Thành phần phiên hòa giải

Một phần của tài liệu quy định của pháp luật về hòa giải vụ án ly hôn tại tòa án trong tố tụng dân sự thực trạng và giải pháp hoàn thiện (Trang 32)

1. 3 Nguyên tắc tiến hành hòa giải vụ án ly hôn

2.3.2. Thành phần phiên hòa giải

Theo quy định tại Điều 184 của BLTTDS năm 2004 thì thành phần phiên hòa giải bao gồm:

1.Thẩm phán chủ trì phiên hòa giải 2. Thư kí Tòa án ghi biên bản hòa giải

3. Các đương sự hoặc người đại diện hợp pháp của các đương sự

4. Trong trường hợp cần thiết, Thẩm phán có thể yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan tham gia phiên hòa giải.

5. Người phiên dịch nếu đương sự không biết tiếng Việt”.

Theo quy định trước đây của pháp lệnh tố tụng dân sự thì chỉ quy định “Tòa án tiến hành hòa giải” nên việc hòa giải đa số các Tòa án chỉ để cho Thư kí tiến hành phiên hòa giải. Nay Bộ luật TTDS có quy định rõ trong luật là Thẩm phán sẽ chủ trì phiên hòa giải, Thư kí sẽ là người ghi biên bản trong quá trình hòa giải.

Riêng đối với người phiên dịch thì theo quy định tại Điều 69 thì: "Người phiên dịch là người có khả năng dịch từ một ngôn ngữ khác ra tiếng Việt và ngược lại trong trường hợp có người tham gia tố tụng không sử dụng được tiếng Việt. Người phiên dịch được các bên thỏa thuận lựa chọn và được Tòa án chấp nhận hoặc được Tòa án yêu cầu để phiên dịch".

Ngoài người không biết tiếng Việt thì người câm và người điếc cũng có thể tham gia phiên hòa giải, người bị câm điếc là người có đủ năng lực hành vi dân sự nên có quyền tham gia phiên hòa giải. Nếu trong vụ án có những người này tham gia thì những người này cũng cần có người phiên dịch. Người phiên dịch cho các đối tượng này là người biết các dấu hiệu của người câm, người điếc được Tòa án

triệu tập để tham gia tố tụng để phiên dịch cho người câm, người điếc là đương sự trong vụ án dân sự.

Khi tiến hành hòa giải phải có mặt các đương sự hoặc người đại diện hợp pháp của đương sự, trong quá trình hòa giải nếu có một trong các đương sự trong vụ án vắng mặt nhưng vẫn được sự đồng ý của những đương sự còn lại thì phiên hòa giải vẫn tiếp tục được tiến hành, nhưng nếu các đương sự có mặt yêu cầu Tòa án phải hoãn phiên hòa giải đợi đủ mặt các đương sự mới tiến hành hòa giải thì Tòa án phải hoãn phiên hòa giải. Thẩm phán thông báo việc hoãn phiên hòa giải và việc mở lại phiên hòa giải cho các đương sự biết.

Nếu đương sự là người không biết tiếng Việt thì phải có người phiên dịch. Trong những trường hợp cần thiết, nếu trong vụ án ly hôn có liên quan đến nhiều cá nhân, cơ quan, hay tổ chức thì Tòa án có thể yêu cần các cơ quan, tổ chức, cá nhân đó tham giai phiên hòa giải để giải quyến vấn đề mâu thuẩn.

Một phần của tài liệu quy định của pháp luật về hòa giải vụ án ly hôn tại tòa án trong tố tụng dân sự thực trạng và giải pháp hoàn thiện (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(63 trang)