1. 3 Nguyên tắc tiến hành hòa giải vụ án ly hôn
2.2. Những vụ án ly hôn không được tiến hành hòa giải
2.2.1. Yêu cầu đồi bồi thường gây thiệt hại đến tài sản của Nhà nước
Theo quy định tại khoán Điều 181 của Bộ luật TTDS thì: "yêu cầu đồi bồi thường gây thiệt hại đến tài sản của Nhà nước", theo hướng dẫn tại Nghị quyết 02/2006 của HĐTP Tòa án nhân dân tối cao, hướng dẫn thi hành Điều 181 của Bộ luật TTDS:
"Tài sản của Nhà nước" được hiểu là tài sản thuộc hình thức sở hữu Nhà nước quy định tại Điều 200 của Bộ luật dân sự năm 2005 và được điều chỉnh theo quy các định tại mục 1 Chương XIII của Bộ luật dân sự 2005.
"Yêu cầu đồi bồi thường thiệt hại đến tài sản của Nhà nước" là trường hợp tài sản của Nhà nước bị thiệt hại do hành vi trái pháp luật, do hợp đồng vô hiệu, do vi phạm nghĩa vụ dân sự...gây ra và người được giao chủ sở hữu đối với tài sản Nhà nước đó có yêu cầu bồi thường.
Khi thi hành tại khoản 1 Điều 181 của BL TTDS cần phân biệt:
a) Trường hợp tài sản của Nhà nước được giao cho cơ quan, tổ chức, đơn vị vũ trang quản lý, sử dụng hoặc đầu tư vào doanh nghiệp nhà nước do Nhà nước thực hiện quyền sở hữu thông qua cơ quan có thẩm quyền, thì khi có yêu cầu đồi bồi thường thiệt hại đến loại tài sản này, Tòa án không được hòa giải, để các bên đương sự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án.
b) Trường hợp tài sản của Nhà nước được Nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp nhà nước, góp vốn trong các doanh nghiệp liên doanh, có vốn đầu tư của các chủ sở hữu khác theo quy định của Luật doanh nghiệp, Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam mà doanh nghiệp được quyền tự chủ chiếm hữu, sử dụng hoặc định đoạt tài sản và chịu trách nhiệm trước Nhà nước đối với tài sản đó trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, thì khi có yêu cầu đồi bồi thường thiệt hại đến tài sản đó, Tòa án tiến hành hòa giải để các bên đương sự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án theo thủ tục chung.
Như vậy, đối với trường hợp này chỉ những hành vi gây thiệt hại đến tài sản của Nhà nước mà người gây thiệt hại có lỗi như hành vi trộm cắp, tham ô,.. làm hư hỏng tài sản Nhà nước,... còn những giao dịch liên quan đến tài sản Nhà nước các bên vẫn có thể hòa giải.
Cho nên vấn đề yêu cầu đồi bồi thường thiệt hại Nhà nước trong vụ án ly hôn thì trong luật không có quy định một cách cụ thể. Tại Nghị Định 70/2001/NĐ-CP
ngày 03/10/2001 quy định chi tiết thi hành luật Hôn nhân và gia đình ở chương V về ly hôn tại các Điều 24, 25, 28 như sau:
"Điều 24: Chia quyền sử dụng đất mà vợ, chồng được Nhà nước giao Điều 25: Chia quyền sử dung đất mà vợ, chồng được Nhà nước cho thuê
Điều 28: Giải quyết quyền lợi của vợ chồng khi ly hôn đối với nhà ở thuê của Nhà nước".
Từ những quy định trên cho thấy Luật không quy định trong quá trình sử dụng có hư hại gì thì sau khi ly hôn vợ, chồng phải bồi thường như thế nào, nhưng từ những quy định đó ta có thể suy ra, nếu trong quá trình hôn nhân hai vợ chồng có làm thiệt hại đến tài sản của Nhà nước thì sau khi ly hôn hai vợ chồng cũng phải liên đới chiệu trách nhiệm bồi thiệt thiệt hại cho Nhà nước và không cần phải tiến hành hòa giải.
2.2.2. Những vụ án ly hôn phát sinh từ giao dịch trái pháp luật và trái đạo đức xã hội đức xã hội
Theo quy định tại khoản 2 Điều 181 của Bộ luật TTDS thì: "những vụ án dân sự phát sinh từ giao dịch trái pháp luật hoặc trái đạo đức xã hội" thì sẽ không được tiến hành hòa giải mà Tòa án phải đưa vụ án ra Tòa xét xử. Đây là quy định chung đối với các vụ án dân sự.
