Phương pháp hoàng thiện

Một phần của tài liệu quy định của pháp luật về hòa giải vụ án ly hôn tại tòa án trong tố tụng dân sự thực trạng và giải pháp hoàn thiện (Trang 49)

1. 3 Nguyên tắc tiến hành hòa giải vụ án ly hôn

3.1.2. Phương pháp hoàng thiện

Từ những phân tích trên cho thấy, tư cách của một người Thẩm phán là rất quan trọng, tuy hòa giải là để cho các đương sự tự bàn luận thể hiện ý kiến của mình, từ đó tìm ra sự thống nhất giữa các bên đương sự, để sau khi kết thúc một cuộc ly hôn không làm cho ai phải hối tiết, đau buồn. Nhưng nếu trong quá trình hòa giải, tranh luận của các đương sự, Thẩm phán xen vào hay cố tình giúp đỡ một bên đương sự nào đó thì cũng không ai có thể phát hiện được. Tuy trong quá trình hòa giải có sự tham gia của Thư kí, nhưng với một chức vụ của một Thư kí thì có thể lên tiếng khi biết Thẩm phán làm điều đó hay không? Còn đối với những Thư kí chưa có đủ kinh nghiệm thì cũng khó có thể nhận biết được điều này.

Vì những điều phân tích trên mà người viết cho rằng, luật nên quy định chặt chẽ hơn về quá trình tiến hành hòa giải, đặt biệt là các chủ thể tham gia trong quá trình hòa giải. Người viết cho rằng, phần chủ thể tham gia tiến hành hòa giải, nên có sự tham gia một Hội thẩm nhân dân hoặc một Kiểm sát viên cùng với Thẩm phán giám sát cuộc hòa giải của các đương sự, để cho phiên hòa giải được công bằng giữa các đương sự. Bên cạnh đó, đối với điều luật quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của người Thẩm phán, nên thêm điều khoản nói về phong cách, kỉ năng giao tiếp của người Thẩm phán đối với các đương sự trong quá trình hòa giải.

Kỹ năng giao tiếp là tất cả các yếu tố từ ánh mắt nhìn, củ chỉ hành động, trạng thái tâm lý, ngôn ngữ ứng xử, sự hiểu biết và nắm vững kiến thức chuyên môn của người Thẩm phán.

Tất cả những yếu tố đó hợp thành tạo nên những ấn tượng về sự cởi mở dân chủ và niềm tin cho các bên hướng tới sự thỏa thuận giải quyết tranh chấp.

Kỹ năng này đồi hỏi Thẩm phán phải tự học hỏi thông qua cách nói chuyện với đương sự như một kỹ năng có rèn luyện, khắc phục dần những nhược

điểm, thuyết phục đương sự theo chức năng nghề nghiệp. Âm lượng kết hợp với cử chỉ tạo nên thông điệp thu hút đương sự về các thông tin mà mình định truyền đạt.

3.2. Bất cập liên quan đến quyết định đưa vụ án ra xét xử khi các bên đương sự đồng ý ly hôn trong vụ án ly hôn

3.2.1. Thực tiễn áp dụng:

Một vụ án ly hôn khi đưa đơn ra Tòa khởi kiện, mục đích của mỗi vụ án ly hôn không chỉ đơn giản là yêu cầu Tòa án chấm dứt mối quan hệ hôn nhân giữa các đương sự mà còn rất nhiều mối quan hệ khác liên quan xung quanh vấn đề hôn nhân của các đương sự. Cho nên trong một vụ án ly hôn có rất nhiều mối quan hệ khác nhau như: như về trong nom, nuôi con, cấp dưỡng, nợ chung, chia tài sản chung của vợ và chồng trong thời kì hôn nhân.Vì vậy khi Tòa án tiến hành hòa giải, thì Tòa án không chỉ hòa giải về vấn đề hôn nhân của các đương sự mà còn hòa giải các vấn đề khác nếu như có sự yêu cầu của các đương sự, còn các vấn đề mà đương sự không yêu cầu thì Tòa án không cần phải tiến hành hòa giải. Đây là những vấn đề cơ bản của một cuộc hôn nhân tan vỡ mà các đương sự thường yêu cầu trong một vụ án ly hôn hay trong một vụ việc ly hôn.

