1. 3 Nguyên tắc tiến hành hòa giải vụ án ly hôn
2.4.2. Hòa giải không thành
Đối với trường hợp trãi qua quá trình hòa giải nhưng các đương sự vẫn không thể tự thỏa huận giải quyết những vấn đề mâu thẫu của mình, thì Thẩm phán sẽ ra quyết định hòa giải không thành, quyết định đưa vụ án ra Tòa xét xử theo quy định của pháp luật.
Nếu trong quá trình xét xử tại phiên Tòa sơ thẩm, các đương sự muốn hòa giải thì Tòa án vẫn chấp nhận cho các đương sự hòa giải. Tại phiên Tòa sơ thẩm, Hội đồng xét xử sẽ tiến hành hòa giải theo Điều ...Thời điểm tiến hành hòa giải ở giai đoạn này là thời điểm sau khi Tòa án đã tiến hành việc xét hỏi. Tuy nhiên ngay cả khi Hội đồng xét xử nghị án chuẩn bị tuyên án mà các đương sự thỏa thuận được với nhau thì Tòa án cũng chấp nhận sự thỏa thuận này.
Tại phiên Tòa, khi Tòa án tiến hành hòa giải mà các đương sự thỏa thuận được với nhau về một phần tranh chấp cần giải quyết, Hội đồng xét xử sẽ ghi nhận sự thỏa thuận này và xét xử những phần mà các đương sự không thỏa thuận được. Phần thỏa thuận sẽ được ghi nhận trong bản án.
Nếu các đương sự thỏa thuận được với nhau về tất cả các vấn đề thì Hội đồng xét xử sẽ công nhận sự thỏa thuận này bằng quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự tại phiên tòa.
Hòa giải không chỉ được Tòa án tiến hành trước khi tiến hành xét xử, bên cạnh đó trong khi đang tiến hành xét xử thì Tòa án cũng sẽ cho các đương sự hòa giải nếu các đương sự muốn hòa giải. Ngoài ra, khi xét xử tại phiên tòa phúc thẩm các đương sự muốn hòa giải Tòa án vẫn chấp nhận cho các đương sự hòa giải, nếu các đương sự thỏa thuận được với nhau về vấn đề phải giải quyết trong vụ án thì Hội đồng xét xử ra ngay quyết định công nhận sự thỏa thuận đó. Ngoài ra đối với cấp phúc thẩm trước khi đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm, Tòa án cấp phúc thẩm cũng có quyền tiến hành hòa giải như đối với giai đoạn trước khi xét xử sơ thẩm.
1.5. Chi phí hòa giải
Chi phí hòa giải là số tiền mà các đương sự phải nộp vào ngân sách Nhà nước khi các đương sự nộp đơn khỏi kiện ly hôn tại Tòa hay còn gọi là án phí dân sự. Vậy "án phí dân sự là số tiền chi phí mà đương dự phải nộp vào công quỹ Nhà nước theo quy định của pháp luật, để giải quyết một vụ án dân sự và chỉ được xử lý khi bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật".8
Theo khái niệm trên thì án phí dân sự là số tiền mà đương sự phải trả cho những vụ án hòa giải không được hoặc không tiến hành hòa giải được hoặc những vụ án chỉ hòa giải được một số yêu cầu của đương sự còn một số yêu cầu khác phải tiến hành sét xử, nhưng ở đây người viết chỉ muốn nói đến chi phí cho những vụ án tiến hành hòa giải thành kết thúc vụ án bằng bản quyết định công nhận sự thỏa thuận của Thẩm phán.
Sau khi vụ án ly hôn được Tòa án thụ lý, Tòa án sẽ gửi thông báo đến người khởi kiện yêu cầu họ nộp tiền tạm ứng án phí. Giai đoạn hòa giải là giai đoạn để cho các đương sự tự thỏa thuận với nhau về vấn đề tài sản, con cái, cấp dưỡng, nợ chung. Nhưng trên thực tế, thì đa số các vụ án ly hôn họ chỉ yêu cầu Tòa án chấm dứt mối quan hệ hôn nhân của họ, còn vấn đề tài sản, con cái, nợ chung đa số họ không cần Tòa án giải quyết. Nếu trước khi mở phiên Tòa, Tòa án tiến hành hòa giải mà các đương sự thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án, thì các đương sự chỉ phải chịu 50% mức án phí được quy định đối với vụ án dân sự có giá ngạch và vụ án dân sự không có giá ngạch, được quy định tại khoản
3 Điều 131 của Bộ luật TTDS: "trước khi mở phiên Tòa, Tòa án tiến hành hòa giải nếu các bên đương sự thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án thì họ chỉ chịu 50% mức án phí sơ thẩm quy định tại khoản 1, và khoản 2 Điều này".
