Từ những phần đánh giá của khách du lịch về tình hình quãng bá sản phẩmcủa Công ty TNHH MTV Lữ hành Hương Giang trong thời gian qua, tìm ranhững vấn đề còn tồn tại từ đó đề xuất phương h
Trang 1LỜI CÁM ƠN
Sau quá trình thực tập tại Công ty TNHH MTV Lữ hành Hương Giang và trên
cơ sở đã được tích lũy được về chuyên ngành Quản trị kinh doanh du lịch Em đãhoàn thành luận văn tốt nghiệp với đề tài “Nâng cao hiệu quả quãng bá nhằm thu hútkhách du lịch nội địa tại Công ty TNHH MTV Lữ hành Hương Giang”
Em xin được bày tỏ lòng cảm ơn chân thành tới các Thầy Cô giáo trong Khoa
Du Lịch đã dìu dắt và dạy bảo tận tình em trong suốt 4 năm qua
Đặc biệt Em xin cảm ơn sâu sắc đến Thầy Phạm Đinh Khang, người đã tìnhtận hướng dẫn và giúp đỡ em trong suốt quá trình làm khóa luận tốt nghiệp
Em cũng xin gửi lời cảm ơn đến Ban Giám Đốc, các anh chị nhân viên trongCông ty TNHH MTV Lữ hành Hương Giang Đã tạo điều kiện hết sức thuận lợi cho
em được tìm hiểu thực tế để có cơ sở và số liệu hoàn thành luận văn này
Cuối cùng Em xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè đã luôn động viên, chia
sẻ, giúp đỡ em trong quá trình hoàn thiện khóa luận tốt nghiệp này
Đã có nhiều hạn chế về mặt thời gian cũng như nhận thức và kinh nghiệmđánh giá vấn đề nên em không thể tránh khỏi những thiếu sót về nội dung vàphương pháp Vì vậy, em rất mong nhận được đóng góp ý kiến của quý thầy cô vàcác bạn để luận văn của em được đầy đủ và hoàn thiện hơn
Em xin chân thành cảm ơn!
Huế, ngày tháng năm 2019 Sinh viên thực hiện
Hoàng Quỳnh Phương
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan rằng để tài này chính tôi thực hiện, các số liệu thu thập và kếtquả phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng với bất kỳ đề tainghiên cứu khoa học nào
Ngày tháng năm 2019
Sinh viên thực hiện
Hoàng Quỳnh Phương
Trang 3MỤC LỤC
PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Mục đích nghiên cứu 2
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2
4 Phương pháp nghiên cứu 2
5 Kết cấu bao gồm: 4
PHẦN 2: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 6
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 6
I CƠ SỞ LÍ LUẬN 6
1.1 Khái niệm du lịch 6
1.2 Khách du lịch 6
1.2.1 Phân loại khách du lịch 8
1.2.2 Nhu cầu khách du lịch 9
1.2.2.1 Khái niệm nhu cầu khách du lịch 9
1.2.2.2 Nhu cầu của khách du lịch 10
1.3 Công ty lữ hành 13
1.3.1 Định nghĩa công ty lữ hành 13
1.3.2 Phân loại công ty lữ hành 13
1.3.3 Vai trò của công ty lữ hành 15
1.3.3.1 Mối quan hệ cung cầu trong du lịch 15
1.3.3.2 Vai trò của của các công ty lữ hành 16
1.3.4 Hệ thống sản phẩm trong các công ty lữ hành 17
1.3.4.1 Dịch vụ trung gian 17
1.3.4.2 Chương trình du lịch 17
1.3.4.3 Sản phẩm khác 18
1.4 Hoạt động quãng bá 19
1.4.1.Khái niệm của quãng bá 19
1.4.2 Mục tiêu của hoạt động quãng bá 19
Trang 41.4.3 Công cụ quãng bá 21
1.4.3.1 Quãng bá qua các phương tiện truyền thông 21
1.4.3.2.Quãng bá thương hiệu qua con người 22
1.4.3.3 Quãng bá thương hiệu qua vật dụng của điểm bán 22
1.4.3.4 Quãng cáo bằng hoạt động PR 23
1.4.3.5 Quãng bá thương hiệu bằng hình thức khuyến mãi 23
1.4.3.6 Quãng bá thương hiệu qua tiếp thị trực tiếp 23
B.THỰC TIỄN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 24
1.5 Hoạt động quãng bá du lịch Việt nam 24
1.6 Hoạt động quãng bá du lịch Huế 25
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUÃNG BÁ THU HÚT KHÁCH NỘI ĐẠI TẠI CÔNG TY TNHH MTV LỮ HÀNH HƯƠNG GIANG 27
2.1 Giới thiệu về công ty TNHH MTV Lữ hành Hương Giang 27
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công Ty 27
2.1.2 Chức năng và nhiệm vụ của công ty 28
2.1.3 Cơ cấu bộ máy tổ chức 29
2.2 Phân lọai thị trường và Các thị trường khách mục tiêu trong giai đoạn hiện nay 35
2.2.1 Phân loại thị trường 35
2.2.2 Thị trường mục tiêu của Công ty TNHH MTV Lữ hành Hương Giang 37
2.3 Tình hình thu hút khách du lịch nội địa tại Công ty TNHH MTV Lữ hành Hương Giang 37
2.3.1 Các chương trình du lịch của công ty 37
2.4 Các công cụ được quãng bá trong công ty 40
2.5 Kết quả kinh doanh của công ty trong 3 năm 2016-2018 41
2.6 Phân tích bảng hỏi 43
2.6.1 Sơ lược về quá trình điều tra 43
2.6.2 Kết qủa điều tra 44
2.6.2.1 Thông tin về đối tượng điều tra 44
Trang 52.6.2.2 Thông tin về chuyến đi 48
2.6.2.3 Đánh giá của khách về các công cụ quãng bá 56
2.6.2.4 Đánh giá của khách về tầm quan trọng của thông tin trong các hoạt động quãng bá 59
2.6.2.5 Đánh giá của khách về chất lượng dịch vụ du lịch 60
2.6.2.6 Kiểm tra độ tin cậy của 4 thang đo 61
2.6.2.7 Kiểm định ANOVA sự khác biệt giữa các biến độc lập khi đánh giá các yếu tố 62
2.6.2.7.1 Kiểm định ANOVA sự khác biệt giữa các biến độc lập khi đánh giá yếu tố nội dung các công cụ quãng bá 63
2.6.2.7.2 Kiểm định ANOVA sự khác biệt giữa các biến độc lập khi đánh giá yếu tố hình thức các công cụ quãng bá 64
2.6.2.7.3 Kiểm định ANOVA sự khác biệt giữa các biến độc lập khi đánh giá yếu tố tầm quan trọng của thông tin 66
2.6.2.7.4 Kiểm định ANOVA sự khác biệt giữa các biến độc lập khi đánh giá yếu tố về chất lượng dịch vụ của du lịch 67
2.6.3 Nhận xét chung về hoạt động quãng bá của Công ty TNHH MTV Lữ Hành Hương Giang 69
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUÃNG BÁ THU HÚT KHÁCH DU LỊCH NỘI ĐỊA TẠI CÔNG TY TNHH MTV LỮ HÀNH HƯƠNG GIANG 71
3.1 Những thuận lơi, khó khăn, cơ hội, thách thức của công ty trong việc xúc tiến quãng bá đến thị trường khách nội địa 71
3.1.1 Những thuận lợi 71
3.2.2 Những khó khăn 71
3.2.3 Những cơ hội 72
3.2.4 Những thách thức 72
3.2 Một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động quãng bá thu hút khách du lịch nội địa tại công ty TNHH MTV Lữ hành Hương Giang dựa trên kết quả điều tra 73
PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 78
Trang 61 Kết luận 78
2 Kiến nghị 782.1 Đối với văn hóa thể thao và du lịch và các ban ngành liên quan tại ThừaThiên Huế 782.2 Đối với Công ty TNHH MTV Lữ hành Hương Giang 79
TÀI LIỆU THAM KHẢO 81
Trang 7DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1: Tình hình biến động của lượng khách của công ty trong 3 năm 2016-2018 41
Bảng 2: Tình hình biến động doanh thu của công ty trong 3 năm 2016-2018: 42
Bảng 3: Bảng mô tả thông tin cá nhân của du khách 44
