, văn hoá và con người, tâm lý xã hội, vấn đề gia đình và giới, lịch sử, môi trường xã hội…

Trước những năm 1980, ngoài hoạt động khoa học thực hiện nhiệm vụ được Đảng và Nhà nước giao, Viện Khoa học xã hội Việt Nam đã tiến hành nghiên cứu những vấn đề cơ bản nhằm khai thác giá trị văn hoá, tinh thần và tổng kết các mặt đấu tranh xã hội của dân tộc ta như, đó là các đề tài: Lịch sử Việt Nam và lịch sử nông thôn Việt Nam, Lịch sử của giai cấp công nhân Việt Nam ; Các công trình tổng kết kinh nghiệm cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân của nước ta dưới sự lãnh đạo của Đảng; các công trình thuyết minh

cơ sở khoa học trong đường lối cách mạng XHCN của Đảng ta [41, tr.1]

Từ sau Đại hội VI, dưới ánh sáng đổi mới của Đảng, công tác nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn được đẩy mạnh Ở giai đoạn này các chương trình trọng điểm đã được đưa vào kế hoạch 5 năm 1985-1990 : Chương trình

A với 8 đề tài trọng điểm bao gồm những vấn đề về lý luận và thực tiễn của thời kỳ quá độ ở Việt Nam; Chương trình B với 14 đề tài trọng điểm bao gồm các vấn đề về văn hoá văn minh Việt Nam; Chương trình C với 5 đề tài trọng điểm gồm các vấn đề tình hình thế giới và cơ sở khoa học của đường lối đối ngoại của Đảng; Chương trình D với 6 đề tài trọng điểm gồm các vấn đề đấu tranh trên lãnh vực tư tưởng giữa 2 hệ thống thế giới; Chương trình E với 8 đề tài trọng điểm gồm các vấn đề điều tra các vùng trọng điểm của đất nước Giai đoạn 1991-1995, một loạt hệ thống chương trình đề tài cấp nhà nước nghiên cứu và giải đáp những vấn đề có tầm chiến lược đối với sự phát triển

Trang 37

của đất nước trong giai đoạn CNH, HĐH: 03 chương trình cấp nhà nước KX.01 „Những vấn đề lý luận về CNXH và về con đường đi lên CNXH ở nước ta” gồm 15 đề tài, KX04 „Luận cứ khoa học cho việc đổi mới chính sách

xã hội và cơ chế quản lý việc thực hiện chính sách xã hội” gồm 17 đề tài, KX.06 “Văn hoá văn minh vì sự phát triển và tiến bộ xẫ hội” gồm 17 đề tài Giai đoạn 1996-2000: Hệ Chương trình cấp nhà nước giai đoạn này gồm 03 chương trình: Chương trình KX.01 “Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và con đường đi lên CNXH của Việt Nam” với 10 đề tài; Chương trình KHXH.02 “Phương hướng, mục tiêu, tiến trình và những giải pháp nhằm công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước” với 7 đề tài; Chương trình KHXH.06

“Những vấn đề về chủ nghĩa tư bản hiện đại” với 09 đề tài.[38, tr.600-603]

Đặc biệt là từ năm 2001 sau khi có Luật Khoa học và công nghệ và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Khoa học và công nghệ, hoạt động khoa học tại Viện Khoa học xã hội Việt Nam đã đi vào nề nếp, theo các trình tự thủ tục thống nhất được điều chỉnh bởi các quy định thống nhất của pháp luật: hoạt động nghiên cứu khoa học được tổ chức thực hiện dưới nhiều hình thức (chương trình, đề tài, dự án cấp nhà nước, cấp bộ, cấp viện, hội nghị hội thảo khoa học) và dưới nhiều nguồn vốn khác nhau: ngân sách nhà nước, không thuộc ngân sách nhà nước(quỹ phát triển, tài trợ của tổ chức và cá nhân trong

và ngoài nước) Giai đoạn 2001-2005 Viện Khoa học xã hội Việt Nam được giao chủ trì 03 chương trình: chương trình KX.02 “Công nghiệp hoá, hiện đại hoá theo định hướng xã hội chủ nghĩa- con đường và bước đi” với 10 đề tài; Chương trình KX.04 “Xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân, vì dân” với 09 đề tài; Chương trình KX.05 “Phát triển văn hoá, con người và nguồn nhân lực trong thời kỳ công nghiệp hoá , hiện đại hoá”với 12

