1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

PHÁP LUẬT về THẾ CHẤP tài sản để bảo đảm THỰC HIỆN NGHĨA vụ dân sự THỰC TRẠNG và PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN

22 790 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 22
Dung lượng 360,71 KB

Nội dung

Vì vậy, vấn đề này được rất nhiều tác giả quan tâm như: Luận văn thạc sĩ luật học “Cầm cố và thế chấp để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự” của tác giả Phạm Công Lạc, năm 1995; Luận văn

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

KHOA LUẬT

BÙI THỊ DUYÊN

PHÁP LUẬT VỀ THẾ CHẤP TÀI SẢN ĐỂ BẢO ĐẢM THỰC HIỆN NGHĨA VỤ DÂN SỰ - THỰC TRẠNG

VÀ PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN

Chuyên ngành : Luật Dân sự và Tố tụng dân sự

Mã số : 60 38 01 03

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS Nguyễn Am Hiểu

Hà Nội – 2014

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia

Hà Nội

Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn

Tôi xin chân thành cảm ơn!

NGƯỜI CAM ĐOAN

Bùi Thị Duyên

Trang 3

MỤC LỤC

Trang Lời cam đoan

Mục lục

LỜI MỞ ĐẦU 6 Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ THẾ CHẤP TÀI SẢN ĐỂ BẢO ĐẢM THỰC HIỆN NGHĨA VỤ DÂN SỰ 6

1.1 Khái niệm, đặc điểm của các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân

sự 6 1.1.1 Khái niệm bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự 6 1.1.2 Đặc điểm của các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự 8

1.2 Khái niệm, đặc điểm, vai trò của thế chấp tài sản Error! Bookmark not defined

1.2.1 Khái niệm Error! Bookmark not defined 1.2.2 Đặc điểm của biện pháp thế chấp tài sản Error! Bookmark not defined

1.2.3 Những điểm khác nhau cơ bản giữa thế chấp tài sản với các biện pháp

bảo đảm khác Error! Bookmark not defined 1.2.4 Vai trò của biện pháp thế chấp tài sản Error! Bookmark not defined

1.3 Lược sử quá trình hình thành và phát triển của pháp luật Việt Nam về

thế chấp tài sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sựError! Bookmark not defined

1.3.1 Thời kỳ trước năm 1945 Error! Bookmark not defined

1.3.2 Thời kỳ từ cách mạng tháng Tám năm 1945 đến Bộ luật dân sự năm

1995 Error! Bookmark not defined

Trang 4

1.3.3 Thời kỳ từ năm 1996 đến bộ luật dân sự năm 2005 Error! Bookmark not defined

1.4 Pháp luật một số nước về thế chấp tài sản để bảo đảm thực hiện nghĩa

vụ dân sự Error! Bookmark not defined

Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ THẾ CHẤP TÀI SẢN ĐỂ BẢO ĐẢM THỰC HIỆN NGHĨA VỤ DÂN SỰ Error! Bookmark not defined

2.1 Những quy định chung về thế chấp tài sản Error! Bookmark not defined

2.1.1 Chủ thể của thế chấp tài sản Error! Bookmark not defined 2.1.2 Đối tượng của thế chấp tài sản Error! Bookmark not defined 2.1.3 Phạm vi nghĩa vụ dân sự được bảo đảm bằng thế chấp Error! Bookmark not defined

2.1.4 Hình thức thế chấp tài sản, hiệu lực của việc thế chấp, thời hạn thế chấp

và các trường hợp đăng ký thế chấp Error! Bookmark not defined 2.1.5 Nội dung của thế chấp thế chấp tài sản Error! Bookmark not defined 2.1.6 Chấm dứt việc thế chấp và xử lý tài sản thế chấp Error! Bookmark not defined