Bảng 4: Đánh giá nội dung của công cụ quãng bá 57
Bảng 5: Đánh giá về hình thức của công cụ quãng bá 58
Bảng 6: Đánh giá tầm quan trọng của thông tin trong quãng bá 59
Bảng 7: Đánh giá về chất lượng dịch vụ 60
Bảng 8: Độ tin cậy 4 thang đo 62
Bảng 9: Kết quả kiểm định ANOVA về nội dung các công cụ quãng bá 63
Bảng 10: Kết quả kiểm định ANOVA về hình thức các công cụ quãng bá 65
Bảng 11: Kết quả kiểm định ANOVA về tầm quan trọng của thông tin trong các công cụ quãng bá 66
Bảng 12: Kết quả kiểm định ANOVA về chất lượng dịch vụ của du lịch 67
Trang 8DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ
Sơ đồ số 1: Sơ đồ tổ chức của Công Ty TNHH MTV Lữ Hành Hương Giang 30
Sơ đồ số 2: Sơ đồ tổ chức của bộ phận lữ hành Hương Giang 31
Biểu đồ 1: Khu vực của đối tượng điều tra 45
Biểu đồ 2: Giới tính của đối tượng điều tra 45
Biểu đồ 3: Độ tuổi khách du lịch 46
Biểu đồ 4: Phân loại nghề nghiệp 47
Biểu đồ 5: Thu nhập của đối tượng điều tra 48
Biểu đồ 6: Biết đến Công ty TNHH MTV Lữ hành Hương Giang 49
Biều đồ 7: Mức độ hài lòng khi tham gia dịch vụ 49
Biểu đồ 8: Loại hình du lịch 50
Biểu đồ 9: Độ dài chuyến đi 51
Biểu đồ 10: Mục đích chuyến đi 51
Biểu đồ 11: Tần suất đi du lịch 52
Biểu đồ 12: Số lần sử dụng dịch vụ 53
Biểu đồ 13: Nguồn thông tin biết đến công ty TNHH MTV Hương Giang 54
Biểu đồ 14: Lí do khách sử dụng dịch vụ của ông ty TNHH MTV Lữ hành Hương Giang 55
Biểu đồ 15: Ý kiến về hình ảnh công ty 56
Trang 9DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
TNHH: Trách nhiệm hữu hạn
MTV: Một thành viên
VN: Việt Nam
WTO (World Tourism Organazation ): Tổ chức du lịch Thế Giới
APEC (Asia-Pacific Economic Cooperation): Diễn đàn Hợp tác Kinh tếchâu Á – Thái Bình Dương
IUOTO (International Union of Official Travel Organization )
LDLVN: Luật du lịch Việt Nam
PR (Public relation): quan hệ công chúng
ASEAN (Association of Southeast Asian Nations): Hiệp hội các quốc giaĐông Nam Á
ASEM (The Asia-Europe Meeting): Hội nghị thượng đỉnh Á- Châu
UNESCO (United Nations Educational Scientific and Cultural Organization):
Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá của Liên Hợp Quốc
PATA: Hiệp hội Châu Á Thái Bình Dương
CTDL: Chương trình du lịch
Trang 10PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ
1 Lý do chọn đề tài
Du lịch ngày nay đã trở thành một trong những hiện tượng quan trọng trongcuộc sống hiện đại Số lượng người đi du lịch ngày càng tăng, điều này thể hiệnqua số liệu của du lịch hàng đầu thế giới hằng năm Dòng người đi du lịch đôngđảo đã có ảnh hưởng không nhỏ đến nền kinh tế nhiều nước và góp phần thúcđẩy nền kinh tế phát triển theo
Ngày nay, ngành công nghiệp du lịch đã và đang được coi là “Con gà đểtrứng vàng” là “Ngành công nghiệp không khói” là ngòi nổ để nền kinh tế pháttriển Đây là sự khẳng định chung của các nhà kinh tế trên toàn cầu đối với sựđóng góp đáng kể của ngành kinh doanh du lịch trong quá trình phát triển kinh tế.Ngày nay khi đất nước đã hoàn toàn đổi mới Việt Nam chính thức trở thànhthành viến thứ 150 của tổ chức thương mại thế giới WTO Đặc biệt 2006 ngành
du lịch cùng nhân dân cả nước tổ chức thành lập hội nghị cao cấp APEC và chủtrì thành công hội nghị bộ trưởng APEC tại Hội A, thì Đảng và Nhà nước chorằng du lịch là ngành kinh tế quan trọng trong cơ cấu kinh tế chung của cả nướcđem lại hiệu quả kinh tế rất cao Điều đó được thể hiện thông qua số lượng khách
Công ty TNHH MTV Lữ hành Hương Giang là được thành lập 1996 Làsinh viên thực tập tại công ty, qua quá trình và tiếp xúc và tìm hiểu về công ty thì
Trang 11em quyết định chọn đề tài “Nâng cao hiệu quả quãng bá thu hút khách du lịch
nội địa tại Công Ty TNHH MTV Lữ Hành Hương Giang” Bởi đây là một
trong những khâu quan trọng trong hoạt động kinh doanh lữ hành nói chung Emmong muốn sau khóa luận này có thể hiểu rõ hơn về những hoạt động thu hút dukhách của một doanh nghiệp du lịch, cũng qua đây em muốn được góp một phầnsức lực nhỏ bé của mình vào sự phát triển chung của Công ty TNHH MTV LữHành Hương Giang nói riêng và sự phát triển của ngành kinh tế nói chung
2 Mục đích nghiên cứu
Tìm hiểu hoạt động quãng bá, thu hút khách hàng nội địa của công ty: cáchình thức, chính sách quãng bá, các chương trình khuyến mãi… đối tượng kháchhàng mục tiêu, thời điểm… Từ đó thấy được vai trò của hoạt động quãng bá thuhút khách hàng với hoạt động kinh doanh của công ty
Từ những phần đánh giá của khách du lịch về tình hình quãng bá sản phẩmcủa Công ty TNHH MTV Lữ hành Hương Giang trong thời gian qua, tìm ranhững vấn đề còn tồn tại từ đó đề xuất phương hướng vá giải pháp để nâng caohiệu quả cho hoạt động quãng bá thu hút khách hàng của công ty
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng của đề tài
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là Công Ty TNHH MTV Lữ Hành Hương Giang
3.2 Phạm vị nghiên cứu: Thành Phố Huế
4 Phương pháp nghiên cứu
4.1 Phương pháp thu thập dữ liệu
a Dữ liệu thứ cấp
- Tổng hợp thông tin từ các số liệu, các báo cáo thống kê, các bảng tổng kếthoạt động kinh doanh qua các năm của Công ty TNHH MTV Lữ Hành HươngGiang cung cấp
- Thu thập từ các giáo trình, sách, đề tài nghiên cứu khoa học, luận văn, cácwebsite, bài báo… liên quan đến vấn đề nghiên cứu
Trang 12b Dữ liệu sơ cấp
Dữ liệu sơ cấp được điều tra bằng cách phát bảng hỏi cho đối tượng điều tra
là những khách du lịch đã từng sử dụng dịch vụ của Công ty TNHH MTV LữHành Hương Giang
4.2 Phương pháp điều tra và thiết kế bảng hỏi
n: số lượng mẫu cần xác định cho nghiên cứu
N: tổng số mẫu điều tra là 170
Chọn khoảng tin cậy 95%, mức độ sai lệch e=0,05
Áp dụng công thức ta có:
n = 170
1+ 170∗0,052 = 120Vậy số lượng mẫu cần điều tra là 120 mẫu
5: Hoàn toàn ấn tượng
Căn cứ vào thang đo này, người được hỏi sẽ đưa ra đánh giá của mình chotừng phát biểu được nêu trong bảng hỏi Ngoài ra, bảng câu hỏi còn dùng cácthang đo định danh, thang đo tỷ lệ để thu thập thêm các thông tin chung về đốitượng điều tra như độ tuổi, trình độ chuyên môn và thời gian làm việc
4.3 Phương pháp xử lý và phân tích dữ liệu
- Phương pháp xử lý dữ liệu: Sử dụng phần mềm SPSS 20.0 để xử lí toàn
Trang 13bộ các số liệu đã điều tra được từ bảng hỏi khảo sát.
