1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

quy định của pháp luật về hòa giải vụ án ly hôn tại tòa án trong tố tụng dân sự thực trạng và giải pháp hoàn thiện

63 1,2K 11

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 63
Dung lượng 747,63 KB

Nội dung

Quy định của pháp luật về hòa giải vụ án ly hôn tại Tòa án trong tố tụng dân sự TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA LUẬT ---------- LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT KHÓA 2012 – 2015 Đề Tài: QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ HÒA GIẢI VỤ ÁN LY HÔN TẠI TÒA ÁN TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ- THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN Giảng viên hướng dẫn: Thân Thị Ngọc Bích Bộ môn: Luật Hành Chính MỤC LỤC GVHD: THÂN THỊ NGỌC BÍCH Sinh viên thực hiện: Lâm Hồng Diễm MSSV: S1200004 Lớp: Luật B2 Đồng Tháp Khóa: 38 Cần Thơ, 10/ 2014 1 SVTH:LÂM HÒNG DIỄM Quy định của pháp luật về hòa giải vụ án ly hôn tại Tòa án trong tố tụng dân sự MỤC LỤC Trang 1. Tính cấp thiết của đề tài......................................................................................1 2. Mục tiêu nghiên cứu............................................................................................2 3. Đối tượng nghiên cứu..........................................................................................2 4. Phương pháp nghiên cứu.....................................................................................3 5. Phạm vi nghiên cứu.............................................................................................3 6. Cấu trúc luận văn ................................................................................................3 CHƯƠNG 1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ HÒA GIẢI VỤ ÁN LY HÔN 1.1. Khái niệm, ý nghĩa hòa giải vụ án ly hôn..........................................................4 1.1.1. Khái niệm hòa giải vụ án ly hôn................................................................4 1.1.2. Ý nghĩa hòa giải vụ án ly hôn....................................................................5 1.2. Các loại hòa giải trong tranh chấp khi ly hôn....................................................7 1.2.1. Hòa giải tại cơ sở......................................................................................7 1.2.2. Hòa giải tại Tòa án...................................................................................8 1. 3. Nguyên tắc tiến hành hòa giải vụ án ly hôn...................................................12 1.3.1. Tôn trọng sự tự nguyện thỏa thuận của các đương sự...........................12 1.3.2. Nội dung thỏa thuận của các đương sự không được trái với pháp luật và trái với đạo đức xã hội............................................................................................13 1.4. Chủ thể trong hòa giải vụ án ly hôn tại Tòa.....................................................14 1.4.1. Chủ thể tiến hành hòa giải vụ án ly hôn..................................................14 1.4.2. Chủ thể tham gia hòa giải trong vụ án ly hôn tại Tòa.............................16 CHƯƠNG 2 QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ HÒA GIẢI TẠI TÒA ÁN ĐỐI VỚI VỤ ÁN LY HÔN 2.1. Những vụ án ly hôn không tiến hành hòa giải được........................................18 2.1.1. Bị đơn đã được Toà án triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn cố tình vắng mặt...........................................................................................................19 2.1.2. Đương sự không thể tham gia hoà giải được vì có lý do chính đáng.........................................................................................................................19 GVHD: THÂN THỊ NGỌC BÍCH 2 SVTH:LÂM HÒNG DIỄM Quy định của pháp luật về hòa giải vụ án ly hôn tại Tòa án trong tố tụng dân sự 2.1.3. Đương sự là vợ hoặc chồng trong vụ án ly hôn là người mất năng lực hành vi dân sự..................................................................................................20 2.2. Những vụ án ly hôn không được tiến hành hòa giải........................................22 2.2.1. Yêu cầu đồi bồi thường gây thiệt hại đến tài sản Nhà nước....................22 2.2.2. Những vụ án ly hôn phát sinh từ giao dịch trái pháp luật và trái đạo đức xã hội.........................................................................................................23 2.3. Trình tự thủ tục hòa giải vụ án ly hôn tại Tòa.................................................27 2.3.1. Thông báo về phiên hòa giải...................................................................27 2.3.2. Thành phần phiên hòa giải......................................................................28 2.3.3. Nội dung và phạm vi hòa giải..................................................................29 2.3.4. Trình tự hòa giải......................................................................................31 2.3.5. Biên bản hòa giải.....................................................................................32 2.4. Hậu quả pháp lý của hòa giải vụ án ly hôn......................................................33 2.4.1. Hòa giải thành.........................................................................................34 2.4.1.1. Lập biên bản hòa giải thành.............................................................34 2.4.1.2. Ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự..............34 2.4.1.3. Hiệu lực của quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự................................................................................................................35 2.4.2. Hòa giải không thành..............................................................................36 2.5. Chi phí hòa giải...............................................................................................37 CHƯƠNG 3 BẤT CẬP TRONG VỤ ÁN LY HÔN VÀ PHƯƠNG PHÁP HOÀNG THIỆN 3.1. Thực tiễn về quyền hạn của Thẩm phán trong quá trình hòa giải vụ án ly hôn...........................................................................................................39 3.1.1.Thực tiễn áp dụng.....................................................................................39 3.1.2. Phương pháp hoàng thiện.......................................................................39 3.2. Quyết định được công nhận khi toàn bộ vụ án được giải quyết trong vụ án ly hôn...................................................................................................45 3.2.1. Thực tiễn áp dụng....................................................................................45 3.2.2. Phương pháp hoàng thiện........................................................................48 3.3. Bất cập liên quan đến quyết định đưa vụ án ra xét xử khi các bên đương sự đồng ý ly hôn trong vụ án ly hôn.....................................................50 3.3.1. Thực tiễn áp dụng....................................................................................50 GVHD: THÂN THỊ NGỌC BÍCH 3 SVTH:LÂM HÒNG DIỄM Quy định của pháp luật về hòa giải vụ án ly hôn tại Tòa án trong tố tụng dân sự 3.3.2. Phương pháp hoàng thiện.......................................................................53 Kết luận..................................................................................................................56 GVHD: THÂN THỊ NGỌC BÍCH 4 SVTH:LÂM HÒNG DIỄM Quy định của pháp luật về hòa giải vụ án ly hôn tại Tòa án trong tố tụng dân sự LỜI NÓI ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài: Hiện nay tình trạng ly hôn của các cặp vợ chồng trẻ xảy ra rất nhiều, vì những lý do rất đơn giản như bất đồng ý kiến, có chút mâu thuẩn nhỏ trong gia đình. Con người hiện nay sống với tư tưởng rất thoáng "hợp thì ở không hợp thì chia tay". Ngày xưa tình trạng ly hôn xảy ra rất ít, tư tưởng của người xưa còn mang đậm chất phong kiến, người phụ nữ khi lấy chồng rồi là phải suốt đời theo chồng, không thoáng như bây giờ. Bên cạnh đó ngày xưa người ta sống với nhau vì tình nghĩa dú có những cặp hôn nhân không quen biết nhau trước khi kết hôn mà do người khác mai mối. Dù trong gia đình xó xảy ra mâu thuẩn thì không bao giờ họ nghĩ đến việc phải bỏ nhau, giận rồi thôi, sau đó lại tiếp tục cuộc sống vui vẽ trong gia đình. Nhưng hiện nay các cặp vợ chồng xảy ra chút mâu thuẩn là đưa đơn ra Tòa ly hôn, để tìm kiếm một mối tình khác. Trên thực tế có nhiều người kết hôn đến hai ban làn nhưng vẫn không tìm được hạnh phúc, không tìm được một người hợp với mình để sống đến răng long đầu bạc. Hâu quả của những người kết hôn nhiều lần như vậy chính là những đứa con, những đứa con cùng cha khác mẹ, những đưa con cùng mẹ khác cha, có người có đến hai ba dòng con, anh em cùng chung một gia đình nhưng lại không có chung người mẹ. Ngoài ra một hậu quả khác của việc ly hôn đó chính là những ông bà đã đến tuổi về hưu không còn đủ sức lao động nhưng cũng phải cồng lưng ra để làm kiếm tiền để nuôi những đứa cháu vì cha mẹ chúng ly hôn, cha mẹ chúng đi làm an xa không thể nuôi các con phải gửi cho ông bà nuôi giùm. Đó là những trường hợp gặp rất nhiều trong cuộc sống hiện nay, để làm giảm bớt đi tình trạng này thì đây là một vấn đề rất khó khăn. Vì vậy mà việc có thể làm để khắc phục một số ít tình trạng trên là thực hiện công tác hòa giải khi các căp vợ chồng muốn ly hôn. Hiện nay thì công tác hòa giải tại cơ sở luật không bắt buộc, có thể hòa giải hay không là tùy vào các cặp vợ chồng ly hôn và những người liên quan đến quan hệ vợ chồng của họ và chính quyền địa phương. Còn công tác hòa giải tại Tòa là việc bắt buộc trong các vụ án ly hôn. Cho nên, thông qua việc hòa GVHD: THÂN THỊ NGỌC BÍCH 5 SVTH:LÂM HÒNG DIỄM Quy định của pháp luật về hòa giải vụ án ly hôn tại Tòa án trong tố tụng dân sự giải, những người tiến hàn hòa giải có thể hướng dẫn cho các cặp vợ chống muốn ly hôn, phân tích cho họ biết những hậu quả của những cuộc hôn nhân tan vỡ, để họ hiểu và nhìn lại cuộc hôn nhân của mình có thể cứu vãn được. Vì vậy mà giai đoạn hòa giải là một giai đoạn rất quan trọng, đây là giai đoạn ta có thể giải thích cho các cặp vợ chồng muốn ly hôn về những hậu quả sau khi khi lôn như về vấn đề con cái, tài sản, nợ chung,...khuyên răng họ suy nghỉ, nhường nhịn nhau trước khi đi đến quyết định ly hôn. để tìm hiểu sâu hơn về công tác hòa giải và tìm ra những biện pháp giúp các cặp vợ chồng có thể hàn gắn lại với nhau nên người viết đã chọn đề tài: " Quy định của pháp luật về hòa giải vụ án ly hôn tại Tòa án trong tố tụng dân sự - thực trạng và giải pháp hoàn thiện". Qua đề tài này người viết muốn tìm ra những giải pháp, những pháp pháp có thể giúp cho các cặp vợ chồng có ý định muốn ly hôn, sau công tác hòa giải thì họ sẽ thay đổi suy nghỉ để hàn gắn lại mối quan hệ hôn nhân của mình, giảm bớt đi một phần nhỏ tình trạng ly hôn như hiện nay. 2. Mục tiêu nghiên cứu: Tìm hiểu những quy định của pháp luật về công tác hòa giải tại Tòa tìm ra những giải pháp để giúp cho các cặp vợ chồng muốn ly hôn có thể hàn gắn lại được với nhau. Bên cạnh đó, qua bài viết này người viết mong muốn các cặp nam nữ hiện nay hãy suy nghĩ thật kĩ trước khi kết hôn, để sau khi kết hôn không phải hối tiết, vì kết hôn là một chuyện rất đơn giản đủ điều kiện trong luật quy định là hai người có thể nắm tay nhau đến nơi có thẩm quyền đăng kí kết hôn, nhưng khi ly hôn thì không đơn giản như khi kết hôn, phải trãi qua những thủ tục rườm rà của quá trình tố tụng, thì họ mới có thể chấm dứt được mối quan hệ hôn nhân không mong muốn của họ. Ngoài ra qua bài viết này người viết mong tìm ra những giải pháp có thể giúp cho công tác hòa giải ngày càng hoàn thiện hơn, hạn chế tình trạng ly hôn xảy ra ngày càng nhiều làm cho nhiều gia đình bị tan vỡ, để cho những đứa con của họ không phải sống trong tình trạng tự ti vì cha mẹ của chúng ly hôn. 3. Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu tất cả các văn bản quy định của pháp luật mà Nhà nước đã ban hành có liên quan đến công tác hòa giải những vụ án ly hôn, những vấn đề liên quan đến GVHD: THÂN THỊ NGỌC BÍCH 6 SVTH:LÂM HÒNG DIỄM Quy định của pháp luật về hòa giải vụ án ly hôn tại Tòa án trong tố tụng dân sự hòa giải trong ly hôn. Bên cạnh đó cũng nghiên cứu thực tế công tác hòa giải tại các Tòa, góp phần ngày càng hoàn thiện hơn công tác hòa giải tại Tòa. 4. Phương pháp nghiên cứu: Trong quá trình nghiên cứu đề tài có sử dụng các phương pháp phân tích, đánh giá, nhận định, so sánh và tổng hợp một cách khách quan về các công tác hòa giải tại Tòa. Bên cạnh đó cũng tiến hành những chuyến đi thực tế đến các Tòa án để tìm hiểu cách tiến hành hòa giải của các Thẩm phán, Thư kí ở các Tòa án, để từ đó có thể rút ra những kinh nghiệm, hạn chế những mặt tiêu cực phát huy những mặt tích cực trong công tác hòa giải. 5. Phạm vi nghiên cứu: Đề tài " Quy định của pháp luật về hòa giải vụ án ly hôn tại Tòa án trong tố tụng dân sự - thực trạng và giải pháp hoàn thiện" chủ yếu là tìm hiểu, phân tích, làm rõ, đưa ra những giải pháp tích cực góp phần hoàn thiện công tác hòa giải của các Thẩm phán, Thư kí trong giai đoạn hòa giải tại Tòa trong vụ án ly hôn. 6. Cấu trúc luận văn: Cấu trúc luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Lý luận chung về hòa giải vụ án ly hôn Chương 2: Quy định của pháp luật về hòa giải tại Tòa án đối với vụ án ly hôn Chương 3: Bất cập trong vụ án ly hôn và phương pháp hoàn thiện GVHD: THÂN THỊ NGỌC BÍCH 7 SVTH:LÂM HÒNG DIỄM Quy định của pháp luật về hòa giải vụ án ly hôn tại Tòa án trong tố tụng dân sự CHƯƠNG 1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ HÒA GIẢI VỤ ÁN LY HÔN Gia đình là một tế bào nhỏ trong một xã hội lớn, gia đình hạnh phúc thì xã hội mới phát triển. Nhưng hiện nay vì những mâu thuẩn nhỏ trong gia đình, nhiều cặp vợ chồng đưa đến ly hôn, chính vì vậy mà có nhiều gia đình bị tan vỡ, cha mẹ ly hôn, con cái thiếu sự quan tâm của cha mẹ, dẫn đến nhiều tình trạng đáng tiếc mà hiện nay báo chí nói đến rất nhiều…Chính vì tình trạng ly hôn hiện nay rất nhiều cho nên hòa giải tại tòa trước khi đưa ra tòa xét xử là một vấn đề rất quan trọng, đây là giai đoạn giúp cho các cặp vợ chồng có thể hàn gắn lại mối quan hệ hôn nhân giúp cho gia đình tránh được sự đỗ vỡ, con cái có đủ tình thương yêu của cha mẹ mới có thể phát triển khỏe mạnh cả về thể chất lẫn tinh thần. 1.1. Khái niệm, ý nghĩa hòa giải vụ án ly hôn 1.1.1. Khái niệm hòa giải vụ án ly hôn Pháp luật luôn ghi nhận và bảo vệ những cuộc hôn nhân hợp pháp, đồng thời cũng trao quyền được ly hôn cho vợ và (hoặc) chồng khi họ không thế tiếp tục duy trì quan hệ hôn nhân. Ly hôn không đơn giản chỉ là một thủ tục pháp lý tại Tòa án mà là một “sự kiện” chứa đựng trong đó không ít những vấn đề nhức nhối về nguyên nhân và hậu quả...Do đó, hoạt động hòa giải trong ly hôn luôn đóng một vai trò quan trọng, có ý nghĩa xã hội to lớn. Ly hôn xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, và nhiều khi đó lại là những nguyên nhân không đáng để người trong cuộc đi đến ly hôn. Có thể quyết định ly hôn được đưa ra trong cơn nóng giận, bực tức, ức chế của vợ hoặc chồng, cũng có thể ly hôn xuất phát từ những nguyên nhân...trẻ con của những cặp vợ chồng chưa tới tuổi trưởng thành...Mặc khác, phía sau mỗi cuộc ly hôn luôn là những hậu quả, nhiều khi rất nặng nề, ảnh hưởng trực tiếp tới cuộc sống của những người trong cuộc và con cái họ. Đó là áp lực của việc một mình kiếm sống, một mình nuôi con, là “chấn thương tinh thần” hậu ly hôn....Với cuộc ly hôn từ những nguyên nhân chưa đủ “độ” và hơn hết, tình cảm vợ chồng giành cho nhau chưa hẳn đã nguội lạnh thì những hậu quả ấy là không đáng có. GVHD: THÂN THỊ NGỌC BÍCH 8 SVTH:LÂM HÒNG DIỄM Quy định của pháp luật về hòa giải vụ án ly hôn tại Tòa án trong tố tụng dân sự Một cuộc hôn nhân nằm trong tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích hôn nhân không đạt được, tranh chấp thường xuyên xảy ra, sau đó là các cặp vợ chồng kéo nhau ra tòa ly dị. Cho nên sau khi thụ lý tòa án sẽ tiến hành hòa giải. Vì vậy hòa giải là: "một chế định quan trọng của Luật tố tụng dân sự, là một phương thức giải quyết vụ án mà bằng chính sự thỏa thuận, thương lượng của các đương sự. Đây là một thủ tục bắt buộc khi giải quyết vụ án dân sự (trừ những việc không được hòa giải), khi hòa giải Tòa án chủ động tổ chức và trực tiếp tham gia với vai trò hướng dẫn giải thích động viên các đương sự thỏa thuận, thương lượng với nhau về việc giải quyết vụ án"1. Đối với hòa giải trong vụ án ly hôn thì hòa giải là một công tác rất quan trọng, hòa giải là thời gian để hai người ngồi lại với nhau, với sự chủ trì, giải thích về mặt thực tế cũng như về mặt pháp luật hậu quả sau khi ly hôn của Thẩm phán cho các đương sự biết sau đó để các đương sự tự thỏa thuận xem xét lại có nên tiếp tục tiến hành ly hôn hay không. Hòa giải trong vụ án ly hôn cũng giống như các loại hòa giải khác trong tố tụng dân dự. Để giải quyết vụ án ly hôn tòa án tiến hành giải thích pháp luật, giúp đỡ các đương sự giải quyết các mâu thuẫn, thỏa thuận với nhau về việc giải quyết các vấn đề tranh chấp khi ly hôn. Hoạt động này của tòa án gọi là hòa giải vụ án ly hôn trong tố tụng dân sự. Tuy nhiên trên thực tế chưa có một khái niệm rõ ràng về hòa giải trong vụ án ly hôn chỉ có khái niệm về hòa giải trong các vụ án dân sự nói chung, từ những khái niệm nói về hòa giải vụ án dân sự nói chung mà người viết suy ra khái niệm hòa giải trong vụ án ly hôn : "hòa giải vụ án ly hôn là hoạt động trong tố tụng dân sự do tòa án tiến hành nhằm giúp đỡ các đương sự thỏa thuận với nhau về giải quyết các tranh chấp khi ly hôn trong tố tụng dân sự". 