2.2 Một số trường hợp cụ thể của thế chấp tài sản để bảo đảm thực hiện

nghĩa vụ dân sự 53

2.2.1 Thế chấp quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất 53

2.2.2 Thế chấp tàu bay, tàu biển 57

2.2.3 Thế chấp tài sản hình thành trong tương lai 59

2.2.4 Thế chấp một tài sản để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ và thế chấp nhiều tài sản để bảo đảm thực hiện một nghĩa vụ 63

Trang 5

Chương 3: THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ THẾ CHẤP TÀI SẢN ĐỂ BẢO ĐẢM THỰC HIỆN NGHĨA VỤ DÂN SỰ VÀ

MỘT SỐ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT 66

3.1 Thực tiễn áp dụng pháp luật về thế chấp tài sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự 66

3.1.1 Chủ thể của thế chấp tài sản 66

3.1.2 Đối tượng của hợp đồng thế chấp 71

3.1.3 Đăng ký thế chấp 72

3.1.4 Nội dung của thế chấp tài sản 76

3.1.5 Thứ tự ưu tiên thanh toán và xử lý tài sản thế chấp 79

3.2 Một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật về thế chấp tài sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự Error! Bookmark not defined 3.2.1 Về vị trí của chế định thế chấp tài sản trong BLDS Error! Bookmark not defined 3.2.2 Về chủ thể của thế chấp tài sản Error! Bookmark not defined 3.2.3 Về đối tượng của thế chấp tài sản Error! Bookmark not defined 3.2.4 Về đăng ký thế chấp tài sản Error! Bookmark not defined 3.2.5 Về nội dung của thế chấp tài sản và xử lý tài sản thế chấp Error! Bookmark not defined KẾT LUẬN Error! Bookmark not defined DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 11

Trang 6

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU CÁC CHỮ VIẾT TẮT

ở hình thành trong tương lai

Trang 7

1

LỜI MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu

Với việc gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO, tham gia thiết lập khu vực thương mại tự do Asean AFTA và tiến tới ký kết hiệp định đối tác Kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương TPP đã thể hiện sự hội nhập ngày càng sâu rộng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa của nước ta Các giao dịch dân sự, thương mại ngày càng phát triển là cơ hội để các chủ thể tìm kiếm lợi ích nhưng cũng chứa đựng không ít rủi ro nếu bên có nghĩa vụ không thiện chí, trung thực khi thực hiện nghĩa vụ của mình Vì vậy

để tạo thế chủ động cho người có quyền, tạo cơ chế an toàn trong thiết lập giao dịch, việc xây dựng cơ chế bảo đảm thi hành các giao dịch này thông qua các biện pháp bảo đảm cụ thể và hữu hiệu ngày càng trở nên cấp thiết Bộ luật dân sự năm 2005 quy định 7 biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự trong đó thế chấp là biện pháp được sử dụng phổ biến trong thực tế

Xuất phát từ tầm quan trọng của biện pháp thế chấp tài sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự nên nó trở thành đối tượng điều chỉnh của nhiều văn bản pháp luật như Bộ luật dân sự năm 2005, Luật đất đai năm 2003, Luật nhà ở năm 2005, Luật hàng không dân dụng năm 2006, Luật hàng hải 2005, Nghị định 163/2006/NĐ-CP ngày 29/12/2006 của Chính phủ về giao dịch bảo đảm, Nghị định số 83/2010/NĐ-CP ngày 23/7/2010 của Chính phủ về đăng

ký giao dịch bảo đảm… Với các quy định chi tiết về giao dịch bảo đảm trong các văn bản trên đã tạo cơ sở pháp lý quan trọng cho sự phát triển của giao dịch bảo đảm nói chung và biện pháp thế chấp tài sản nói riêng góp phần quan trọng vào sự phát triển chung của đất nước

Tuy nhiên, sau gần 10 năm thi hành, Bộ luật dân sự đã bộc lộ nhiều điểm hạn chế, bất cập cần được hoàn thiện trong đó có các quy định về các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự Trong bối cảnh Quốc hội đang