- Phương pháp phân tích dữ liệu:
+ Phương pháp thống kê tần số, mô tả
Số liệu phân tích xong được trình bày dưới dạng bảng biểu nhằm minh họa rõràng hơn cho kết quả nghiên cứu Dựa vào kết quả thống kê, tổng hợp để biết đặcđiểm của đối tượng điều tra như khu vực, giới tính, độ tuổi, nghề nghiệp, thu nhập.+ Đánh giá độ tin cậy của thang đo
Đánh giá độ tin cậy của phép đo lường bằng công cụ Cronbach’s Alphadùng để kiểm định mối tương quan giữa các biến (Reliability Analysis) Thang
đo có độ tin cậy đáng kể khi hệ số Cronbach’s Alpha lớn hơn 0,6 Hệ số tươngquan biến tổng là hệ số tương quan của một biến với điểm trung bình của cácbiến khác trong cùng một thang đo, do đó hệ số này càng cao thì sự tương quancủa các biến khác trong thang đo càng cao Theo Nunally & Burnstein (1994) cácbiến có hệ số tương quan biến tổng nhỏ hơn 0,3 được xem là biến rác và bị loại
ra khỏi thang đo Hệ số Cronbach’s Alpha có thang đo tốt từ 0,8 đến 1; có thể sửdụng được từ 0,7 đến 0,8; trong trường hợp khái niệm nghiên cứu là mới hoặcmới đối với người trả lời thì hệ số Cronbach’s Alpha lớn hơn 0,6 là có thể chấpnhận được
+ Kiểm định sự khác biệt trong đánh giá của nhân viên theo các đặc điểm
H0: không có sự khác biệt trong cách đánh giá giữa các nhóm đối tượng
H1: có sự khác biệt trong cách đánh giá giữa các nhóm đối tượng
Mức ý nghĩa kiểm định là 95%
Nếu Sig < 0.05: bác bỏ giả thuyết H0
Nếu Sig > 0.05: chưa có cơ sở bác bỏ giả thuyết H0.
5 Kết cấu bao gồm:
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và các tài liệu tham khỏa thì khóa
Trang 14luận chia làm 3 chương:
- Chương 1: Cơ sở lí luận và kết quả nghiên cứu
- Chương 2: Thực trạng hoạt động trong hoạt động quãng bá thu hút khách
du lịch nội địa tại Công Ty TNHH MTV Lữ Hành Hương Giang
- Chương 3: Một số giải pháp thu hút khách du lịch nội địa tại công tyTNHH MTV lữ hành Hương Giang
Trang 15PHẦN 2: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
I CƠ SỞ LÍ LUẬN
1.1 Khái niệm du lịch
Có nhiều khái niệm khác nhau về du lịch:
Theo Liên Hợp Quốc Tế các tổ chức Lữ Hành chính thức (InternationalUnion of Official Travel Organization – IUOTO) thì “Du lịch được hiểu là hànhđộng du hành đến một nơi khác với địa điểm cư trú thường xuyên của mìnhnhằm mục đích không phải để làm ăn, tức không phải để làm một nghề hay mộtviệc kiếm tiền sinh sống…”
Nhìn từ góc độ thay đổi về không gian của du khách: “Du lịch là một trongnhững hình thức di chuyển tạm thời từ một vùng này sang vùng khác, từ một nướcnày sang một nước khác mà không làm thay đổi nơi cư trú hay nơi làm việc”
Theo I I Pirogionic (1985): Du lịch là một dạng hoạt động của dân cưtrong thời gian rỗi liên quan với sự di chuyển và lưu lại tạm thời bên ngoài nơi cưtrú thường xuyên nhằm nghỉ ngơi, chữa bệnh, phát triển thể chất và tinh thần,nâng cao trình độ nhận thức văn hóa hoặc thể thao kèm theo việc tiêu thụ nhữnggiá trị về tự nhiên, kinh tế và văn hóa
Luật Du lịch của Việt Nam (2017) định nghĩa: “Du lịch là các hoạt động
có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định”.
1.2 Khách du lịch
Để cho ngành du lịch hoạt động và phát triển thì “Khách du lịch” là nhân tốquyết định Chúng ta biết rằng nếu không có hoạt động của khách du lịch thì cácnhà kinh doanh cũng không thể kinh doanh được Vì thế, đã có nhiều khái niệmkhác nhau về khách du lịch của các tổ chức và các nhà nghiên cứu để làm rõ hơnkhách du lịch là ai, sau đây là một số khái niệm về khách du lịch:
Trang 16+ Theo Luật Du Lịch (LDLVN, 2019): “ Khách du lịch là người đi du lịchhoặc kết họp đi du lịch, trừ trường hợp đi học, làm việc hoặc hành nghề để thunhập ở nơi đến”.
+ Nhà kinh tế học người Áo – Jozep Stemder – định nghĩa: Khách du lịch lànhững người đặc biệt, ở lại theo ý thích ngoài nơi cư trú thường xuyên, để thoảmãn những nhu cầu cao cấp mà không theo đuổi mục đích kinh tế.(Thanh, 2018)+ Nhà kinh tế người Anh- Olgivi khẳng định: để trở thành khách du lịch cần
có 2 điều kiện sau: thứ nhất phải xa nhà một thời gian dưới 1 năm; thứ hai là phải
dùng những khoản tiền kiếm ra ở những nơi khác (Thanh, 2018)
+ Theo Ủy ban thống kê của Hội Quốc Liên, (UBTKCHQL, 1963) đã đưa
ra như sau: Khách du lịch quốc tế là những người thăm viếng một quốc gia ngoài
quốc gia cư trú thường xuyên của mình trong thời gian ít nhất là 24 giờ
+ Định nghĩa khách du lịch có tính chất quốc tế đã hình thành tại hội nghị
Roma do liên hợp quốc tổ chức (liên hiệp quốc, 1963): “Khách du lịch là người lưu lại tạm thời ở nước ngoài và sống ngoài nơi cư trú thường xuyên của họ trong thời gian 24h hay hơn”
+ Theo pháp lệnh du lich của Việt Nam (Điều 20): “Khách du lịch gồmkhách du lịch nội địa và khách du lịch quốc tế
Khách du lịch nội địa là công dân Việt Nam và người nước ngoài cư trú tạiViệt Nam đi du lịch trong phạm vi lãnh thổ Việt nam,
Khách du lịch quốc tế là người nước ngoài, người Việt nam định cư ở nướcngoài vào Việt Nam đi du lịch và công dân việt nam, người nước ngoài cư trú tạiviệt nam nước ngoài du lịch
Ngoài ra còn định nghĩa khác về khách du lịch như định nghiã của Hội
Nghị du lịch quốc tế về du lịch ở Hà Lan (1989): “Khách du lịch quốc tế là nhũng người đi hoặc sẽ tham quan một nước khác, với mục đích khác nhau trong khoảng thời gian nhiều nhất là 3 tháng nếu trên 3 tháng được cấp giấy phép ra hạn Sau khi kết thúc thời gian tham quan, lưu trú, du khách bắt buộc phải rời khỏi đất nước để trở về hoặc đến nước khác.; Khách du lịch nội địa là những người đi xa nhà với khoảng cách ít nhất là 50 dặm vì các lý do khác nhau trừ khả năng thay đổi chỗ làm việc trong khoảng thời gian cùng ngày hoặc qua
Trang 171.2.1 Phân loại khách du lịch
Ngoài việc nhận thức rõ về định nghĩa khách du lịch, việc nghiên cứu cần
có sự phân loại chính xác, đầy đủ Đó là điều kiện thuận lợi cho việc nghiên cứu,thống kê chỉ tiêu về du lịch cũng như định nghĩa, sau đây là một số cách phânloại khách du lịch
+ Ủy ban thông lệ liên hợp quốc đã chấp nhận các phân loại sau:
Khách tham quan du lịch: là những cá nhân đi đến một đất nước khác ngoàinơi ở thường xuyên của họ trong một khoảng thời gian không quá 12 tháng vớimục đích chủ yếu không phải kiếm tiền trong phậm vi lãnh thổ mà họ đến
Khách du lịch quốc tế: Là tất cả những khách du lịch đã ở lại đất nước mà
Bên cạnh các phân loại này còn có nhiều cách phân loại khác:
+ Phân loại khách du lịch theo nguồn gốc dân tộc:
Cơ sở của việc phân loại này xuất phát từ yêu cầu của nhà kinh doanh dulịch nắm được nguồn gốc khách Qua đó mới hiểu được mình đang phục vụ ai?