Như vậy, một vụ án ly hôn nếu như các đương sự đều có thể thỏa thuận được tất cả các vấn đề thì chi phí mà các đương sự chỉ phải chiệu là 50%, nếu các đương sự không thể thỏa thuận được một trong số các yêu cầu khi đưa Tòa xét xử các đương sự phải chịu thêm phần chi phí phần yêu cầu Tòa xét xử nếu phần yêu cầu đó là một số tiền hoặc một tài sản có thể xác định được bằng một số tiền cụ thể.
Ví dụ:
Ông Nguyễn Hữu Đ khởi kiện yêu cầu ly hôn bà Tống thị T, Tòa án tiến hành hòa giải, nhưng hòa giải đoàn tụ không thành. Nhưng vấn đề tài sản, con cái họ thỏa thuận xong, những phần thỏa thuận này sẽ được Tòa án ghi chung với biên bản hòa giải đoàn tụ không thành, còn mối hôn nhân đoàn tụ không thành của họ Tòa án sẽ đưa ra Tòa xét xử quyết định cho hai người ly hôn, với trường hợp này đương sự chỉ chịu án phi là 200 ngàn đồng, nếu như Tòa tiền hành hòa giải thành thì các đương sự chỉ chịu 50% là 100 ngàn đồng cho chi phí hòa giải.
Các đương sự có thể thỏa thuận với nhau về mức án phí mà mõi bên phải chịu; nếu họ không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định. Đối với vụ án ly hôn thì nguyên đơn phải nộp án phí dân sự sơ thẩm, không phụ thuộc vào việc Tòa án có chấp nhận hay không chấp nhận yêu cầu của nguyên đơn, Trong trường hợp thuận tình ly hôn, thì mỗi bên đương sự phải chịu một nửa án phí dân sự sơ thẩm được quy định tại khoản 4 Điều 131 của Bộ luật TTDS. Nếu vụ án ly hôn mà hòa giải không thành, Tòa án sẽ quyết định đưa vụ án ra Tòa xét xử, thì án phí các đương sự phải chịu như luật quy định tại Điều 131 của Bộ luật TTDS.
Trong vụ án ly hôn, ngoài việc các đương sự phải chịu mức án phí mà luật đã quy định, nếu các đương sự có tranh chấp về việc chia tài sản chung của vợ chồng, thì các đương sự phải chịu thêm án phí đối với phần tài sản có tranh chấp như đối với vụ án dân sự có giá ngạch tương ứng với giá trị mà phần tài sản họ được hưởng.
Lấy lại ví dụ trên nếu như ông Đ và bà T không thỏa được vấn đề tài sản mà yêu cầu Tòa án giải quyết thì khi Tòa án chia tài sản cho mõi bên đương sự, tùy theo số tài sản mà mõi người nhận được thì mõi người phải chịu số án phí
tương đương với phần tài sản mà mình nhận được theo quy định của Pháp lệnh án phí lệ phí Tòa án.
Hòa giải tại tòa là một giai đoạn tố tụng quan trọng và bắt buộc, được quy định chặt chẽ trong luật. Vì vậy mà khi tiến hành hòa giải Thẩm phán và Thư kí có thể dễ dàng phổ biến cho các đương sự được hiểu rõ, giúp các đương sự hiểu đúng luật giúp cho họ thỏa thuận được nhanh chống.