Trang 8

quyết định chọn đề tài “Pháp luật về thế chấp tài sản để bảo đảm thực hiện

nghĩa vụ dân sự - Thực trạng và phương hướng hoàn thiện” làm đề tài

nghiên cứu cho luận văn khoa học thạc sĩ của mình

2 Tình hình nghiên cứu đề tài

Thế chấp tài sản là một chế định pháp luật có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an toàn giao dịch cũng như thúc đẩy sự phát triển của giao dịch dân sự nói chung và hoạt động tín dụng nói riêng Vì vậy, vấn đề này được rất nhiều tác giả quan tâm như: Luận văn thạc sĩ luật học “Cầm cố và thế chấp để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự” của tác giả Phạm Công Lạc, năm 1995; Luận văn thạc sĩ luật học “Thế chấp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trong pháp luật dân sự Việt Nam và cộng hòa Pháp” của tác giả Hoàng Thị Hải Yến, năm 2004; Luận văn thạc sĩ luật học “Thế chấp tài sản bảo đảm thực hiện nghĩa vụ theo pháp luật Việt Nam” của tác giả Nông Thị Bích Diệp, năm 2006; Luận văn thạc sĩ luật học “Hoàn thiện pháp luật về giao dịch bảo đảm trong hoạt động của Ngân hàng thương mại Việt Nam” của tác giả Nguyễn Trí Đức, 2008; Luận văn thạc sĩ luật học “Hoàn thiện các quy định về thế chấp quyền

sử dụng đất của Luật Đất đai năm 2003” của tác giả Nguyễn Thị Thu Thủy,

2013, và một số bài viết đăng trên các tạp chí, bài tham luận tại các hội thảo khoa học có liên quan như: Hội thảo khoa học “Nhận diện khía cạnh pháp lý của vật quyền bảo đảm và một số kiến nghị xây dựng và hoàn thiện

bộ luật dân sự Việt Nam” của Bộ Tư pháp năm 2013; bài viết “Những chướng ngại vật trên hành lang pháp lý về giao dịch bảo đảm”, của tác giả Dương Thanh Minh, Tạp chí nghiên cứu lập pháp-Văn phòng Quốc hội, Số 14/2010;

Trang 9

3

bài viết Luận bàn về thế chấp tài sản hình thành trong tương lai của tác giả Võ Đình Toàn và Tuấn Đạo Thanh, Dân chủ và pháp luật - Bộ Tư pháp, Số10/2009…

Tuy nhiên trong bối cảnh nghiên cứu để sửa đổi BLDS năm 2005 sau gần 10 năm thi hành và trên yêu cầu của việc phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN trong bối cảnh toàn cầu hóa thì việc nhìn nhận một cách tổng quan về biện pháp thế chấp tài sản hiện nay là vô cùng quan trọng

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Luận văn đi vào nghiên cứu khái quát về một số vấn đề lý luận về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự và thế chấp tài sản làm cơ sở cho việc xây dựng các quy định pháp luật

Ngoài ra luận văn còn tập trung vào việc nghiên cứu, phân tích đánh giá các quy định của pháp luật hiện hành về thế chấp tài sản, thực tiễn áp dụng pháp luật về thế chấp tài sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự Trên cơ sở nghiên cứu, phân tích các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành và thực tiễn áp dụng pháp luật thế chấp tài sản để đưa ra các kiến nghị hoàn thiện pháp luật

Luận văn giới hạn nghiên cứu về các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành về thế chấp tài sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự

4 Phương pháp nghiên cứu

Luận văn sử dụng tổng hợp nhiều phương pháp nghiên cứu như: phương pháp duy vật biện chứng, phương pháp duy vật lịch sử, phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh, thống kê… để làm sáng tỏ vấn đề lý luận cũng như thực tiễn của biện pháp thế chấp tài sản; những vướng mắc, bất cập của pháp luật hiện hành từ đó đưa ra những kiến nghị phù hợp hoàn thiện pháp luật

