Nội dung và phạm vi hòa giải

Một phần của tài liệu quy định của pháp luật về hòa giải vụ án ly hôn tại tòa án trong tố tụng dân sự thực trạng và giải pháp hoàn thiện (Trang 33)

1. 3 Nguyên tắc tiến hành hòa giải vụ án ly hôn

2.3.3.Nội dung và phạm vi hòa giải

+ Nội dung hòa giải trong vụ án ly hôn tại Tòa án

Quy định tại Điều 185 của Bộ Luật TTDS thì: “Khi tiến hành hòa giải Thẩm phán phổ biến cho các đương sự biết các quy định của pháp luật có liên quan đến việc giải quyết vụ án để các bên liên hệ đến quyền, nghĩa vụ của mình, phân tích hậu quả pháp lý của việc hòa giải thành để họ tự nguyện thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án”.

Trong tố tụng dân sự nội dung hòa giải trong mõi lĩnh vực thì hình thức điều giống nhau nhưng mục đích trong mọi lĩnh vực điều khác nhau, còn tùy vào từng vụ án cụ thể như trong lĩnh vực thương mại, hôn nhân gia đình, lao động, hợp đồng dân sự. Do đó, tùy vào từng vụ án mà nội dung hòa giải cũng khác nhau.

Trong vụ án ly hôn thì nội dung hòa giải chính là mối quan hệ hôn nhân của đương sự. Trong thực tế thì có những vụ án ly hôn rất đơn giải các đương sự chỉ yêu cầu tòa án tuyên bố cho họ ly hôn còn các vấn đề khác như là con cái, tài sản, nợ chung thì họ tự giải quyết đối với những vụ án này thì được giải quyết một cách nhanh chống không mất nhiều thời gian, bên cạnh đó cũng có những vụ án phước tạp dù hai bên đương sự là thuận tình ly hôn nhưng về vấn đề con cái, tài sản, nợ chung và vấn đề cấp dưỡng trở nên rất phước tạp, phải kéo dài, phải tiến hành hòa giải hai ba lần, nhưng sau đó cũng không thể đi đến thỏa thuận được và cuối cùng là phải nhờ đến tòa án để giải quyết. Vì vậy mà xác định được nội dung

hòa giải là vấn đề rất quan trọng cần phải kết hợp với kĩ năng làm việc của Thẩm phán, hướng dẫn phân tích những khó khăn và phước tạp của việc hòa giải không thành sẽ mất nhiều thời gian tốn nhiều chi phí của các đương sự. Bên cạnh đó Thẩm phán phải phổ biến cho họ biết về mức án phí mà họ phải chịu nếu hòa giải thành thì phải chiệu bao nhiêu hòa giải không thành đưa ra tòa xét xử thì sẽ phải chịu bao nhiêu và ai sẽ chịu những mức án phí đó. Để từ đó cho các đương sự thấy được sự thuận lợi và khó khăn của việc hòa giải thành thì như thế nào và hòa giải không thành thì như thế nào. Xác định được nội dung cần được hòa giải sẽ giúp cho quá trình hòa giải diễn ra được xuông sẽ và thuận lợi hơn.

+ Phạm vi hòa giải trong vụ án ly hôn tại Tòa án

Sau khi thụ lý vụ án, tòa án phải thông báo cho các đương sự biết và thông báo cho các đương sự ngày giờ tiến hành hòa giải. Tại khoản 1 Điều 180 BLTTDS quy định trách nhiệm hòa giải của tòa án: "trong thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án, Tòa án tiến hành hòa giải để các đương sự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án, trừ những vự án không được hòa giải hoặc không tiến hành hòa giải được quy định tại Điều 181 và Điều 182 của Bộ luật này". Do đó đa số các vụ án ly hôn đều có tranh chấp nên sau khi thụ lý tòa án điều phải tiến hành hòa giải để các đương sự tự thỏa thuận với nhau về mối quan hệ hôn nhân của mình và những vấn đề liên quan khi ly hôn như tài sản, con cái, nợ chung.