Để phân biệt được tâm lí của họ để phục vụ họ một cách tốt nhất
+ Phân loại khách du lịch theo độ tuổi, giới tính, nghề nghiệp
Cách phân loại này sẽ cho phép nhà cung cấp khám phá ra yêu cầu cơ bản
và những nét đặc trưng cụ thể của khách du lịch
+ Phân loại khách du lịch theo khả năng thanh toán:
Xác định rõ đối tượng có khả năng thanh toán cao hay thấp để cung cấp
Trang 18dịch vụ một cách tương ứng.
Đây chỉ là một số tiêu thức phân loại khách du lịch, mỗi tiêu thức đều cónhững ưu điểm riêng theo một hướng cụ thể Cho nên cần phải phối hợp nhiềucách phân loại khi nghiên cứu khách du lịch Khi nghiên cứu khái niệm và phânloại khách du lịch cho phép chúng ta từng bước thu nhập một cách đầy đủ, chínhxác các thông tin về khách du lịch, tạo tiền đề cho việc vạch hoạch ra các chínhsách chiến lược kế hoạch marketing của doanh nghiệp Các doanh nghiệp nghiêncứu thị trường, nhằm hướng vào một đoạn thị trường cụ thể, nghiên cứu mộtnhóm khách hàng cụ thể về các đặc điểm của khách để kinh doanh một cách hiệuquả hơn
1.2.2 Nhu cầu khách du lịch
1.2.2.1 Khái niệm nhu cầu khách du lịch
Nhu cầu là một yếu tố không thể thiếu trong mỗi con người, nó là thuộctính tâm lí của con người, là sự đòi hỏi tất yếu của con người để duy trì sự tồn tại
và phát triển
Trong con người lúc nào cũng tồn tại hai nhóm nhu cầu chính:
+ Nhu cầu bản năng (nhu cầu sơ cấp)
+ Nhu cầu giành được (nhu cầu thứ yếu)
Theo Abraham Maslow nhu cầu được chia theo các bước sau:
Nhu cầu tự hoàn thiện
Nhu cầu được tôn trọng
Nhu cầu về hòa nhập với tình yêu
Nhu cầu về an toàn và an ninh chỉ tính
mạngNhu cầu
Nhu cầu về sinh lí: thức ăn, nước uống, nghỉ ngơi, ngủ
Trang 19(Mô hình 1: các bậc thang nhu cầu theo lí thuyết nhu cầu của con người của A
Maslow năm 1943)
Trong sự phát triển không ngừng của nền sản xuất xã hội thì du lịch là mộtđòi hỏi tất yếu của con người và xã hội hiện đại Du lịch đã trở thành nhu cầu củacon người khi trình độ kinh tế, xã hội đã có nhiều thay đổi Như vậy nhu cầu dulịch là nhu cầu đặc biệt mang tính tổng hợp cao của con người, nhu cầu này đượchình thành trên nền tảng của nhu cầu sinh lí (sự đi lại) và nhu cầu tinh thần (nghỉngơi, giải trí, tự khẳng định mình, giao tiếp) Nhu cầu này phát sinh là kết quả tácđộng của lực lượng sản xuất và trình độ sản xuất xã hội, khi mà trình độ sản xuất
xã hội ngày càng cao thì mối quan hệ xã hội ngày càng hoàn thiện thì du lịchcàng trở nên gay gắt
Nhu cầu du lịch của con người phụ thuộc vào các điều kiện ngoại cảnh nhưthiên nhiên, kinh tế, xã hội, chính trị
Ở một số quốc gia phát triển thì việc du lịch đã trở thành phổ biển, và nhucầu đi du lịch là nhu cầu không thể thiếu trong đời sống của mỗi con người, xuhướng nhu cầu du lịch ngày càng tăng khi mà điều kiện kinh tế xã hội ngày càng
ổn định, thu nhập ngày càng tăng khi mà điều kiện kinh tế xã hội ngày càng ổnđịnh, thu nhập ngày càng tăng, thời gian rãnh rỗi ngày càng nhiều
1.2.2.2 Nhu cầu của khách du lịch
Khi nghiên cứu về nhu cầu của khách du lịch thì người ta thấy rằng hầu nhưtất cả các dịch vụ đều cần thiết ngang nhau thõa mãn những nhu cầu phát sinhtrong chuyến hành trình và lưu lại của khách du lịch
Trong các loại nhu cầu trên thì nhu cầu thiết yếu là nhu cầu đòi hỏi sự tồn tạicủa con người, nhu cầu đặc trưng là nhu cầu cảm thụ cái đẹp và giải trí đây là nhucầu phát sinh thêm trong chuyến hành trình Trong du lịch nhu cầu thiết yếu chokhách du lịch là vận chuyển, lưu trú, ăn uống, nhu cầu đặc trưng là nhu cầu thẫm
mĩ Nhu cầu bổ sung là nhu cầu xuất hiện trong chuyến đi như mua sắm, giải trí,thể thao Đối với các nhu cầu này khó có thể xếp thứ hạng, thứ bậc mà nó phátsinh trong khách du lịch Tuy vậy nhu cầu vận chuyển, lưu trú, ăn uống là rất quan
Trang 20trọng đối với khách du lịch nhưng nếu đi du lịch mà không có nhu cầu trên thìchẳng có ý nghĩa gì cả Ngày nay đi du lịch với nhiều mục đích khác nhau trongcùng một chuyến đi, do vậy mà các nhu cầu cần được thõa mãn đồng thời.