đề tài Bên cạnh các chương trình cấp nhà nước còn có các Đề tài độc lập cấp nhà nước như: “những luận cứ khoa học của việc phát triển nguồn nhân lực

Trang 38

cho vùng kinh tế trọng điểm phía Nam”, “Một số vấn đề cơ bản về tôn giáo ở Việt Nam hiện nay”, “Hợp tác Á -ÂU và triển vọng tham gia của Việt Nam”;… Cùng với các chương trình cấp nhà nước, đề tài độc lập cấp nhà nước Viện Khoa học xã hội Việt Nam còn triển khai các Chương trình cấp bộ,

Đề tài độc lập cấp bộ, Dự án điều tra cơ bản, Hệ đề tài cấp viện trên các lĩnh vực như hệ thống chính trị, về văn hoá xã hội và con người, về lịch sử, dân tộc, tôn giáo… [49,tr.1-4]

-Thành phần tài liệu: Thành phần tài liệu cũng hết sức đa dạng gồm: Tài liệu chương trình, đề tài, nhiệm vụ, dự án:

Tài liệu xét duyệt đề tài:

+ Bản đăng ký thực hiện đề tài, nhiệm vụ, dự án

+ Bản tổng hợp Danh mục đăng ký thực hiện đề tài, nhiệm vụ, dự án

+ Thuyết minh đề tài nhiệm vụ, dự án

+ Lý lịch khoa học của cán bộ tham gia dự tuyển Chủ nhiệm

+ Biên bản họp hội đồng cơ sở xét duyệt đề cương(thuyết minh)

+ Biên bản kiểm phiếu của Hội đồng xét duyệt

+ Phiếu nhận xét của uỷ viên hội đồng xét duyệt

+ Phiếu đánh giá kết quả xét duyệt đề tài

+ Biên bản họp hội đồng tuyển chọn cá nhân làm chủ nhiệm đề tài + Biên bản kiểm phiếu của Hội đồng tuyển chọn cá nhân làm chủ nhiệm đề tài(nhiệm vụ, dự án)

+ Phiếu đánh giá thuyết minh đề tài(nhiệm vụ, dự án) cấp bộ của cá nhân đăng ký tuyển chọn

Quyết định phê duyệt

Tài liệu về tổ chức thực hiện nghiên cứu:

+ Hợp đồng thực hiện

+ Báo cáo chuyên đề

Trang 39

+ Báo cáo tổng hợp

+ Báo cáo tóm tắt

+ Báo cáo kiến nghị

+ Tài liệu liên quan

+ Báo cáo tiến độ

Tài liệu đánh giá nghiệm thu cấp cơ sở

+ Biên bản họp Hội đồng nghiệm thu cấp cơ sở

+ Phiếu đánh giá kết qủa nghiệm thu cấp cơ sở

+ Biên bản kiểm phiếu nghiệm thu cấp cơ sở

+ Phiếu tự đánh giá cấp cơ sở

+ Biên bản kiểm phiếu cấp cơ sở

Tài liệu đánh giá nghiệm thu cấp bộ

+ Biên bản họp Hội đồng nghiệm thu cấp bộ

+ Phiếu đánh giá kết qủa nghiệm thu cấp bộ

+ Biên bản kiểm phiếu nghiệm thu cấp bộ

đề cương nghiên cứu

Tài liệu hội thảo, hội nghị khoa học:

Hội thảo khoa học quốc tế cấp Quốc gia:

Trang 40

+ Văn bản, tờ trình, kiến nghị, đề xuất mở hội thảo

+ Quyết định cho phép của Đảng và Nhà nước

+ Quyết định thành lập ban tổ chức và ban điều hành

+ Lời khai mạc

+ Báo cáo chính tại hội nghị, báo cáo đề dẫn

+ Các báo cáo tham luận

+ Báo cáo của các tiểu ban

+ Các kiến nghị

+ Biên bản

+ Bài phát biểu của Lãnh đạo cấp trên,

+ Nghị quyết hội nghị, biên bản hội nghị,

+ Lời bế mạc, báo cáo thông báo kết quả hội nghị, tài liệu ảnh, ghi

âm, ghi hình về hội nghị (nếu có)

Hội thảo, hội nghị khoa học cấp bộ, cấp viện trực thuộc

+ Lời khai mạc

+ Báo cáo chính tại hội nghị,

+ Các báo cáo tham luận

+ Bài phát biểu của ban lãnh đạo , cấp trên

+ Nghị quyết hội nghị, biên bản hội nghị

+ Lời bế mạc, thông báo kết quả hội nghị, tài liệu ảnh, ghi âm, ghi hình về hội nghị (nếu có)

-Đặc điểm tài liệu: Tài liệu nghiên cứu khoa học ở đây vừa là nguồn sử

liệu trực tiếp nhưng cũng là nguồn sử liệu gián tiếp, thường đa dạng hơn về vật mang tin (trên giấy, trên đĩa, băng…), phong phú về nội dung, phản ánh hoạt động nghiên cứu khoa học trên nhiều lĩnh vực: lịch sử, văn hoá, kinh tế-xã hội, …)