Phạm vi hòa giải trong một vụ án ly hôn chủ yếu là những nội dung nằm trong đơn khởi kiện, khi đương sự nợp đơn cho Tòa án. Cho nên khi tiến hành hòa giải Thẩm phán phải phổ biến cho các đương sự biết những quy định của pháp luật về những vấn đề mà đương sự ghi trong nội dung của đơn khởi kiện. Bên cạnh đó, thì trên thực tế khi khởi kiện tại Tòa án, các đương sự chỉ yêu cầu Tòa án chấm dứt mối quan hệ hôn nhân của họ, và Tòa án tiến hành hòa giải nhưng trong quá trình hòa giải lại nảy sinh những mâu thuẫn mới như về vấn đề nợ chung, hay cấp dưỡng cho con cái, những vấn đề này thì không có ghi trong nội dung của đơn khởi kiện. Cho nên, nếu trong quá trình hòa giải có những mâu thuẩn mới phát sinh thì Tòa án cũng sẽ tiến hành hòa giải, với mục đích là mong muốn cho các đương sự có thể giảm bớt những mâu thuẩn trong cuộc sống khi cả hai không còn quan hệ vợ chồng.

Anh Nguyễn Văn T đưa đơn ra Tòa ly hôn với chị Nguyễn Thị Tr, nếu trong đơn anh T yêu cầu chấm dưt mối quan hệ hôn nhân với chị Tr và không yêu cầu gì khác, thì khi Tòa án thụ lý, Tòa án chỉ tiến hành hòa giải cho các đương sự về đoàn tụ lại với nhau, nếu trãi qua quá trình hòa giải các đương sự vẫn kiên quyết ly hôn thì tòa án sẽ lập biên bản hòa giải đoàn tụ không thành, và đưa vụ án ra Tòa xét xử cho ly hôn. Nếu trong đơn khởi kiện của anh T có yêu cầu thêm vấn đề chia tài sản và vấn đề trong nom con cái thì sau khi thụ lý Tòa án sẽ tiến hành hòa giải các vấn đề như hòa giải cho các đương sự, hòa giải vấn đề tài sản và hòa giải vấn đề trong nom con cái. Trước khi tiến hành hòa giải Thẩm phán phải hướng dẫn, giải thích những điều luật liên quan đến những vấn đề mà đương sự yêu cầu.

Nếu qua quá trình hòa giải mà còn những vấn đề họ không thể thỏa thuận được với nhau thì lúc này Tòa án sẽ đưa vụ án ra Tòa xét xử và Tòa án sẽ quyết định.

Cho nên giai đoạn hòa giải là giai đoạn rất quan trọng được tiến hành trước khi mở phiên tòa xét xử, vì hòa giải là một giai đoạn bắt buộc do pháp luật quy định, như đã nói ở trên pháp luật luôn muốn tạo điều kiện cho các đương sự tự thỏa thuận với nhau về cuộc hôn nhân của mình, tìm mọi cơ hội để cho họ có thể hàn gắn lại được với nhau, không để cho con cái của họ khỏi sống trong mặt cảm với bạn bè vì cha mẹ chúng ly hôn. Nếu sau cuộc hòa giải với sự chủ trì của Thẩm phán mà họ không thể hàn gắn lại được mối hôn nhân của họ thì qua cuộc hòa giải họ có thể thỏa thuận về vấn đề tài sản con cái, nợ chung, hòa giải là để cho họ tự giải quyết những tranh chấp của mình, để tìm ra những kết cục tốt đẹp, để sau cuộc hôn nhân tan vỡ này họ vẫn có thể trở thành những người bạn tốt và giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc sống sau này và họ có thể cùng nhau để nuôi dạy những đứa con của họ được sống trong sự thương yêu của cha mẹ dù cho cha mẹ chúng có ly hôn hôn. Ngoài ra, pháp luật không chỉ tạo điều kiện cho họ hòa giải trước khi tiến hành xét xử sơ thẩm mà trong quá trình xét xử sơ thẩm Tòa án cũng luôn tạo điều kiện cho các đương sự tự thỏa thuận với nhau nếu như họ muốn thỏa thuận và tòa án sẽ chấp nhận sự thỏa thuận đó là có hiệu lực pháp luật, không chỉ như vậy mà trong quá trình xét xử phúc thẩm tòa án vẫn tạo cơ hội cho họ tự thỏa thuận với nhau. Từ đó cho thấy pháp luật Việt Nam luôn tạo cơ hội cho các đương sự, tôn trọng ý kiến của họ, tôn trọng sự tự quyết định của các đương sự.

Một phần của tài liệu quy định của pháp luật về hòa giải vụ án ly hôn tại tòa án trong tố tụng dân sự thực trạng và giải pháp hoàn thiện (Trang 33)