Trong trường hợp thuận tình ly hôn các đương sự cùng nhau đưa đơn ra tòa yêu cầu tòa án giải quyết việc ly hôn của họ, cũng giống với những vụ án ly hôn, nếu trong đơn các đương sự có yêu cầu giải quyết vấn nào thì tòa án sẽ tiến hành hòa giải vấn đề đó theo quy định tại điểm a khoản 9 của Nghị Quyết 02/2000/NQ- HĐTP ngày 23/12/2000, nếu vấn đề nào các đương sự có thể tự thỏa thuận được không cần tòa án giải quyết thì sẽ không cần tiến hành hòa giải. Qua quá trình hòa giải hai bên không chịu hàn gắn, hai bên nhất định ly hôn, lúc này tòa án sẽ ra quyết định công nhận thuận tình ly hôn cho các đương sự, dù trong BL TTDS không quy định rõ về vấn đề này.

Trong vụ án ly hôn hay ly hôn do yêu cầu của một bên, đương sự yêu cầu giải quyết vấn đề nào thì sẽ tiến hành hòa giải vấn đề đó, vấn đề nào không yêu cầu thì không cần phải tiến hành hòa giải. Khi tiến hành hòa giải, tòa án sẽ tiến hành hòa giải vấn đề hôn nhân của các đương sự trước, nếu các đương sự chấp nhận hàn gắn lại mối quan hệ vợ chồng tất nhiên những vấn đề khác họ sẽ không cần tiến hành hòa giải nữa, nhưng nếu họ không chịu hàn gắn lại mối quan hệ vợ chồng có nghĩa là hòa giải đoàn tụ không thành Tòa án sẽ quyết định đưa ra tòa xét xử, Tòa án sẽ tiếp tục tiến hành hòa giải những vấn đề khác mà các đương sự yêu cầu trong đơn khởi kiện. Những vấn đề nào thỏa thuận xong và những vấn đề nào chưa thỏa thuận được hoặc tất cả các vấn đề mà đương sự yêu cầu đều thỏa thuận xong đều

sẽ được ghi vào biên bản hòa giải đoàn tụ không thành. Vì vậy một vụ án ly hôn hòa giải đoàn tụ không thành sẽ được đưa ra tòa xét xử, được quy định tại điểm b Điều 10 của Nghị Quyết 02/2000/NQ-HĐTP ngày 23 tháng 12 năm 2000 hướng dẫn áp dụng một số quy định của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000: "trong trường hợp hòa giải đoàn tụ không thành thì Tòa án lập biên bản hòa giải đoàn tụ không thành, đồng thời tiến hành mở phiên tòa xét xử vụ án ly hôn theo thủ tục chung".

Bên cạnh đó những vấn đề nào chưa thỏa thuận được cũng sẽ được đưa ra Tòa xét xử.

Cho nên trong vụ án ly hôn dù ban đầu khi khởi kiện là chỉ do một bên muốn ly hôn, bên còn lại có muốn ly hôn hay không muốn ly hôn vẫn chưa xác định được, có thể khi bị khởi kiện bên bị kiện được Tòa án triệu tập và làm giấy xác nhận tình trạng thì bên bị kiện thể hiện ý chí cũng muốn ly hôn hoặc không muốn ly hôn nhưng trãi qua các phiên hòa giải người bị kiện mới chấp nhận ly hôn, vì cho rằng bên kia không muốn giữ mối quan hệ hôn nhân này nữa thì níu kéo cũng không được gì nên đành chấp nhận đồng ý ly hôn, có thể cho là miễn cưỡng hoặc có trường hợp sau nhiều lần hòa giải bên bị kiện lại muốn ly hôn.

Vậy với những trường hợp đã nói ở trên, tại sao hai bên đã chấp nhận ly hôn, nhưng vẫn phải đưa ra tòa xét xử, sau khi lập biên bản hòa giải đoàn tụ không thành các vấn đề mà đương sự yêu cầu cũng thỏa thuận xong, không được giải quyết như trường hợp thuận tình ly hôn, đợi sau 7 ngày nếu các đương sự không thay đổi ý kiến thì Thẩm phán sẽ ra quyết định công nhận cho các đương sự được ly hôn dù đây không phải là một trường hợp thuận tình ly hôn, như vậy sẽ không mất thời gian, vậy thì nên ra quyết định công nhận cho ly hôn, không cần phải đưa ra tòa xét xử.