1.3.2 Giá trị của tài liệu nghiên cứu khoa học

Ngày đăng: 23/03/2020, 22:46

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
10. Bộ Nội vụ(2006), Thông tư 04/2006/TT-BNV ngày 11/4/2006 về việc hướng dẫn xác định cơ quan, tổ chức thuộc nguồn nộp lưu tài liệu vào lưu trữ lịch sử các cấp,www.luutruvn.gov.vn Sách, tạp chí
Tiêu đề: 2006), Thông tư 04/2006/TT-BNV ngày 11/4/2006 về việc hướng dẫn xác định cơ quan, tổ chức thuộc nguồn nộp lưu tài liệu vào lưu trữ lịch sử các cấp
Tác giả: Bộ Nội vụ
Năm: 2006
11. Bùi Thị Mai(2005), Tìm hiểu công tác tổ chức lưu trữ các kết quả nghiên cứu khoa học tại Trung tâm Thông tin Khoa học và công nghệ quốc gia, LV.180 Khoa Lưu trữ học và quản trị Văn phòng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tìm hiểu công tác tổ chức lưu trữ các kết quả nghiên cứu khoa học tại Trung tâm Thông tin Khoa học và công nghệ quốc gia
Tác giả: Bùi Thị Mai
Năm: 2005
12. Đào Xuân Chúc, Nguyễn Văn Hàm, Vương Đình Quyền, Nguyễn Văn Thâm(1990), Lý luận và thực tiễn công tác lưu trữ. NXB, Đại học và giáo dục chuyên nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lý luận và thực tiễn công tác lưu trữ
Tác giả: Đào Xuân Chúc, Nguyễn Văn Hàm, Vương Đình Quyền, Nguyễn Văn Thâm
Năm: 1990
13. Chính phủ(1967), Nghị định 117 CP, ngày 31/7/1967 của Hội đồng Chính phủ Quy định nhiệm vụ quyền hạn và tổ chức bộ máy của Uỷ ban Khoa học xã hội Việt Nam, hồ sơ TCCB.42 kho lưu trữ văn phòng Viện Khoa học xã hội Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị định 117 CP, ngày 31/7/1967 của Hội đồng Chính phủ Quy định nhiệm vụ quyền hạn và tổ chức bộ máy của Uỷ ban Khoa học xã hội Việt Nam
Tác giả: Chính phủ
Năm: 1967
14. Chính phủ(1993), Nghị định 23/ CP ngày 22/5/1993 về việc thành lập Trung tâm Khoa học xã hội và Nhân văn Quốc gia, hồ sơ TCCB.1272 Kho lưu trữ Văn phòng Viện Khoa học xã hội Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị định 23/ CP ngày 22/5/1993 về việc thành lập Trung tâm Khoa học xã hội và Nhân văn Quốc gia
Tác giả: Chính phủ
Năm: 1993
15. Chính phủ(2007), Chỉ thị định 05/2007/CT-TTG ngày 02/3/2007, quy định về việc tăng cường bảo vệ và phát huy giá trị tài liệu lưu trữ, www.luutruvn.gov.vn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chỉ thị định 05/2007/CT-TTG ngày 02/3/2007, quy định về việc tăng cường bảo vệ và phát huy giá trị tài liệu lưu trữ
Tác giả: Chính phủ
Năm: 2007
16. Chính phủ(2002), Nghị định 81/2002/NĐ-CP ngày 17/10/2002 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Khoa học và công nghệ, www.most.gov.vn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị định 81/2002/NĐ-CP ngày 17/10/2002 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Khoa học và công nghệ
Tác giả: Chính phủ
Năm: 2002
17. Chính phủ(2004), Nghị định 110/2004/NĐ- CP ngày 8/4/2004 của Chính phủ về công tác văn thư,www.luutruvn.gov.vn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị định 110/2004/NĐ- CP ngày 8/4/2004 của Chính phủ về công tác văn thư
Tác giả: Chính phủ
Năm: 2004
19. Chính phủ(2004), Nghị định 159/2004/NĐ-CP ngày 31/08/2004 về hoạt động thông tin khoa học và công nghệ, www.most.gov.vn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị định 159/2004/NĐ-CP ngày 31/08/2004 về hoạt động thông tin khoa học và công nghệ
Tác giả: Chính phủ
Năm: 2004
20. Chính phủ(2004), Nghị định 201/2004/NĐ- CP ngày 10/12/2004 về ban hành quy chế quản lý hoạt động khoa học xã hội và nhân văn, Công báo số 16 ngày 16/12/2004 tr 2-14 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị định 201/2004/NĐ- CP ngày 10/12/2004 về ban hành quy chế quản lý hoạt động khoa học xã hội và nhân văn
Tác giả: Chính phủ
Năm: 2004