5 Mục tiêu nghiên cứu

Trang 10

4

* Mục tiêu tổng quát

Tìm hiểu, phân tích, đánh giá pháp luật Việt Nam hiện hành về thế chấp tài sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự từ đó đưa ra những kiến nghị đề xuất hoàn thiện pháp luật

* Mục tiêu cụ thể

- Tìm hiểu một số vấn đề lý luận về thế chấp tài sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự như khái niệm thế chấp tài sản, đặc điểm, đăng ký thế chấp tài sản, lịch sử phát triển chế định thế chấp tài sản, vai trò của thế chấp

và đăng ký thế chấp…

- Tìm hiểu và đánh giá các quy định của pháp luật hiện hành về thế chấp tài sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự; thực tiễn áp dụng pháp luật thế chấp tài sản bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự

- Đề xuất kiến nghị để tháo gỡ vướng mắc trong quá trình áp dụng, phương hướng hoàn thiện hệ thống pháp luật về thế chấp tài sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự tạo hành lang pháp lý an toàn bảo đảm quyền và lợi ích của các chủ thể tham gia giao dịch

6 Tính mới và những đóng góp của đề tài

Các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự nói chung và thế chấp tài sản nói riêng là vấn đề được rất nhiều luật gia quan tâm Tuy nhiên mỗi người có cách tiếp cận và nghiên cứu ở những góc độ khác nhau Các vấn

đề tác giả đưa ra trong luận văn này nhằm đưa đến một cái nhìn tổng quan nhất về thế chấp tài sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự trên cơ sở phân tích những quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, nhìn nhận đúng bản chất của thế chấp tài sản là quan hệ vật quyền bảo đảm từ đó đưa ra các kiến nghị hoàn thiện pháp luật nhất là trong bối cảnh Quốc hội đang thảo luận sửa đổi Bộ luật dân sự năm 2005 trong đó có các quy định về các biện pháp bảo

Trang 11

5

đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự cũng như xây dựng luật về đăng ký giao dịch bảo đảm

7 Bố cục của luận văn

Ngoài lời mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, mục lục; Luận văn được kết cấu bởi 3 chương, cụ thể:

Chương 1: Một số vấn đề lý luận về thế chấp tài sản để bảo đảm thực

hiện nghĩa vụ dân sự;

Chương 2: Thực trạng pháp luật về thế chấp tài sản để bảo đảm thực

hiện nghĩa vụ dân sự;

Chương 3: Thực tiễn áp dụng pháp luật về thế chấp tài sản để bảo đảm

thực hiện nghĩa vụ dân sự và một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật

Trang 12

6

Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ THẾ CHẤP TÀI SẢN ĐỂ BẢO ĐẢM

THỰC HIỆN NGHĨA VỤ DÂN SỰ 1.1 Khái niệm, đặc điểm của các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự

1.1.1 Khái niệm bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự

Các quan hệ pháp luật dân sự tồn tại trong xã hội hết sức đa dạng và phong phú Nếu như ở quan hệ vật quyền chủ thể quyền có thể thỏa mãn yêu cầu của mình thông qua hành vi của chính mình thì ở quan hệ nghĩa vụ dân sự

và hợp đồng, chủ thể quyền thực hiện quyền để thỏa mãn yêu cầu của mình thông qua hành vi của chủ thể có nghĩa vụ, phụ thuộc vào ý chí của người khác Nói cách khác, quyền của người có quyền có được thực hiện hay không

là phụ thuộc vào thiện chí của người có nghĩa vụ Trong trường hợp người có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ của mình thì người có quyền có quyền yêu cầu cơ quan có thẩm quyền buộc họ phải thực hiện nghĩa vụ Tuy nhiên, việc bảo vệ quyền của người có quyền trong tình huống này vẫn là bị động và hiệu quả đạt được không cao (kiện tụng kéo dài gây tốn kém, người có nghĩa vụ không còn tài sản để thực hiện nghĩa vụ….)