CHƯƠNG 3
BẤT CẬP TRONG HÒA GIẢI VỤ ÁN LY HÔN VÀ PHƯƠNG PHÁP HOÀNG THIỆN
Một văn bản pháp luật được Nhà nước ban hành, đó chính là thành quả của những nhà làm luật họ đã phải trãi qua quá trình nghiên cứu, tham khao nhiều lĩnh vực khác nhau, mới có thể cho ra một văn bản pháp luật hoàn chỉnh phục vụ cho nhân dân, và bên cạnh đó người dân cũng phải tuân theo những gì trong luật đó quy định. Hiện nay đa số mỗi lĩnh vực đều có luật riêng của mình điều chỉnh, ngoài ra cũng có những lĩnh vực chưa có luật riêng đều chỉnh thì có thể sử dụng luật chung để điều chỉnh. Vì cuộc sống càng đổi mới, như cầu của cuộc sống con người ngày càng thay đổi theo thời gian, vì thế mà từ khi Nhà nước ta giành được độc lập cho đến nay, văn bản pháp luật luôn phải sửa đổi bổ sung cho phù hợp với cuộc sống hiện đại. Vì cuộc sống thay đổi một cách nhanh chống nên những quy định trong một số văn bản pháp luật không còn phù hợp với cuộc sống hiện tại, nên khi thực hiện trong thực tế gặp một số khó khăn, nên người viết nêu một số khó khăn khi thực hiện trong thực tế và đóng góp một số giải pháp để Luật Việt Nam ngày càng hoàn thiện hơn.
3.1.Thực tiễn về quyền hạn của Thẩm phán trong quá trình hòa giải vụ án ly hôn
3.1.1. Thực tiễn áp dụng
Quyền hạn và nhiệm vụ của Thẩm phán trong quá trình hòa giải vụ án ly hôn được quy định tại khoản 4 và khoản 5 Điều 41 của BL TTDS và cũng được trình bày rất chi tiết ở phần chủ thể tiến hành phiên hòa giải ở mục 1.4.1 của chương 1. Trong quá trình hòa giải giữa các đương sự Thẩm phán là người đứng giữa các đương sự hay còn gọi là người trung gian, hướng dẫn cho các đương sự tự thỏa thuận với nhau. Theo quy định của BL TTDS thì thẩm phán chỉ có quyền hướng dẫn giải thích những điều luật liên quan đến những vấn đề mà các đương sự đang tranh chấp, Thẩm phán không được tiết lộ đường lối xét xử của Tòa án. Trên thực tế, những quy định trên có được Thẩm phán thực hiện đúng như quy định không thì còn phụ thuộc vào lương tâm của người Thẩm phán. Điều này thể hiện ở chổ, nếu một trong các bên đương sự là người quen biết của Thẩm phán, với sự quen biết
đó, nếu có sự mở lời nhờ cậy từ đương sự thì: nếu Thẩm phán là người trung thực, chí công vô tư, thì vụ án ly hôn đó sẽ được giải quyết theo một cách trung thực và rõ ràng không có sự thiên vị bên nào, nhưng nếu Thẩm phán là người không có lương tâm nghề nghiệp thì vụ án ly hôn đó sẽ được giải quyết không công bằng giữa các đương sự. Trong giai đoạn hiện nay những trường hợp này xảy ra rất nhiều, không chỉ trong lĩnh vục hôn nhân mà các lĩnh vực khác cũng xảy ra không ít.
Ví dụ:
Anh Lê Minh Q và chị Nguyễn Mộng T lấy nhau được 5 năm, có với nhau được hai người con gái, vì những mâu thuẫn trong cuộc sống gia đình thường xuyên xảy ra, nên chị T quyết định đưa đơn ra Tòa ly hôn. Thẩm phán H được sự chỉ định của Chánh án Tòa án giải quyết vụ án ly hôn trên. Khi được Tòa án triệu tập đến hòa giải, khi đi có mẹ của chị T, khi gặp Thẩm phán H, mẹ chị T mới biết là có bà con xa với mẹ chị T. Trong lần hòa giải đó, hai bên chưa thỏa thuận được vì còn thiếu một số giấy tờ làm chứng cứ, nên việc hòa giải phải ngừng, Thẩm phán phải mở một phiên hòa giải khác. Sau lần biết được Thẩm phán H là có quan hệ bà con xa với mình nên mẹ chị T đã gặp riêng Thẩm phán H nhờ cậy để Thẩm phán H giải quyết vụ án này theo hướng có lợi cho chị T. Khi biết chị T có bà con xa với mình và có sự nhờ cậy của mẹ chị T nên Thẩm phán H đã cố tình bên vực những quyền lợi cho chị T trong phiên hòa giải tại Tòa, tìm những lý do có lợi cho chị T, trong quá trình hòa giải khi chị T đòi cấp dưỡng cho con mỗi tháng 2 triệu đồng, trong khi đó thu nhập hàng tháng của anh Q chỉ khoảng 2,5 triệu, và Thẩm phán đã tiếp sức với chị T bằng cách đưa ra những điều luật sai quy định để hù dọa anh Q như: nếu không cấp dưỡng đúng với số tiền đó sẽ không có quyền thăm con, mất quyền làm cha hai đưa bé, vì thế mà anh Q đã đồng ý.