21. Chính phủ(2004), Nghị định 26/2004/NĐ-CP ngày 15/01/2004 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Viện Khoa học xã hội Việt Nam, www.most.gov.vn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị định 26/2004/NĐ-CP ngày 15/01/2004 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Viện Khoa học xã hội Việt Nam
Tác giả: Chính phủ
Năm: 2004
22. Chính phủ(2008), Nghị định 53/2008/NĐ-CP ngày 22 tháng 04 năm 2008, Quy định chức năng nhiệm vụ quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Viện Khoa học xã hội Việt Nam, Tập lưu văn bản năm 2008 Văn thư Viện Khoa học xã hội Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị định 53/2008/NĐ-CP ngày 22 tháng 04 năm 2008, Quy định chức năng nhiệm vụ quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Viện Khoa học xã hội Việt Nam
Tác giả: Chính phủ
Năm: 2008
23. Chính phủ(2006), Quyết định số 143/2006/QĐ-TTG ngày 19/6/2006 về danh mục bí mật nhà nước độ tối mật của Viện Khoa học xã hội Việt Nam, Tập lưu văn bản năm 2006 Văn thư Viện Khoa học xã hội Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quyết định số 143/2006/QĐ-TTG ngày 19/6/2006 về danh mục bí mật nhà nước độ tối mật của Viện Khoa học xã hội Việt Nam
Tác giả: Chính phủ
Năm: 2006
24. Nguyễn Cảnh Đương(2008), Chấn chỉnh công tác thu nộp hồ sơ khoa học. Tạp chí Văn thư Lưu trữ Việt Nam, số (1) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chấn chỉnh công tác thu nộp hồ sơ khoa học
Tác giả: Nguyễn Cảnh Đương
Năm: 2008
25. Nguyễn Thị Việt Hoa(2008), Vấn đề quản lý, thu nộp tài liệu khoa học của Viện Khoa học và công nghệ Việt Nam, Tạp chí Văn thư Lưu trữ Việt Nam, số (2) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vấn đề quản lý, thu nộp tài liệu khoa học của Viện Khoa học và công nghệ Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Thị Việt Hoa
Năm: 2008
26. Học viện Hành chính Quốc gia(2005), Hành chính nhà nước và công nghệ hành chính, Nxb Giáo Dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hành chính nhà nước và công nghệ hành chính
Tác giả: Học viện Hành chính Quốc gia
Nhà XB: Nxb Giáo Dục
Năm: 2005
27. Nghiêm Kỳ Hồng - Nguyễn Quốc Bảo- Nguyễn Văn Kết-Nguyễn Thị Thuỷ-Phan Thị Hợp(1998), Xây dựng, ban hành, quản lý văn bản và công tác lưu trữ, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xây dựng, ban hành, quản lý văn bản và công tác lưu trữ
Tác giả: Nghiêm Kỳ Hồng - Nguyễn Quốc Bảo- Nguyễn Văn Kết-Nguyễn Thị Thuỷ-Phan Thị Hợp
Nhà XB: NXB Chính trị Quốc gia
Năm: 1998
28. ThS.Nghiêm Kỳ Hồng(2003), Mấy vấn đề về công tác văn phòng, văn thư, và lưu trữ trong thời kỳ đổi mới. Nxb CTQG, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mấy vấn đề về công tác văn phòng, văn thư, và lưu trữ trong thời kỳ đổi mới
Tác giả: ThS.Nghiêm Kỳ Hồng
Nhà XB: Nxb CTQG
Năm: 2003
30. GS.TS.Đỗ Hoài Nam (2008), Bài phát biểu của GS.TS.Đỗ Hoài Nam, Chủ tịch Viện Khoa học xã hội Việt Nam tại lễ kỷ niệm 55 năm thành lập Viện Khoa học xã hội Việt Nam và đón nhận Huân chương Sao vàng, Tập lưu văn văn bản năm 2008 văn thư Viện Khoa học xã hội Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bài phát biểu của GS.TS.Đỗ Hoài Nam, Chủ tịch Viện Khoa học xã hội Việt Nam tại lễ kỷ niệm 55 năm thành lập Viện Khoa học xã hội Việt Nam và đón nhận Huân chương Sao vàng
Tác giả: GS.TS.Đỗ Hoài Nam
Năm: 2008
31. Lê Thị Hải Nam(2007), “Điều tra khảo sát thực trạng thu nộp hồ sơ khoa học hệ đề tài cấp bộ và cấp viện tại Viện Khoa học xã hội Việt Nam”Nhiệm vụ cấp bộ năm 2007, Cơ quan chủ trì- Văn phòng Viện Khoa học xã hội Việt Nam, Hồ sơ văn thư Ban Quản lý khoa học Viện Khoa học xã hội Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Điều tra khảo sát thực trạng thu nộp hồ sơ khoa học hệ đề tài cấp bộ và cấp viện tại Viện Khoa học xã hội Việt Nam"” "Nhiệm vụ cấp bộ năm 2007, "Cơ quan chủ trì-" V
Tác giả: Lê Thị Hải Nam
Năm: 2007

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w