Những giao dịch trái pháp luật hoặc trái đạo đức được hiểu là những giao dịch không có đủ các điều kiện có hiệu lực,các giao dịch vi phạm đều cấm của pháp luật, các giao dịch trái với đạo đức của xã hội được quy định tại các Điều 122,128 Bộ luật dân sự.
Đối với vụ án ly hôn, các trường hợp không được hòa giải là:
- Khi kết hôn, một trong hai bên hoặc cả hai bên nam, nữ chưa đủ tuổi kết hôn theo luật định;
- Thiếu sự tự nguyện của nam, nữ kết hôn như có những hành vi cưỡng ép kết hôn hoặc có hành vi lừa dối để kết hôn;
- Các bên nam, nữ vi phạm nguyên tắt kết hôn một vợ, một chồng;
- Các bên nam, nữ đang mắc bệnh tâm thần, không có khả năng nhận thức hành vi của mình;
- Các bên nam, nữ có quan hệ huyết thống với nhau trong phạm vi ba đời; cha mẹ nuôi kết hôn với con nuôi;
Cho nên đối với các vụ án ly hôn nếu các cuộc hôn nhân ban đầu không xuất phát từ tính tự nguyện của hai bên, mà cuộc hôn nhân đó xuất phát vì bị cưỡng ép, đe dọa hay bị bắt buộc thì cuộc hôn nhân đó khi đưa ra Tòa ly hôn, Tòa án sẽ không tiến hành hòa giải mà đưa vụ án ra xét xử và tuyên bố cuộc hôn nhân này là vô hiệu. Vì theo quy định tại khoản 2 Điều 9 của luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 thì: "Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định, không bên nào được ép buộc, lừa dối bên nào; không ai được cưỡng ép hoặc cản trở". Vì trên thực tế, cũng có rất nhiều trường hợp, cha mẹ ép gã con cái, vì do những mối quan hệ thâm tình của cha mẹ đôi bên, người lớn hứa hôn cho những đứa con của mình, trong khi đó họ không cần biết các con của họ có đồng ý hay không. trường hợp này gặp rất nhiều đối với những gia đình còn man nặng tính chất phong kiến với tư tưởng "cha mẹ đặt đâu thì con ngồi đó", không được cải lời cha mẹ, cải lời cha mẹ không làm theo thì cho là bất hiếu với cha mẹ, không kính trọng cha mẹ, họ tìm đủ mọi cách để ép gã hay cưới cho bằng được, ngoài ra bên cạnh đó vì do giữ sĩ diện của mình vì đã hứa rồi thì không thể nuốt lời sẽ làm mất mặt họ, trong khi đó họ không nghỉ gì đến suy nghĩ của con cái, không hiểu được tâm tư tình cảm của con mình, vì những tư tưởng cổ hữ như vậy mà phải làm cho biết bao cặp trai gái yêu nhau, nhưng họ không thể nào đến được với nhau. thời xưa những trường hợp này gặp rất nhiều nhưng hiện nay thì còn rất ít, vì tư tưởng của nười thời nay đã thoáng hơn, họ để cho con cái tự quyết định, và tôn trọng sự tìm hiểu của con cái. Cũng có những trường hợp khi cha mẹ hứa gã thì con của họ cũng đồng ý và thuận tình theo ý cha mẹ, đối với những trường hợp này thì không cho là vi phạm quy định của pháp luật vì có sự tự nuyện của của nam và nữ hai bên, không vi phạm quy định của pháp luật và không trái với đạo đức xã hôi. Đó là những trường hợp cha mẹ quyết định việc hôn nhân của con cái là do còn mang tư tưởng phong kiến của thời xưa, ngày nay cha mẹ quyết định việc hôn nhân của con cái còn do vấn đề tiền bạc, kinh doanh của mình, ngày nay cũng có rất nhiều trường hợp cha mẹ ép chuyện hôn nhân của con vì thiếu nợ, vì làm ăn thua lỗ mà quyết định chuyện hôn nhân của con cái để giải quyết vấn đề tiền bạc hay vấn đề kinh doanh của mình. Ví dụ 1:
Vợ chồng ông Nguyễn Văn C vì làm ăn thua lỗ thiếu nợ Ngân hàng một món tiền rất lớn, nếu không có tiền trả thì công ty sẽ phá sản. Lê Minh E là một tỉ phú thấy gia đình ông C như vậy và từ lâu E muốn cưới con gái ông C là Nguyễn Thị Z về
làm vợ, trước đó E đã nhiều lần ngõ lời muốn cưới Z, nhưng Z đã không chịu vì Z đã có người yêu, lợi dụng tình hình gia đình ông C gặp khó khăn E nhảy vào hứa sẽ giúp đỡ ông C với điều kiện là Z phải lấy E, và ông C vì công ty đã chấp nhận và bắt Z phải lấy E và ông C đã làm một tờ cam kết với E là sẽ gã Z cho E mặc dù Z đã nói với ông C là cô không chịu, và cầu xin ông C đừng đồng ý với điều kiện trên, nhưng ông C vẫn quyết định gã Z cho E.