Nhằm khắc phục tình trạng trên và tạo cho người có quyền trong các quan hệ nghĩa vụ có được thế chủ động trong thực tế hưởng quyền dân sự, tạo

cơ chế an toàn trong thiết lập và thực hiện giao dịch; pháp luật cho phép các bên có thể thỏa thuận đặt ra các biện pháp bảo đảm việc giao kết hợp đồng cũng như việc thực hiện các nghĩa vụ dân sự Trong quan hệ dân sự mà các bên có thỏa thuận về các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự mà bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ khi đến hạn thì người có quyền có thể chủ động tiến hành các hành vi của mình

để tác động trực tiếp đến tài sản bảo đảm của phía bên kia nhằm thỏa mãn

Trang 13

7

quyền lợi của mình Nói cách khác người có quyền giành quyền chủ động thỏa mãn được quyền lợi của mình thông qua việc xử lý tài sản bảo đảm của bên có nghĩa vụ khi họ không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa

vụ khi đến hạn

Trong pháp luật thực định Việt Nam không có điều khoản nào đưa ra khái niệm các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự Điều 318 Bộ luật dân sự năm 2005 chỉ quy định có 7 biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân

sự bao gồm: cầm cố tài sản, thế chấp tài sản, đặt cọc, ký cược, ký quỹ, bảo lãnh, tín chấp

Khi nghiên cứu về khái niệm và bản chất pháp lý của bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự, ở Việt Nam hiện có một vài quan điểm khác nhau Quan điểm thứ nhất cho rằng bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự là một biện pháp dân sự có “tính dự phòng” nhằm thúc đẩy việc thực hiện đúng nghĩa vụ theo cam kết hoặc theo quy định của pháp luật Bên cạnh đó, biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự còn có tính bắt buộc đối với tất cả các bên trong giao dịch và được bảo đảm bằng sức mạnh cưỡng chế của nhà nước Do

đó “dù xuất phát từ cơ sở nào thì các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự cũng luôn mang tính chất bắt buộc như một chế tài” [46] Quan điểm khác lại cho rằng biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự là loại trách nhiệm dân sự đặc biệt trong đó các bên có thể thỏa thuận phạm vi trách nhiệm, mức độ trách nhiệm và cả các biện pháp thực hiện, áp dụng; có thể tự mình thực hiện, áp dụng trách nhiệm đó [28]

Như vậy, về mặt khách quan, bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự là

những quy định của pháp luật cho phép các chủ thể trong quan hệ nghĩa vụ áp dụng các biện pháp mà pháp luật cho phép để bảo đảm cho nghĩa vụ đó được thực hiện, đồng thời xác định và bảo đảm quyền, nghĩa vụ của các bên trong các biện pháp đó

