Hiệu lực của quyết định công nhận sự thỏa thuận của các

Một phần của tài liệu quy định của pháp luật về hòa giải vụ án ly hôn tại tòa án trong tố tụng dân sự thực trạng và giải pháp hoàn thiện (Trang 39)

1. 3 Nguyên tắc tiến hành hòa giải vụ án ly hôn

2.4.1.3. Hiệu lực của quyết định công nhận sự thỏa thuận của các

Được quy định tại Điều 188 của Bộ luật TTDS:

1. Quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự có hiệu lực pháp luật ngay sau khi được ban hành và không bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm.

2. Quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự chỉ có thể bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm nếu có căn cứ cho rằng sự thỏa thuận đó là do bị nhầm lẫn, lừa dối, đe dọa hoặc trái với pháp luật, trái đạo đức xã hội”.

So với Pháp lệnh tố tụng dân sự trước đây thì quy định của Bộ luật TTDS có nhiều điểm khác, cụ thể như sau:

Pháp lệnh tố tụng dân sự thời hạn ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự là 15 ngày kể từ ngày lập biên bản hoà giải thành.

Các pháp lệnh không có quy định ai có quyền ra quy định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự. Nhưng trong thực tế thì Thẩm phán được phân công giải quyết vụ án ra quyết định.

Các pháp lệnh chỉ quy định khi tiến hành hòa giải phải có mặt của đương sự, do đó nếu vụ án có nhiều đương sự mà có đương sự vắng mặt thì Tòa án không thể tiến hành hòa giải được, nay thì đã có thể tiến hành hòa giải trong trường hợp được quyết định tại khoản 3 Điều 184 của Bộ luật này.

Điều đó cho thấy Luật Việt Nam ngày càng tiến bộ hơn, tạo điều kiện làm việc thuận lợi cho các đương sự và cho Tòa án, giúp cho giai đoạn hòa giải tại Tòa đạt được kết quả tốt hơn.

Một phần của tài liệu quy định của pháp luật về hòa giải vụ án ly hôn tại tòa án trong tố tụng dân sự thực trạng và giải pháp hoàn thiện (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(63 trang)