Sau đây chúng ta tìm hiểu về nhu cầu của khách du lịch:
Nhu cầu vận chuyển: Nhu cầu vận chuyển trong du lịch được hiểu là sự tấtyếu phải di chuyển trong chuyến đi từ nơi ở thường xuyên đến điểm du lịch nào
đó và ngược lại, là sự di chuyển này của khách trong thời gian khách lưu trú tạiđiểm du lịch, chúng ta biết rằng hàng hóa dịch vụ du lịch không vận chuyển đượcđến điểm khách ở, mà muốn tiêu dùng sản phẩm du lịch thì khách phải rời nơi ởthường xuyên của mình đến nơi có các tài nguyên du lịch thường rất cách xa chỗ
ở của mình, tạo ra các sản phẩm du lịch và điều kiện tiêu dùng du lịch Do nơi ởthường xuyên cách xa điểm du lịch cho nên dịch vụ vận chuyển xuất hiện khi conngười đi du lịch thì phải tiêu dùng dịch vụ vận chuyển
Do đó điều kiện quyết định đến sự thành công hay thất bại của một chuyến
đi du lịch là phương tiện và cách thức tổ chức vận chuyển du lịch
Nhu cầu lưu trú và ăn uống: Nhu cầu lưu trú và ăn uống cũng là nhu cầuthiết yếu nhưng trong khi đi du lịch thì nhu cầu cầu này khác hẳn so với đời sốngthường nhật Khi đi du lịch thì nhu cầu này cần phải được đáp ứng, từ đó phátsinh ra nhu cầu lưu trú và ăn uống Nhu cầu lưu trú và ăn uống trong du lịch đượcthỏa mãn cao hơn, nhưng những nhu cầu này không thõa mãn được nhu cầu sinh
lí mà còn thoã mãn được nhu cầu tâm lí khác
Khi sử dụng các dịch vụ này khách du lịch sẽ được cảm nhận những nét đặctrưng của phong cách kiến trúc và tập quán ăn uống thì thể hiện được hương vị
và kiểu các của các món ăn đặc sản
Tâm lí của du khách là khi đến các điểm du lịch thì họ có cảm giác thoảimái sau những ngày làm việc căng thẳng, nên trong hoạt động lưu trú phải bố tríthế nào để khách có một cảm giác mới lạ thích thú để tinh thần của họ thật thưgiãn, trong ăn uống phải lựa chọn những dịch vụ đem lại cho khách những cảmgiác ngon lành Làm cho họ có cảm giác thoải mái là mình đang được hưởng thụcái ngon, cái đẹp, không làm cho họ cảm thấy sự mong đợi này không thể thực
Trang 21hiện được nên hi vọng hưởng thụ thành nỗi thất vọng.
Trong kinh doanh du lịch thì việc tổ chức lưu trú và ăn uống là hết sức quantrọng đóng vai trò quyết định đến sự thành công trong sự thành bại của doanhnghiệp, và thế khâu tổ chức ăn uống và lưu trú chất lượng cao được thể hiện ởnăng lực chuyên môn, nghiệp vụ phong cách giao tiếp, thái độ phục vụ vì nó tạotâm lí thoải mái cho du khách
Nhu cầu đặc trưng: Đây là nhu cầu đặc trưng trong du lịch về bản chất và
là nhu cầu thẫm mĩ của con người khi đi du lịch Cảm thụ giá trị thẫm mĩ bằngcác dịch vụ tham quan, giải trí, tiêu khiển tạo nên cái gọi là cảm tưởng du lịchtrong mỗi con người Con người ai cũng muốn mới lạ, giật gân Cảm nhận màđánh giá đối tượng phải được tai nghe mắt thấy, tay sờ mũi ngửi mới cảm thấythỏa đáng
Nhu cầu cảm thụ cái đẹp, giải trí tiêu khiển được khơi dậy từ ảnh hưởng đặcbiệt của môi trường sống và làm việc trong nền văn minh công nghiệp, tiêukhiển, gặp gỡ lãng quên… giải thoát trở về với thiên nhiên
Khi tham quan giải trí chúng ta tìm đến các giá trị thẩm mĩ mà thiên nhiên bantặng hoặc do chính đồng loại tạo ở nơi du lịch là nơi mà khách du lịch tìm thấy.Khi tổ chức thõa mãn nhu cầu tham quan giải trí chúng ta cần phải tổ chứcnhững tour du lịch độc đáo, hấp dẫn, lôi cuốn được đông đảo khách du lịch Nộidung tham quan giải trí phải đảm báo tính khoa học đạt được giá trị thẫm mĩ,đảm bảo thư giãn cả mặt thể chất lẫn tinh thần
Nhu cầu bổ sung: Nhu cầu về một số hàng hóa dịch vụ khác trong chuyến
đi đã làm phát sinh ra các dịch vụ bổ sung trong chuyến đi Các dịch vụ bổ sungxuất phát từ yêu cầu đa dạng như yêu cầu hàng hóa, hàng lưu niệm, các dịch vụthông tin, hộ chiếu, đặt vé máy bay…
Khi tiến hành các dịch vụ này cần phải đảm bảo các yêu cầu thuận tiệnkhông mất nhiều thời gian chất lượng dịch vụ phải đảm bảo, giá cả công khai.Trong chuyến đi phát sinh rất nhiều dịch vụ bổ sung, các nhu cầu này là cho
Trang 22chuyến đi trở nên hoàn thiện hấp dẫn hơn.
Vì thế đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ bổ sung là yếu tố tốt nhất để kéodài thời gian lưu trú của khách du lịch
1.3 Công ty lữ hành
1.3.1 Định nghĩa công ty lữ hành
Hoạt động kinh doanh lữ hành chỉ có thể thực hiện bởi các doanh nghiệp
Vì có thể có rất nhiều định nghĩa về công ty lữ hành khác nhau Nhưng có mộtcách định nghĩa phổ biến là căn cứ vào hoạt động tổ chức các hoạt động tổ chứccác chương trình du lịch trọn gói của công ty lữ hành
Tại Mỹ, công ty lữ hành được mọi người nhìn nhận dưới góc độ: là nhữngcông ty xây dựng các chương trình du lịch bằng cách tập hợp các thành phần về
cơ sở lưu trú, về phương tiện vận chuyển và tham quan giải trí…sau đó bán cácchương trình du lịch đó với mức giá gộp cho khách hàng thông qua đại lý bán lẻ
Ở Việt Nam, doanh nghiệp lữ hành được hiểu là tổ chức kinh tế riêng, có tàisản, có trụ sở ổn định, có tư cách pháp nhân, hoạch toán độc lập, được thành lấpvới mục đích sinh lợi bằng việc giao dịch, kí kết các hợp đồng du lịch và tổ chứcthực hiện các công ty du lịch đã bán cho du khách
(Theo thông tư hướng dẫn thực hiện Nghị định 09/CP của chính phủ về tổchức và quản lí các doanh nghiệp du lịch Tổng cục du lịch – số 715/TCDL ngày9/7/1994)
Qua quá trình giảng dạy với những kinh nghiệm rút ra từ thực tế thì trongquyển sách Quản Trị Kinh Doanh Lữ Hành nhóm tác giả của Khoa Du Lịch VàKhách Sạn Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân có đinh nghiã về Công Ty lữhành như sau:
“Công ty lữ hành là một loại hình doanh nghiệp du lịch đặc biệt, kinh doanh chủ yếu trong lĩnh vực xây dựng, bán và thực hiện các chương trình du lịch trọng gói cho khách du lịch”.
Mặc dù có định nghĩa như thế nào thì những chương trình du lịch vẫn mangđược những đặc điểm chung: Đó là tổ chức xây dựng chương trình và thực hiện
Trang 23chương trình sau khi bán chương trình đó cho khách du lịch.