Ngày đăng: 08/07/2016, 15:58

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Đào Duy Anh (2000), Từ điển Hán Việt, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển Hán Việt
Tác giả: Đào Duy Anh
Nhà XB: NXB Khoa học xã hội
Năm: 2000
2. Nguyễn Xuân Bang (2012), “Bàn về thế chấp và bảo lãnh theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2005”, Tạp chí Nghề Luật, Số 5, tr. 29-30 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bàn về thế chấp và bảo lãnh theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2005”, "Tạp chí Nghề Luật
Tác giả: Nguyễn Xuân Bang
Năm: 2012
3. Bộ Dân luật Việt Nam Cộng hòa (1972), Sài Gòn (Tài liệu tham khảo cho Ban soạn thảo BLDS, Bộ Tư pháp) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bộ Dân luật Việt Nam Cộng hòa
Tác giả: Bộ Dân luật Việt Nam Cộng hòa
Năm: 1972
5. Bộ Tư pháp (2006), Bình luận khoa học Bộ luật dân sự Nhật Bản, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bình luận khoa học Bộ luật dân sự Nhật Bản
Tác giả: Bộ Tư pháp
Nhà XB: NXB Chính trị quốc gia
Năm: 2006
6. Bộ Tư pháp – Bộ Xây dựng – Bộ Tài nguyên môi trường – Ngân hàng nhà nước (2007), Thông tư liên tịch số 05/2007/TTLT-BTP-BXD- BTNMT-NHNN ngày 21/05/2007 hướng dẫn một số nội dung đề đăng ký thế chấp nhà ở, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thông tư liên tịch số 05/2007/TTLT-BTP-BXD-BTNMT-NHNN ngày 21/05/2007 hướng dẫn một số nội dung đề đăng ký thế chấp nhà ở
Tác giả: Bộ Tư pháp – Bộ Xây dựng – Bộ Tài nguyên môi trường – Ngân hàng nhà nước
Năm: 2007
8. Bộ Tư pháp - Bộ Tài nguyên môi trường (2011), Thông tư liên tịch số 69/2011/TTLT-BTP-BTC ngày 18/11/2011 hướng dẫn việc đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thông tư liên tịch số 69/2011/TTLT-BTP-BTC ngày 18/11/2011 hướng dẫn việc đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất
Tác giả: Bộ Tư pháp - Bộ Tài nguyên môi trường
Năm: 2011
9. Bộ Tư pháp – Bộ Giao thông vận tải (2012), Thông tư liên tịch số 02/2012/TTLT-BTP-BGTVT ngày 30/03/2012 hướng dẫn việc đăng ký, cung cấp thông tin về cầm cố tàu bay, thế chấp tàu bay, thế chấp tàu biển, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thông tư liên tịch số 02/2012/TTLT-BTP-BGTVT ngày 30/03/2012 hướng dẫn việc đăng ký, cung cấp thông tin về cầm cố tàu bay, thế chấp tàu bay, thế chấp tàu biển
Tác giả: Bộ Tư pháp – Bộ Giao thông vận tải
Năm: 2012
10. Bộ Tư pháp-Bộ Tài nguyên Môi trường-Ngân hàng nhà nước (2014), Thông tư liên tịch số 16/2014/TTLT-BTP-BTNMT-NHNN ngày 06/06/2014 hướng dẫn một số vấn đề về xử lý tài sản bảo đảm, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thông tư liên tịch số 16/2014/TTLT-BTP-BTNMT-NHNN ngày 06/06/2014 hướng dẫn một số vấn đề về xử lý tài sản bảo đảm
Tác giả: Bộ Tư pháp-Bộ Tài nguyên Môi trường-Ngân hàng nhà nước
Năm: 2014
11. Bộ Tư pháp (2007), Công văn số 232/ĐKGDBĐ-NV ngày 04/10/2007 về việc giải quyết yêu cầu đăng ký thế chấp đối với nhà chung cư chưa được cấp giấy chứng nhận sở hữu nhà ở, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Công văn số 232/ĐKGDBĐ-NV ngày 04/10/2007 về việc giải quyết yêu cầu đăng ký thế chấp đối với nhà chung cư chưa được cấp giấy chứng nhận sở hữu nhà ở
Tác giả: Bộ Tư pháp
Năm: 2007
12. Bộ Tư pháp (2013), Hội thảo khoa học: Nhận diện khía cạnh pháp lý của vật quyền bảo đảm và một số kiến nghị xây dựng và hoàn thiện bộ luật dân sự Việt Nam, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hội thảo khoa học: Nhận diện khía cạnh pháp lý của vật quyền bảo đảm và một số kiến nghị xây dựng và hoàn thiện bộ luật dân sự Việt Nam