Ví dụ :

Anh Trần Văn U đưa đơn ra tòa khởi kiện chị Nguyễn Mộng L không làm tròn nghĩa vụ của người vợ, không chăm lo cho gia đình thường xuyên cờ bạc, bỏ bê con cái, anh Ú muốn ly hôn chị L. Trong đơn khởi kiện anh yêu cầu tòa án giải quyết vấn đề trong nom con cái, tài sản. Trãi qua quá trình hòa giải hai bên đã thỏa thuận xong vấn đề tài sản và anh U sẽ nuôi con, anh U quyết định ly hôn, chị L dù ban đầu không chịu nhưng với sự nhất quyết của anh U chị L cũng đồng ý ly hôn, Tòa án lập biên bản hòa giải đoàn tụ không thành. Trong khi đó chỉ còn vài ngày

nữa anh U phải đi làm ăn xa, khoảng bốn, năm tháng mới về được, nhưng tòa án phải một tháng nữa mới tiến hành xét xử, như vậy anh U không thể đi làm ăn được. Như vậy sẽ gây khó khăn cho anh U, ảnh hưởng đến công việc của anh U. Theo ví dụ ta thấy tất cả vấn đề đã giải quyết xong nhưng vẫn phải đợi tòa án xét xử, dù hai bên đương sự đã chấp nhận ly hôn. Đây là một vụ án ly hôn đơn giản nhưng cũng trở nên khó khăn, làm tốn nhiều thởi gian ảnh hưởng đến công việc làm ăn của các đương sự sau khi ly hôn.

Vì vậy đây là sự bất lợi nếu trong vụ án ly hôn khi các bên đều đồng ý ly hôn nhưng phải đưa ra tòa xét xử, sẽ làm mất nhiều thời gian và chi phí cho các đương sự cũng như cho tòa án, nếu các bên đã đồng ý ly hôn, các vấn đề khác thỏa thuận xong thì tòa án ra quyết định công nhận thì sẽ giảm được giai đoạn phải mở phiên tòa xét xử, chi phí cho quá trình hòa giải sẽ thấp hơn chi phí cho quá trình xét xử, nếu như đương sự đang gặp tình trạng khó khăn nhưng không nằm trong diện được miễn án phí.

Trong vụ án ly hôn hai bên chấp nhận ly hôn, Tòa án lập biên bản hòa giải đoàn tụ không thành, sau đó ra quyết định cho các đương sự được ly hôn. Có người sẽ cho rằng đây không còn là một vụ án ly hôn mà đây là sự thuận tình ly hôn. Vậy như thế nào là thuận tình ly hôn và như thế nào là vụ án ly hôn thì trong luật không có quy định cụ thể. Theo người viết cho rằng, Thuận tình ly hôn là hai người cùng thể hiện ý chi muốn ly hôn trong đơn khởi kiện, dù trong BL TTDS không quy định rõ vấn đề này chỉ được hướng dẫn tại Công văn số 62/2001/KHXX ngày 13/6/2001 về cách hiểu thế nào là thuận tình ly hôn" trường hợp vợ chồng cùng viết một đơn xin thuận tình ly hôn, thì họ là đồng nguyên đơn. Khi thụ lý tuy chỉ có một bên tạm ứng án phí nhưng cần hiểu là có sự thỏa thuận với nhau".

"Thuận tình ly hôn là trường hợp cả vợ và chồng cùng yêu cầu chấm dứt hôn nhân được thể hiện bằng đơn thuận tình ly hôn của vợ chồng. Đơn thuận tình ly hôn là văn bản xác nhận chính thức ý chí và yêu cầu của cả hai người (theo quy định tại Điều 312 của BL TTDS) ngay từ khi yêu cầu tòa án giải quyết. Còn khi thụ lý đơn yêu cầu ly hôn của một bên đương sự, trong quá trình Tòa án giải quyết vụ án, thì nếu có sự thỏa thuận ly hôn ( đơn trình bày của bị đơn có nội dung chấp nhận ly

hôn, bản tự khai thể hiện ý chí thuận tình ly hôn) cũng không làm thay đổi thủ tục giải quyết vụ án."11

Cho nên, người viết cho rằng, thuận tình ly hôn là hai người cùng viết đơn yêu cầu Tòa án giải quyết việc ly hôn, còn vụ án ly hôn là do một bên khởi kiện yêu cầu tòa án cho ly hôn, dù sau đó bên bị kiện có đồng ý hay không đồng ý ly hôn.

Trong vụ án ly hôn nếu các đương sự vẫn quyết tâm ly hôn không chịu đoàn tụ, Tòa án quyết định đưa ra tòa xét xử, sau đó phải kéo dài thêm một tháng tòa án mới tiến hành xét xử (theo quy định tại Khoản 3 Điều 179 của Bộ luật TTDS) , nhưng đối với trường hợp hòa giải đoàn tụ thành thì trong thời hạn 7 ngày là tòa án ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự (theo quy định tại khoản 1 Điều 187 của Bộ luật TTDS). Như vậy sẽ làm nhiều thời gian và chi phí cho các đương sự cũng chư của Tòa án, làm ảnh hưởng đến quyền lợi và nghĩa vụ của các đương sự.