1.1.2. Ý nghĩa của hòa giải vụ án ly hôn Mục đích chính của hòa giải là tạo cơ hội để vợ, chồng có thể đoàn tụ, hàn gắn quan hệ. Tuy nhiên điều đó không có nghĩa là với những cuộc hôn nhân thực sự không còn có khả năng cứu vãn thì hoạt động hòa giải tỏ ra..vô tác dụng! Trong những trường hợp này, hòa giải lại đóng vai trò góp phần giảm thiểu xung đột và Luật gia Nguyễn Ngọc Điệp và Hồ Thị Nệ, Những điều cần biết về Luật tố tụng dân sự, NXB Công an nhân dân, 2001, trang 92 1 GVHD: THÂN THỊ NGỌC BÍCH 9 SVTH:LÂM HÒNG DIỄM Quy định của pháp luật về hòa giải vụ án ly hôn tại Tòa án trong tố tụng dân sự mâu thuẩn gay gắt giữa các bên, để cuộc chia tay được diễn ra “êm đẹp”, dù hết tình nhưng vẫn còn nghĩa; cần giữ lại được uy tín, danh dự cho nhau, con cái vì thế mà cũng có cái nhìn “thiện cảm” hơn về bố mẹ từ cuộc chia tay của hai người. Ý nghĩa hòa giải trong vụ án ly hôn cũng giống như ý nghĩa hòa giải trong các vụ án dân sự gồm có các ý nghĩa sau: - Tòa án hòa giải thành một vụ án ly hôn thì không cần phải mở phiên tòa xét xử vụ án, giảm bớt một giai đoạn tố tụng kéo dài và cực kì phước tạp, tiết kiệm được thời gian và tiền của cho Nhà nước cũng như cho nhân dân. Như đã nói ở phần trên khi một vụ án được thụ lý để giải quyết, ai cũng muốn nhanh chống được giải quyết kết thúc sớm. Trong thực tế có những vụ án được giải quyết nhanh chống ở giai đoạn hòa giải hòa giải nhưng cũng có những vụ án vì nhiều lý do như nẩy sinh nhiều tranh chấp phước tạp nên phải mở phiên tòa xét xử mới có thể được giải quyết. Việc hòa giải thành sẽ giúp cho thời gian giải quyết ly hôn được nhanh chóng, thuận lợi; các bên sẽ không mất nhiều thời gian tới lui để “hầu” tòa, nếu có tranh chấp về tài sản mà hòa giải thành, các bên chỉ phải mất 50% án phí. Như vậy, ý nghĩa của thủ tục hòa giải của tòa án không chỉ là tạo cơ hội cuối cùng để các bên có thể hàn gắn lại quan hệ vợ chồng mà còn tạo những điều kiện thuận lợi nhất định cho quá trình ly hôn. Với hoạt động hòa giải ly hôn ở tòa án, không thể phủ nhận vai trò của người thực hiện hòa giải, đó là thẩm phán. Trong vai trò này, thẩm phán không chỉ là vị quan tòa “cầm cân nảy mực” mà còn phải là người có ý thức trách nhiệm và kỹ năng nghề nghiệp: sự kiên trì, khéo léo, tinh tế, khá năng nắm bắt, tác động vào tâm lý. - Hòa giải thành một vụ án ly hôn giúp tòa án giải quyết được mâu thuẫn giữa các đương sự, góp phần xây dựng mối quan hệ tốt cho các đương sự. Trong thực tế có nhiều cặp vợ chồng sau khi ly hôn bằng sự quyết định xét xử của tòa án họ vẫn còn mẫu thuẫn với nhau về tài sản, con cái, nợ nần sau khi được chia xong là họ không bao giờ nhìn mặt nhau, những đứa con bị cha mẹ của chúng cấm đoán không cho gặp mặt người còn lại, mâu thuẫn trong vấn đề cấp dưỡng dẫn đến tranh chấp cãi vã, rồi đến nhờ tòa án giải quyết thêm lần nữa, đó là kết quả không ai mong muốn. Khi mà vụ án ly hôn được giải quyết bằng sự thỏa thuận của các bên, tính mâu thuẫn có thể sẽ giám bớt đi rất nhiều, chính các đương sự sẽ tự thỏa thuận với nhau về tài sản, con cái, nợ nần và vấn đề cấp dưỡng cho các con nên họ sẽ phải tuân theo những gì mà chính mình đã quyết định.Vì vậy mà hòa giải là một giai GVHD: THÂN THỊ NGỌC BÍCH 10 SVTH:LÂM HÒNG DIỄM Quy định của pháp luật về hòa giải vụ án ly hôn tại Tòa án trong tố tụng dân sự đoạn rất quan trọng trong một vụ án ly hôn, giúp cho các đương sự hạn chế được nhiều tranh chấp sau khi ly hôn. - Ngoài ra việc hòa giải còn góp phần quan trọng vào việc nâng cao nhận thức và hiểu biết pháp luật, nâng cao trình độ dân trí, giáo dục nếp sống và làm việc theo pháp luật trong nhân dân. Trong trường hợp hòa giải vụ án dân sự không thành thì việc hòa giải cũng giúp tòa án có điều kiện nắm vững hơn nội dung vụ án, hiểu biết rõ hơn tâm tư, tình cảm của đương sự cũng như những vướng mắc trong suy nghĩ của họ, từ đó có thể xác định được đường lối giải quyết vụ án khi đưa vụ án ra xét xử. - Ngoài ra hòa giải thành sẽ giúp cho việc thi hành án được dễ dàng thuận tiện hơn vì: thông thường trong các trường hợp hòa giải thành, các đương sự điều thi hành với ý thưc tự nguyện cao không cần sự tác động của Nhà nước (cơ quan thi hành án) việc thi hành án đơn giản, dễ dàng. Thông qua việc xét xử, kết quả xét xử là do tòa án quyết định, vì vậy với quyết định của Tòa án thì sẽ có những trường hợp trái ý muốn của một số đương sự, họ sẽ không đồng ý với kết quả mà Tòa án đã quyết định. Cho nên khi tiến hành thi hành án sẽ có một số trường hợp không đúng với ý muốn của một số đương sự thì việc thi hành án sẽ rất là khó khăn, đối với những trường hợp này thì cần phải có sự tác động của Nhà nước, làm cho việc thi hành án sẽ trở nên khó khăn hơn. Nhưng khi các đương sự tự thỏa thuận với nhau qua việc hòa giải, đó là những kết quả mà họ mong muốn, đáp ứng được yêu cầu nguyện vọng của các đương sự nên họ sẽ tự nguyện chấp hành, không cần đến sự tác động của Nhà nước, sẽ giúp cho việc thi hành án dễ dang, mau lẹ hơn. 1.2. Các loại hòa giải trong tranh chấp khi ly hôn 1.2.1. Hòa giải tại cơ sở Trước đây trong vụ án ly hôn pháp luật có quy định bắt buộc phải tiến hành hòa giải ở cơ sở rồi mới được kiện ở tòa án nhưng theo Điều 5 Luật hòa giải ở cơ sở năm 2013 thì không quy định hòa giải ở cơ sở là bắt buộc mà chỉ khuyến khích và trong Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 cũng quy định không bắt buộc phải tiến hành hòa giải tại cơ sở rồi mới được đưa đơn kiện lên tòa án. Điều 86 Luật hôn nhân gia đình năm 2000 quy định: “Nhà nước và xã hội khuyến khích việc hòa giải ở cơ sở khi vợ, chồng có yêu cầu ly hôn. Việc hòa giải ở cơ sở được thực hiện theo quy định của pháp luật về hòa giải ở cơ sở”. Theo GVHD: THÂN THỊ NGỌC BÍCH 11 SVTH:LÂM HÒNG DIỄM Quy định của pháp luật về hòa giải vụ án ly hôn tại Tòa án trong tố tụng dân sự pháp luật về hòa giải cơ sở, việc ly hôn có thể hòa giải từ nội bộ gia đình, cộng đồng dân cư; từ thôn, ấp, bản, làng đến UBND xã, thị trấn (nếu ở nông thôn); hòa giải từ tổ dân phố, khu phố, đến UBND phường (nếu ở đô thị). Ngoài ra, việc hòa giải ở cơ sở cũng có thể được tiến hành ở cơ quan làm việc của cả vợ, chồng. Theo điều 86 Luật hôn nhân gia đình ở trên thì việc hòa giải ở cơ sở là không bắt buộc, tuy nhiên không thể phủ nhận vai trò to lớn của hoạt động này. Hòa giải ở cơ sở với hòa giải viên là những người gần gũi, gắn bó với vợ, chồng nên hiểu rõ nhất về con người, tính cách của mỗi người cũng như quan hệ hôn nhân của họ. Từ đó, có thể đưa ra những lời khuyên đúng đắn và cần thiết nhất cho những người trong cuộc. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, hiện nay hoạt động hòa giải ở cơ sở chưa đạt được hiệu quả, hầu như chỉ mang tính “hình thức”, tỷ lệ các cặp vợ chồng quay lại với nhau sau khi được hòa giải ở cơ sở là không nhiều. Hòa giải ở cơ sở hiện nay chỉ mang tính khuyến khích vì tỉ lệ thành công của nó không cao, nó chỉ thành công với những vụ ly hôn đơ giản, tính mâu thuẩn không cao, còn đối với những vụ ly hôn phước tạp thì cần phải đến tòa án mới có thể giải quyết được. Như đã nói ở trên người đứng trung gian giúp các đương sự hòa giải ở cơ sở là những người thân thuộc quen biết với các đương sự hiểu được hoàng cảnh của họ có thể khuyên họ, giúp họ nhìn ra hậu quả sau khi ly hôn như thế nào, thì hòa giải ở cơ sở cũng là rất quan trọng. Cho nên các vụ án ly hôn nên tiến hành hòa giải ở cơ sở trước khi đưa đơn kiện lên tòa án sẽ có khả năng cứu vãn một cuộc hôn nhân và làm giảm bớt đi một giai đoạn tố tụng phước tạp. 1.2.2. Hòa giải tại Tòa án Hòa giải là một hoạt động tố tụng của Tòa án khi tiến hành giải quyết các vụ án dân sự. + Đặt điểm của hòa giải tại Tòa: Hòa giải trong vụ án ly hôn cũng giống như hòa giải trong các vụ án dân sự nói chung, có các đặt điểm sau:2 - Hòa giải là một thủ tục bắt buộc trong quá trình giải quyết vụ án dân sự. Về nguyên tắc, thủ tục hòa giải phải thực hiện sau khi Tòa án tiến hành điều tra và trước khi xét xử sơ thẩm, và chỉ sau khi điều tra Tòa án mới có thể nắm được nội dung vụ án, nguyên nhân, điều kiện phát sinh tranh chấp, từ đó mới có điều kiện Luật gia Nguyễn Ngọc Điệp và Hồ Thị Nệ, Những điều cần biết về Luật tố tụng dân sự, NXB Công an nhân dân, 2001, trang 93 2 GVHD: THÂN THỊ NGỌC BÍCH 12 SVTH:LÂM HÒNG DIỄM Quy định của pháp luật về hòa giải vụ án ly hôn tại Tòa án trong tố tụng dân sự giúp đỡ các đương sự thỏa thuận với nhau về giải quyết vụ án. Bên cạnh đó cũng có những trường hợp luật quy định không được tiến hành hòa giải như: hủy hôn trái pháp luật, đồi bồi thường thiệt hại đến tài sản của Nhà nước, những việc phát sinh từ giao dịch trái pháp luật,... - Khi tiến hành thủ tục hòa giải, Tòa án là người tổ chức, bố trí cho các đương sự thỏa thuận, thương lượng với nhau; giải thích pháp luật, động viên, khuyến khích họ hòa giải với nhau và cuối cùng là ghi nhận các ý kiến thống nhất hoặc không nhất trí về giải quyết vụ án của đương sự thành một văn bản có tính chất pháp lý đó là: biên bản hòa giải thành hoặc không thành. Cần phân biệt hòa giải là một thủ tục tố tụng bắt buộc do Tòa án tiến hành tại Tòa án khác với hòa giải ở tổ hòa giải hay việc tự hòa giải của đương sự. Vì trong trường hợp các đương sự tự hòa giải thì Tòa án có thể đình chỉ việc giải quyết vụ án, còn việc hòa giải ở tổ hòa giải cơ sở thì lại không phải là một thủ tục tố tụng bắt buộc. - Hòa giải là sự thỏa thuận thông qua thương lượng của các đương sự. các đương sự là chủ thể của các tranh chấp, các mâu thuẫn, nên họ có quyền tự định đoạt để giải quyết các mâu thuẩn bằng cách thỏa thuận với nhau. Việc thỏa thuận giữa họ chỉ đạt được trên cơ sở có sự thương lượng giữa các bên với nhau một cách trung thực, hợp lý, hợp tình. + Yêu cầu của việc hòa giải tại Tòa: Khi tiến hành hòa giải, Tòa án phải đảm bảo được các yêu cầu sau đây3 - Phải có sự tự nguyện thật sự của các đương sự trong việc thỏa thuận về phương hướng giải quyết vụ án. Đây là yêu cầu cơ bản đầu tiên khi tiến hành hòa giải, vì không thể đạt được một sự thỏa thuận nếu giữa các đương sự không có sự tự nguyện, không có thiện chí để bàn bạc cách giải quyết vụ án, dưới sự vận động, thuyết phục có lý, có tính của Tòa án. - Nội dung sự thỏa thuận của các đương sự không được trái với quy định của pháp luật. Đây là yêu cầu hết sức quan trọng bởi lẽ Nhà nước chỉ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các đương sự, mặt khác khi giải quyết vụ án Tòa án phải dựa vào các căn Luật gia Nguyễn Ngọc Điệp và Hồ Thị Nệ, Những điều cần biết về Luật tố tụng dân sự, NXB Công an nhân dân, 2001, trang 94 3 GVHD: THÂN THỊ NGỌC BÍCH 13 SVTH:LÂM HÒNG DIỄM Quy định của pháp luật về hòa giải vụ án ly hôn tại Tòa án trong tố tụng dân sự cứ pháp luật để áp dụng, do đó mọi sự thỏa thuận, thương lượng trái với pháp luật đều không có giá trị. -Việc hòa giải phải được tiến hành vừa tích cực, vừa kiên trì; Những người có trách nhiệm không thể coi hòa giải chỉ là một thủ tục hình thức, lám qua loa đại khái cho xong, nếu như vậy sẽ dẫn đến nhiều vụ án lẽ ra phải được giải quyết nhanh chống bằng con đường hòa giải, song lại mang ra xét xử , vừa làm mất thời gian vừa tốn kém vô ích. Tuy nhiên cũng trách tình trạng kéo dài thời gian một cách tùy tiện, nếu thấy không thể hòa giải được, Tòa án nên chủ động đưa vụ án ra xét xử để tránh việc lãng phí thời gian. + Phương pháp hòa giải tại Tòa:4 Phương pháp hòa giải là những biện pháp cách thức mà Tòa án áp dụng khi tiến hành hòa giải. Trước khi hòa giải Tòa án phải tiến hành điều tra nắm vững nội dung vụ án, nguyên nhân, điều kiện phát sinh vụ án. Phải thích cho các đương sự hiểu pháp luật áp dụng giải quyết vụ án kết hợp giải quyye61t những vướng mắc trong tư tưởng tình cảm của họ. Tòa án cũng có thể kết hợp với chính quyền địa phương, tổ chức xã hội trong việc hòa giải, Tòa án phải chủ động trong việc hòa giải, nếu thấy có khả năng điều kiện hòa giải thì Tòa án tổ chức hòa giải không đợi đương sự yêu cầu và có thể tổ chức hòa giải nhiều lần nếu thấy cần thiết. Thẩm phán tiến hành hòa giải phải có thái độ khách quan, chí công vô tư, không áp đặt, cưỡng ép các đương sự. Thẩm phán phải tạo ra điều kiện làm việc thân mật, thoải mái. Điều này đồi hỏi người Thẩm phán phải là người có kiến thức pháp luật, có trách nhiệm và tinh thần trách nhiệm cao. Những quy định trên là thủ tục bắt buộc đối với tất cả những vụ án dân sự nói chung và cũng là thủ tục bắt buộc đối với những vụ án ly hôn nói riêng (trừ những trường hợp ly hôn luật quy định không được tiến hành hòa giải): Khi hòa giải ở cơ sở không thành, hoặc với những vụ ly hôn đơn giản không nhất thiết phải qua hòa giải ở cơ sở, đương sự có quyền nộp đơn ly hôn trực tiếp cho Tòa án. Trong thực tế khi các đương sự nộp đơn lên tòa án mong muốn của họ là được xét xử để giải quyết nhanh vụ án, nhưng Tòa án lại tiến hành hòa Luật gia Nguyễn Ngọc Điệp và Hồ Thị Nệ, Những điều cần biết về Luật tố tụng dân sự, NXB Công an nhân dân, 2001, trang 101 4 GVHD: THÂN THỊ NGỌC BÍCH 14 SVTH:LÂM HÒNG DIỄM Quy định của pháp luật về hòa giải vụ án ly hôn tại Tòa án trong tố tụng dân sự giải, nhiều đương sự lại không muốn phải tiến hành cuộc hòa giải. Nhiều người cho rằng họ đã thuận tình ly hôn thì không cần phải hòa giải nữa, họ chỉ muốn tòa tuyên bố họ được ly hôn, nhưng họ đâu biết rằng pháp luật Việt Nam luôn hướng thiện và có tính nhân đạo, hòa giải chính là giai đoạn pháp luật tạo điều kiện cho họ ngồi lại với nhau để nhìn lại những mâu thuẫn những tranh chấp, ai đúng và ai sai, để có thể nhường nhịn nhau bỏ qua những lỗi lầm của nhau để họ có thể tiếp tục bước cùng nhau trên con đường hôn nhân mà họ đã chọn trước đó. Dù các đương sự có muốn hay không thì hòa giải vẫn là một thủ tục bắt buộc theo quy định tại Điều 88 của Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 và Điều 180 BLTTDS thì: Điều 88 Luật hôn nhân gia đình năm 2000 chỉ rõ: “Sau khi thụ lý đơn yêu cầu ly hôn, Tòa án phải tiến hành hòa giải theo thủ tục tố tụng dân sự”. Hòa giải trong vụ án ly hôn nói riêng cũng giống như hòa giải trong các vụ án dân sự nói chung thì theo Khoảng 1 Điều 180 BLTTDS cũng quy định: "trong thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án, Tòa án tiến hành hòa giải để các đương sự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án trừ những vụ án không được tiến hành hòa giải hoặc không tiến hành hòa giải được quy định tại Điều 181 và Điều 182 của BLTTDS". Khác với hoạt động hòa giải ở cơ sở, hòa giải tại Tòa án là một thủ tục bắt buộc, kể cả khi hai bên thuận tình ly hôn. Trong trường hợp hòa giải đoàn tụ không thành, các bên đồng ý ly hôn, tòa sẽ hòa giải để các bên thỏa thuận vấn đề nuôi con, cấp dưỡng nuôi con, chia tài sản, nợ chung… Nếu các bên thỏa thuận được, Tòa án sẽ lập biên bản ghi nhận sự tự nguyện ly hôn. Sau bảy ngày kể từ ngày lập biên bản, nếu các bên vẫn không thay đổi ý kiến, Tòa án sẽ ra quyết định công nhận thuận tình ly hôn và sự thỏa thuận của các đương sự. Hòa giải tại Tòa là một thủ tục bắt buộc như đã phân tích ở phần trên. Bên cạnh đó thì hòa giải tại Tòa ngoài giai đoạn phải hòa giải trước khi tiến hành xét xử Tòa án phải tiến hành hòa giải co các đương sự, thì đây là giai đoạn bắt buộc, nhưng trong khi tiến hành xét xử mà các đương sự muốn tự thỏa thuận thương lượng với nhau thì Tòa án cũng sẽ chấp nhận và sẽ công nhận những thỏa thuận của các đương sự, và hòa giải giai đoạn này cũng là hòa giải tại Tòa, nhưng hòa giải giai đoạn này thì luật không bắt buộc, vì đây là sự phát sinh ngoài ý muốn của các đương sự cũng như của Tòa án, còn tùy thuộc vào sự tiến triễn của vụ án mà Thẩm phán quyết GVHD: THÂN THỊ NGỌC BÍCH 15 SVTH:LÂM HÒNG DIỄM Quy định của pháp luật về hòa giải vụ án ly hôn tại Tòa án trong tố tụng dân sự định công nhận hây không công nhận những sự thỏa thuận của các đương sự trong quá trình xét xử. Trong quá trình xét xử nếu đương sự hòa giải được với nhau sẽ giúp cho vụ án được giải quyết một cách nhanh chống, không làm lãng phí nhiều thời gian của Tòa án cũng như của đương sự. 1.3. Nguyên tắc tiến hành hòa giải vụ án ly hôn Theo quy định tại khoản 2 Điều 180 của BLTTDS thì có 2 nguyên tắt khi tiến hành hòa giải: 1.3.1. Tôn trọng sự tự nguyện thỏa thuận của các đương sự Theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 180 của BLTTDS :"tôn trọng sự tự nguyện thỏa thuận của các đương sự, không được dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực, bắt buộc các đương sự phải thỏa thuận không phù hợp với ý chí của mình". Theo quy định của nguyên tắt này thì hòa giải là phải tôn trọng sự tự nguyện của các đương sự, chính là sự tôn trọng sự tự nguyện tham gia hòa giải và phải tôn trọng nội dung thỏa thuận của các đương sự trong quá trình giải quyết vụ án. - Hòa giải trong vụ án ly hôn như đã nói ở chương 1, chính là sự tôn trọng quyền tự định đoạt của các đương sự, quyền tự định đoạt của các đương sự bao gồm quyền muốn tham gia hòa giải hay không và quyền thỏa thuận các nội dung trong quá trình hòa giải. Điều đó cho thấy hòa giải trong vụ án ly hôn cũng như trong các vụ án dân sự nói chung thì tiến hành hòa giải là trách nhiệm của Tòa án và cũng là quyền của các đương sự trong vụ án. - Quyền muốn tham gia hòa giải hay không của các đương sự được quy định tại khoản 1, 2 Điều 182 BLTTDS, đương sự có quyền tham gia hay không tham gia phiên hòa giải, Tòa án không có quyền ép buộc hay đe dọa bắt buộc họ phải tham gia. nếu bị đơn đã được Tòa án triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn cố tình vằng mặt thì Tòa án có quyền ra quyết định là không tiến hành hòa giải được và đưa vụ án ra xét xử. Còn trường hợp nếu đương sự không thể tham gia phiên hòa giải nhưng có lý do chính đáng thì Tòa án phải hoãn phiên hòa giải và thông báo cho các đương sự biết thời gian địa điểm của phiên hòa giải sau. Còn đối với những trường hợp vắng mặt một số đương sự nhưng phiên hòa giải vẫn diễn ra thì phải được sự đồng ý của những đương sự còn lại, những thỏa thuận trong phiên hòa giải này không làm ảnh hưởng đến quyền lợi của những đương sự vắng mặt. GVHD: THÂN THỊ NGỌC BÍCH 16 SVTH:LÂM HÒNG DIỄM Quy định của pháp luật về hòa giải vụ án ly hôn tại Tòa án trong tố tụng dân sự - Quyền thỏa thuận các nội dung trong quá trình hòa giải chính là để cho các đương sự tự do trình bày ý kiến của mình và các bên đương sự tự thảo luận,tự giải quyết và thống nhất với nhau chọn ý phù hợp với nguyện vọng của mõi bên, không bên nào được dùng vũ lực đe dọa uy hiếp đến tính mạng, sức khỏe, dạnh dự, uy tính, nhân phẩm của bên còn lại để bên kia chấp nhận những phương pháp giải quyết của mình trong quá trình hòa giải tại Tòa, như vậy là trái quy định của pháp luật và không được xem là sự tự nguyện, tự do thỏa thuận, không đúng với ý nghĩa của việc hòa giải mà pháp luật đã quy định. Riêng đối với Thẩm phán, nhiệm vụ của Thẩm phán trong quá tình hòa giải là phải phân tích những điều luật liên quan đến vụ án cho các đương sự hiểu các quy định của pháp luật mà có hướng giải quyết cho đúng với pháp luật, Thẩm phán không được tiết lộ phương pháp giải quyết của Tòa án. Cho nên, vai trò của Thẩm phán trong giai đoạn hòa giải khác với vai trò trong giai đoạn xét xử, hòa giải là do chính các đương sự tự quyết định mọi việc, còn xét xử Thẩm phán dựa vào những chứng cứ để phán xét