Tác giả: Bộ Tư pháp
Năm: 2013
13. Chính phủ (2004), Nghị định 181/2004/NĐ-CP ngày 19/10/2004 hướng dẫn thi hành Luật đất đai, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị định 181/2004/NĐ-CP ngày 19/10/2004 hướng dẫn thi hành Luật đất đai
Tác giả: Chính phủ
Năm: 2004
14. Chính phủ (2006), Nghị định 163/2006/NĐ-CP ngày 29/12/2006 về giao dịch bảo đảm, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị định 163/2006/NĐ-CP ngày 29/12/2006 về giao dịch bảo đảm
Tác giả: Chính phủ
Năm: 2006
15. Chính phủ (2010), Nghị định 71/2010/NĐ-CP ngày 23/06/2010 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật nhà ở, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị định 71/2010/NĐ-CP ngày 23/06/2010 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật nhà ở
Tác giả: Chính phủ
Năm: 2010
16. Chính phủ (2010), Nghị định 83/2010/NĐ-CP ngày 23/07/2010 về đăng ký giao dịch bảo đảm, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị định 83/2010/NĐ-CP ngày 23/07/2010 về đăng ký giao dịch bảo đảm
Tác giả: Chính phủ
Năm: 2010
17. Chính phủ (2012), Nghị định số 11/2012/NĐ-CP ngày 22/02/2012 về sửa đổi bổ sung một số điều của nghị định số 163/2006/NĐ-CP ngày 29/12/2006 của Chính phủ về giao dịch bảo đảm, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị định số 11/2012/NĐ-CP ngày 22/02/2012 về sửa đổi bổ sung một số điều của nghị định số 163/2006/NĐ-CP ngày 29/12/2006 của Chính phủ về giao dịch bảo đảm
Tác giả: Chính phủ
Năm: 2012
18. Chính phủ (2012), Nghị định số 05/2012/NĐ-CP ngày 02/02/2012 của về sửa đổi bổ sung một số điều của các nghị định về đăng ký giao dịch bảo đảm, trợ giúp pháp lý, luật sư, tư vấn pháp luật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị định số 05/2012/NĐ-CP ngày 02/02/2012 của về sửa đổi bổ sung một số điều của các nghị định về đăng ký giao dịch bảo đảm, trợ giúp pháp lý, luật sư, tư vấn pháp luật
Tác giả: Chính phủ
Năm: 2012
20. Nông Thị Bích Diệp (2006), Thế chấp tài sản bảo đảm thực hiện nghĩa vụ theo pháp luật Việt Nam, Luận văn thạc sĩ Luật học, Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thế chấp tài sản bảo đảm thực hiện nghĩa vụ theo pháp luật Việt Nam
Tác giả: Nông Thị Bích Diệp
Năm: 2006
21. Vũ Khánh Din (2012), “Thế chấp quyền sử dụng đất của bên thứ ba thực trạng và giải pháp”, Dân chủ và Pháp luật, Số chuyên đề tháng 8, tr.15-18 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thế chấp quyền sử dụng đất của bên thứ ba thực trạng và giải pháp”, "Dân chủ và Pháp luật
Tác giả: Vũ Khánh Din
Năm: 2012
22. Đỗ Văn Đại (2012), Luật nghĩa vụ dân sự và bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự - Bản án và bình luận bản án, Nhà xuất bản chính trị quốc gia – sự thật (tập 1, tập 2), Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luật nghĩa vụ dân sự và bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự - Bản án và bình luận bản án
Tác giả: Đỗ Văn Đại
Nhà XB: Nhà xuất bản chính trị quốc gia – sự thật (tập 1
Năm: 2012
23. Nguyễn Ngọc Điện (2001), Bình luận khoa học về đảm bảo thực hiện nghĩa vụ trong Luật dân sự Việt Nam, Nhà xuất bản trẻ, Tp. Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bình luận khoa học về đảm bảo thực hiện nghĩa vụ trong Luật dân sự Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Ngọc Điện
Nhà XB: Nhà xuất bản trẻ
Năm: 2001

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w