Trong thực tế thì khi các đương sự đã quyết định đưa đơn ra tòa ly hôn thì có rất ít trường hợp có thể hàn gắn lại được với nhau, các đương sự muốn mau chống được tòa án ra quyết định ly hôn cho họ được tự do, nhưng khi đưa đơn ra tòa ly hônTòa án lại tiến hành hòa giải và khi tiến hành hòa giải không thành lại phải đưa ra Tòa xét xử, phải trãi qua nhìu thủ tục rườm rà, còn trường hợp thuận tình ly hôn thì rất đơn giải nếu cả hai muốn ly hôn tòa án không đưa ra tòa xét xử mà ra quyết định công nhận cho họ ly hôn. Vậy tại sao đối với vụ án ly hôn khi đương sự khởi kiện đồi ly hôn, sau khi tiến hành hòa giải đoàn tụ không thành, Tòa án không ra quyết định ly hôn như trường hợp thuận tình ly hôn thì vụ án sẽ giải quyết một cách nhanh chống và tiết kiệm được thời gian và tiền bạc cho các đương sự.

3.2.2. Phương pháp hoàng tiện

Sau các cuộc hôn nhân tan vỡ, các bên đương sự, dù người khởi kiện hay người bị kiện đều tổn thương về tinh thần, và người chiệu thiệt thồi nhất chính là những đứa con của họ. Bên cạnh đó ai cũng muốn giải quyết một cách nhanh chống giảm bớt đi những thủ tục rườm rà và mong mong muốn bên còn lại thực hiện đúng nghĩa đối với mình, đảm bảo quyền lợi của các con.

11 Nguyễn Minh Hằng và Nguyễn Minh Hiếu, Từ Bộ Luật tố tụng dân sự đến thực tiễn áp dụng trong việc giải quyết về hôn nhân và gia đình, Nghiên cứu lập pháp, số 01, tháng 1 năm 2006, trang 78.

Cho nên theo người viết cho rằng, đối với những vụ án ly hôn

Vì vậy mà theo người viết cho rằng ở phần quy định này nên quy định rõ ràng và chặt chẽ hơn đối với từng vấn đề cụ thể trong vụ án ly hôn mà đương sự yêu cầu Tòa án giải quyết.

-Nếu trong một vụ án ly hôn mà người khởi kiện yêu cầu được ly hôn và trong đơn khỏi kiện đương sự cũng yêu cầu giải quyết vấn đề tài sản, nợ chung, cấp dưỡng nuôi con thì theo người viết đề nghị, nếu tất cả các vấn đề này đều thỏa thuận được trong quá trình hòa giải, trong đó riêng vấn đề hôn nhân các đương sự quyết định ly hôn, các vấn đề khác các bên đương sự đã thỏa thuận xong, thì Tòa án sẽ lập một biên bản hòa giải đoàn tụ không thành và ghi nhận lại tất cả các vấn đề đó trong một biên bản, sau 15 ngày kể từ ngày lập biên bản Tòa án sẽ ra quyết định công nhận ly hôn của các đương sự bao gồm cả việc hôn nhân của các đương sự, vì các bên đều đồng ý ly hôn không muốn đoàn tụ thì không cần phải đưa ra tòa xét xử và sau trong 5 ngày làm việc gửi quyết định đó cho viện Kiểm sát và các đương sự thi hành. Được như vậy thì các đương sự không phải mất thời gian chờ đợi tòa án xét cho ly hôn trong khi đó các vấn đề đều đã được thỏa thuận xong. - Nếu trong một vụ án ly hôn mà người khởi kiện yêu cầu được ly hôn và trong đơn khỏi kiện đương sự cũng yêu cầu giải quyết vấn đề tài sản, nợ chung, cấp dưỡng nuôi con. Trãi qua quá trình hòa giải hai bên đều muốn ly hôn không chiụ đoàn tụ, họ cũng thỏa thuận đợc vấn đề nuôi con, cấp dưỡng, nhưng vấn đề tài sản, nợ chung chưa thỏa thuận được thì theo người viết đề nghị thì đối với trường hợp này tòa án sẽ lập biên bản hòa giải đoàn tụ không thành, trong biên bản cũng ghi vấn đề nào thỏa thuận xong vấn đề nào chưa thỏa thuận xong đưa ra tòa xét xử. Đối với vấn đề hôn nhân thì giải quyết như trường hợp nêu trên tòa án sẽ ra quyết định công nhận cho các đương sự được ly hôn, còn vấn đề nào chưa thỏa thuận

Một phần của tài liệu quy định của pháp luật về hòa giải vụ án ly hôn tại tòa án trong tố tụng dân sự thực trạng và giải pháp hoàn thiện (Trang 49)