Với ví dụ trên cho ta thấy các cuộc hôn nhân xuất phát từ sự không tự nguyện thì pháp luật sẽ không chấp nhận cuộc hôn nhân đó, và khi đưa ra Tòa ly hôn Tòa án sẽ hủy cuộc hôn nhân đó.
Ngoài trường hợp trên thì còn có những trường hợp nam nữ kết hôn chưa đủ tuổi, cùng dòng máu trực hệ, vi phạm nguyên tắt một vợ một chồng, hay những người cùng giới tính kết hôn với nhau thì những vụ án ly hôn rơi vào những trường hợp trên cũng không được tiến hành hòa giải theo quy định của luật.
Ví dụ 2:
Năm 1977, ông Bản chung sống không đăng ký kết hôn với bà Tam tại xã Long Trì, huyện Châu Thành. 10 năm sau, khi đã có với nhau hai mặt con, ông lên thị xã ăn ở với bà Khuyến. Hai người sống tại nhà cha mẹ bà Khuyến, 5 năm sau ra ở riêng.
Năm 1995, ông Bản cung một nhóm bạn đi buôn gỗ ở Campuchia. Sau hai năm, ông thành một đại gia ở thị xã Tân An. Cùng Năm này, ông và bà Khuyến có với nhau đứa con thứ hai và mua một miếng đất ở một vị trí đẹp để xây dựng khách sạn PN (đặt theo hai tên con chung của ông bà). Một năm trước, hai người jra phương làm giấy đăn kí kết hôn.
Việc kinh doanh ngày càng thuận lợi, đến năm 2000, họ tiếp tục xây thêm một khách sạn lớn, đối diện bẹn kia đường. Năm 2001, họ thành lập một công ty TNHH đứng tên chung của hia vợ chồng. Thế rồi cảnh “cơm không lành, canh không ngọt” xuất hiện khi ông Bản quan hệ với người phụ nữ khác.
Vì chuyện này, bà Khuyến nhiều lần gửi đơn tố cáo chồng đến các cơ quan chức năng nhưng không được giải quyết. Cuối năm 2007, do không thể cứu vãn được quan hệ, bà gửi đơn lên TAND thị xã Tân An để xin ly hôn. Suốt quá trình tòa hòa giải giữa ông Bản và bà Khuyến, người vợ trước của ông là bà Tam không tham gia nhưng tới khi tòa chuẩn bị đưa vụ án ra xử, bà xuất hiện, gửi đơn lên Tòa đồi ông chia phần tài sản.
Theo bà Tam, thời còn chung sống bà dành dụm được 200 cây vàng và đã đưa cho ông đi làm ăn, nay biết ông Bản và bà Khuyến ly hôn nên muốn lấy lại phần tài sản này. Cạnh đó, bà biết ông có vợ bé (tức bà Khuyến) nhưng vẫn cam chịu cảnh chồng chung bấy lâu nay chứ không hề đoạn tuyệt quan hệ.
Về phần mình, sống với bà Khuyến 21 năm nay và có hai mặt con nhưng tại tòa, ông vẫn bảo mình chỉ... “cặp chơi”, còn giấy đăng ký kết hôn thì chẳng qua do cần hộ khẩu thị xã để thuận tiện cho việc làm ăn.
Ông còn bổ sung “chứng cứ quan trọng” là giấy xác nhận của UBND xã Long Trì (nơi bà Tam sống) trước khi vụ án đưa ra xử 10 ngày, nội dung rằng ông vẫn còn chung sống như vợ chồng với bà Tam, thường xuyên về thăm nom, chăm sóc vợ con và vẫn hạnh phúc bình thường.
Bà Tam cho biết “vợ chồng hiện sống rất hạnh phúc". Trong khi ông Bản là đại gia thì bà vẫn ở trong một căn nhà tồi tàn, đi làm thuê đủ mọi việc để kiếm sống như nhổ cỏ, cấy lúa, ngắt đọt dưa...