1.3.2 Phân loại công ty lữ hành
Trên thực tế, các nhà kinh doanh du lịch đã phân loại du khách ra để có thể
dễ dàng trong việc nghiên cứu tìm hiểu và cung cấp những sản phẩm, những dịch
vụ thích hợp nhằm thỏa mãn những nhu cầu khách hàng Từ những nghiên cứu
đó các nhà kinh doanh đã tiến hành phân loại các công ty lữ hành ra làm nhiềuhình thức khác nhau
- Căn cứ vào phạm vi hoạt động thì bao gồm 2 loại hình doanh nghiệp lữ hành:
Doanh nghiệp lữ hành quốc tế: Có trách nhiệm xây dựng, bán các chươngtrình du lịch trọn gói hoặc từng phần theo yêu cầu của khách hàng để trực tiếpthu hút khách vào Việt Nam và đưa công dân Việt Nam, người nước ngoài cư trútại VIệt Nam đi du lịch nước ngoài, thực hiện các cương trình du lịch đã bánhoặc kí hợp đồng ủy thác từng phần, trọn gói cho doanh nghiệp lữ hành nội địa
Theo điều 46 của pháp luật du lịch thì điều kiện để doanh nghiệp có thể kinh doanh lữ hành quốc tế đó là:
1 Có giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế do cơ quan quản lí nhà nước
về du lịch ở Trung Ương cấp
2 Có phương án kinh doanh lữ hành: có chương trình du lịch cho khách
du lịch quốc tế theo phạm vi kinh doah mang tính khả thi cao
3 Người điều hành hoạt động kinh doanh lữ hành quốc tế phải có thờigian ít nhất 4 năm hoạt động trong lĩnh vực lữ hành
4 Có ít nhất 3 hướng dẫn viên được cấp thẻ hướng dẫn viên quốc tế
5 Có tiền kí quỹ theo quy định của chính phủ
6 Có địa điểm kinh doanh phù hợp vói ngành nghề kinh doanh du lịch
7 Có cơ sở vật chất trang thiết bị phù hợp với ngành nghề kinh doanh vàquy mô của hoạt động du lịch
Doanh nghiệp lữ hành nội địa: Có trách nhiệm xây dựng, bán và tổchức thực hiện các chương trình du lịch nội địa, nhận ủy thác để thực hiện dịch
vụ chương trình du lịch cho khách nước ngoài đã được các doanh nghiệp lữ hànhquốc tế đưa vàoViệt Nam
Trang 24Theo điều 44 của pháp luật du lịch thì điều kiện kinh doanh lữ hành nội địacần phải tuân thủ những quy định sau:
1 Có đăng kí kinh doanh lữ hành nôi địa tại cơ quan đăng kí kinh doanh
- Căn cứ vào vị trí địa lí bao gồm 2 loại:
Doanh nghiệp lữ hành nhận khách: Doanh nghiệp lũ hành hoạt động tạinơi đến du lịch với hoạt động chính là tổ chức thực hiện chuyến du lịch theochương trình đã bán cho khách
Doanh nghiệp lữ hành gửi khách: Doanh nghiêp lữ hành hoạt động tạicác nơi phát sinh nguồn khách với hoạt động chính là bán các chuyến du lịchtheo chương trình du lịch đã định trước
Ngày nay, khi nền kinh tế có nhiều thay đổi đáng kể, các công ty lữ hànhkhông tổ chức riêng thành công ty lữ hành gửi khách, nhận khách mà có sự kếthợp mà tạo thành một chuổi đồng nhất trong hoạt động du lịch Tuy nhiên, điều
đó còn tùy thuộc rất nhiều vào khả năng cũng như nguồn lực của công ty để xâydựng những phương án kinh doanh cụ thể cho từng thời kì Một công ty lữ hànhlớn hiện nay có thể bao gồm cả một hệ thống đại lí du lịch
1.3.3 Vai trò của công ty lữ hành
1.3.3.1 Mối quan hệ cung cầu trong du lịch
Công ty lữ hành đóng vai trò rất quan trọng, nó như một chiếc cầu nối liênkết giữa khách du lịch và nhà cung cấp dịch vụ du lịch, giữa cung và cầu trong
du lịch Điều này được thông qua mối quan hệ cung cầu trong du lịch: Cung dulịch thì cố định không thể di chuyển đến tận nơi của khách du lịch Khác vớinhững sản phẩm hưu hình ở các lĩnh vực sản xuất khác, khách du lịch buộc phảirời khỏi nơi cư trú để đến nơi có tài nguyên thiên nhiên du lịch Như vậy cungtrong du lịch trong một phạm vi nào đó thì nó tương đối thụ động, ngược lại Cầu
Trang 25trong du lịch thì lại mang tính chất nhỏ lẻ phân tán ở mọi nơi và cầu trong du lịchmang tính tổng hợp Khi đi du lịch, khách du lịch không chỉ có nhu cầu về ăn,ngủ, vận chuyển, mà họ còn có nhiều nhu cầu bổ sung khác như vui chơi giải trí,tham quan nghĩ dưỡng…Trong khi đó các nhà hàng cung cấp chỉ có thể đáp ứngmột hoặc một số những nhu cầu đó.
Mặt khác trong khi tìm hiểu về thị trường khách để có thể cung ứng cácdịch vụ kịp thời thì nhà cung cấp cũng gặp không ít khó khăn trong việc tìm hiểuthông tin quãng cáo cho khách du lịch, do khả năng tài chính của họ không cao.Ngược lại thì khách du lịch lại là những người có thu nhập cao, họ không có thờigian để tìm hiểu thông tin về các điểm du lịch cũng như họ không thể tự tổ chứcchuyến đi thường xuyên của họ, họ còn gặp rất nhiều khó khăn trong ngôn ngữ,
sự khác biệt về lối sống, phong tục tập quán và các thủ tục khác…
Từ những lí do cấp thiết trên thì cần phải có một trung gian đứng ra để giảiquyết những thắc mắc trên đó là việc liên kết khách du lịch và người cung cấp dulịch Đó không phải là ai khác là Công ty du lịch Như vậy chúng ta cũng thấyđược tầm quan trọng của công ty du lịch trong việc kết nối mối quan hệ cung cầutrong du lịch
1.3.3.2 Vai trò của của các công ty lữ hành
Để thể hiện là chiếc cầu trung gian trong mối quan hệ cung cầu thì các công
ty lữ hành thực hiên các hoạt động sau:
- Vai trò thứ nhất: Rút ngắn khoảng cách giữa khách du lịch với các cơ sởkinh doanh du lịch giúp cho khách du lịch có thể tiếp xúc trực tiếp với các sảnphẩm du lịch một cách dễ dàng Các công ty lữ hành có nhiệm vụ tổ chức cáchoạt động trung gian, bán và tiêu thụ sản phẩm của các nhà cung cấp dịch vụ.Tạo ra những mạng lưới các điểm bán, các đại lí giúp phân phối sản phẩm thôngsuốt, thúc đây việc tiêu thụ sản phẩm du lịch nhanh chóng
- Vai trò thứ hai: Tổ chức các chương trình du lịch trọn gọi nhằm muc địchliên kết các sản phẩm thành một chuỗi thống nhất như vận chuyển, lưu trú, ănuống…thõa mãn nhu cầu tối đa của khách, đảm bảo tính an toàn giúp khách an
Trang 26tâm, tin tưởng và tiêu dùng sản phẩm của công ty Đối với nhà cung cấp thì công
ty lữ hành có vai trò quan trọng trong việc bán và tiêu thụ sản phẩm của họ Công
ty lữ hành là nơi cung cấp nguồn khách lớn cho nhà cung cấp, có vai trò giữ uytín cho nhà cung cấp với việc bán và tiêu thụ sản phẩm
1.3.4 Hệ thống sản phẩm trong các công ty lữ hành
1.3.4.1 Dịch vụ trung gian
Các dịch vụ trung gian hay còn gọi là các dịch vụ đơn lẻ, đây là loại sảnphẩm mà các công ty lữ hành làm trung gian giới thiệu và tiêu thụ sản phẩm chocác nhà cung cấp sản phẩm dịch vụ du lịch để hưởng hoa hồng Các dịch vụ đơn
lẻ mà các công ty lữ hành thực hiện bao gồm:
- Dịch vụ vận chuyển hàng không (đăng kí đặt chỗ bán vé máy bay)
- Dịch vụ vận chuyển đường sắt (đăng kí đặt chỗ bán vé tàu hỏa)
- Dịch vụ vận chuyển tàu thủy (đăng kí đặt chỗ bán vé tàu thủy)
- Dịch vụ vận chuyển ô tô (đăng kí đặt chỗ bán vé, cho thuê ô tô)
- Dịch vụ đặt chỗ ở khách sạn nhà hàng
- Dịch vụ làm visa, hộ chiếu cho khách, bảo hiểm và tư vấn thông tin chokhách du lịch
1.3.4.2 Chương trình du lịch
Chương trình du lịch là sản phẩm đặc trưng của công ty lữ hành Vì thế mà
đã có rất nhiều định nghĩa về chương trình du lịch
Định nghĩa chương trình du lịch (theo nhóm tác giả của bộ môn du lịch,Đại học kinh tế quốc dân, Giáo Trình quản trị kinh doanh lữ hành)
Chương trình du lịch được hiểu là sự liên kết ít nhất một dịch vụ đặc trưng
và một dịch vụ khác với thời gian, không gian tiêu dùng và mức giá đã được xácđịnh trước Đơn vị tính của chương trình du lịch là chuyến và được bán trước chokhách du lịch nhằm thõa mãn cho nhu cầu đặc trưng và một nhu cầu nào đó trongquá trình thực hiện chuyến đi
(Theo Nghị quyết số 27/2001 NĐ-CP) về kinh doanh lữ hành và hướng dẫn
du lịch ở Việt Nam ban hành ngày 5//6/2001) đã định nghĩa chương trình du lịch
Trang 27như sau:
Chương trình du lịch là lịch trình được xác định trước của chuyến đi du lịch do các doanh nghiệp lữ hành tổ chức, trong đó xác định thời gian chuyến đi, nơi đên du lịch, điểm dừng chân, dịch vụ lưu trú, dịch vụ vận chuyển, các dịch cụ khác và giá bán của chương trình.