các đương sự không có quyền quyết định. Vì vậy mà, hòa giải là giai đoạn mà pháp luật Việt Nam để cho các đương sự tụ suy xét lại những hành động của mình và để cho các bên tự ngồi lại với nhau giải quyết những mâu thuẫn của mình, để cứu vãn những cuộc hôn nhân có thể chưa đi đến kết cục tan vỡ. 1.3.2. Nội dung thỏa thuận của các đương sự không được trái với pháp luật và trái với đạo đức xã hội Theo quy định tại điểm b khoản 2 điều 180 của BLTTDS: "nội dung thỏa thuận của các đương sự không được trái với pháp luật và trái đạo đức xã hội". Thỏa thuận của các đương sự trong quá trình hòa giải là các đương sự tự giải quyết những mâu thuẫn của mình nhưng cũng không vì thế mà các thỏa thuận đó được phép trái với những quy định của pháp luật và đạo đức xã hội, nếu những thỏa thuận trái với quy định của pháp luật và đạo đức xã hội thì sẽ không được pháp luật công nhận và sẽ không có giá trị pháp lý để bắt các bên thực hiện nghĩa vụ và quyền với nhau. Vì vậy mà nhiệm vụ của Thẩm phán là phải theo dõi và hướng dẫn các đương sự thỏa thuận theo đúng với quy định của pháp luật. GVHD: THÂN THỊ NGỌC BÍCH 17 SVTH:LÂM HÒNG DIỄM Quy định của pháp luật về hòa giải vụ án ly hôn tại Tòa án trong tố tụng dân sự 1.4. Chủ thể trong hòa giải vụ án ly hôn tại Tòa 1.4.1. Chủ thể tiến hành hòa giải vụ án ly hôn Hòa giải một vụ án ly hôn cũng giống như hòa giải một vụ án dân sự phải tuân theo những quy định trong BLTTDS nói chung. Những chủ thể tiến hành hòa giải vụ án ly hôn gồm có Thẩm phán và Thư kí. + Thẩm phán: Thẩm phán là người được bổ nhiệm theo quy định của pháp luật để làm nhiệm vụ xét xử những vụ án thuộc thẩm quyền của Tòa. Trong quá trình tố tụng dân sự Thẩm phán có nhiệm vụ sau: - Giải quyết những vụ án dân sự theo sự phân công của Chánh án. - Áp dụng các biện pháp cần thiết do pháp luật quy định để lập hồ sơ vụ án được giao giải quyết; bảo đảm cho việc giải quyết vụ án nhanh chống đúng pháp luật. - Tích cực hòa giải để các đương sự tự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết tranh chấp. - Trong quá trình giải quyết vụ án nếu phát hiện có dấu hiệu tội phạm thì phải cung cấp tài liệu cho Viện Kiểm sát, khởi tố về hình sự. - Phải chấp hành đúng quy định của pháp luật tố tụng dân sự, không được từ chối việc giải quyết vụ án được phân công, nếu không có căn cứ từ chối theo quy định của pháp luật. Thẩm phán có các quyền hạn sau: -Triệu tập lấy lời khai của các đương sự; -Triệu tập lấy lời khai của người làm chứng; -Ra các quyết định áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời, tạm đình chỉ việc giải quyết vụ án; - Quyết định việc ủy thác điều tra, trưng cầu giám định, định giá tài sản; - Ra quyết định công nhận sự thỏa thuận giữa các bên đương sự, nếu thỏa thuận đó không trái với quy định của pháp luật và đạo đực xã hội; - Tham gia Hội đồng xét xử khi được phân công xét xử; - Yêu cầu tổ chức, cá nhân thi hành những quyết định có liên quan đến việc giải quyết vụ án theo quy định của pháp luật. + Thư kí: Thư kí là người giúp việc cho Thẩm phán, phải thực hiện mọi mệnh lệnh của Thẩm phán trong quá trình giải quyết vụ án. Có nhiệm vụ quản lý, sắp xếp hồ sơ vụ án, tống đạt các giấy tờ cho các đương sự và phải làm công tác chuẩn bị mở phiên Tòa xét xử vụ án theo yêu cầu của Thẩm phán. GVHD: THÂN THỊ NGỌC BÍCH 18 SVTH:LÂM HÒNG DIỄM Quy định của pháp luật về hòa giải vụ án ly hôn tại Tòa án trong tố tụng dân sự Khi tham gia phiên tòa Thư kí phải ghi chép đầy đủ, trung thực các diễn biến tại phiên tòa vào bên bản phiên tòa. Đây là những nhiệm vụ và quyền hạn của Thẩm phán và Thư kí trong suốt quá trình tố tụng nói chung. Riêng trong giai đoạn hòa giải thì Thẩm phán và Thư kí có những nhiệm vụ sau: Thẩm phán là người chủ trì phiên hòa giải cho các đương sự, nhiệm vụ của Thẩm phán là giải thích pháp luật cho các đương sự về những quy định có liên quan đến những vấn đề mà họ muốn được giải quyết, còn nhiệm vụ của Thư kí trong cuộc hòa giải là ghi biên bản lại những thỏa thuận của các đương sự. Trong quá trình hòa giải Thẩm phán là người chủ trì cuộc hòa giải nhưng Thẩm phán không có quyền được quyết định những vấn đề mà các đương sự đang tranh chấp, phải để cho các đương sự tự thỏa thuận với nhau, Thẩm phán phải tôn trọng những thỏa thuận của các đương sự, giải thích cho các đương sự biết những chổ nào sai so với quy định của pháp luật, từ đó giúp cho các đương sự tìm được hướng giải quyết đúng với quy định của pháp luật và cũng đúng theo nguyện vọng của họ. Thẩm phán cũng là người công nhận sự thỏa thuận cho các đương sự thành hay phải đưa ra tòa xét xử. “Bên cạnh đó trong quá trình hòa giải vụ án ly hôn đồi hỏi Thẩm phán phải biết phân vai thành một người trung gian, người điều đình, người trọng tài. - Là một người trung gian thì Thẩm phán phải luôn giữ chuẩn mực là người không thuộc về một bên. - Là một người điều đình Thẩm phán phải biết tăng giảm liều lượng căng thảng hoặc mềm dẻo, duy trì mức độ trung hòa để đạt được mục đích hòa giải - Là một người trọng tài Thẩm phán phải biết lắng nghe cả hai bên, chắt lọc và gợi ý để đi đến thỏa thuận chung. Vì vậy tùy theo từng loại vụ án (dân sự, kinh doanh, ly hôn...) mà Thẩm phán thể hiện từ phong thái đến phương án hòa giải và xử lý tình huống trong quá trình hòa giải, các kỹ năng chắt lọc thông tin, tổng hợp, ngôn ngữ và tư duy của Thẩm phán khi hòa giải”. Vì vậy mà nhiệm vụ của Thẩm phán trong quá trình hòa giải là rất quan trọng. Còn đối với Thư kí là người trực tiếp ghi biên bản các thỏa thuận của các đương sự, sau đó đưa cho Thẩm phán xem xét lại và cho các đương sự kí tên vì vậy vai GVHD: THÂN THỊ NGỌC BÍCH 19 SVTH:LÂM HÒNG DIỄM Quy định của pháp luật về hòa giải vụ án ly hôn tại Tòa án trong tố tụng dân sự trò của Thư kí trong quá trình hòa giải cũng rất quan trọng là người giúp đỡ và hỗ trợ cho Thẩm phán trong quá trình hòa giải cho các đương sự. 1.4.2. Chủ thể tham gia hòa giải trong vụ án ly hôn tại Tòa Chủ thể chính trong quá trình hòa giải trong vụ án ly hôn tại Tòa là các đương sự. "Đương sự" trong tố tụng dân sự nói chung là cá nhân, pháp nhân, cơ quan, tổ chức khởi kiện, bị kiện hoặc có quyền, lợi ích liên quan đến các quan hệ đang tranh chấp.5 Theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự thì các đương sự tham gia tố tụng dân sự phải có đủ năng lực hành vi tố tụng dân sự. Năng lực hành vi tố tụng dân sự là khả năng mà cá nhân, pháp nhân bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện các quyền và nghĩa vụ tố tụng theo pháp luật về tố tụng dân sự quy định. Trong vụ án ly hôn thì đương sự bao gồm các nguyên đơn và bị đơn và những người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan, hoặc người đại diện hợp pháp của đương sự, người bảo vệ quyền lợi của đương sự, người làm chứng, người giám định, người phiên dịch. Nguyên đơn là người chồng hoặc người vợ khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết mối quan hệ hôn nhân của họ. Bị đơn trong vụ án ly hôn là người còn lại bị nguyên đơn khởi kiện. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án ly hôn tuy là người không khởi kiện, không bị kiện, nhưng việc giải quyết vụ án ly hôn có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của họ nên họ được tự mình đề nghị hoặc các đương sự khác đề nghị và được Tòa án chấp nhận đưa họ vào tham gia hòa giải với tư cách là người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan. Đối với việc giải quyết vụ án ly hôn mà có liên quan đến quyền và nghĩa vụ của người khác mà không ai yêu cầu họ có mặt trong quá trình hòa giải thì tòa án phải đưa họ vào tham gia hòa giải với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Trong quá trình hòa giải nếu có đương sự vắng mặt, các đương sự khác vẫn đồng ý tiến hành hòa giải thì quá trình hòa giải vẫn diễn ra nhưng nếu các đương sự còn lại không đồng ý yêu cầu phải có mặt của đương sự vắng mặt đó thì Thẩm phán phải hoãn phiên hòa giải lại và Thẩm phán phải thông báo cho các đương sự biết về việc hoãn phiên hòa giải và việc mở lại phiên hòa giải cho các đương sự 5 Điều 56 của Bộ Luật tố tụng dân sự năm 2004 sửa đổi, bổ sung năm 2011 GVHD: THÂN THỊ NGỌC BÍCH 20 SVTH:LÂM HÒNG DIỄM Quy định của pháp luật về hòa giải vụ án ly hôn tại Tòa án trong tố tụng dân sự biết. Trong những trường hợp cần thiết thì Thẩm phán vẫn có thể yêu cầu các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan tham giai phiên hòa giải và người phiên dịch nếu đương sự không biết tiếng Việt. Vì vậy trong thực tế có những vụ ly hôn đơn giản là chỉ giữa hai người, những trường hợp như vậy thì họ chỉ yêu cầu tòa án chấm dứt mối quan hệ hôn nhân của họ còn những vấn đề khác thì họ tự giải quyết với nhau không cần sự can thiệp của Tòa an, trường hợp này thì Tòa án chỉ mở phiên hòa giải để hàn gắn cuộc hôn nhân của họ, nếu thỏa thuận không thành thì Thẩm phán sẽ ra quyết định đoàn tụ không thành cho họ ly hôn mà không cần phải đưa ra tòa xét xử. Bên cạnh đó thì cũng không ít có những trường hợp ly hôn, ngoài việc yêu cầu tòa án chấm dứt mối quan hệ hôn nhân của họ mà còn giải quyết nhiều vấn đề khác như về tài sản, nợ chung, trên thực tế thì những trường hợp này gặp rất nhiều, nếu hòa giải không thành những vấn đề này phải đưa ra tòa xét xử. Do đó ly hôn không chỉ đơn giản chỉ là giữa hai người mà còn liên quan đến nhiều người khác, vì vậy mà hòa giải là giai đoạn để cho các đương sự tự thỏa thuận với nhau, tự giải quyết những mâu thuẩn tranh chấp, như vậy có thể giải quyết được một cách nhanh chống như vậy không chỉ tiết kiệm được thời gian cho các đương sự mà còn tiết kiệm tiền bạc cho họ. Trong một vụ án ly hôn hòa giải tại Tòa là một thủ tục bắt buộc, đây cũng là một giai đoạn quan trọng, nếu hòa giải thành sẽ giúp cho tòa án và đương sự giảm đi một giai đoạn tố tụng phước tạp đó là giai đoạn đưa ra tòa xét xử, bên cạnh đó cũng giảm được tiền bạc và thời gian của các bên. Hòa giải tại tòa là để cho các đương sự tự thỏa thuận với nhau, họ tự thương lượng với nhau những vấn đề mà họ muốn tòa án giải quyết. Cho nên cho dù họ có thể hàn gắn hoặc không thể hàn gắn mối quan hệ của họ thì những gì mà họ đã thỏa thuận sẽ đáp ứng được nguyện vọng của họ và làm giảm đi những mâu thuẩn dù thực tế họ không còn là vợ chồng. GVHD: THÂN THỊ NGỌC BÍCH 21 SVTH:LÂM HÒNG DIỄM Quy định của pháp luật về hòa giải vụ án ly hôn tại Tòa án trong tố tụng dân sự CHƯƠNG 2 QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ HÒA GIẢI TẠI TÒA ÁN ĐỐI VỚI VỤ ÁN LY HÔN Hiện nay tình trạng ly hôn diễn ra rất nhiều ở các cặp vợ chồng trẻ, cho nên giai đoạn hòa giải là một giai đoạn quan trọng và bắt buộc nằm trong quá trình tố tụng trong các vụ án dân sự nói chung và trong các vụ án ly hôn nói riêng. Vì vậy mà trong Bộ LTTDS Nhà nước ta đã dành riêng …điều để quy định rõ và chặt chẽ về giải đoạn hòa giải, giúp cho Thẩm phán, Thư kí và các đương sự có thể thực hiện các quy định của pháp luật một cách dễ dàng. 2.1. Những vụ án ly hôn không tiến hành hòa giải được Trong các vụ án dân sự nói chung và trong các vụ án hôn nhân nói riêng thì cũng có những vụ án không thể tiến hành hòa giải được, theo quy định của luật thì hòa giải là một thủ tục bắt buộc trước khi đưa vụ án ra Tòa xét xử, nhưng trên thực tế cũng có những nguyên nhân khách quan, được quy định tại Điều 182 của BLTTDS sẽ làm cho một vụ án có thể kéo dài, không thể tiến hành hòa giải được, khí đó Tòa án có thể quyết định đưa vụ án ra Tòa xét xử mà không cần tiến hành hòa giải. Bên cạnh đó thì các trường hợp không tiến hành hòa giải được thì trong hồ sơ vụ án phải chứng minh đầy đủ lý do cho từng trường hợp mà Tòa án không thể tiến hành hòa giải được. Ví dụ như đối với trường hợp bị đơn được Tòa án triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn cố tình vắng mặt thì trong hồ sơ phải có tài liệu chứng minh thể hiện đã triệu tập hợp lệ hai lần (thủ tục triệu tập hợp lệ theo các phương thức cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng tại chương X BLTTDS) và phải lập biên bản hòa giải không được; đối với trường hợp có lý do chính đáng thì trong hồ sơ cũng phải có những tài liệu thể hiện lý do đó. 2.1.1. Bị đơn đã được Toà án triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn cố tình vắng mặt. GVHD: THÂN THỊ NGỌC BÍCH 22 SVTH:LÂM HÒNG DIỄM Quy định của pháp luật về hòa giải vụ án ly hôn tại Tòa án trong tố tụng dân sự Sau khi thụ lý vụ án, Thẩm phán sẽ gửi thông báo triệu tập các đương sự đến Tòa án để tiến hành hòa giải nếu bị đơn trong vụ án ly hôn vắng mặt thì phiên hòa giải sẽ bị hủy bỏ và phải tiến hành một cuộc hòa giải khác. Sau khi được triệu tâp lần thứ 1 bị đơn không đến, Tòa án sẽ tiến hành mở phiên hòa giải thứ 2, lần thứ 2 nếu bị đơn tiếp tục không đến thì Thẩm phán sẽ ra quyết định đưa vụ án ra xét xử. Sau hai lần triêu tập để cho các bên tự thỏa thuận với nhau nhưng bị đơn cố tình không đến, chứng tỏ bị đơn không muốn hòa giải, vì vậy tòa án có quyền đưa vụ án ra Tòa xét xử, nhưng nếu trong quá trình xét xử mà các bên muốn hòa giải, tự thỏa thuận được với nhau thì Tòa án vẫn chấp nhận sự thỏa thuận của các đương sự, nếu các thỏa thuận đó đúng theo pháp luật và không trái với đạo đức xã hội. 2.1.2. Đương sự không thể tham gia hoà giải được vì có lý do chính đáng. Trường hợp Tòa án triệu tập các đương sự đến tòa để tiến hành hòa giải nhưng một trong các đương sự có lý do chính đáng không thể đến tòa án để tham gia hòa giải được thì Tòa án phải hủy phiên hòa giải,và Tòa án phải thông báo tiến hành mở một cuộc hòa giải khác, cũng giống như trường hợp trên nếu đương sự vắng mặt lần thứ hai không thể tham gia hòa giải thì Tòa án sẽ quyết định đưa vụ án ra Tòa xét xử. Nhưng đối với trường hợp này cũng có một số trường hợp ngoại lệ, theo quy định tại khoản 3 Điều 184 thì trong vụ án có nhiều đương sự, mà có đương sự vắng mặt, nhưng các đương sự có mặt vẫn đồng ý tiến hành hòa giải, và việc hòa giải đó không ảnh hưởng đến quyền và nghĩa vụ của đương sự vắng mặt, thì Thẩm phán tiến hành hòa giải giữa các đương sự có mặt; nếu các đương sự đề nghị hoãn phiên hòa giải để có mặt tất cả các đương sự trong vụ án thì Thẩm phán phải hoãn phiên hòa giải. Thẩm phán thông báo việc hoãn phiên hòa giải và việc mở lại phiên hòa giải cho các đương sự biết. Do luật không quy định rõ như thế nào là lý do chính đáng, cho nên những người thi hành pháp luật có những cách hiểu khác nhau, tùy vào ý chí chủ quan của mõi người. Trên thực tế, để phân biệt được thế nào là lý do chính đáng và thế nào là lý do không chính đáng phụ thuộc nhiều vào ý chí chủ quan của người tiến hành tố tụng khác nhau, có khi cùng một lý do nhưng người tiến hành tố tụng này cho đây là lý do chính đáng nhưng cũng với lý do đó nhưng người tiến hành tố tụng khác thì lại cho rằng đây không phải là lý do chình đáng, trong khi đó thì trong điều luật lại không có quy định rõ thế nào là lý do chính đáng thế nào là lý do không chính đáng. Cho nên khi GVHD: THÂN THỊ NGỌC BÍCH 23 SVTH:LÂM HÒNG DIỄM Quy định của pháp luật về hòa giải vụ án ly hôn tại Tòa án trong tố tụng dân sự xét xử vụ án ly hôn thì đương sự vắng mặt với lý do chính đáng hay không là còn tùy thuộc vào ý chí chủ quan của người tiến hành tố tụng. 2.1.3. Đương sự là vợ hoặc chồng trong vụ án ly hôn là người mất năng lực hành vi dân sự Theo điều 22 của Bộ Luật dân sự thì “người mất năng lực hành vi dân sự là do người đó bị mất bệnh tâm thần hoặc bị bệnh khác mà không thể nhận thức hoặc làm chủ được hành vi của mình”. Người bị mất năng lực hành vi dân sự thì không thể nộp đơn khỏi kiện đến Tòa án xin ly hôn và nếu có nộp đơn thì Tòa án cũng không thụ lý. Quyền ly hôn là quyền nhân thân của con người nên không có ai có thể thay thế được, cho nên những người giám hô của người bị mất năng lực hành vi dân sự cũng không thể nộp đơn xin ly hôn giùm cho người bị mất năng lực hàn vi dân sự được. Cho nên, trường hợp "đương sự là vợ hoặc chồng trong vụ án ly hôn là người bị mất năng lực hành vi dân sự" thì Tòa án không tiến hành hòa giải mà phải đưa vụ án ra Tòa xét xử, với quy định này thì người khởi kiện là người vợ hoặc chồng là người không bị mất năng lực hành vi dân sự, và người bị khởi kiện là người bị mất năng lực hành vi dân sự. Vì luật hiện nay chưa quy định là người bị mất năng lực hành vi dân sự được quyền nhờ người khác hoặc có thể tự khởi kiện ra Tòa xin ly hôn. Ví dụ: Anh Nguyễn Văn A và chị Trần Thị C kết hôn được 5 năm, và có cháu trai 4 tuổi. 2 năm trước anh A trên đường đi làm về, anh bị tai nạn giao thông dẫn đến chấn thương sọ não. Hiện sức khỏe anh không được tốt và mất khả năng nhận thức nên không thể tiếp tục công việc trước đây. Tron khi đó chị C vẫn còn trẻ nên muốn ly hôn để chuẩn bị cho cuộc sống mới, và chị C đã quyết định ly hôn.6 Theo như ví dụ trên thì chị C vẫn có quyền ly hôn. Để được Tòa án nhân dân cấp có Thẩm quyền chấp nhận đơn ly hôn của chị C thì cị phải làm thủ tục tuyên bố anh A là người bị mất năng lực hành vi dân sự theo khoản 1 Điều 22 của 6 Người bị mất năng lực hành vi dân sự, Bùi Vĩnh, http://baothuathienhue.vn/?gd=6&cn=20&newsid=5-32-22281, [truy cập 05-10-2014]. GVHD: THÂN THỊ NGỌC BÍCH 24 SVTH:LÂM HÒNG DIỄM Quy định của pháp luật về hòa giải vụ án ly hôn tại Tòa án trong tố tụng dân sự Bộ luật dân sự, khi một người do bị bệnh tâm thần hoặc mất các bệnh khác mà không thể nhận thức làm chủ được hành vi của mình thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan, Tòa án ra quyết định tuyên bố người đó mật năng lực hành vi dân sự trên cơ sở kết luận của tổ giám định. Dó đó chị C có thể làm đơn yêu cầu tòa án cấp có thẩm quyền tuyên bố anh A bị mất năng lực hành vi dân sự. Kèm theo đơn yêu cầu phải có kết luận của cơ quan chuyên môn và các chứng cứ khác để chứng minh anh A bị bệnh tâm thần hoặc mất các bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình. Trong trường hợp Tòa án chấp nhận đơn yêu cầu thì Tòa án ra quyết định tuyên bố anh A bị mất năng lực hành vi dân sự, lúc này chị C sẽ là người giám hộ đượng nhiên của anh A, theo khoản 1 Điều 62 Bộ luật dân sự. Đồng thời khi thaam gia vào các quan hệ pháp luật, cị C cũng là người đại diện theo pháp luật của anh A theo khoản 2 Điều 141 của Bộ luật dân sự Khi chị C nộp đơn ra Tòa làm thủ tục xin ly hôn với anh A, chị C sẽ không còn làm người đại diện tham gia tố tụng cho anh A khi chính chị C có yêu cầu ly hôn. Do đó, khi Tòa án thụ lý vụ án ly hôn theo yêu cầu của chị C thì căn cứ vào Điều 76 Bộ luật TTDS Tòa án sẽ chỉ định người đại diện: "Trong khi tiến hành tố tụng dân