Ví dụ trên chỉ nói về một số ít Thẩm phán vì mối quan hệ bà con và vì một ít lợi lộc riêng tư của bản thân mình mà đã làm sai pháp luật, ngoài ra còn một số lượng Thẩm phán đã vì những lợi lộc riêng tư, vì tiền mà làm cho nghành Tòa án có một vết đen.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 47 của BL TTDS Thẩm phán, Hội Thẩm nhân dân phải từ chối tiến hành tố tụng hoặc bị thay đổi trong những tường hợp:
Quy định tại khoản 1 Điều 46 những trường hợp phải từ chối hoặc thay đổi người tiến hành tố tụng
"Người tiến hành tố tụng phải từ chối tiến hành tố tụng hoặc bị thay đổi trong những trường hợp sau đây:
1. Họ đồng thời là đương sự, người đại diện, người thân thích của đương sự;"
Hoặc tại khoản 3 của Điều 46 cũng có quy định:
"3. Có căn cứ rõ ràng cho rằng họ có thể không vô tư trong khi làm nhiệm vụ."
Đối với những trường hợp nêu trên thì Thẩm phán phải từ chối hoặc bị thay đổi người tiến hành tố tụng. Nếu Thẩm phán là một người công chính liêm minh thì sẽ tự mình từ chối một vụ án ly hôn mà mình được phân công khi biết đương sự trong vụ án đó là người thân thích của mình, nhưng nếu Thẩm phán không liêm chính, không vô tư thì sẽ không tự mình tự chối vụ án được phân công, để giúp đỡ cho người thân của mình trong khi không có ai biết Thẩm phán đó và đương sự trong vụ án đó có thân thích với nhau. Trường hợp thay đổi Thẩm phán tiến hành tố tụng, đối với trường hợp này nếu có ai phát hiện ra Thẩm phán và đương sự trong vụ án đó có quan hệ thân thiết với nhau, hoặc Thẩm phán đó không vô tư trong khi giải quyết vụ án thì khả năng Thẩm phán bị thay đổi mới xảy ra.
Nhưng trên thực tế thì những trường hợp Thẩm phán từ chối hoặc bị thay đổi rất ít khi xảy ra, nếu có đi chăng nữa thì chỉ đối với những vụ án có tính chất phước tạp nhưng đối với những vụ án có tính chất đơn giản họ phót lờ đi và làm cho xong để kết thúc nhanh một vụ án.
Và hiện nay vấn đề này cũng được nhắc đến rất nhiều không chỉ riêng trong tố tụng dân sự mà trong tố tụng hình sự cũng gặp rất nhiều, không chỉ gặp trong giai đoạn hòa giải mà ngay cả trong xét xử, như vậy ngay trong ngành Tòa án, đại diện công lý và luật pháp mà lại có những trường hợp này vậy thì làm sao để người dân có thể tin tưởng vào luật pháp được nữa, khi có tranh chấp xảy ra thì họ sẽ phải nhờ ai can thiệp, giúp họ tìm lại sự công bằng, đây là một vấn đề rất quan trọng. Bên cạnh đó không chỉ có Thẩm phán mà cũng có một số Chánh án cũng vì một số lợi ích riêng tư mà đã bỏ đi đạo đức lương tâm nghề nghiệp của mình, một người đứng đầu một Tòa án, làm sao có thể noi gương tốt cho các Thẩm phán, Thư kí. "Đáng buồn là vấn đề này không phải là thực trạng mới mẻ mà đã được cảnh báo từ lâu. Ngoài những vụ việc, vụ án được nêu như trên thì trước đây cũng từng có rất nhiều vụ thẩm phán, Chánh án một số tòa án bị bắt về nhận hối lộ, vòi vĩnh tiền
của bị cáo bị xã hội lên án. Cụ thể: Thẩm phán Võ Trung Hiếu, nguyên Phó Chánh án Tòa án huyện Chợ Gạo, Thẩm phán Tòa án tỉnh Tiền Giang bị bắt vì nhận hối lộ, thẩm phán Bùi Thế Đức ra tòa vì tội nhận hối lộ, thẩm phán Nguyễn Minh Toàn ở Tòa án huyện Vĩnh Cửu (Đồng Nai) ra tòa về hành vi “lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản"9