Tuy có nhiều định nghia vè chương trình du lịch nhưng nội dung củachương trình du lịch vẫn không hề thay đổi
- Nội dung của chương trình du lịch phải có tính khả năng đáp ứng của cácnhà cung cấp và các yếu tố trong môi trường vĩ mô
- Chương trình du lịch phải đáp ứng được mục tiêu và tính phù hợp vớinguồn lực, khả năng của doanh nghiệp
- Nội dung của chương trình du lịch phải phù hợp với nội dung của nhucầu về một thị trường mục tiêu cụ thể
+) Phân loại chương trình du lịch
Nhu cầu đi du lịch của khách du lịch là rất đa dạng và phong phú Do vậy
mà các chương trình du lịch cũng phải phân chia theo nhiều loại khác nhau Việcphân loại chương trình du lịch sẽ giúp cho công ty lữ hành hoàn thiện chính sáchsản phẩm, lựa chọn đoạn thị trường mục tiêu phù hợp cho công ty
Phân loại chuơng trình du lịch dựa vào những tiêu chí sau:
*Căn cứ vào số lượng các yếu tố dịch vụ có chương trình du lịch
- Chương trình du lịch trọn gói
- Chương trình du lịch không trọn gói
*Căn cứ vào nguồn gốc phát sinh ta có thể chia chương trình du lịch như sau:
- Chương trình du lịch chủ động
- Chương trình du lịch bị động
- Chương trình du lịch kết hợp
*Căn cứ vào động cơ chính trong chuyến đi
- Chương trình nghỉ ngơi thư giãn
- Chương trình du lịch văn hóa
- Chương trình du lịch tôn giáo…
Trang 281.3.4.3 Sản phẩm khác
Các loại sản phẩm khác của kinh doanh lữ hành quốc tế có thể là:
- Các chương trình du lịch khuyến mãi thường là một dạng đặc biệt đặcbiệt của chương trình du lịch trọn gói, được tổ chức theo yêu cầu của tổ chứckinh tế hoặc phi kinh tế
- Chương trình hội nghị hội thảo
- Chương trình du học
-Tổ chức các sự kiện kinh tế xã hội, thể thao lớn
-Các loại sản phẩm và dịch vụ khác theo hướng liên kết dọc nhằm phục vụkhách du lịch trong một chương trình du lịch khép kín để có điều kiện, chủ độngkiểm soát và đảm bảo chất lượng của chương trình du lịch trọn gói
1.4 Hoạt động quãng bá
1.4.1.Khái niệm của quãng bá
Quãng bá là các hoạt động được thiết kế nhằm tạo ra và kích thích sự quantâm vào một cá nhân, một sản phẩm, một tổ chức hay một vấn đề gì đó, là mộtcông cụ nhằm đưa hình ảnh, thông tin của một cá nhân, một sản phẩm hay một tổchức đến đông đảo khách hàng mục tiêu của nó để khách hàng mục tiêu biết đến,hiểu và chấp nhận
Quãng bá thương hiệu là để tạo ra sức mạnh, sức mạnh từ sự thực hiện tốtcác chức năng, và sức mạnh từ sự nhận biết trong các hoạt động chính như quãngcáo, khuyến mại, chào hàng và quan hệ công chúng
Quãng bá du lịch được hiểu trên 2 khía cạnh:
1) Với mục đích văn hóa thuần túy: quãng bá là hạt động nhằm giới thiệu
về đất nước, con người, truyền thông dân tộc… tới khách du lịch và đồng thờikhơi dậy tinh thần yêu quê hương đất nước con người
2) Với mục đích kinh tế: quãng bá là hoạt động quãng cáo sản phẩm du lịchtới khách du lịch, thu hút khách du lịch
1.4.2 Mục tiêu của hoạt động quãng bá
Các mục tiêu cơ bản bao gồm:
a Tạo sự nhận biết:
Trang 29Săn phẩm mới hay doanh nghiệp mới thường chưa được mọi người biếtđiều đó này có ý nghĩa là mọi nổ lực tiếp thị cần tập trung vào việc lập được sựnhận biết Trong trường hợp này nên tập trung các điểm sau: xác định đúng đốitượng muốn truyền thông và chọn kênh truyền thông hiệu quả đến khách hàng;truyền thông cho thị trường biết doanh nghiệp là ai và có thể cung ứng nhữngthông tin cho thị trường.
b Tạo sự quan tâm
Việc chuyển đổi trạng thái của khách hàng từ một người biết đến cho đếnkhi quyết định mua hàng là một thử thách khá lớn Khách hàng được nhận biếtnhu cầu của mình trước khi tìm kiếm và đưa ra quyết định Việc tạo được thôngđiệp về sự cần thiết của sản phẩm, đưa ra được ý truyền thông sáng tạo và phùhợp với khách hàng sẽ là mục tiêu chính trong giai đoạn này
c Cung cấp thông tin:
Một số hoạt động truyền thông quãng bá có mục tiêu là cung cấp cho kháchhàng thông tin trong giai đoạn họ tìm hiểu về sản phẩm Đối với trường hợp nàysản phẩm quá mới hay một loạt sản phẩm mới chưa có nhiều thông tin trên thịtrường Việc quãng bá sẽ có nhiệm vụ cung cấp thông tin để khách hàng hiểu rõhơn về sản phẩm hay công dụng sản phẩm Định vị rõ ràng sẽ giúp khách hànghiểu rõ về ưu điểm và sự khác biệt của sản phẩm, từ đó thức đẩy họ trong việcnghiên cứu về việc chọn lựa sản phẩm của doanh nghiệp của bạn
d Tạo nhu cầu sản phẩm:
Hoạt động truyền thông quãng bá hiệu quả có thể giúp khách hàng đưa raquyết định mua hàng Đối với sản phẩm mà khách hàng đã từng mua hay đãkhông mua sau một thời gian dài, mục tiêu của truyền thông quãng bá là làm saothúc đẩy khách hàng hay sử dụng thử sản phẩm Một số ví dụ trong lĩnh vực phầnmềm thì các công ty thường cho phép người dùng download và sử dụng miễn phísản phẩm Ở lĩnh vực hàng tiêu dùng thị trường có các sự kiện sử dụng thứ sảnphẩm hoặc có những sản phẩm mẫu để gửi đến khách hàng hay đính kèm cho cácquãng cáo
e Củng cố thương hiệu
Trang 30Khi khách hàng đã mua sản phẩm thì người làm tiếp thị có thể các hoạtđộng truyền thông quãng bá nhằm xây dựng mối quan hệ lâu dài nhằm chuyểnđổi thành khách hàng trung thành Ví dụ như các doanh nghiệp có thể thu thậpđược email của khách hàng và gử thông tin cập nhật cua sản phẩm hay pháthành ưu đãi để khuyến mãi khách hàng sử dụng sản phẩm nhiều hơn nữa trongtương lai.