sự, nếu có đương sự là người bị hạn chế năng lựa hành vi dân sự mà không có người đại diện hoặc người đại diện theo pháp luật của họ thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1Điều 75 của Bộ luật này thì Tòa án phải chỉ định người đại diện để tham gia tố tụng tại Tòa án". Do đó, người thay mặt anh A tham gia giải quyết việc ly hôn tại Tòa tron trường hợp này, do Tòa án quyết định, trên cơ sờ đảm bảo được tốt nhất quyền lợi và lợi ích cho anh A. Nhưn điểm khác biệ của vụ án ly hôn với người bị mất năng lực hành vi dân sự là sau khi thụ lý, tòa án sẽ tiến hành đưa vụ án ra xét xử mà không qua thủ tục hòa giải như các vụ án ly hôn thông thường theo khoản 3 Điều 182 của Bộ luật TTDS. Vì vậy trong vụ án ly hôn đương sự là vợ hoặc chồng mà bị mất năng lực hành vi dân sự thì Tòa án không thể tiến hành hòa giải vì người mất năng lực hành vi dân sự họ không thể kiểm soát được hành vi của mình, không thể làm chủ được bản thân, tinh thần của họ không được minh mẩn, họ không thể quyết định được vấn đề của họ, không thể tự thỏa thuận để giải quyết những mâu thuẫn. Do đó vụ án ly hôn rơi vào trường hợp này Tòa án phải tiến hành đưa vụ án ra Tòa xét xử, và quyền lợi của người bị mất nâng lực hành vi dân sự phải được bảo vệ. 2.2. Những vụ án ly hôn không được tiến hành hòa giải GVHD: THÂN THỊ NGỌC BÍCH 25 SVTH:LÂM HÒNG DIỄM Quy định của pháp luật về hòa giải vụ án ly hôn tại Tòa án trong tố tụng dân sự 2.2.1. Yêu cầu đồi bồi thường gây thiệt hại đến tài sản của Nhà nước Theo quy định tại khoán Điều 181 của Bộ luật TTDS thì: "yêu cầu đồi bồi thường gây thiệt hại đến tài sản của Nhà nước", theo hướng dẫn tại Nghị quyết 02/2006 của HĐTP Tòa án nhân dân tối cao, hướng dẫn thi hành Điều 181 của Bộ luật TTDS: "Tài sản của Nhà nước" được hiểu là tài sản thuộc hình thức sở hữu Nhà nước quy định tại Điều 200 của Bộ luật dân sự năm 2005 và được điều chỉnh theo quy các định tại mục 1 Chương XIII của Bộ luật dân sự 2005. "Yêu cầu đồi bồi thường thiệt hại đến tài sản của Nhà nước" là trường hợp tài sản của Nhà nước bị thiệt hại do hành vi trái pháp luật, do hợp đồng vô hiệu, do vi phạm nghĩa vụ dân sự...gây ra và người được giao chủ sở hữu đối với tài sản Nhà nước đó có yêu cầu bồi thường. Khi thi hành tại khoản 1 Điều 181 của BL TTDS cần phân biệt: a) Trường hợp tài sản của Nhà nước được giao cho cơ quan, tổ chức, đơn vị vũ trang quản lý, sử dụng hoặc đầu tư vào doanh nghiệp nhà nước do Nhà nước thực hiện quyền sở hữu thông qua cơ quan có thẩm quyền, thì khi có yêu cầu đồi bồi thường thiệt hại đến loại tài sản này, Tòa án không được hòa giải, để các bên đương sự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án. b) Trường hợp tài sản của Nhà nước được Nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp nhà nước, góp vốn trong các doanh nghiệp liên doanh, có vốn đầu tư của các chủ sở hữu khác theo quy định của Luật doanh nghiệp, Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam mà doanh nghiệp được quyền tự chủ chiếm hữu, sử dụng hoặc định đoạt tài sản và chịu trách nhiệm trước Nhà nước đối với tài sản đó trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, thì khi có yêu cầu đồi bồi thường thiệt hại đến tài sản đó, Tòa án tiến hành hòa giải để các bên đương sự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án theo thủ tục chung. Như vậy, đối với trường hợp này chỉ những hành vi gây thiệt hại đến tài sản của Nhà nước mà người gây thiệt hại có lỗi như hành vi trộm cắp, tham ô,.. làm hư hỏng tài sản Nhà nước,... còn những giao dịch liên quan đến tài sản Nhà nước các bên vẫn có thể hòa giải. Cho nên vấn đề yêu cầu đồi bồi thường thiệt hại Nhà nước trong vụ án ly hôn thì trong luật không có quy định một cách cụ thể. Tại Nghị Định 70/2001/NĐ-CP GVHD: THÂN THỊ NGỌC BÍCH 26 SVTH:LÂM HÒNG DIỄM Quy định của pháp luật về hòa giải vụ án ly hôn tại Tòa án trong tố tụng dân sự ngày 03/10/2001 quy định chi tiết thi hành luật Hôn nhân và gia đình ở chương V về ly hôn tại các Điều 24, 25, 28 như sau: "Điều 24: Chia quyền sử dụng đất mà vợ, chồng được Nhà nước giao Điều 25: Chia quyền sử dung đất mà vợ, chồng được Nhà nước cho thuê Điều 28: Giải quyết quyền lợi của vợ chồng khi ly hôn đối với nhà ở thuê của Nhà nước". Từ những quy định trên cho thấy Luật không quy định trong quá trình sử dụng có hư hại gì thì sau khi ly hôn vợ, chồng phải bồi thường như thế nào, nhưng từ những quy định đó ta có thể suy ra, nếu trong quá trình hôn nhân hai vợ chồng có làm thiệt hại đến tài sản của Nhà nước thì sau khi ly hôn hai vợ chồng cũng phải liên đới chiệu trách nhiệm bồi thiệt thiệt hại cho Nhà nước và không cần phải tiến hành hòa giải. 2.2.2. Những vụ án ly hôn phát sinh từ giao dịch trái pháp luật và trái đạo đức xã hội Theo quy định tại khoản 2 Điều 181 của Bộ luật TTDS thì: "những vụ án dân sự phát sinh từ giao dịch trái pháp luật hoặc trái đạo đức xã hội" thì sẽ không được tiến hành hòa giải mà Tòa án phải đưa vụ án ra Tòa xét xử. Đây là quy định chung đối với các vụ án dân sự. Những giao dịch trái pháp luật hoặc trái đạo đức được hiểu là những giao dịch không có đủ các điều kiện có hiệu lực,các giao dịch vi phạm đều cấm của pháp luật, các giao dịch trái với đạo đức của xã hội được quy định tại các Điều 122,128 Bộ luật dân sự. Đối với vụ án ly hôn, các trường hợp không được hòa giải là: - Khi kết hôn, một trong hai bên hoặc cả hai bên nam, nữ chưa đủ tuổi kết hôn theo luật định; - Thiếu sự tự nguyện của nam, nữ kết hôn như có những hành vi cưỡng ép kết hôn hoặc có hành vi lừa dối để kết hôn; - Các bên nam, nữ vi phạm nguyên tắt kết hôn một vợ, một chồng; - Các bên nam, nữ đang mắc bệnh tâm thần, không có khả năng nhận thức hành vi của mình; - Các bên nam, nữ có quan hệ huyết thống với nhau trong phạm vi ba đời; cha mẹ nuôi kết hôn với con nuôi; - Những người cùng giới tính kết hôn với nhau. GVHD: THÂN THỊ NGỌC BÍCH 27 SVTH:LÂM HÒNG DIỄM Quy định của pháp luật về hòa giải vụ án ly hôn tại Tòa án trong tố tụng dân sự Cho nên đối với các vụ án ly hôn nếu các cuộc hôn nhân ban đầu không xuất phát từ tính tự nguyện của hai bên, mà cuộc hôn nhân đó xuất phát vì bị cưỡng ép, đe dọa hay bị bắt buộc thì cuộc hôn nhân đó khi đưa ra Tòa ly hôn, Tòa án sẽ không tiến hành hòa giải mà đưa vụ án ra xét xử và tuyên bố cuộc hôn nhân này là vô hiệu. Vì theo quy định tại khoản 2 Điều 9 của luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 thì: "Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định, không bên nào được ép buộc, lừa dối bên nào; không ai được cưỡng ép hoặc cản trở". Vì trên thực tế, cũng có rất nhiều trường hợp, cha mẹ ép gã con cái, vì do những mối quan hệ thâm tình của cha mẹ đôi bên, người lớn hứa hôn cho những đứa con của mình, trong khi đó họ không cần biết các con của họ có đồng ý hay không. trường hợp này gặp rất nhiều đối với những gia đình còn man nặng tính chất phong kiến với tư tưởng "cha mẹ đặt đâu thì con ngồi đó", không được cải lời cha mẹ, cải lời cha mẹ không làm theo thì cho là bất hiếu với cha mẹ, không kính trọng cha mẹ, họ tìm đủ mọi cách để ép gã hay cưới cho bằng được, ngoài ra bên cạnh đó vì do giữ sĩ diện của mình vì đã hứa rồi thì không thể nuốt lời sẽ làm mất mặt họ, trong khi đó họ không nghỉ gì đến suy nghĩ của con cái, không hiểu được tâm tư tình cảm của con mình, vì những tư tưởng cổ hữ như vậy mà phải làm cho biết bao cặp trai gái yêu nhau, nhưng họ không thể nào đến được với nhau. thời xưa những trường hợp này gặp rất nhiều nhưng hiện nay thì còn rất ít, vì tư tưởng của nười thời nay đã thoáng hơn, họ để cho con cái tự quyết định, và tôn trọng sự tìm hiểu của con cái. Cũng có những trường hợp khi cha mẹ hứa gã thì con của họ cũng đồng ý và thuận tình theo ý cha mẹ, đối với những trường hợp này thì không cho là vi phạm quy định của pháp luật vì có sự tự nuyện của của nam và nữ hai bên, không vi phạm quy định của pháp luật và không trái với đạo đức xã hôi. Đó là những trường hợp cha mẹ quyết định việc hôn nhân của con cái là do còn mang tư tưởng phong kiến của thời xưa, ngày nay cha mẹ quyết định việc hôn nhân của con cái còn do vấn đề tiền bạc, kinh doanh của mình, ngày nay cũng có rất nhiều trường hợp cha mẹ ép chuyện hôn nhân của con vì thiếu nợ, vì làm ăn thua lỗ mà quyết định chuyện hôn nhân của con cái để giải quyết vấn đề tiền bạc hay vấn đề kinh doanh của mình. Ví dụ 1: Vợ chồng ông Nguyễn Văn C vì làm ăn thua lỗ thiếu nợ Ngân hàng một món tiền rất lớn, nếu không có tiền trả thì công ty sẽ phá sản. Lê Minh E là một tỉ phú thấy gia đình ông C như vậy và từ lâu E muốn cưới con gái ông C là Nguyễn Thị Z về GVHD: THÂN THỊ NGỌC BÍCH 28 SVTH:LÂM HÒNG DIỄM Quy định của pháp luật về hòa giải vụ án ly hôn tại Tòa án trong tố tụng dân sự làm vợ, trước đó E đã nhiều lần ngõ lời muốn cưới Z, nhưng Z đã không chịu vì Z đã có người yêu, lợi dụng tình hình gia đình ông C gặp khó khăn E nhảy vào hứa sẽ giúp đỡ ông C với điều kiện là Z phải lấy E, và ông C vì công ty đã chấp nhận và bắt Z phải lấy E và ông C đã làm một tờ cam kết với E là sẽ gã Z cho E mặc dù Z đã nói với ông C là cô không chịu, và cầu xin ông C đừng đồng ý với điều kiện trên, nhưng ông C vẫn quyết định gã Z cho E. Với ví dụ trên cho ta thấy các cuộc hôn nhân xuất phát từ sự không tự nguyện thì pháp luật sẽ không chấp nhận cuộc hôn nhân đó, và khi đưa ra Tòa ly hôn Tòa án sẽ hủy cuộc hôn nhân đó. Ngoài trường hợp trên thì còn có những trường hợp nam nữ kết hôn chưa đủ tuổi, cùng dòng máu trực hệ, vi phạm nguyên tắt một vợ một chồng, hay những người cùng giới tính kết hôn với nhau thì những vụ án ly hôn rơi vào những trường hợp trên cũng không được tiến hành hòa giải theo quy định của luật. Ví dụ 2: Năm 1977, ông Bản chung sống không đăng ký kết hôn với bà Tam tại xã Long Trì, huyện Châu Thành. 10 năm sau, khi đã có với nhau hai mặt con, ông lên thị xã ăn ở với bà Khuyến. Hai người sống tại nhà cha mẹ bà Khuyến, 5 năm sau ra ở riêng. Năm 1995, ông Bản cung một nhóm bạn đi buôn gỗ ở Campuchia. Sau hai năm, ông thành một đại gia ở thị xã Tân An. Cùng Năm này, ông và bà Khuyến có với nhau đứa con thứ hai và mua một miếng đất ở một vị trí đẹp để xây dựng khách sạn PN (đặt theo hai tên con chung của ông bà). Một năm trước, hai người jra phương làm giấy đăn kí kết hôn. Việc kinh doanh ngày càng thuận lợi, đến năm 2000, họ tiếp tục xây thêm một khách sạn lớn, đối diện bẹn kia đường. Năm 2001, họ thành lập một công ty TNHH đứng tên chung của hia vợ chồng. Thế rồi cảnh “cơm không lành, canh không ngọt” xuất hiện khi ông Bản quan hệ với người phụ nữ khác. Vì chuyện này, bà Khuyến nhiều lần gửi đơn tố cáo chồng đến các cơ quan chức năng nhưng không được giải quyết. Cuối năm 2007, do không thể cứu vãn được quan hệ, bà gửi đơn lên TAND thị xã Tân An để xin ly hôn. Suốt quá trình tòa hòa giải giữa ông Bản và bà Khuyến, người vợ trước của ông là bà Tam không tham gia nhưng tới khi tòa chuẩn bị đưa vụ án ra xử, bà xuất hiện, gửi đơn lên Tòa đồi ông chia phần tài sản. GVHD: THÂN THỊ NGỌC BÍCH 29 SVTH:LÂM HÒNG DIỄM Quy định của pháp luật về hòa giải vụ án ly hôn tại Tòa án trong tố tụng dân sự Theo bà Tam, thời còn chung sống bà dành dụm được 200 cây vàng và đã đưa cho ông đi làm ăn, nay biết ông Bản và bà Khuyến ly hôn nên muốn lấy lại phần tài sản này. Cạnh đó, bà biết ông có vợ bé (tức bà Khuyến) nhưng vẫn cam chịu cảnh chồng chung bấy lâu nay chứ không hề đoạn tuyệt quan hệ. Về phần mình, sống với bà Khuyến 21 năm nay và có hai mặt con nhưng tại tòa, ông vẫn bảo mình chỉ... “cặp chơi”, còn giấy đăng ký kết hôn thì chẳng qua do cần hộ khẩu thị xã để thuận tiện cho việc làm ăn. Ông còn bổ sung “chứng cứ quan trọng” là giấy xác nhận của UBND xã Long Trì (nơi bà Tam sống) trước khi vụ án đưa ra xử 10 ngày, nội dung rằng ông vẫn còn chung sống như vợ chồng với bà Tam, thường xuyên về thăm nom, chăm sóc vợ con và vẫn hạnh phúc bình thường. Bà Tam cho biết “vợ chồng hiện sống rất hạnh phúc". Trong khi ông Bản là đại gia thì bà vẫn ở trong một căn nhà tồi tàn, đi làm thuê đủ mọi việc để kiếm sống như nhổ cỏ, cấy lúa, ngắt đọt dưa... Còn bà Khuyến và gia đình khẳng định những công việc làm ăn của ông Bản đều do một tay bà góp sức. Về việc công ty TNHH trước đây đứng tên của hai vợ chồng nhưng hiện chỉ còn một mình ông đứng tên thì người con chung của họ khẳng định đã bị ông ép ký thay mẹ để làm thủ tục sang tên. TAND thị xã Tân An dựa vào lời khai của ông Bản và bà Tam để công nhận hôn nhân thực tế giữa họ, tuyên hủy quan hệ hôn nhân giữa ông và bà Khuyến. Tòa cũng xét rằng khối tài sản hiện nay do một tay ông Bản làm ra, bà Khuyến không có đóng góp. Tài sản chung của ông Bản và bà Khuyến chỉ là hơn 3 tỷ đồng doanh thu khách sạn từ năm 2001 đến 2007. Do ông có chứng cứ chứng minh bà Khuyến giữ số tiền này nên bà phải trả lại một nửa... Với phán quyết trên, bà Khuyến không những phải ra đi tay trắng sau 21 năm làm vợ mà còn “ôm” thêm món nợ hơn 1,5 tỷ đồng cùng khoản án phí trên 200 triệu đồng. Hiện bà đã làm đơn kháng cáo, đề nghị TAND tỉnh Long An xem xét lại bản án sơ thẩm.7 Như ví dụ trên cho ta thấy, khi bà Khuyến đưa đơn ra Tòa yêu cầu ly hôn với ông Bản thì sẽ được Tòa án thụ lý và không tiến hành hòa giải mà quyết định đưa ra tòa xét xử vì trường hợp này đã vi phạm vào "nguyên tắt một vợ một chồng". 7 http://60s.com.vn/index/1412446/17052008.aspx, [05-10,2014] GVHD: THÂN THỊ NGỌC BÍCH 30 SVTH:LÂM HÒNG DIỄM Quy định của pháp luật về hòa giải vụ án ly hôn tại Tòa án trong tố tụng dân sự Vì theo quy định tại khoản 3 Nghị quyết số 35/2000/QH10 ngày 09/06/2000 về những trường hợp công nhận vợ chồng: trường hợp quan hệ vợ chồng đợc xác lập trước ngày 03/01/1987, ngày Luật hôn nhân và giai đình năm 1986 có hiệu lực mà chưa đăng kí kết hôn thì được khuyến khích đăng kí kết hôn. Trong trường hợp có yêu cầu ly hôn thì tòa án thụ lý giải quyết theo quy định về luật hôn nhân của Luật hôn nhân và gia đình năm 2000. Cho nên, ông Bản và bà Tam sống chung với nhau như vợ chồng từ năm 1977 thì dù không đăng kí kết hôn thì luật pháp vẫn công nhận ông Bản và bà Tam là vợ chồng vì giai đoạn này không bắt buộc phải đăng kí kết hôn mới được công nhận là vợ chồng mà luật chỉ khuyến khích đăng kí kết hôn. Nên dù bà Khuyến và ông Bản có đăng kí kết hôn nhưng luật pháp chỉ thừa nhận mối quan hệ hôn nhân giữa bà Tam và ông Khuyến. Vì vậy khi bà Khuyến xin ly hôn thì Tòa án sẽ thụ lý và không tiến hành hòa giải mà sẽ đưa ra tòa xét xử và không công nhận mối quan hệ giữa bà Tam và ông Bản là vợ chồng. 2.3. Trình tự thủ tục hòa giải vụ án ly hôn Trình tự thủ tục hòa giải vụ án ly hôn được quy định tại các Điều 183, 184, 185, 185a, 186 của BLTTDS 2004 sửa đổi bổ sung năm 2011, được quy định như sau: 2.3.1. Thông báo về phiên hòa giải Theo quy định tại Điều 183 của BLTTDS thì: “trước khi tiến hành phiên hòa giải, Tòa án phải thông báo cho ác đương sự, người đại diện hợp pháp của đương sự biết về thời gian, địa điểm tiến hành phiên hòa giải, nội dung các vấn đề cần hòa giải”. Trong vụ án ly hôn, mục đích quan trọng của phiên hòa giải là giúp cho các đương sự đạt được sự thỏa thuận, để giải quyết những tranh chấp, những mâu thuẩn, giúp cho các đương sự có thể tháo gỡ những vướng mắc trong cuộc sống hôn nhân của họ, để cứu vãn một cuộc hôn nhân không bị đỗ vỡ. sự thỏa thuận cua các đương sự có thể được tiến hành trong suốt quá trình giải quyết vụ án, nhưng việc mở phiên hòa giải là cơ hội thuận lợi nhất để cho họ đạt được sự thỏa thuận. Thỏa thuận của các đương sự tại phiên hòa giải có sự giúp đỡ và ghi nhận kịp thời của Tòa án. Trước khi tiến hành hòa giải Tòa án phải thông báo cho các đương sự biết về thời gian địa điểm tiến hành phiên hòa giải mà còn phải thông báo về nội dung, các vấn đề về hòa giải. GVHD: THÂN THỊ NGỌC BÍCH 31 SVTH:LÂM HÒNG DIỄM Quy định của pháp luật về hòa giải vụ án ly hôn tại Tòa án trong tố tụng dân sự Đây là quy định mới của BLTTDS, trước đây pháp lệnh tố tụng dân sự không có quy định này nên Tòa án chỉ cần báo cho các đương sự biết về thời gian địa điểm tiến hành hòa giải. Nay theo quy định của BLTTDS, Tòa án không chỉ báo cho các đương sự biết về thời gian địa điểm tiến hành hòa giải mà còn phải thông báo các nội dung các vấn đề cần hòa giải. Việc thông báo này có ý nghĩa để các đương sự chuẩn bị trước những phương án mà họ có thể đưa ra để thỏa thuận với nhau và họ có thể tham khảo trước ý kiến của những người am hiểu pháp luật để giúp cho việc thương lượng giữa các đương sự được thuận lợi hơn. 2.3.2. Thành phần phiên hòa giải Theo quy định tại Điều 184 của BLTTDS năm 2004 thì thành phần phiên hòa giải bao gồm: “1.Thẩm phán chủ trì phiên hòa giải 2. Thư kí Tòa án ghi biên bản hòa giải 3. Các đương sự hoặc người đại diện hợp pháp của các đương sự 4. Trong trường hợp cần thiết, Thẩm phán có thể yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan tham gia phiên hòa giải. 5. Người phiên dịch nếu đương sự không biết tiếng Việt”. Theo quy định trước đây của pháp lệnh tố tụng dân sự thì chỉ quy định “Tòa án tiến hành hòa giải” nên việc hòa giải đa số các Tòa án chỉ để cho Thư kí tiến hành phiên hòa giải. Nay Bộ luật TTDS có quy định rõ trong luật là Thẩm phán sẽ chủ trì phiên hòa giải, Thư kí sẽ là người ghi biên bản trong quá trình hòa giải. Riêng đối với người phiên dịch thì theo quy định tại Điều 69 thì: "Người phiên dịch là người có khả năng dịch từ một ngôn ngữ khác ra tiếng Việt và ngược lại trong trường hợp có người tham gia tố tụng không sử dụng được tiếng Việt. Người phiên dịch được các bên thỏa thuận lựa chọn và được Tòa án chấp nhận hoặc được Tòa án yêu cầu để phiên dịch". Ngoài người không biết tiếng Việt thì người câm và người điếc cũng có thể tham gia phiên hòa giải, người bị câm điếc là người có đủ năng lực hành vi dân sự nên có quyền tham gia phiên hòa giải. Nếu trong vụ án có những người này tham gia thì những người này cũng cần có người phiên dịch. Người phiên dịch cho các đối tượng này là người biết các dấu hiệu của người câm, người điếc được Tòa án GVHD: THÂN THỊ NGỌC BÍCH 32 SVTH:LÂM HÒNG DIỄM Quy định của pháp luật về hòa giải vụ án ly hôn tại Tòa án trong tố tụng dân sự triệu tập để tham gia tố tụng để phiên dịch cho người câm, người điếc là đương sự trong vụ án dân sự. Khi tiến hành hòa giải phải có mặt các đương sự hoặc người đại diện hợp pháp của đương sự, trong quá trình hòa giải nếu có một trong các đương sự trong vụ án vắng mặt nhưng vẫn được sự đồng ý của những đương sự còn lại thì phiên hòa giải vẫn tiếp tục được tiến hành, nhưng nếu các đương sự có mặt yêu cầu Tòa án phải hoãn phiên hòa giải đợi đủ mặt các đương sự mới tiến hành hòa giải thì Tòa án phải hoãn phiên hòa giải. Thẩm phán thông báo việc hoãn phiên hòa giải và việc mở lại phiên hòa giải cho các đương sự biết. Nếu đương sự là người không biết tiếng Việt thì phải có người phiên dịch. Trong những trường hợp cần thiết, nếu trong vụ án ly hôn có liên quan đến nhiều cá nhân, cơ quan, hay tổ chức thì Tòa án có thể yêu cần các cơ quan, tổ chức, cá nhân đó tham giai phiên hòa giải để giải quyến vấn đề mâu thuẩn. 