Biên bản hòa giải

Một phần của tài liệu quy định của pháp luật về hòa giải vụ án ly hôn tại tòa án trong tố tụng dân sự thực trạng và giải pháp hoàn thiện (Trang 36)

1. 3 Nguyên tắc tiến hành hòa giải vụ án ly hôn

2.3.5.Biên bản hòa giải

Theo quy định tại Điều 186 của Bộ luật TTDS thì:

1. Việc hòa giải được Thư kí ghi vào biên bản. biên bản phải có nội dung chính sau:

a)Ngày, tháng, năm tiến hành phiên hòa giải b)Địa điểm tiến hành phiên hòa giải

c)Thành phàn tham gia phiên hòa giải;

d)Ý kiến của các đương sự hoặc người đại diện hợp pháp của các đương sự; đ) Những nội dung đã được các đương sự thỏa thuận, không thỏa thuận.

2. Biên bản hòa giải phải có đầy đủ chữ kí hoặc điểm chỉ của các đương sự có mặt trong phiên hòa giải, chữ kí của Thư kí Tòa án ghi biên bản và của Thẩm phán chỉ trì phiên hòa giải. Khi các đương sự thỏa thuận được với nhau về vấn đề cần phải

giải quyết trong vụ án dân sự thì Tòa án lập biên bản hòa giải thành. Biên bản này được gửi ngay cho các đương sự tham gia phiên hòa giải”.

Khi tiến hành hòa giải, Thư kí Tòa án ghi biên bản hòa giải. Biên bản hòa giải phải có những nội dung chính như: thời gian, địa điểm, thành phần tham gia, ý kiến của các đương sự hoặc người đại diện hợp pháp của các đương sự, đặt biệt cần ghi đầy đủ những nội dung các đương sự đã thỏa thuận, những nội dung đương sự không thỏa thuận.

Biên bản hòa giải phải có đầy đủ chữ kí hoặc điểm chỉ của các đương sự có mặt trong phiên hòa giải, chữ kí của Thư kí Tòa án ghi biên bản và của Thẩm phán chủ trì phiên hòa giải.

Khi các đương sự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án thì Tòa án lập biên bản hòa giải thành. Biên bản này được gửi ngay cho các đương sự tham gia hòa giải.

Khi hòa giải thành sẽ có 2 biên bản: một biên bản hòa giải và một biên bản hòa giải thành, biên bản hòa giải thành không cần phải ghi trình tự hòa giải mà chỉ cần ghi nội dung thỏa thuận của các đương sự. Trong biên bản hòa giải thành cần ghi: “Trong thời hạn bảy ngày, kể từ ngày lập biên bản hòa giải nếu đương sự nào có thay đổi ý kiến về sự thỏa thuận, thì phải làm thành văn bản gửi cho Tòa án”.

Trong trường hợp đương sự trực tiếp đến Tòa án xin thay đổi thỏa thuận, thì Thẩm phán phải lập biên bản ghi ý kiến thay đổi thỏa thuận của họ. Biên bản phải có chữ kí hoặc điểm chỉ của đương sự và lưu vào hồ sơ vụ án. Việc thay đổi ý kiến về sự thỏa thuận này phải được Tòa án thông báo cho các đương sự khác có liên quan đến thỏa thuận đó.

Trong khi hòa giải Thẩm phán tuyện đối không được nói với các đương sự ai đúng ai sai và không được tiết lộ đường lối xét xử.

Một phần của tài liệu quy định của pháp luật về hòa giải vụ án ly hôn tại tòa án trong tố tụng dân sự thực trạng và giải pháp hoàn thiện (Trang 36)