Còn bà Khuyến và gia đình khẳng định những công việc làm ăn của ông Bản đều do một tay bà góp sức. Về việc công ty TNHH trước đây đứng tên của hai vợ chồng nhưng hiện chỉ còn một mình ông đứng tên thì người con chung của họ khẳng định đã bị ông ép ký thay mẹ để làm thủ tục sang tên.
TAND thị xã Tân An dựa vào lời khai của ông Bản và bà Tam để công nhận hôn nhân thực tế giữa họ, tuyên hủy quan hệ hôn nhân giữa ông và bà Khuyến. Tòa cũng xét rằng khối tài sản hiện nay do một tay ông Bản làm ra, bà Khuyến không có đóng góp. Tài sản chung của ông Bản và bà Khuyến chỉ là hơn 3 tỷ đồng doanh thu khách sạn từ năm 2001 đến 2007. Do ông có chứng cứ chứng minh bà Khuyến giữ số tiền này nên bà phải trả lại một nửa...
Với phán quyết trên, bà Khuyến không những phải ra đi tay trắng sau 21 năm làm vợ mà còn “ôm” thêm món nợ hơn 1,5 tỷ đồng cùng khoản án phí trên 200 triệu đồng. Hiện bà đã làm đơn kháng cáo, đề nghị TAND tỉnh Long An xem xét lại bản án sơ thẩm.7
Như ví dụ trên cho ta thấy, khi bà Khuyến đưa đơn ra Tòa yêu cầu ly hôn với ông Bản thì sẽ được Tòa án thụ lý và không tiến hành hòa giải mà quyết định đưa ra tòa xét xử vì trường hợp này đã vi phạm vào "nguyên tắt một vợ một chồng".
Vì theo quy định tại khoản 3 Nghị quyết số 35/2000/QH10 ngày 09/06/2000 về những trường hợp công nhận vợ chồng: trường hợp quan hệ vợ chồng đợc xác lập trước ngày 03/01/1987, ngày Luật hôn nhân và giai đình năm 1986 có hiệu lực mà chưa đăng kí kết hôn thì được khuyến khích đăng kí kết hôn. Trong trường hợp có yêu cầu ly hôn thì tòa án thụ lý giải quyết theo quy định về luật hôn nhân của Luật hôn nhân và gia đình năm 2000. Cho nên, ông Bản và bà Tam sống chung với nhau như vợ chồng từ năm 1977 thì dù không đăng kí kết hôn thì luật pháp vẫn công nhận ông Bản và bà Tam là vợ chồng vì giai đoạn này không bắt buộc phải đăng kí kết hôn mới được công nhận là vợ chồng mà luật chỉ khuyến khích đăng kí kết hôn. Nên dù bà Khuyến và ông Bản có đăng kí kết hôn nhưng luật pháp chỉ thừa nhận mối quan hệ hôn nhân giữa bà Tam và ông Khuyến. Vì vậy khi bà Khuyến xin ly hôn thì Tòa án sẽ thụ lý và không tiến hành hòa giải mà sẽ đưa ra tòa xét xử và không công nhận mối quan hệ giữa bà Tam và ông Bản là vợ chồng.
2.3. Trình tự thủ tục hòa giải vụ án ly hôn
Trình tự thủ tục hòa giải vụ án ly hôn được quy định tại các Điều 183, 184, 185, 185a, 186 của BLTTDS 2004 sửa đổi bổ sung năm 2011, được quy định như sau:
2.3.1. Thông báo về phiên hòa giải
Theo quy định tại Điều 183 của BLTTDS thì: “trước khi tiến hành phiên hòa giải, Tòa án phải thông báo cho ác đương sự, người đại diện hợp pháp của đương sự biết về thời gian, địa điểm tiến hành phiên hòa giải, nội dung các vấn đề cần hòa giải”.
Trong vụ án ly hôn, mục đích quan trọng của phiên hòa giải là giúp cho các đương sự đạt được sự thỏa thuận, để giải quyết những tranh chấp, những mâu thuẩn, giúp cho các đương sự có thể tháo gỡ những vướng mắc trong cuộc sống hôn nhân của họ, để cứu vãn một cuộc hôn nhân không bị đỗ vỡ. sự thỏa thuận cua các đương sự có thể được tiến hành trong suốt quá trình giải quyết vụ án, nhưng việc mở phiên hòa giải là cơ hội thuận lợi nhất để cho họ đạt được sự thỏa thuận. Thỏa thuận của các đương sự tại phiên hòa giải có sự giúp đỡ và ghi nhận kịp thời