2.3.3. Nội dung và phạm vi hòa giải + Nội dung hòa giải trong vụ án ly hôn tại Tòa án Quy định tại Điều 185 của Bộ Luật TTDS thì: “Khi tiến hành hòa giải Thẩm phán phổ biến cho các đương sự biết các quy định của pháp luật có liên quan đến việc giải quyết vụ án để các bên liên hệ đến quyền, nghĩa vụ của mình, phân tích hậu quả pháp lý của việc hòa giải thành để họ tự nguyện thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án”. Trong tố tụng dân sự nội dung hòa giải trong mõi lĩnh vực thì hình thức điều giống nhau nhưng mục đích trong mọi lĩnh vực điều khác nhau, còn tùy vào từng vụ án cụ thể như trong lĩnh vực thương mại, hôn nhân gia đình, lao động, hợp đồng dân sự. Do đó, tùy vào từng vụ án mà nội dung hòa giải cũng khác nhau. Trong vụ án ly hôn thì nội dung hòa giải chính là mối quan hệ hôn nhân của đương sự. Trong thực tế thì có những vụ án ly hôn rất đơn giải các đương sự chỉ yêu cầu tòa án tuyên bố cho họ ly hôn còn các vấn đề khác như là con cái, tài sản, nợ chung thì họ tự giải quyết đối với những vụ án này thì được giải quyết một cách nhanh chống không mất nhiều thời gian, bên cạnh đó cũng có những vụ án phước tạp dù hai bên đương sự là thuận tình ly hôn nhưng về vấn đề con cái, tài sản, nợ chung và vấn đề cấp dưỡng trở nên rất phước tạp, phải kéo dài, phải tiến hành hòa giải hai ba lần, nhưng sau đó cũng không thể đi đến thỏa thuận được và cuối cùng là phải nhờ đến tòa án để giải quyết. Vì vậy mà xác định được nội dung GVHD: THÂN THỊ NGỌC BÍCH 33 SVTH:LÂM HÒNG DIỄM Quy định của pháp luật về hòa giải vụ án ly hôn tại Tòa án trong tố tụng dân sự hòa giải là vấn đề rất quan trọng cần phải kết hợp với kĩ năng làm việc của Thẩm phán, hướng dẫn phân tích những khó khăn và phước tạp của việc hòa giải không thành sẽ mất nhiều thời gian tốn nhiều chi phí của các đương sự. Bên cạnh đó Thẩm phán phải phổ biến cho họ biết về mức án phí mà họ phải chịu nếu hòa giải thành thì phải chiệu bao nhiêu hòa giải không thành đưa ra tòa xét xử thì sẽ phải chịu bao nhiêu và ai sẽ chịu những mức án phí đó. Để từ đó cho các đương sự thấy được sự thuận lợi và khó khăn của việc hòa giải thành thì như thế nào và hòa giải không thành thì như thế nào. Xác định được nội dung cần được hòa giải sẽ giúp cho quá trình hòa giải diễn ra được xuông sẽ và thuận lợi hơn. + Phạm vi hòa giải trong vụ án ly hôn tại Tòa án Sau khi thụ lý vụ án, tòa án phải thông báo cho các đương sự biết và thông báo cho các đương sự ngày giờ tiến hành hòa giải. Tại khoản 1 Điều 180 BLTTDS quy định trách nhiệm hòa giải của tòa án: "trong thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án, Tòa án tiến hành hòa giải để các đương sự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án, trừ những vự án không được hòa giải hoặc không tiến hành hòa giải được quy định tại Điều 181 và Điều 182 của Bộ luật này". Do đó đa số các vụ án ly hôn đều có tranh chấp nên sau khi thụ lý tòa án điều phải tiến hành hòa giải để các đương sự tự thỏa thuận với nhau về mối quan hệ hôn nhân của mình và những vấn đề liên quan khi ly hôn như tài sản, con cái, nợ chung. Phạm vi hòa giải trong một vụ án ly hôn chủ yếu là những nội dung nằm trong đơn khởi kiện, khi đương sự nợp đơn cho Tòa án. Cho nên khi tiến hành hòa giải Thẩm phán phải phổ biến cho các đương sự biết những quy định của pháp luật về những vấn đề mà đương sự ghi trong nội dung của đơn khởi kiện. Bên cạnh đó, thì trên thực tế khi khởi kiện tại Tòa án, các đương sự chỉ yêu cầu Tòa án chấm dứt mối quan hệ hôn nhân của họ, và Tòa án tiến hành hòa giải nhưng trong quá trình hòa giải lại nảy sinh những mâu thuẫn mới như về vấn đề nợ chung, hay cấp dưỡng cho con cái, những vấn đề này thì không có ghi trong nội dung của đơn khởi kiện. Cho nên, nếu trong quá trình hòa giải có những mâu thuẩn mới phát sinh thì Tòa án cũng sẽ tiến hành hòa giải, với mục đích là mong muốn cho các đương sự có thể giảm bớt những mâu thuẩn trong cuộc sống khi cả hai không còn quan hệ vợ chồng. Ví dụ: GVHD: THÂN THỊ NGỌC BÍCH 34 SVTH:LÂM HÒNG DIỄM Quy định của pháp luật về hòa giải vụ án ly hôn tại Tòa án trong tố tụng dân sự Anh Nguyễn Văn T đưa đơn ra Tòa ly hôn với chị Nguyễn Thị Tr, nếu trong đơn anh T yêu cầu chấm dưt mối quan hệ hôn nhân với chị Tr và không yêu cầu gì khác, thì khi Tòa án thụ lý, Tòa án chỉ tiến hành hòa giải cho các đương sự về đoàn tụ lại với nhau, nếu trãi qua quá trình hòa giải các đương sự vẫn kiên quyết ly hôn thì tòa án sẽ lập biên bản hòa giải đoàn tụ không thành, và đưa vụ án ra Tòa xét xử cho ly hôn. Nếu trong đơn khởi kiện của anh T có yêu cầu thêm vấn đề chia tài sản và vấn đề trong nom con cái thì sau khi thụ lý Tòa án sẽ tiến hành hòa giải các vấn đề như hòa giải cho các đương sự, hòa giải vấn đề tài sản và hòa giải vấn đề trong nom con cái. Trước khi tiến hành hòa giải Thẩm phán phải hướng dẫn, giải thích những điều luật liên quan đến những vấn đề mà đương sự yêu cầu. Nếu qua quá trình hòa giải mà còn những vấn đề họ không thể thỏa thuận được với nhau thì lúc này Tòa án sẽ đưa vụ án ra Tòa xét xử và Tòa án sẽ quyết định. Cho nên giai đoạn hòa giải là giai đoạn rất quan trọng được tiến hành trước khi mở phiên tòa xét xử, vì hòa giải là một giai đoạn bắt buộc do pháp luật quy định, như đã nói ở trên pháp luật luôn muốn tạo điều kiện cho các đương sự tự thỏa thuận với nhau về cuộc hôn nhân của mình, tìm mọi cơ hội để cho họ có thể hàn gắn lại được với nhau, không để cho con cái của họ khỏi sống trong mặt cảm với bạn bè vì cha mẹ chúng ly hôn. Nếu sau cuộc hòa giải với sự chủ trì của Thẩm phán mà họ không thể hàn gắn lại được mối hôn nhân của họ thì qua cuộc hòa giải họ có thể thỏa thuận về vấn đề tài sản con cái, nợ chung, hòa giải là để cho họ tự giải quyết những tranh chấp của mình, để tìm ra những kết cục tốt đẹp, để sau cuộc hôn nhân tan vỡ này họ vẫn có thể trở thành những người bạn tốt và giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc sống sau này và họ có thể cùng nhau để nuôi dạy những đứa con của họ được sống trong sự thương yêu của cha mẹ dù cho cha mẹ chúng có ly hôn hôn. Ngoài ra, pháp luật không chỉ tạo điều kiện cho họ hòa giải trước khi tiến hành xét xử sơ thẩm mà trong quá trình xét xử sơ thẩm Tòa án cũng luôn tạo điều kiện cho các đương sự tự thỏa thuận với nhau nếu như họ muốn thỏa thuận và tòa án sẽ chấp nhận sự thỏa thuận đó là có hiệu lực pháp luật, không chỉ như vậy mà trong quá trình xét xử phúc thẩm tòa án vẫn tạo cơ hội cho họ tự thỏa thuận với nhau. Từ đó cho thấy pháp luật Việt Nam luôn tạo cơ hội cho các đương sự, tôn trọng ý kiến của họ, tôn trọng sự tự quyết định của các đương sự. 2.3.4. Trình tự hòa giải Được quy định tại Điều 185a của Bộ Luật TTDS: GVHD: THÂN THỊ NGỌC BÍCH 35 SVTH:LÂM HÒNG DIỄM Quy định của pháp luật về hòa giải vụ án ly hôn tại Tòa án trong tố tụng dân sự “1. Trước khi tiến hành hòa giải Thư kí Tòa án báo cáo Thẩm pháp về sự có mặt, vắng mặt của những người tham gia phiên hòa giải đã được Tòa án thông báo.Thẩm phán chủ trì phiên hòa giải kiểm tra lại sự có mặt và căn cước của những người tham gia phiên hòa giải 2. Thẩm phán chủ trì phiên hòa giải theo nội dung hòa giải được quy định tại Điều 185 của Bộ luật này. 3. Các đương sự hoặc người đại diện hợp pháp của đương sự trình bày ý kiến của mình về những nội dung tranh chấp và đề xuất những vấn đề cần hoà giải. 4. Thẩm phán xác định những vấn đề các bên đã thống nhất, những vấn đề chưa thống nhất và yêu cầu các bên đương sự trình bày bổ sung về những nội dung chưa rõ chưa thống nhất. 5. Thẩm phán kết luận về những vấn đề các bên đương sự đã hòa giải thành và những vấn đề chưa thống nhất”. Các đương sự hoặc người đại diện hợp pháp của các đương sự trình bày ý kiến cuả mình về nội dung tranh chấp và đề xuất những vấn đề cần hòa giải. Thẩm phán xác định những vấn đề mà các bên đã thống nhất, những vấn đề chưa thống nhất và yêu cầu các bên đương sự trình bày bổ sung những nội dung chưa rõ, chưa thống nhất. Kết luận về những vấn đề các bên đương sự hòa giải thành và những vấn đề chưa thống nhất. 2.3.5. Biên bản hòa giải Theo quy định tại Điều 186 của Bộ luật TTDS thì: “1. Việc hòa giải được Thư kí ghi vào biên bản. biên bản phải có nội dung chính sau: a)Ngày, tháng, năm tiến hành phiên hòa giải b)Địa điểm tiến hành phiên hòa giải c)Thành phàn tham gia phiên hòa giải; d)Ý kiến của các đương sự hoặc người đại diện hợp pháp của các đương sự; đ) Những nội dung đã được các đương sự thỏa thuận, không thỏa thuận. 2. Biên bản hòa giải phải có đầy đủ chữ kí hoặc điểm chỉ của các đương sự có mặt trong phiên hòa giải, chữ kí của Thư kí Tòa án ghi biên bản và của Thẩm phán chỉ trì phiên hòa giải. Khi các đương sự thỏa thuận được với nhau về vấn đề cần phải GVHD: THÂN THỊ NGỌC BÍCH 36 SVTH:LÂM HÒNG DIỄM Quy định của pháp luật về hòa giải vụ án ly hôn tại Tòa án trong tố tụng dân sự giải quyết trong vụ án dân sự thì Tòa án lập biên bản hòa giải thành. Biên bản này được gửi ngay cho các đương sự tham gia phiên hòa giải”. Khi tiến hành hòa giải, Thư kí Tòa án ghi biên bản hòa giải. Biên bản hòa giải phải có những nội dung chính như: thời gian, địa điểm, thành phần tham gia, ý kiến của các đương sự hoặc người đại diện hợp pháp của các đương sự, đặt biệt cần ghi đầy đủ những nội dung các đương sự đã thỏa thuận, những nội dung đương sự không thỏa thuận. Biên bản hòa giải phải có đầy đủ chữ kí hoặc điểm chỉ của các đương sự có mặt trong phiên hòa giải, chữ kí của Thư kí Tòa án ghi biên bản và của Thẩm phán chủ trì phiên hòa giải. Khi các đương sự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án thì Tòa án lập biên bản hòa giải thành. Biên bản này được gửi ngay cho các đương sự tham gia hòa giải. Khi hòa giải thành sẽ có 2 biên bản: một biên bản hòa giải và một biên bản hòa giải thành, biên bản hòa giải thành không cần phải ghi trình tự hòa giải mà chỉ cần ghi nội dung thỏa thuận của các đương sự. Trong biên bản hòa giải thành cần ghi: “Trong thời hạn bảy ngày, kể từ ngày lập biên bản hòa giải nếu đương sự nào có thay đổi ý kiến về sự thỏa thuận, thì phải làm thành văn bản gửi cho Tòa án”. Trong trường hợp đương sự trực tiếp đến Tòa án xin thay đổi thỏa thuận, thì Thẩm phán phải lập biên bản ghi ý kiến thay đổi thỏa thuận của họ. Biên bản phải có chữ kí hoặc điểm chỉ của đương sự và lưu vào hồ sơ vụ án. Việc thay đổi ý kiến về sự thỏa thuận này phải được Tòa án thông báo cho các đương sự khác có liên quan đến thỏa thuận đó. Trong khi hòa giải Thẩm phán tuyện đối không được nói với các đương sự ai đúng ai sai và không được tiết lộ đường lối xét xử. 2.4. Hậu quả pháp lý của hòa giải vụ án ly hôn Kết quả của việc hòa giải một vụ án ly hôn, nếu các đương sự tự thỏa thuận được với nhau, giải quyết được những vấn đề mà các bên đang tranh chấp thì Thẩm phán ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự, quyết định đó là quyết định công nhận hòa giải thành. Nếu các bên không thể tự thỏa thuận được với nhau các vấn đề mà các bên đang tranh chấp,thì Thẩm phán ra quyết định hòa giải không thành và quyết định đưa vụ án ra Tòa xét xử theo quy định của pháp luật. Thẩm phán chỉ ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự GVHD: THÂN THỊ NGỌC BÍCH 37 SVTH:LÂM HÒNG DIỄM Quy định của pháp luật về hòa giải vụ án ly hôn tại Tòa án trong tố tụng dân sự nếu các đương sự thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết toàn bộ vụ án. Do đó kết quả của việc hòa giải có hai trường hợp: hòa giải thành và hòa giải không thành. 2.4.1. Hòa giải thành 2.4.1.1. Lập biên bản hòa giải thành Khi các đương sự thỏa thuận được với nhau về vấn đề cần phải giải quyết trong vụ án ly hôn thì Tòa án sẽ tiến hành lập biên bản hòa giải thành. Biên bản này được gửi ngay cho các đương sự tham gia phiên hòa giải, nội dung trong biên bản được quy định tại Điều 186 của Bộ luật này. 2.4.1.2. Ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự Trong vụ án ly hôn khi các bên đương sự đã tự thỏa thuận giải quyết được với nhau về các vấn đề mâu thuẫn, Thẩm phán sẽ lập biên bản và ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự, được quy định tại Điều 187 của Bộ luật TTDS thì: “1. Hết thời hạn bảy ngày, kể từ ngày lập biên bản hòa giải thành mà không có đương sự nào thay đổi ý kiến về sự thỏa thuận đó thì Thẩm phán chủ trì phiên hòa giải hoặc một Thẩm phán được Chánh án Tòa án phân công ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự. Trong thời hạn năm ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự, Tòa án phải gửi quyết định đó cho các đương sự và Viện kiểm sát cùng cấ. 2. Thẩm phán chì ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự nếu các đương sự thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết toàn bộ vụ án. 3. Trong trường hợp được quy định tại khoản 3 Điều 184 của Bộ luật này mà các đương sự có mặt thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án thì thỏa thuận đó chỉ có giá trị đối với những người có mặt và được Thẩm phán ra quyết định công nhận nếu không ảnh hưởng đến quyền, nghĩa vụ của đương sự vắng mặt. Trong trường hợp thỏa thuận của họ có ảnh hưởng đến quyền, nghĩa vụ của đương sự vắng mặt thì thỏa thuận này chỉ có giá trị và được Thẩm phán ra quyết định công nhận nếu được đương sự vắng mặt tại phiên hòa giải đồng ý bằng văn bản”. Sau bảy ngày kể từ ngày Thẩm phán lập biên bản hòa giải thành, các đương sự không ai thay đổi ý kiến thì Tòa án sẽ phân công Thẩm phán ra quyết định công GVHD: THÂN THỊ NGỌC BÍCH 38 SVTH:LÂM HÒNG DIỄM Quy định của pháp luật về hòa giải vụ án ly hôn tại Tòa án trong tố tụng dân sự nhận sự thỏa thuận của các đương sự, trong thời hạn năm ngày làm việc Tòa án phải gửi quyết định đó cho các đương sự và Viện kiểm sát cùng cấp. Sau khi quyết định công nhận sự thỏa thuận của Tòa án có hiệu lực, nếu các đương sự tiếp tục nảy sinh tranh chấp và các đương sự muốn ly hôn nữa thì Tòa án vẫn tiến hành thụ lý, được quy định tại khoản 7 Điều 8 Nghị quyết 05 năm 2012 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án Nhân dân tối cao: “ Người khởi kiện có quyền nộp lại đơn khởi kiện vụ án khi thuộc một trong các trường hợp được quy định tại khoản 3 Điều 168 và các điểm c, e, g khoản 1 Điều 192 của BLTTDS và các văn bản pháp luật có quy định. “Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật” quy định tại điểm d khoản 3 Điều 168 của BLTTDS là các trường hợp trong BLTTDS chưa quy định nhưng đã được quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật khác hoặc sau khi BLTTDS có hiệu lực thi hành mới được quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật được ban hành sau đó hoặc trong các điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên”. Trong khoản 7 Điều 8 của Nghị định 05 năm 2012 cũng có nêu một ví dụ để giải thích cho quy định này: “ví dụ 1: Trường hợp Tòa án tiến hành hòa giải đoàn tụ thành theo quy định tại điều 88 của Luật Hôn nhân và Gia đình và đã ra quyết định công nhận sự thỏa thuận về việc hòa giải đoàn tụ thành giữa các đương sự. Trong thời gian đoàn tụ, các đương sự lại phát sinh mâu thuẫn và có đơn xin ly hôn yêu cầu Tòa án giải quyết thì Tòa án căn cứ vào Điều 85 của Luật Hôn nhân và Gia đình để thụ lý, giải quyết teo thủ tục chung” Cho nên dù sau khi hòa giải các đương sự đã hòa giải thành, các bên xóa bỏ mâu thuẫn, hàn gắn lại với nhau. Nhưng sau đó lại có mâu thuẫn và thấy mâu thuẫn lần này không thể hàn gắn lại được, nhất định ly hôn, thì Tòa án vẫn tiếp tục thụ lý và giải quyết theo thủ tục cung của luật. 2.4.1.3. Hiệu lực của quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự Được quy định tại Điều 188 của Bộ luật TTDS: “1. Quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự có hiệu lực pháp luật ngay sau khi được ban hành và không bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm. GVHD: THÂN THỊ NGỌC BÍCH 39 SVTH:LÂM HÒNG DIỄM Quy định của pháp luật về hòa giải vụ án ly hôn tại Tòa án trong tố tụng dân sự 2. Quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự chỉ có thể bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm nếu có căn cứ cho rằng sự thỏa thuận đó là do bị nhầm lẫn, lừa dối, đe dọa hoặc trái với pháp luật, trái đạo đức xã hội”. So với Pháp lệnh tố tụng dân sự trước đây thì quy định của Bộ luật TTDS có nhiều điểm khác, cụ thể như sau: Pháp lệnh tố tụng dân sự thời hạn ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự là 15 ngày kể từ ngày lập biên bản hoà giải thành. Các pháp lệnh không có quy định ai có quyền ra quy định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự. Nhưng trong thực tế thì Thẩm phán được phân công giải quyết vụ án ra quyết định. Các pháp lệnh chỉ quy định khi tiến hành hòa giải phải có mặt của đương sự, do đó nếu vụ án có nhiều đương sự mà có đương sự vắng mặt thì Tòa án không thể tiến hành hòa giải được, nay thì đã có thể tiến hành hòa giải trong trường hợp được quyết định tại khoản 3 Điều 184 của Bộ luật này. Điều đó cho thấy Luật Việt Nam ngày càng tiến bộ hơn, tạo điều kiện làm việc thuận lợi cho các đương sự và cho Tòa án, giúp cho giai đoạn hòa giải tại Tòa đạt được kết quả tốt hơn. 2.4.2. Hòa giải không thành Đối với trường hợp trãi qua quá trình hòa giải nhưng các đương sự vẫn không thể tự thỏa huận giải quyết những vấn đề mâu thẫu của mình, thì Thẩm phán sẽ ra quyết định hòa giải không thành, quyết định đưa vụ án ra Tòa xét xử theo quy định của pháp luật. Nếu trong quá trình xét xử tại phiên Tòa sơ thẩm, các đương sự muốn hòa giải thì Tòa án vẫn chấp nhận cho các đương sự hòa giải. Tại phiên Tòa sơ thẩm, Hội đồng xét xử sẽ tiến hành hòa giải theo Điều ...Thời điểm tiến hành hòa giải ở giai đoạn này là thời điểm sau khi Tòa án đã tiến hành việc xét hỏi. Tuy nhiên ngay cả khi Hội đồng xét xử nghị án chuẩn bị tuyên án mà các đương sự thỏa thuận được với nhau thì Tòa án cũng chấp nhận sự thỏa thuận này. Tại phiên Tòa, khi Tòa án tiến hành hòa giải mà các đương sự thỏa thuận được với nhau về một phần tranh chấp cần giải quyết, Hội đồng xét xử sẽ ghi nhận sự thỏa thuận này và xét xử những phần mà các đương sự không thỏa thuận được. Phần thỏa thuận sẽ được ghi nhận trong bản án. GVHD: THÂN THỊ NGỌC BÍCH 40 SVTH:LÂM HÒNG DIỄM Quy định của pháp luật về hòa giải vụ án ly hôn tại Tòa án trong tố tụng dân sự Nếu các đương sự thỏa thuận được với nhau về tất cả các vấn đề thì Hội đồng xét xử sẽ công nhận sự thỏa thuận này bằng quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự tại phiên tòa. Hòa giải không chỉ được Tòa án tiến hành trước khi tiến hành xét xử, bên cạnh đó trong khi đang tiến hành xét xử thì Tòa án cũng sẽ cho các đương sự hòa giải nếu các đương sự muốn hòa giải. Ngoài ra, khi xét xử tại phiên tòa phúc thẩm các đương sự muốn hòa giải Tòa án vẫn chấp nhận cho các đương sự hòa giải, nếu các đương sự thỏa thuận được với nhau về vấn đề phải giải quyết trong vụ án thì Hội đồng xét xử ra ngay quyết định công nhận sự thỏa thuận đó. Ngoài ra đối với cấp phúc thẩm trước khi đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm, Tòa án cấp phúc thẩm cũng có quyền tiến hành hòa giải như đối với giai đoạn trước khi xét xử sơ thẩm. 1.5. Chi phí hòa giải Chi phí hòa giải là số tiền mà các đương sự phải nộp vào ngân sách Nhà nước khi các đương sự nộp đơn khỏi kiện ly hôn tại Tòa hay còn gọi là án phí dân sự. Vậy "án phí dân sự là số tiền chi phí mà đương dự phải nộp vào công quỹ Nhà nước theo quy định của pháp luật, để giải quyết một vụ án dân sự và chỉ được xử lý khi bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật".8 Theo khái niệm trên thì án phí dân sự là số tiền mà đương sự phải trả cho những vụ án hòa giải không được hoặc không tiến hành hòa giải được hoặc những vụ án chỉ hòa giải được một số yêu cầu của đương sự còn một số yêu cầu khác phải tiến hành sét xử, nhưng ở đây người viết chỉ muốn nói đến chi phí cho những vụ án tiến hành hòa giải thành kết thúc vụ án bằng bản quyết định công nhận sự thỏa thuận của Thẩm phán. Sau khi vụ án ly hôn được Tòa án thụ lý, Tòa án sẽ gửi thông báo đến người khởi kiện yêu cầu họ nộp tiền tạm ứng án phí. Giai đoạn hòa giải là giai đoạn để cho các đương sự tự thỏa thuận với nhau về vấn đề tài sản, con cái, cấp dưỡng, nợ chung. Nhưng trên thực tế, thì đa số các vụ án ly hôn họ chỉ yêu cầu Tòa án chấm dứt mối quan hệ hôn nhân của họ, còn vấn đề tài sản, con cái, nợ chung đa số họ không cần Tòa án giải quyết. Nếu trước khi mở phiên Tòa, Tòa án tiến hành hòa giải mà các đương sự thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án, thì các đương sự chỉ phải chịu 50% mức án phí được quy định đối với vụ án dân sự có giá ngạch và vụ án dân sự không có giá ngạch, được quy định tại khoản 8 Giao trình Luật tố tụng dân sự, tủ sách trường Đại học Cần Thơ, 2009. GVHD: THÂN THỊ NGỌC BÍCH 41 SVTH:LÂM HÒNG DIỄM Quy định của pháp luật về hòa giải vụ án ly hôn tại Tòa án trong tố tụng dân sự 3 Điều 131 của Bộ luật TTDS: "trước khi mở phiên Tòa, Tòa án tiến hành hòa giải nếu các bên đương sự thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án thì họ chỉ chịu 50% mức án phí sơ thẩm quy định tại khoản 1, và khoản 2 Điều này". Như vậy, một vụ án ly hôn nếu như các đương sự đều có thể thỏa thuận được tất cả các vấn đề thì chi phí mà các đương sự chỉ phải chiệu là 50%, nếu các đương sự không thể thỏa thuận được một trong số các yêu cầu khi đưa Tòa xét xử các đương sự phải chịu thêm phần chi phí phần yêu cầu Tòa xét xử nếu phần yêu cầu đó là một số tiền hoặc một tài sản có thể xác định được bằng một số tiền cụ thể. Ví dụ: Ông Nguyễn Hữu Đ khởi kiện yêu cầu ly hôn bà Tống thị T, Tòa án tiến hành hòa giải, nhưng hòa giải đoàn tụ không thành. Nhưng vấn đề tài sản, con cái họ thỏa thuận xong, những phần thỏa thuận này sẽ được Tòa án ghi chung với biên bản hòa giải đoàn tụ không thành, còn mối hôn nhân đoàn tụ không thành của họ Tòa án sẽ đưa ra Tòa xét xử quyết định cho hai người ly hôn, với trường hợp này đương sự chỉ chịu án phi là 200 ngàn đồng, nếu như Tòa tiền hành hòa giải thành thì các đương sự chỉ chịu 50% là 100 ngàn đồng cho chi phí hòa giải. Các đương sự có thể thỏa thuận với nhau về mức án phí mà mõi bên phải chịu; nếu họ không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định. Đối với vụ án ly hôn thì nguyên đơn phải nộp án phí dân sự sơ thẩm, không phụ thuộc vào việc Tòa án có chấp nhận hay không chấp nhận yêu cầu của nguyên đơn, Trong trường hợp thuận tình ly hôn, thì mỗi bên đương sự phải chịu một nửa án phí dân sự sơ thẩm được quy định tại khoản 4 Điều 131 của Bộ luật TTDS. Nếu vụ án ly hôn mà hòa giải không thành, Tòa án sẽ quyết định đưa vụ án ra Tòa xét xử, thì án phí các đương sự phải chịu như luật quy định tại Điều 131 của Bộ luật TTDS. Trong vụ án ly hôn, ngoài việc các đương sự phải chịu mức án phí mà luật đã quy định, nếu các đương sự có tranh chấp về việc chia tài sản chung của vợ chồng, thì các đương sự phải chịu thêm án phí đối với phần tài sản có tranh chấp như đối với vụ án dân sự có giá ngạch tương ứng với giá trị mà phần tài sản họ được hưởng. Lấy lại ví dụ trên nếu như ông Đ và bà T không thỏa được vấn đề tài sản mà yêu cầu Tòa án giải quyết thì khi Tòa án chia tài sản cho mõi bên đương sự, tùy theo số tài sản mà mõi người nhận được thì mõi người phải chịu số án phí GVHD: THÂN THỊ NGỌC BÍCH 42 SVTH:LÂM HÒNG DIỄM Quy định của pháp luật về hòa giải vụ án ly hôn tại Tòa án trong tố tụng dân sự tương đương với phần tài sản mà mình nhận được theo quy định của Pháp lệnh án phí lệ phí Tòa án. Hòa giải tại tòa là một giai đoạn tố tụng quan trọng và bắt buộc, được quy định chặt chẽ trong luật. Vì vậy mà khi tiến hành hòa giải Thẩm phán và Thư kí có thể dễ dàng phổ biến cho các đương sự được hiểu rõ, giúp các đương sự hiểu đúng luật giúp cho họ thỏa thuận được nhanh chống. GVHD: THÂN THỊ NGỌC BÍCH 43 SVTH:LÂM HÒNG DIỄM Quy định của pháp luật về hòa giải vụ án ly hôn tại Tòa án trong tố tụng dân sự CHƯƠNG 3 BẤT CẬP TRONG HÒA GIẢI VỤ ÁN LY HÔN VÀ PHƯƠNG PHÁP HOÀNG THIỆN Một văn bản pháp luật được Nhà nước ban hành, đó chính là thành quả của những nhà làm luật họ đã phải trãi qua quá trình nghiên cứu, tham khao nhiều lĩnh vực khác nhau, mới có thể cho ra một văn bản pháp luật hoàn chỉnh phục vụ cho nhân dân, và bên cạnh đó người dân cũng phải tuân theo những gì trong luật đó quy định. Hiện nay đa số mỗi lĩnh vực đều có luật riêng của mình điều chỉnh, ngoài ra cũng có những lĩnh vực chưa có luật riêng đều chỉnh thì có thể sử dụng luật chung để điều chỉnh. Vì cuộc sống càng đổi mới, như cầu của cuộc sống con người ngày càng thay đổi theo thời gian, vì thế mà từ khi Nhà nước ta giành được độc lập cho đến nay, văn bản pháp luật luôn phải sửa đổi bổ sung cho phù hợp với cuộc sống hiện đại. Vì cuộc sống thay đổi một cách nhanh chống nên những quy định trong một số văn bản pháp luật không còn phù hợp với cuộc sống hiện tại, nên khi thực hiện trong thực tế gặp một số khó khăn, nên người viết nêu một số khó khăn khi thực hiện trong thực tế và đóng góp một số giải pháp để Luật Việt Nam ngày càng hoàn thiện hơn. 3.1.Thực tiễn về quyền hạn của Thẩm phán trong quá trình hòa giải vụ án ly hôn 3.1.1. Thực tiễn áp dụng Quyền hạn và nhiệm vụ của Thẩm phán trong quá trình hòa giải vụ án ly hôn được quy định tại khoản 4 và khoản 5 Điều 41 của BL TTDS và cũng được trình bày rất chi tiết ở phần chủ thể tiến hành phiên hòa giải ở mục 1.4.1 của chương 1. Trong quá trình hòa giải giữa các đương sự Thẩm phán là người đứng giữa các đương sự hay còn gọi là người trung gian, hướng dẫn cho các đương sự tự thỏa thuận với nhau. Theo quy định của BL TTDS thì thẩm phán chỉ có quyền hướng dẫn giải thích những điều luật liên quan đến những vấn đề mà các đương sự đang tranh chấp, Thẩm phán không được tiết lộ đường lối xét xử của Tòa án. Trên thực tế, những quy định trên có được Thẩm phán thực hiện đúng như quy định không thì còn phụ thuộc vào lương tâm của người Thẩm phán. Điều này thể hiện ở chổ, nếu một trong các bên đương sự là người quen biết của Thẩm phán, với sự quen biết GVHD: THÂN THỊ NGỌC BÍCH 44 SVTH:LÂM HÒNG DIỄM Quy định của pháp luật về hòa giải vụ án ly hôn tại Tòa án trong tố tụng dân sự đó, nếu có sự mở lời nhờ cậy từ đương sự thì: nếu Thẩm phán là người trung thực, chí công vô tư, thì vụ án ly hôn đó sẽ được giải quyết theo một cách trung thực và rõ ràng không có sự thiên vị bên nào, nhưng nếu Thẩm phán là người không có lương tâm nghề nghiệp thì vụ án ly hôn đó sẽ được giải quyết không công bằng giữa các đương sự. Trong giai đoạn hiện nay những trường hợp này xảy ra rất nhiều, không chỉ trong lĩnh vục hôn nhân mà các lĩnh vực khác cũng xảy ra không ít. Ví dụ: Anh Lê Minh Q và chị Nguyễn Mộng T lấy nhau được 5 năm, có với nhau được hai người con gái, vì những mâu thuẫn trong cuộc sống gia đình thường xuyên xảy ra, nên chị T quyết định đưa đơn ra Tòa ly hôn. Thẩm phán H được sự chỉ định của Chánh án Tòa án giải quyết vụ án ly hôn trên. Khi được Tòa án triệu tập đến hòa giải, khi đi có mẹ của chị T, khi gặp Thẩm phán H, mẹ chị T mới biết là có bà con xa với mẹ chị T. Trong lần hòa giải đó, hai bên chưa thỏa thuận được vì còn thiếu một số giấy tờ làm chứng cứ, nên việc hòa giải phải ngừng, Thẩm phán phải mở một phiên hòa giải khác. Sau lần biết được Thẩm phán H là có quan hệ bà con xa với mình nên mẹ chị T đã gặp riêng Thẩm phán H nhờ cậy để Thẩm phán H giải quyết vụ án này theo hướng có lợi cho chị T. Khi biết chị T có bà con xa với mình và có sự nhờ cậy của mẹ chị T nên Thẩm phán H đã cố tình bên vực những quyền lợi cho chị T trong phiên hòa giải tại Tòa, tìm những lý do có lợi cho chị T, trong quá trình hòa giải khi chị T đòi cấp dưỡng cho con mỗi tháng 2 triệu đồng, trong khi đó thu nhập hàng tháng của anh Q chỉ khoảng 2,5 triệu, và Thẩm phán đã tiếp sức với chị T bằng cách đưa ra những điều luật sai quy định để hù dọa anh Q như: nếu không cấp dưỡng đúng với số tiền đó sẽ không có quyền thăm con, mất quyền làm cha hai đưa bé, vì thế mà anh Q đã đồng ý. Ví dụ trên chỉ nói về một số ít Thẩm phán vì mối quan hệ bà con và vì một ít lợi lộc riêng tư của bản thân mình mà đã làm sai pháp luật, ngoài ra còn một số lượng Thẩm phán đã vì những lợi lộc riêng tư, vì tiền mà làm cho nghành Tòa án có một vết đen. Theo quy định tại khoản 1 Điều 47 của BL TTDS Thẩm phán, Hội Thẩm nhân dân phải từ chối tiến hành tố tụng hoặc bị thay đổi trong những tường hợp: "1. Thuộc một trong những trường hợp quy định tại Điều 46 của Bộ luật này;" GVHD: THÂN THỊ NGỌC BÍCH 45 SVTH:LÂM HÒNG DIỄM Quy định của pháp luật về hòa giải vụ án ly hôn tại Tòa án trong tố tụng dân sự Quy định tại khoản 1 Điều 46 những trường hợp phải từ chối hoặc thay đổi người tiến hành tố tụng "Người tiến hành tố tụng phải từ chối tiến hành tố tụng hoặc bị thay đổi trong những trường hợp sau đây: 1. Họ đồng thời là đương sự, người đại diện, người thân thích của đương sự;" Hoặc tại khoản 3 của Điều 46 cũng có quy định: "3. Có căn cứ rõ ràng cho rằng họ có thể không vô tư trong khi làm nhiệm vụ." Đối với những trường hợp nêu trên thì Thẩm phán phải từ chối hoặc bị thay đổi người tiến hành tố tụng. Nếu Thẩm phán là một người công chính liêm minh thì sẽ tự mình từ chối một vụ án ly hôn mà mình được phân công khi biết đương sự trong vụ án đó là người thân thích của mình, nhưng nếu Thẩm phán không liêm chính, không vô tư thì sẽ không tự mình tự chối vụ án được phân công, để giúp đỡ cho người thân của mình trong khi không có ai biết Thẩm phán đó và đương sự trong vụ án đó có thân thích với nhau. Trường hợp thay đổi Thẩm phán tiến hành tố tụng, đối với trường hợp này nếu có ai phát hiện ra Thẩm phán và đương sự trong vụ án đó có quan hệ thân thiết với nhau, hoặc Thẩm phán đó không vô tư trong khi giải quyết vụ án thì khả năng Thẩm phán bị thay đổi mới xảy ra. Nhưng trên thực tế thì những trường hợp Thẩm phán từ chối hoặc bị thay đổi rất ít khi xảy ra, nếu có đi chăng nữa thì chỉ đối với những vụ án có tính chất phước tạp nhưng đối với những vụ án có tính chất đơn giản họ phót lờ đi và làm cho xong để kết thúc nhanh một vụ án. Và hiện nay vấn đề này cũng được nhắc đến rất nhiều không chỉ riêng trong tố tụng dân sự mà trong tố tụng hình sự cũng gặp rất nhiều, không chỉ gặp trong giai đoạn hòa giải mà ngay cả trong xét xử, như vậy ngay trong ngành Tòa án, đại diện công lý và luật pháp mà lại có những trường hợp này vậy thì làm sao để người dân có thể tin tưởng vào luật pháp được nữa, khi có tranh chấp xảy ra thì họ sẽ phải nhờ ai can thiệp, giúp họ tìm lại sự công bằng, đây là một vấn đề rất quan trọng. Bên cạnh đó không chỉ có Thẩm phán mà cũng có một số Chánh án cũng vì một số lợi ích riêng tư mà đã bỏ đi đạo đức lương tâm nghề nghiệp của mình, một người đứng đầu một Tòa án, làm sao có thể noi gương tốt cho các Thẩm phán, Thư kí. "Đáng buồn là vấn đề này không phải là thực trạng mới mẻ mà đã được cảnh báo từ lâu. Ngoài những vụ việc, vụ án được nêu như trên thì trước đây cũng từng có rất nhiều vụ thẩm phán, Chánh án một số tòa án bị bắt về nhận hối lộ, vòi vĩnh tiền GVHD: THÂN THỊ NGỌC BÍCH 46 SVTH:LÂM HÒNG DIỄM Quy định của pháp luật về hòa giải vụ án ly hôn tại Tòa án trong tố tụng dân sự của bị cáo bị xã hội lên án. Cụ thể: Thẩm phán Võ Trung Hiếu, nguyên Phó Chánh án Tòa án huyện Chợ Gạo, Thẩm phán Tòa án tỉnh Tiền Giang bị bắt vì nhận hối lộ, thẩm phán Bùi Thế Đức ra tòa vì tội nhận hối lộ, thẩm phán Nguyễn Minh Toàn ở Tòa án huyện Vĩnh Cửu (Đồng Nai) ra tòa về hành vi “lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản"9 “Khi xét xử, thẩm phán và hội thẩm độc lập và chỉ tuân theo pháp luật”. Đây là một nguyên tắc hiến định được ghi nhận trong Hiến pháp 1946, Hiến pháp 1959, Hiến pháp 1980 và tại Điều 130 Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001) và được tiếp tục khẳng định tại Điều 16 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003. Nếu thẩm phán nhận tiền của một bên nào đó thì khi xét xử không biết thẩm phán sẽ tuân theo điều gì? Nếu không là bóp méo vụ việc để vụ lợi. Những vụ việc trên, đã gióng lên hồi chuông báo động về tình trạng tham nhũng trong ngành tòa án. Mới đây, tại phiên họp toàn thể lần thứ 17 tại TP.HCM của Uỷ ban Pháp luật Quốc hội, đại biểu Nguyễn Bá Thuyền đã đúc kêt: Công lý muốn được thực thi, cái chính là ở bản lĩnh, đạo đức của thẩm phán. Quyền lực, tiền bạc, tình cảm có sức mạnh vô biên, bất cứ chỗ nào cũng có thể đi vào được. Nếu những yếu tố này lọt vào các cơ quan tố tụng và quá trình tố tụng thì công lý sẽ phải “cắp cặp ra đi”. Thẩm phán là người hiểu biết pháp luật, bởi vậy sẽ hiểu rõ tính chất nghiêm trọng của việc đưa nhận hối lộ nhằm chạy án. Thế nhưng trên thực tế, một số thẩm phán trong những vụ việc chúng tôi dẫn chứng ở trên vẫn không ngần ngại, bất chấp pháp luật để vòi vĩnh tiền bạc. Tham nhũng trong ngành tòa án là sự “mất mát” của chính ngành tòa án về cán bộ. Tuy là chuyện “mất mát” của ngành tòa án nhưng lại là tín hiệu vui đối với xã hội. Ở đâu đó, người dân đã nhen lên ý thức về việc “tố” các cán bộ của Tòa, của Viện xử án vì tiền. Nếu ở đâu người dân cũng tôn trọng pháp luật,đặc biệt là mạnh dạn 9 MAI MAI - THU THỦY, để Thẩm phán có "bàn tay sạch" và chỉ tuân theo phap luật, http://phaply.net.vn/phap-luat-ban-doc/ban-doc/de%CC%89-tha%CC%89m-phan-co-bantay-sa%CC%A3ch-xu%CC%89-an-chi%CC%89-tuan-theo-phap-lua%CC%A3t.html,[truy cập 05-10-14] GVHD: THÂN THỊ NGỌC BÍCH 47 SVTH:LÂM HÒNG DIỄM Quy định của pháp luật về hòa giải vụ án ly hôn tại Tòa án trong tố tụng dân sự đứng lên tố cáo quan tham thì chẳng mấy ta sẽ có một môi trường pháp lý trong sạch".10 Trước những vụ việc trên, thiết nghĩ ngoài việc xử lý thật nghiêm những vụ việc Thẩm phán nhận hối lộ thì vấn đề chính yếu nhất lúc này phải là giáo dục pháp luật, sự tin tưởng vào pháp luật cho người dân, tiếp đến là xây dựng đội ngũ cán bộ ngành tòa án, rèn luyện bản lĩnh để Thẩm phán có trái tim nóng, cái đầu lạnh và bàn tay sạch điều chỉnh cán cân công lý và công bằng xã hội. Nói về vấn đề đạo đức và lương tâm nghề nghiệp của người Thẩm phán thì trong thực tế, khi tiến hành hòa giải thì cử chỉ, lời ăn tiếng nói của người Thẩm phán cũng rất quan trọng, thể hiện phong cách của một người đại diện của luật pháp đại diện của công bằng, trong thực tế khi hòa giải, một số Thẩm phán đã lớn tiếng, nạt nộ các đương sự, có những lời lẽ thiếu tôn trọng người dân. Trong tư tưởng của một số Thẩm phán cho rằng họ là quan, còn các đương sự là dân, quan nói thì dân phải nghe, nên họ có quyền nạt nộ, lớn tiếng, nhưng ngày xưa Bác Hồ từng nói viên chức Nhà nước là đầy tớ, công bọc của dân, phải phục vụ dân, lo cho dân. Cho nên một người Thẩm phán tốt cũng cần phải có một phong cách tốt. Từ những ý trên cho thấy dù trong luật có quy định hòa giải là do các bên đương sự tự thỏa thuận với nhau, nhưng trong thực tế thì khi thực hiện tiến hành hòa giải cũng sẽ có sự tham gia của Thẩm phán tác động vào, trường hợp này khó có thể tránh khỏi. Vì vậy,Thẩm phán là người đại diện cho pháp luật cho công lý, Thẩm phán thay mặt cho Tòa án để giúp người dân có thể giải quyết những khó khăn vướng mắt trong cuộc sống, nhưng người đại diện cho công lý, đại diện cho luật pháp lại không là cán cân công lý, đem lại sự công bằng cho người dân, nhưng chỉ vì một chút lợi ích riệng tư làm lệch hướng cán cân công lý đó thì người dân nào còn có thể tin vào luật pháp,tìm đến luật pháp để giúp cho họ đòi lại sự công bằng. Cho nên, nhân cách của một người Thẩm phán, không chỉ phải có kinh nghiệm, hiểu 10 MAI MAI - THU THỦY, để Thẩm phán có "bàn tay sạch" và chỉ tuân theo phap luật, http://phaply.net.vn/phap-luat-ban-doc/ban-doc/de%CC%89-tha%CC%89m-phan-co-bantay-sa%CC%A3ch-xu%CC%89-an-chi%CC%89-tuan-theo-phap-lua%CC%A3t.html,[truy cập 05-10-14] GVHD: THÂN THỊ NGỌC BÍCH 48 SVTH:LÂM HÒNG DIỄM Quy định của pháp luật về hòa giải vụ án ly hôn tại Tòa án trong tố tụng dân sự biết pháp luật, hiểu được tâm tư nguyện vọng của các đương sự mà đòi hỏi người Thẩm phán phải có lương tâm ngề nghiệp, đạo đức con người, dù nằm trong bất kì hoàng cảnh nào đều phải có lương tâm của người Thẩm phán mới thể hiện được sự công bằng của luật pháp. 3.1.2. Phương pháp hoàng thiện: Từ những phân tích trên cho thấy, tư cách của một người Thẩm phán là rất quan trọng, tuy hòa giải là để cho các đương sự tự bàn luận thể hiện ý kiến của mình, từ đó tìm ra sự thống nhất giữa các bên đương sự, để sau khi kết thúc một cuộc ly hôn không làm cho ai phải hối tiết, đau buồn. Nhưng nếu trong quá trình hòa giải, tranh luận của các đương sự, Thẩm phán xen vào hay cố tình giúp đỡ một bên đương sự nào đó thì cũng không ai có thể phát hiện được. Tuy trong quá trình hòa giải có sự tham gia của Thư kí, nhưng với một chức vụ của một Thư kí thì có thể lên tiếng khi biết Thẩm phán làm điều đó hay không? Còn đối với những Thư kí chưa có đủ kinh nghiệm thì cũng khó có thể nhận biết được điều này. Vì những điều phân tích trên mà người viết cho rằng, luật nên quy định chặt chẽ hơn về quá trình tiến hành hòa giải, đặt biệt là các chủ thể tham gia trong quá trình hòa giải. Người viết cho rằng, phần chủ thể tham gia tiến hành hòa giải, nên có sự tham gia một Hội thẩm nhân dân hoặc một Kiểm sát viên cùng với Thẩm phán giám sát cuộc hòa giải của các đương sự, để cho phiên hòa giải được công bằng giữa các đương sự. Bên cạnh đó, đối với điều luật quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của người Thẩm phán, nên thêm điều khoản nói về phong cách, kỉ năng giao tiếp của người Thẩm phán đối với các đương sự trong quá trình hòa giải. Kỹ năng giao tiếp là tất cả các yếu tố từ ánh mắt nhìn, củ chỉ hành động, trạng thái tâm lý, ngôn ngữ ứng xử, sự hiểu biết và nắm vững kiến thức chuyên môn của người Thẩm phán. Tất cả những yếu tố đó hợp thành tạo nên những ấn tượng về sự cởi mở dân chủ và niềm tin cho các bên hướng tới sự thỏa thuận giải quyết tranh chấp. Kỹ năng này đồi hỏi Thẩm phán phải tự học hỏi thông qua cách nói chuyện với đương sự như một kỹ năng có rèn luyện, khắc phục dần những nhược điểm, thuyết phục đương sự theo chức năng nghề nghiệp. Âm lượng kết hợp với cử chỉ tạo nên thông điệp thu hút đương sự về các thông tin mà mình định truyền đạt. GVHD: THÂN THỊ NGỌC BÍCH 49 SVTH:LÂM HÒNG DIỄM Quy định của pháp luật về hòa giải vụ án ly hôn tại Tòa án trong tố tụng dân sự 3.2. Bất cập liên quan đến quyết định đưa vụ án ra xét xử khi các bên đương sự đồng ý ly hôn trong vụ án ly hôn 3.2.1. Thực tiễn áp dụng: Một vụ án ly hôn khi đưa đơn ra Tòa khởi kiện, mục đích của mỗi vụ án ly hôn không chỉ đơn giản là yêu cầu Tòa án chấm dứt mối quan hệ hôn nhân giữa các đương sự mà còn rất nhiều mối quan hệ khác liên quan xung quanh vấn đề hôn nhân của các đương sự. Cho nên trong một vụ án ly hôn có rất nhiều mối quan hệ khác nhau như: như về trong nom, nuôi con, cấp dưỡng, nợ chung, chia tài sản chung của vợ và chồng trong thời kì hôn nhân.Vì vậy khi Tòa án tiến hành hòa giải, thì Tòa án không chỉ hòa giải về vấn đề hôn nhân của các đương sự mà còn hòa giải các vấn đề khác nếu như có sự yêu cầu của các đương sự, còn các vấn đề mà đương sự không yêu cầu thì Tòa án không cần phải tiến hành hòa giải. Đây là những vấn đề cơ bản của một cuộc hôn nhân tan vỡ mà các đương sự thường yêu cầu trong một vụ án ly hôn hay trong một vụ việc ly hôn. Trong trường hợp thuận tình ly hôn các đương sự cùng nhau đưa đơn ra tòa yêu cầu tòa án giải quyết việc ly hôn của họ, cũng giống với những vụ án ly hôn, nếu trong đơn các đương sự có yêu cầu giải quyết vấn nào thì tòa án sẽ tiến hành hòa giải vấn đề đó theo quy định tại điểm a khoản 9 của Nghị Quyết 02/2000/NQHĐTP ngày 23/12/2000, nếu vấn đề nào các đương sự có thể tự thỏa thuận được không cần tòa án giải quyết thì sẽ không cần tiến hành hòa giải. Qua quá trình hòa giải hai bên không chịu hàn gắn, hai bên nhất định ly hôn, lúc này tòa án sẽ ra quyết định công nhận thuận tình ly hôn cho các đương sự, dù trong BL TTDS không quy định rõ về vấn đề này. Trong vụ án ly hôn hay ly hôn do yêu cầu của một bên, đương sự yêu cầu giải quyết vấn đề nào thì sẽ tiến hành hòa giải vấn đề đó, vấn đề nào không yêu cầu thì không cần phải tiến hành hòa giải. Khi tiến hành hòa giải, tòa án sẽ tiến hành hòa giải vấn đề hôn nhân của các đương sự trước, nếu các đương sự chấp nhận hàn gắn lại mối quan hệ vợ chồng tất nhiên những vấn đề khác họ sẽ không cần tiến hành hòa giải nữa, nhưng nếu họ không chịu hàn gắn lại mối quan hệ vợ chồng có nghĩa là hòa giải đoàn tụ không thành Tòa án sẽ quyết định đưa ra tòa xét xử, Tòa án sẽ tiếp tục tiến hành hòa giải những vấn đề khác mà các đương sự yêu cầu trong đơn khởi kiện. Những vấn đề nào thỏa thuận xong và những vấn đề nào chưa thỏa thuận được hoặc tất cả các vấn đề mà đương sự yêu cầu đều thỏa thuận xong đều GVHD: THÂN THỊ NGỌC BÍCH 50 SVTH:LÂM HÒNG DIỄM Quy định của pháp luật về hòa giải vụ án ly hôn tại Tòa án trong tố tụng dân sự sẽ được ghi vào biên bản hòa giải đoàn tụ không thành. Vì vậy một vụ án ly hôn hòa giải đoàn tụ không thành sẽ được đưa ra tòa xét xử, được quy định tại điểm b Điều 10 của Nghị Quyết 02/2000/NQ-HĐTP ngày 23 tháng 12 năm 2000 hướng dẫn áp dụng một số quy định của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000: "trong trường hợp hòa giải đoàn tụ không thành thì Tòa án lập biên bản hòa giải đoàn tụ không thành, đồng thời tiến hành mở phiên tòa xét xử vụ án ly hôn theo thủ tục chung". Bên cạnh đó những vấn đề nào chưa thỏa thuận được cũng sẽ được đưa ra Tòa xét xử. Cho nên trong vụ án ly hôn dù ban đầu khi khởi kiện là chỉ do một bên muốn ly hôn, bên còn lại có muốn ly hôn hay không muốn ly hôn vẫn chưa xác định được, có thể khi bị khởi kiện bên bị kiện được Tòa án triệu tập và làm giấy xác nhận tình trạng thì bên bị kiện thể hiện ý chí cũng muốn ly hôn hoặc không muốn ly hôn nhưng trãi qua các phiên hòa giải người bị kiện mới chấp nhận ly hôn, vì cho rằng bên kia không muốn giữ mối quan hệ hôn nhân này nữa thì níu kéo cũng không được gì nên đành chấp nhận đồng ý ly hôn, có thể cho là miễn cưỡng hoặc có trường hợp sau nhiều lần hòa giải bên bị kiện lại muốn ly hôn. Vậy với những trường hợp đã nói ở trên, tại sao hai bên đã chấp nhận ly hôn, nhưng vẫn phải đưa ra tòa xét xử, sau khi lập biên bản hòa giải đoàn tụ không thành các vấn đề mà đương sự yêu cầu cũng thỏa thuận xong, không được giải quyết như trường hợp thuận tình ly hôn, đợi sau 7 ngày nếu các đương sự không thay đổi ý kiến thì Thẩm phán sẽ ra quyết định công nhận cho các đương sự được ly hôn dù đây không phải là một trường hợp thuận tình ly hôn, như vậy sẽ không mất thời gian, vậy thì nên ra quyết định công nhận cho ly hôn, không cần phải đưa ra tòa xét xử. Ví dụ : Anh Trần Văn U đưa đơn ra tòa khởi kiện chị Nguyễn Mộng L không làm tròn nghĩa vụ của người vợ, không chăm lo cho gia đình thường xuyên cờ bạc, bỏ bê con cái, anh Ú muốn ly hôn chị L. Trong đơn khởi kiện anh yêu cầu tòa án giải quyết vấn đề trong nom con cái, tài sản. Trãi qua quá trình hòa giải hai bên đã thỏa thuận xong vấn đề tài sản và anh U sẽ nuôi con, anh U quyết định ly hôn, chị L dù ban đầu không chịu nhưng với sự nhất quyết của anh U chị L cũng đồng ý ly hôn, Tòa án lập biên bản hòa giải đoàn tụ không thành. Trong khi đó chỉ còn vài ngày GVHD: THÂN THỊ NGỌC BÍCH 51 SVTH:LÂM HÒNG DIỄM Quy định của pháp luật về hòa giải vụ án ly hôn tại Tòa án trong tố tụng dân sự nữa anh U phải đi làm ăn xa, khoảng bốn, năm tháng mới về được, nhưng tòa án phải một tháng nữa mới tiến hành xét xử, như vậy anh U không thể đi làm ăn được. Như vậy sẽ gây khó khăn cho anh U, ảnh hưởng đến công việc của anh U. Theo ví dụ ta thấy tất cả vấn đề đã giải quyết xong nhưng vẫn phải đợi tòa án xét xử, dù hai bên đương sự đã chấp nhận ly hôn. Đây là một vụ án ly hôn đơn giản nhưng cũng trở nên khó khăn, làm tốn nhiều thởi gian ảnh hưởng đến công việc làm ăn của các đương sự sau khi ly hôn. Vì vậy đây là sự bất lợi nếu trong vụ án ly hôn khi các bên đều đồng ý ly hôn nhưng phải đưa ra tòa xét xử, sẽ làm mất nhiều thời gian và chi phí cho các đương sự cũng như cho tòa án, nếu các bên đã đồng ý ly hôn, các vấn đề khác thỏa thuận xong thì tòa án ra quyết định công nhận thì sẽ giảm được giai đoạn phải mở phiên tòa xét xử, chi phí cho quá trình hòa giải sẽ thấp hơn chi phí cho quá trình xét xử, nếu như đương sự đang gặp tình trạng khó khăn nhưng không nằm trong diện được miễn án phí. Trong vụ án ly hôn hai bên chấp nhận ly hôn, Tòa án lập biên bản hòa giải đoàn tụ không thành, sau đó ra quyết định cho các đương sự được ly hôn. Có người sẽ cho rằng đây không còn là một vụ án ly hôn mà đây là sự thuận tình ly hôn. Vậy như thế nào là thuận tình ly hôn và như thế nào là vụ án ly hôn thì trong luật không có quy định cụ thể. Theo người viết cho rằng, Thuận tình ly hôn là hai người cùng thể hiện ý chi muốn ly hôn trong đơn khởi kiện, dù trong BL TTDS không quy định rõ vấn đề này chỉ được hướng dẫn tại Công văn số 62/2001/KHXX ngày 13/6/2001 về cách hiểu thế nào là thuận tình ly hôn" trường hợp vợ chồng cùng viết một đơn xin thuận tình ly hôn, thì họ là đồng nguyên đơn. Khi thụ lý tuy chỉ có một bên tạm ứng án phí nhưng cần hiểu là có sự thỏa thuận với nhau". "Thuận tình ly hôn là trường hợp cả vợ và chồng cùng yêu cầu chấm dứt hôn nhân được thể hiện bằng đơn thuận tình ly hôn của vợ chồng. Đơn thuận tình ly hôn là văn bản xác nhận chính thức ý chí và yêu cầu của cả hai người (theo quy định tại Điều 312 của BL TTDS) ngay từ khi yêu cầu tòa án giải quyết. Còn khi thụ lý đơn yêu cầu ly hôn của một bên đương sự, trong quá trình Tòa án giải quyết vụ án, thì nếu có sự thỏa thuận ly hôn ( đơn trình bày của bị đơn có nội dung chấp nhận ly GVHD: THÂN THỊ NGỌC BÍCH 52 SVTH:LÂM HÒNG DIỄM Quy định của pháp luật về hòa giải vụ án ly hôn tại Tòa án trong tố tụng dân sự hôn, bản tự khai thể hiện ý chí thuận tình ly hôn) cũng không làm thay đổi thủ tục giải quyết vụ án."11 Cho nên, người viết cho rằng, thuận tình ly hôn là hai người cùng viết đơn yêu cầu Tòa án giải quyết việc ly hôn, còn vụ án ly hôn là do một bên khởi kiện yêu cầu tòa án cho ly hôn, dù sau đó bên bị kiện có đồng ý hay không đồng ý ly hôn. Trong vụ án ly hôn nếu các đương sự vẫn quyết tâm ly hôn không chịu đoàn tụ, Tòa án quyết định đưa ra tòa xét xử, sau đó phải kéo dài thêm một tháng tòa án mới tiến hành xét xử (theo quy định tại Khoản 3 Điều 179 của Bộ luật TTDS) , nhưng đối với trường hợp hòa giải đoàn tụ thành thì trong thời hạn 7 ngày là tòa án ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự (theo quy định tại khoản 1 Điều 187 của Bộ luật TTDS). Như vậy sẽ làm nhiều thời gian và chi phí cho các đương sự cũng chư của Tòa án, làm ảnh hưởng đến quyền lợi và nghĩa vụ của các đương sự. Trong thực tế thì khi các đương sự đã quyết định đưa đơn ra tòa ly hôn thì có rất ít trường hợp có thể hàn gắn lại được với nhau, các đương sự muốn mau chống được tòa án ra quyết định ly hôn cho họ được tự do, nhưng khi đưa đơn ra tòa ly hônTòa án lại tiến hành hòa giải và khi tiến hành hòa giải không thành lại phải đưa ra Tòa xét xử, phải trãi qua nhìu thủ tục rườm rà, còn trường hợp thuận tình ly hôn thì rất đơn giải nếu cả hai muốn ly hôn tòa án không đưa ra tòa xét xử mà ra quyết định công nhận cho họ ly hôn. Vậy tại sao đối với vụ án ly hôn khi đương sự khởi kiện đồi ly hôn, sau khi tiến hành hòa giải đoàn tụ không thành, Tòa án không ra quyết định ly hôn như trường hợp thuận tình ly hôn thì vụ án sẽ giải quyết một cách nhanh chống và tiết kiệm được thời gian và tiền bạc cho các đương sự. 3.2.2. Phương pháp hoàng tiện Sau các cuộc hôn nhân tan vỡ, các bên đương sự, dù người khởi kiện hay người bị kiện đều tổn thương về tinh thần, và người chiệu thiệt thồi nhất chính là những đứa con của họ. Bên cạnh đó ai cũng muốn giải quyết một cách nhanh chống giảm bớt đi những thủ tục rườm rà và mong mong muốn bên còn lại thực hiện đúng nghĩa đối với mình, đảm bảo quyền lợi của các con. Nguyễn Minh Hằng và Nguyễn Minh Hiếu, Từ Bộ Luật tố tụng dân sự đến thực tiễn áp dụng trong việc giải quyết về hôn nhân và gia đình, Nghiên cứu lập pháp, số 01, tháng 1 năm 2006, trang 78. 11 GVHD: THÂN THỊ NGỌC BÍCH 53 SVTH:LÂM HÒNG DIỄM Quy định của pháp luật về hòa giải vụ án ly hôn tại Tòa án trong tố tụng dân sự Cho nên theo người viết cho rằng, đối với những vụ án ly hôn Vì vậy mà theo người viết cho rằng ở phần quy định này nên quy định rõ ràng và chặt chẽ hơn đối với từng vấn đề cụ thể trong vụ án ly hôn mà đương sự yêu cầu Tòa án giải quyết. -Nếu trong một vụ án ly hôn mà người khởi kiện yêu cầu được ly hôn và trong đơn khỏi kiện đương sự cũng yêu cầu giải quyết vấn đề tài sản, nợ chung, cấp dưỡng nuôi con thì theo người viết đề nghị, nếu tất cả các vấn đề này đều thỏa thuận được trong quá trình hòa giải, trong đó riêng vấn đề hôn nhân các đương sự quyết định ly hôn, các vấn đề khác các bên đương sự đã thỏa thuận xong, thì Tòa án sẽ lập một biên bản hòa giải đoàn tụ không thành và ghi nhận lại tất cả các vấn đề đó trong một biên bản, sau 15 ngày kể từ ngày lập biên bản Tòa án sẽ ra quyết định công nhận ly hôn của các đương sự bao gồm cả việc hôn nhân của các đương sự, vì các bên đều đồng ý ly hôn không muốn đoàn tụ thì không cần phải đưa ra tòa xét xử và sau trong 5 ngày làm việc gửi quyết định đó cho viện Kiểm sát và các đương sự thi hành. Được như vậy thì các đương sự không phải mất thời gian chờ đợi tòa án xét cho ly hôn trong khi đó các vấn đề đều đã được thỏa thuận xong. - Nếu trong một vụ án ly hôn mà người khởi kiện yêu cầu được ly hôn và trong đơn khỏi kiện đương sự cũng yêu cầu giải quyết vấn đề tài sản, nợ chung, cấp dưỡng nuôi con. Trãi qua quá trình hòa giải hai bên đều muốn ly hôn không chiụ đoàn tụ, họ cũng thỏa thuận đợc vấn đề nuôi con, cấp dưỡng, nhưng vấn đề tài sản, nợ chung chưa thỏa thuận được thì theo người viết đề nghị thì đối với trường hợp này tòa án sẽ lập biên bản hòa giải đoàn tụ không thành, trong biên bản cũng ghi vấn đề nào thỏa thuận xong vấn đề nào chưa thỏa thuận xong đưa ra tòa xét xử. Đối với vấn đề hôn nhân thì giải quyết như trường hợp nêu trên tòa án sẽ ra quyết định công nhận cho các đương sự được ly hôn, còn vấn đề nào chưa thỏa thuận được trong quá trình hòa giải thì sẽ đưa ra tòa xét xử - Nếu trong một vụ án ly hôn mà người khởi kiện yêu cầu được ly hôn và trong đơn khỏi kiện đương sự cũng yêu cầu giải quyết vấn đề tài sản, nợ chung, cấp dưỡng nuôi con. Trãi qua quá trình hòa giải, các bên đương sự không thỏa thuận được tất cả các vấn đề, vì khi một bên khởi kiện ra tòa yêu cầu đồi ly hôn có trường hợp trãi qua quá trình hòa giải bên còn lại cũng đồng ý ly hôn, nhưng cũng có trường hợp bên còn lại không đồng ý ly hôn, thì đối với trường hợp bên còn lại đồng ý ly hôn thì sẽ giải quyết giống như đã nêu ở trên. Nhưng còn trường hợp dù GVHD: THÂN THỊ NGỌC BÍCH 54 SVTH:LÂM HÒNG DIỄM Quy định của pháp luật về hòa giải vụ án ly hôn tại Tòa án trong tố tụng dân sự trãi quá quá trình hòa giải bên khởi kiện thì muốn ly hôn, nhưng bên còn lại nhất định không muốn ly hôn, nếu vấn đề ly hôn không thỏa thuận được thì những vấn đề khác sẽ không thể thỏa thuận được. Đối với trường hợp này tòa án sẽ quyết định đưa ra tòa xét xử theo thủ tục chung. 3.3. Quyết định công nhận sự thỏa thuận không bị kháng cáo kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm trong vụ án ly hôn 3.3.1. Thực tiễn áp dụng: Theo quy định tại khoản 1 Điều 188 của Bộ luật TTDS thì: "Quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự có hiệu lực pháp luật ngay sau khi được ban hành và không bị kháng cáo kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm". Trải qua quá trình hòa giải các đương sự đã thỏa thuận được với nhau về vấn đề phải giải quyết trong vụ án ly hôn của mình thì Tòa án lâp biên bản hòa giải thành, sau đó biên bản này được gửi ngay cho các đương sự tham gia phiên hòa giải. Trong thời gian 7 ngày kể từ ngày lập biên bản hòa giải thành, nếu không có đương sự nào thay đổi ý kiến thì Tòa án sẽ phân công Thẩm phán hay Thẩm phán đã chủ trì phiên hòa giải sẽ ra quyết định công nhận sự thỏa thuận đó của các đương sự. Tiếp tục, trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày quyết định đó được công nhận, Tòa án sẽ gửi quyết định đó cho các đương sự và Viện Kiểm sát cùng cấp. Từ những ý trên cho ta thấy, kể từ ngày quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự có hiệu lực pháp luật, thì các đương sự trong vụ án ly hôn phải tuân theo những gì đã ghi trong quyết định công nhận đó, và phải thực hiện đúng với quyết định đó tại cơ quan thi hành án. Sau khi quyết định có hiệu lực thì các đương sự dù có thay đổi ý kiến thì các đương sự cũng không có quyền kháng cáo theo thủ tục phúc thẩm và Viện Kiểm sát cũng không có quyền kháng nghị. Các đương sự chỉ được thay đổi ý kiến trong thời gian 7 ngày, sau khi lập biên bản hòa giải thành cho đến ngày Tòa án ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương, theo quy định của luật thì không có nói đến quyền của Viện kiểm sát trong giai đoạn này, vì hòa giải là giai đoạn để cho các đương sự tự thỏa thuận nói ra những ý kiến mục đích, nguyện vọng của mình, nên Viện kiểm sát không tham gia vào giai đoạn này. Các đương sự chỉ có thời gian 7 ngày sau khi lập biên bản hòa giải thành thì đây là thời gian quá ngắn cho một vụ án ly hôn để các đương sự có thể suy kỉ những quyết định về cuộc hôn nhân của mình, ảnh hưởng đến hạnh phúc của nhiều người. GVHD: THÂN THỊ NGỌC BÍCH 55 SVTH:LÂM HÒNG DIỄM Quy định của pháp luật về hòa giải vụ án ly hôn tại Tòa án trong tố tụng dân sự Trong quá trình hòa giải các đương sự đã nêu ra các ý kiến của mình, mỗi đương sự đều muốn đối phương thực hiện nghĩa vụ của mình sau khi ly hôn, và họ đã thỏa thuận được sau khi lập biên bản hòa giải thành, nhưng nếu trong quá trình hòa giải các đương sự còn một số điều chưa nói ra được vì những lý do khách quan mà họ quên đi hay chưa phát hiện ra, hoặc họ chưa bàn bạc kỉ với người thân của họ. Hoặc sau khi quyết định công nhận sự thỏa thuận có hiệu lực thì những vấn đề đó mới phát sinh ra, vì trước đó những vấn đề này không có. Theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 168 thì: "Sự việc đã được giải quyết bằng bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp lực của Tòa án hoặc quyết định có hiệu lực của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, trừ trườn hợp mà Tòa án bác đơn xin ly hôn, xin thay đổi nuôi con, thay đổi mức cấp dưỡng, mức bồi thường thiệt hại, xin thay đổi nười quản lý tài sản, thay đổi người quản lý di sản hoặc vụ án đồi tài sản, đòi tài sản cho thêu, cho mược, đòi nhà, đòi quyền sử dụng đất cho thêu, cho mượn, cho ở nhờ mà Tòa án chưa chấp nhận yêu cầu do chưa đủ điềi kiện khởi kiện". Quy định nói trên, được quy định chung cho các vụ án dân sự nói chung, nếu sau khi có bản án hoặc quyết định của Tòa án có hiệu lực hay quyết định của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì sau khi có hiệu lực các đương sự không bằng lòng với phán quyết đó thì có thể khởi kiện lại yêu cầu Tòa án giải quyết. Ở đây người viết muốn nói đến vấn đề xin thay đổi nuôi con và vấn đề thay đổi mức cấp dưỡng. Nếu trong quá trình hòa giải vụ án ly hôn các đương sự thỏa thuận được với nhau về vấn đề cấp dưỡng và ai sẽ là người chăm sóc con sau khi ly hôn, Tòa án cũng ra quyết định công nhận sự thỏa thuận đó, thỏa thuận đó có hiệu lực pháp lực ngay và không được kháng cáo, nhưng nếu sau khi có hiệu lực có những vấn đề khác nảy sinh, ví dụ như đương sự muốn thay đổi người nuôi con hay muốn nâng mức cấp dưỡng lên, thì đương sự không có quyền kháng cáo, đương sự chỉ có quyền khởi kiện lại vụ án, thành một vụ án khác hay khởi kiện thành một việc dân sự yêu cầu tòa án giải quyết. Vậy tại sao những trường hợp này không cho đương sự có quyền kháng cáo. Vì khi tiến hành khởi kiện lại một vụ án thì phải tiến hành nhiều thủ tục rườm rà. Tuy thời gian kháng cáo và thời gian khởi kiện lại một vụ án có thể sẽ tốn thờ gian và chi phí tương đương nhau. Nhưng khi khởi kiện lại Tòa án phải tiến hành điều tra, tiến hành hòa giải, hòa giải không thành rồi mới quyết định đưa vụ án ra xét xử. Bên cạnh đó, Tòa án cũng không cần phải xác GVHD: THÂN THỊ NGỌC BÍCH 56 SVTH:LÂM HÒNG DIỄM Quy định của pháp luật về hòa giải vụ án ly hôn tại Tòa án trong tố tụng dân sự định đây là loại thuộc vụ án gì, Tòa án nào có Thẩm quyền xét xử, nhưng kháng cáo thì sẽ giảm đi những thủ thục rườm rà đó. Theo quy định tại Điều 263 thì: "Tòa án cấp phúc thẩm chỉ xem xét lại phần của bản án, quyết định sơ thẩm có kháng cáo, kháng nghị, hoặc có liên quan đến việc xem xét nội dung kháng cáo, kháng nghị". Như vậy sẽ giảm đi một số lượng vụ án khởi kiện tại tòa án, bên cạnh đó kháng cáo vì hai vấn đề này thì không thể xem là sai sót của Tòa án, vì đây là sự thỏa thuận của các đương sự, vì những lý do mới nảy sinh mà đương sự mới tiến hành kháng cáo. Ví dụ : Bà H đưa đơn ra Tòa đồi ly hôn Ông T vì ông T không lo làm ăn chỉ lo rược chè, và bà H muốn được nuôi dưỡng con, và Tòa án tiến hành hòa giải ông T chấp nhận ly hôn và ông T muốn nuôi con, hai người có đứa con trai 12 tuổi tên D, trong quá trình hòa giải cũng có mặt của cháu D và cháu D nói muốn theo cha bà H cũng thấy mình có hoàng cảnh khó khăn nên cũng đồng ý để ông T nuôi cháu D cho được tử tế, ăn học đàng hoàn vì gia đình ông T có việc làm ổn định, nên Thẩm phán lập biên bản quyền nuôi con thuộc về ông T, 7 ngày sau Tòa án ra quyết định công nhận sự thỏa thuận đó. Sau khi quyết định có hiệu lực vài ngày thì cháu D tìm đến mẹ khóc lóc vì ông T thường hay đánh đập mắn chửi cháu nên bây giờ cháu muốn theo mẹ. Bà H muốn nuôi con nhưng không thể kháng cáo được vì Tòa án đã ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của bà và ông T. Vì thương và xót con, sợ con bị hành hạ ảnh hưởng đến hạnh phúc và tương lai của con bà H quyết định khởi kiện đòi lại quyền nuôi con. Khi đến tòa án khởi kiện, vì bà H là người ít học nên không biết phải khởi kiện như thế nào. Lần khởi kiện trước vì là án ly hôn đơn giản, nên thủ tục cũng dễ dàng. Lần khởi kiện này là đồi quyền nuôi con nên phước tạp hơn, nên bà phải nhờ cậy nhiều người nhờ giúp đỡ và hướng dẫn để khởi kiện cho đúng pháp luật vì trước đây bà đã thỏa thuận với ông T là để ông T nuôi con. Vì vậy bà phải tìm được chứng cứ chứng minh được là ông T đã hành hạ con, lần này ông T cũng không còn tình nghĩ gì với bà H nên khi triệu ông T lên Tòa để tiến hành hòa giải thái độ của ông T cũng không mấy hợp tác và ông lấy hết lý do này đến lý do khác để không đến tòa tiến hành hòa giải. Nên trong lần tiến hành hòa giải lần 2, ông T cố tình không đến, nên Tòa án quyết định đưa vụ án ra xét xử. GVHD: THÂN THỊ NGỌC BÍCH 57 SVTH:LÂM HÒNG DIỄM Quy định của pháp luật về hòa giải vụ án ly hôn tại Tòa án trong tố tụng dân sự Khi đến ngày xét xử ông T vẫn cố tình không đến, nên Tòa án phải hoãn phiên tòa, và dời lại lần sau, lần sau ông T vẫn cố tình không đến, lần này tòa án quyết định xử vắng mặt bị đơn, Tòa án quyết định đưa bé D cho bà H nuôi vì bà H đã cung cấp đủ chứng cứ chứng minh rằng ông T đã hành hạ bé D, tại phiên Tòa hỏi bé D có đồng ý theo mẹ không bé D cũng đồng ý. Qua ví dụ trên cho thấy nếu trường hợp trên được kháng cáo thì những thủ tục rườm rà sẽ được giảm đi rất nhiều, vụ án sẽ giải quyết được nhanh chống và cũng không làm cho đương sự phải gặp khó khăn khi tiến hành khởi kiện. Tòa án cũng không phải mất nhiều thời gian cho quá tình tiến hành tố tụng. 3.3.2. Phương pháp hoàng thiện: Như đã trình bày ở trên thì dù trãi qua quá trình hòa giải, các bên đương sự đã tự thỏa thuận giải quyết các vấn đề mâu thuẫn xảy ra trong cuộc hôn nhân với nhau, những quyết định đó đã đáp ứng được những nguyện vọng của họ, phù hợp với yêu cầu của họ. Nhưng trên thực tế thì cũng có những vấn đề nảy sinh ngoài ý muốn sau khi các đương sự đã thỏa thuận xong những vấn đề mà họ yêu cầu tòa án giải quyết. Sau khi ly hôn con cái là niềm hy vọng là sự an ủi của các đương sự, họ biết sau khi ly hôn con cái của họ sẽ thiếu đi tình cảm từ một phía, sẽ mặt cảm với bạn bè, vì vậy họ sẽ dành hết tình cảm của mình để bù đắp cho con, để con có cuộc sống hạnh phúc như những đứa trẻ khác. Có một số trường hợp người cha hoặc người mẹ vì không đủ điều kiện để nuôi con dù thương con nhưng họ phải nhường cho người còn lại nuôi dưỡng để cho con có cuộc sống ấm no, họ hi sinh hạnh phúc riêng tư của họ, nên khi biết con mình đang nằm trong hoàng cảnh khó khăn hay bị người khác hành hạ thì họ rất đau lòng và xót xa. Hoặc có những trường hợp các bên đương sự đều có khả năng nuôi con và hai bên thỏa thuận ai sẽ là người nuôi con và người còn lại sẽ cấp dưỡng. Sau khi thỏa thuận mức cấp dưỡng và quyết định có hiệu lực, thì bên nuôi con mới phát hiện bên kia có thể cấp dưỡng cao hơn mức thỏa thuận, nhưng không thể kháng cáo, phải bắt buộc đi khởi kiện lại. Nên bên nuôi con muốn tự thỏa thuận ngoài tòa với bên cấp dưỡng nhưng bên cấp dưỡng không đồng ý vì mức cấp dưỡng đã thỏa thuận rồi. Vì vậy mà người viết cho rằng, sau khi có quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự thì nên quy định thêm thời gian kháng cáo cho các trường hợp mà đương sự thay đổi người nuôi con và trường hợp yêu cầu năng mức cấp dưỡng lên, GVHD: THÂN THỊ NGỌC BÍCH 58 SVTH:LÂM HÒNG DIỄM Quy định của pháp luật về hòa giải vụ án ly hôn tại Tòa án trong tố tụng dân sự để cho các đương sự có thêm cơ hội giành được những quyền lợi có lợi cho mình sau khi ly hôn. Hòa giải thì không có sự tham gia của Viện Kiểm sát nhưng luật cần quy định thời gian kháng nghị cho Viện kiễm sát. Dù trong quá trình hòa giải không có sự tham gia của Việm Kiểm sát nhưng có thể sau khi xem lại quyết định của của tòa án Viện Kiểm sát phát hiện ra một số vấn đề bất lợi cho đương sự hay một vấn đề nào đó được thỏa thuận mà trái với quy định của pháp luật thì Viện Liểm sát cũng có quyền kháng cáo giúp cho các đương sự lấy lại sự công bằng sau một cuộc hôn nhân đỗ vỡ. Kết chương: Trên đây là một số ý kiến của người viết, người viết mong những ý kiến nhỏ của mình có thể đóng góp cho Luật Việt Nam ngày càng hoàn thiện hơn, giúp cho người dân có thể thực hiện theo pháp luật một cách dẽ dàng. Vì cuộc sống hiện nay có rất nhiều trường hợp xảy ra, ngay cả những người thi hành luật không biết phải giải quết như thế nào cho đúng, có người cho rằng sẽ giải quyết như thế này, nhưng người khác lại cho giải quyết theo cách khác. Có những điều luật quy định vấn đề chưa cụ thể, nên cùng một điều luật sẽ có những cách hiểu khác nhau, phải cần đến những nghị quyết, công văn hướng dẫn Người viết hi vọng những văn bản pháp luật ban hành sau sẽ chi tiết rõ ràng hơn, để người thi hành luật và người thực hiện theo pháp luật thực hiện đúng và dễ dàng. GVHD: THÂN THỊ NGỌC BÍCH 59 SVTH:LÂM HÒNG DIỄM Quy định của pháp luật về hòa giải vụ án ly hôn tại Tòa án trong tố tụng dân sự KẾT LUẬN Trãi qua quá trình tìm hiểu nhau, hai người quyết định đi đến quyết định kết hôn, kết hôn chính là kết quả của một tình yêu đẹp và chung thủy, tự nguyện. Kết hôn chính là sự bắt đầu một cuộc sống mới của hai người, tạo nên một gia đình hạnh phúc, là một tế bào của xã hội, mõi tế bào hạnh phúc mới có thế đóng góp cho xã hội hạnh phúc và phát triển phồn thịnh. Nhưng để giữ được một gia đình hạnh phúc la điều rất khó, cần sự đóng góp của mõi người trong gia đình. Trong cuộc sống hôn nhân hai vợ chồng cần phải biết nhường nhịn nahu, chia sẽ những niềm vui nổi buồn khó khăn của nhau, hiểu nhau thông cảm cho nhau thì gia đình mới có thể hạnh phúc lâu dài. Nếu mỗi người trong một gia đình mà tín toán ít kỉ, chỉ biết lo cho cuộc sống của riêng mình chính là sự dẫn đến việc đỗ vở của gia đình, kết quả cuối cùng của một cuộc hôn nhân là đi đến ly hôn. Vậy làm sao để có thể giảm được những tình trạng nêu trên, đây là một vấn đề khó khăn, khó khăn cho những người thi hành pháp luật và cho cả những người thực hiện pháp luật. Vì cuộc sống ngày càng thay đổi, nhu cầu của con người ngày càng cao, nên trong suy nghĩ của con người hiện đại ngày càng thực tế hơn. Vì vậy mà khó khăn cho những người thực hiện hiện pháp luật, phải tìm kiếm những phương pháp thích hợp, phù hợp với nhu cầu của thực tế, đánh trúng ngay tư tưởng của những con người hiện đại, mới có thể khuyên răng, giải thích, hướng dẫn cho các đương sự nối lại cuộc hôn nhân của mình. Vì vậy, cơ hội cuối cùng của một cuộc hôn nhân khi họ quyết định ly hôn chính là nhờ vào quá trình hòa giải. Nhưng khi tiến hành hòa giải, phải trãi qua những thủ tục rườm ra, làm cho các đương sự gặp rất nhiều khó khăn. Tuy nhiên khó khăn trong quá trình hòa giải cũng do những nguyên nhân chủ quan và khách quan, chủ quan là do những quy định trong luật không kịp theo nhu cầu của con người hiện đại, khách quan là do những vấn đề nảy sinh từ các đương sự, hoặc trong quá trình hòa giải phát sinh nhiều vấn đề mới mà ngay cả người thi hành luật và người thực hiện pháp luật không hề muốn. Qua đó cho ta thấy, hòa giải là một vấn đề quan trọng trong giai đoạn tố tụng, nếu hòa giải thành công thì Tòa án sẽ giảm đi một giai đoạn tố tụng là giai đoạn xét xử, Tòa án không cần phải mở phiên Tòa xét xử, giảm được chi phí và GVHD: THÂN THỊ NGỌC BÍCH 60 SVTH:LÂM HÒNG DIỄM Quy định của pháp luật về hòa giải vụ án ly hôn tại Tòa án trong tố tụng dân sự thời gian cho các đương sự cũng như cho Tòa án. Nếu hòa giải không thành thì cũng có thể giúp được cho các đương sự hiểu được pháp luật về hôn nhan và gia đình. Để cho họ rút kinh nghiệm trong cuộc sống hôn nhân sau này. Nhưng để hòa giải thành thì Thẩm phán cần phải có kỉ năng hòa giải và những phương pháp thích hợp. Qua bài viết này người viết muốn đem đến cho người đọc hiểu biết thêm về hậu quả của những cuộc hôn nhân tan vỡ, thủ tục của một vụ án ly hôn, những bất cặp, khó khăn khi tiến hành công tác hòa giải. Đóng góp những phương pháp hoàn thiện hơn giúp cho những nhà làm luật, những người thi hành luật, những người thực hiện pháp luật thực hiện theo luật được dễ dàng hơn. GVHD: THÂN THỊ NGỌC BÍCH 61 SVTH:LÂM HÒNG DIỄM Quy định của pháp luật về hòa giải vụ án ly hôn tại Tòa án trong tố tụng dân sự TÀI LIỆU TAHM KHẢO *Văn bản quy phạm pháp luật: 1. Bộ Luật tố tụng dân sự năm 2004, sửa đổi bổ sung 2011 2. Bộ Luật dân sự 2005 3. Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000, sửa đổi bổ sun 2010 4. Nghị quyết 02/2000/NQ-HĐTP ngày 23 tháng 12 năm 2000 hướng dẫn áp dụng một số quy định của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 5. Nghị quyết số 35/2000/QH10 ngày 09 tháng 6 năm 2000 về việc thi hành Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 6. Nghị Quyết 05/2012/NQ-HĐTP ngày 03 tháng 12 năm 2012 hướng dẫn thi hành một số quy định trong phần thứ hai "thủ tục giải quyết vụ án tại tòa án cấp sơ thẩm" của Bộ Luật tố tụng dân sự đã được sửa đổi bổ sung. 7. Nghị định 70/2001/NĐ-CP ngày 03 tháng 10 năm 2001 quy định chi tiết thi hành Luật Hôn nhân và gia đình năm 2001. 8. Công văn số 62/2001/KHXX ngày 13 THÁNG 6 NĂM 2001 9. Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự ngày 07 tháng 12 năm 1989. * Sách, báo, tạp chí 1. Luật gia Nguyễn Ngọc Điệp và Hồ Thị Nệ, Những điều cần biết về Luật tố tụng dân sự, NXB Công an nhân dân, 2001. 2. Luật gia Nguyễn Ngọc Điệp, Hỏi đáp về Luật tố tụng dân sự, NXB TPHCM, 2001. 3. Nguyễn Minh Hằng và Nguyễn Minh Hiếu, Từ Bộ Luật tố tụng dân sự đến thực tiễn áp dụng trong việc giải quyết về hôn nhân và gia đình, Nghiên cứu lập pháp, số 01, tháng 1 năm 2006, trang 78. 4. Đặng Thị Thơm, Bàn về việc tình án phí dân sự, Tạp chí Tòa án nhân dân, số 17, tháng 09 năm 2014, trang 7. 5. Nguyễn Ngọc Điện, Bình luận khoa học Hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2000, NXB Trẻ TPHCM. 6. Nguyễn Ngọc Điện, Giao trình Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000, Cần Thơ năm 2006. 7. Giáo tình Luật tố tụng dân sự Việt Nam, NXB Đại Học Quốc Gia Hà Nội, 1997. 8. Giao trình Bộ Luật tố tụng dân sự, tủ sách trường Đại học Cần Thơ, 2009. GVHD: THÂN THỊ NGỌC BÍCH 62 SVTH:LÂM HÒNG DIỄM Quy định của pháp luật về hòa giải vụ án ly hôn tại Tòa án trong tố tụng dân sự *Trang thông tin điện tử 1. MAI MAI - THU THỦY, để Thẩm phán có "bàn tay sạch" và chỉ tuân theo phap luật, http://phaply.net.vn/phap-luat-ban-doc/ban-doc/de%CC%89-tha%CC%89m-phan-co-bantay-sa%CC%A3ch-xu%CC%89-an-chi%CC%89-tuan-theo-phap-lua%CC%A3t.html,[truy cập 05-10-14] 2. Người bị mất năng lực hành vi dân sự, Bùi Vĩnh, http://baothuathienhue.vn/?gd=6&cn=20&newsid=5-32-22281, [truy cập 05-10-2014]. 3. http://60s.com.vn/index/1412446/17052008.aspx, [05-10,2014] GVHD: THÂN THỊ NGỌC BÍCH 63 SVTH:LÂM HÒNG DIỄM [...]... quy định của pháp luật GVHD: THÂN THỊ NGỌC BÍCH 17 SVTH:LÂM HÒNG DIỄM Quy định của pháp luật về hòa giải vụ án ly hôn tại Tòa án trong tố tụng dân sự 1.4 Chủ thể trong hòa giải vụ án ly hôn tại Tòa 1.4.1 Chủ thể tiến hành hòa giải vụ án ly hôn Hòa giải một vụ án ly hôn cũng giống như hòa giải một vụ án dân sự phải tuân theo những quy định trong BLTTDS nói chung Những chủ thể tiến hành hòa giải vụ án. .. một cuộc hôn nhân và làm giảm bớt đi một giai đoạn tố tụng phước tạp 1.2.2 Hòa giải tại Tòa án Hòa giải là một hoạt động tố tụng của Tòa án khi tiến hành giải quy t các vụ án dân sự + Đặt điểm của hòa giải tại Tòa: Hòa giải trong vụ án ly hôn cũng giống như hòa giải trong các vụ án dân sự nói chung, có các đặt điểm sau:2 - Hòa giải là một thủ tục bắt buộc trong quá trình giải quy t vụ án dân sự Về nguyên... HÒNG DIỄM Quy định của pháp luật về hòa giải vụ án ly hôn tại Tòa án trong tố tụng dân sự Đây là quy định mới của BLTTDS, trước đây pháp lệnh tố tụng dân sự không có quy định này nên Tòa án chỉ cần báo cho các đương sự biết về thời gian địa điểm tiến hành hòa giải Nay theo quy định của BLTTDS, Tòa án không chỉ báo cho các đương sự biết về thời gian địa điểm tiến hành hòa giải mà còn phải thông báo các... có quy n, lợi ích liên quan đến các quan hệ đang tranh chấp.5 Theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự thì các đương sự tham gia tố tụng dân sự phải có đủ năng lực hành vi tố tụng dân sự Năng lực hành vi tố tụng dân sự là khả năng mà cá nhân, pháp nhân bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện các quy n và nghĩa vụ tố tụng theo pháp luật về tố tụng dân sự quy định Trong vụ án ly hôn thì đương sự bao... trọng sự tự quy t định của các đương sự 2.3.4 Trình tự hòa giải Được quy định tại Điều 185a của Bộ Luật TTDS: GVHD: THÂN THỊ NGỌC BÍCH 35 SVTH:LÂM HÒNG DIỄM Quy định của pháp luật về hòa giải vụ án ly hôn tại Tòa án trong tố tụng dân sự “1 Trước khi tiến hành hòa giải Thư kí Tòa án báo cáo Thẩm pháp về sự có mặt, vắng mặt của những người tham gia phiên hòa giải đã được Tòa án thông báo.Thẩm phán chủ... SVTH:LÂM HÒNG DIỄM Quy định của pháp luật về hòa giải vụ án ly hôn tại Tòa án trong tố tụng dân sự xét xử vụ án ly hôn thì đương sự vắng mặt với lý do chính đáng hay không là còn tùy thuộc vào ý chí chủ quan của người tiến hành tố tụng 2.1.3 Đương sự là vợ hoặc chồng trong vụ án ly hôn là người mất năng lực hành vi dân sự Theo điều 22 của Bộ Luật dân sự thì “người mất năng lực hành vi dân sự là do người... DIỄM Quy định của pháp luật về hòa giải vụ án ly hôn tại Tòa án trong tố tụng dân sự định công nhận hây không công nhận những sự thỏa thuận của các đương sự trong quá trình xét xử Trong quá trình xét xử nếu đương sự hòa giải được với nhau sẽ giúp cho vụ án được giải quy t một cách nhanh chống, không làm lãng phí nhiều thời gian của Tòa án cũng như của đương sự 1.3 Nguyên tắc tiến hành hòa giải vụ án ly. .. nội dung trong quá trình hòa giải Điều đó cho thấy hòa giải trong vụ án ly hôn cũng như trong các vụ án dân sự nói chung thì tiến hành hòa giải là trách nhiệm của Tòa án và cũng là quy n của các đương sự trong vụ án - Quy n muốn tham gia hòa giải hay không của các đương sự được quy định tại khoản 1, 2 Điều 182 BLTTDS, đương sự có quy n tham gia hay không tham gia phiên hòa giải, Tòa án không có quy n... hoặc không thể hàn gắn mối quan hệ của họ thì những gì mà họ đã thỏa thuận sẽ đáp ứng được nguyện vọng của họ và làm giảm đi những mâu thuẩn dù thực tế họ không còn là vợ chồng GVHD: THÂN THỊ NGỌC BÍCH 21 SVTH:LÂM HÒNG DIỄM Quy định của pháp luật về hòa giải vụ án ly hôn tại Tòa án trong tố tụng dân sự CHƯƠNG 2 QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ HÒA GIẢI TẠI TÒA ÁN ĐỐI VỚI VỤ ÁN LY HÔN Hiện nay tình trạng ly hôn. .. vụ án ly hôn tại Tòa án trong tố tụng dân sự trò của Thư kí trong quá trình hòa giải cũng rất quan trọng là người giúp đỡ và hỗ trợ cho Thẩm phán trong quá trình hòa giải cho các đương sự 1.4.2 Chủ thể tham gia hòa giải trong vụ án ly hôn tại Tòa Chủ thể chính trong quá trình hòa giải trong vụ án ly hôn tại Tòa là các đương sự "Đương sự" trong tố tụng dân sự nói chung là cá nhân, pháp nhân, cơ quan, ... DIỄM Quy định pháp luật hòa giải vụ án ly hôn Tòa án tố tụng dân 1.4 Chủ thể hòa giải vụ án ly hôn Tòa 1.4.1 Chủ thể tiến hành hòa giải vụ án ly hôn Hòa giải vụ án ly hôn giống hòa giải vụ án dân. .. SVTH:LÂM HÒNG DIỄM Quy định pháp luật hòa giải vụ án ly hôn Tòa án tố tụng dân CHƯƠNG QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ HÒA GIẢI TẠI TÒA ÁN ĐỐI VỚI VỤ ÁN LY HÔN Hiện tình trạng ly hôn diễn nhiều cặp... gia hòa giải vụ án ly hôn Tòa 16 CHƯƠNG QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ HÒA GIẢI TẠI TÒA ÁN ĐỐI VỚI VỤ ÁN LY HÔN 2.1 Những vụ án ly hôn không tiến hành hòa giải 18 2.1.1 Bị đơn Toà án triệu

Ngày đăng: 01/10/2015, 22:47

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w