1.4.3 Công cụ quãng bá
Quãng bá là một hoạt động rất quan trọng đối với các công tin, tổ chứcnhằm phổ biến rộng rãi hình ảnh của tổ chức mình đến với khách hàng mục tiêucủa mình
Có rất nhiều công cụ quãng bá, việc lựa chọn công cụ quãng bá cũng phụthuộc rất nhiều yếu tố như: sứ mạng của tổ chức, thương hiệu, thương hiệu của tổchức, quy mô của thị trường…
Tuy nhiên, một cách tổng thể thì có các công cụ quãng bá sau đây:
1.4.3.1 Quãng bá qua các phương tiện truyền thông
Quãng bá qua các phương tiện truyền thông là hình thức phổ biến nhất dểxây dựng thương hiệu Mục đích sử dụng nhóm công cụ này là cung cấp thôngtin để xây dựng mức độ nhận biết về thương hiệu và xây dựng hình ảnh củathương hiệu
Ưu điểm chung của các công cụ quãng bá này là mức độ phát tán rộng nênphạm vị ảnh hưởng rộng Hạn chế là chi phí cao, mức độ lưu trữ thông tin ngắn
và không tập trung vào đúng khách hàng mục tiêu
a Quãng cáo trên đài truyền hình
Đây là công cụ quãng bá các đoạn phim quãng cáo (gọi tắt là TVC) trêntruyền hình Về TVC, có khá nhiều loại, thường sử dụng TVC loại 15 giây, 30giây hay 45 giây Đặc điểm của loại quãng cáo này là rất tốn chi phí, thông điệptruyền thông ít, tốc độ truyền thông nhanh và thời gian lưu trữ ngắn, nhưng phạm
vi hảnh hưởng rất lớn
Loại công cụ này thường sử dụng trong giai đoạn đầu tung sản phẩm mới rathị trường với mục đích truyền thông để khách hàng mục tiêu biết đến thương
Trang 31hiệu của mình, sau đó định kì sử dụng để nhắc nhở khách hàng.
b Quãng bá trên báo và tạp chí:
Quãng cáo qua báo và tạp chí cũng là một hình thức quãng bá thương hiệuphổ biến hiện nay Trong hình thức quãng bá hiện nay, sử dụng các mẫu thiết kếcung cấp thông tin rồi phát hành theo các kì của báo hay tạp chí Mẫu thiết kếquãng cáo, tạp chí thường ít chữ, sử dụng hình ảnh nhiều, có thể in màu hay trắng,
có kích cỡ theo tiêu chuẩn của tờ báo, tạp chí Đặc điểm của công cụ quãng cáo làcung cấp thông tin, lưu trữ được lâu và ít tốn chi phí hơn quãng cáo truyền hình,tuy nhiên mức độ phổ biến bị hạn chế do số lượng phát hành bị hạn chế
Mục đích của loại công cụ này là truyền tải thông tin để tăng mức độ thuyếtphục khách hàng mục tiêu hiểu về thương hiệu hay các sự kiện bởi các thôngđiệp truyền thông dẫn chứng
c Quãng cáo trên đài phát thanh
Là một dạng quãng cáo sử dụng công cụ là các đoạn thu âm- đoạn kịch đểtruyền tải những thông điệp cần thiết đến khách hàng Đặc điểm của các dạngquãng cáo này là sử dụng các đoạn thu âm các nhân viên lại nên mức độ truyềnthông khá rộng, ít tốn chi phí, nhưng hạn chế là đối tượng truyền thông quá rộng
và có thể bị nhiễu trong quá trình do các chương trình phát thanh khác
1.4.3.2.Quãng bá thương hiệu qua con người
Là việc sử dụng đội ngũ nhân viên trực tiếp đến tận nhà, cơ quan, để gặpkhách hàng mục tiêu nhằm giới thiệu sản phẩm
Mục đích của việc sử dụng công cụ quãng bá này nhằm giúp khách hàngbiết đến thương hiệu, hiểu được thương hiệu, từ đó vừa xây dựng thương hiệuvừa bán hàng trực tiếp
Ưu điểm của công cụ này là tiếp xúc trực tiếp với khách hàng mục tiêu đểthuyết phục và giải thích những giá trị của thương hiệu, đồng thời nhận biết phảnhồi của họ, nhưng nhược điểm là có thể gây hiểu nhầm làm hình ảnh thương hiệu
có thể bị giảm sút
1.4.3.3 Quãng bá thương hiệu qua vật dụng của điểm bán
Quãng bá tại điểm bán là một trong những cách thức quãng cáo hiệu quả
Trang 32nhát hiện nay Đặc điểm của dạng quãng bá này là tác động trực tiếp đến kháchhàng mục tiêu thông qua các công cụ và ấn phẩm quãng cáo Mục đích của việc
sử dụng cộng cụ này: tạo sự chú ý đến thương hiệu, tạo sự nhận biết thương hiệu,gợi nhớ đến thương hiệu, cung cấp thông tin về sản phẩm và thương hiệu, lôi kéomua hàng Một số công cụ dùng để quãng bá thương hiệu tạo ra các quãng bánhư: tờ rơi, áp phích quãng cáo dán tường, để treo, bảng hiệu cửa hàng…
Ưu điểm của nhóm công cụ này là tác động trực tiếp đến khách hàng mụctiêu, có tể lưu trữ được lâu, truyền tải nhiều thông tin, dễ sử dụng và ít tốn chi phíhơn quãng cáo trên các phương tiện truyền thông đại chúng
Nhược điểm là phạm vi ảnh hưởng hạn chế và đôi khi mức lưu trữ bị giớihạn nến có thể bị người lạ hay đối thủ tháo gỡ
1.4.3.4 Quãng cáo bằng hoạt động PR
Viện quan hệ công chúng Anh (IPR) định nghĩa: “PR là một cách có kếhoạch, có tổ chức của một cá nhân hoặc tập thể nhằm thiết lập và duy trì mốiquan hệ cùng có lợi và đông đảo quần chúng của nó”
Về hình thức, hoạt động PR là những chương trình mang tính khách quan,thể hiện sự quan tâm của công ty với phát triển cộng đồng hay là một hoạt độngcung cấp thông tin mang tính khách quan Tuy nhiên, về bản chất, đây là nhữngchương trình quãng cáo thân thiện
Ưu điểm của những chương trình này là dễ tác động vào nhận thức của đốitượng là khách hàng tiềm năng, tạo sự nhận biết, xấy dựng hình ảnh thương hiệu.Tuy nhiên, hạn chế là khó có sự phân biệt rõ ràng giữa ý nghĩa quan hệ côngchúng phát triển cộng đồng với quãng cáo
1.4.3.5 Quãng bá thương hiệu bằng hình thức khuyến mãi
Nhóm công cụ khuyến mãi bao gồm khuyến mãi cho người tiêu dùng vàkhuyến mãi kênh phân phối
Mục đích của việc sử dụng công cụ này là gia tăng lợi ích cho đối tượngnhằm khuyến khích đối tượng mua hay đặt hàng nhiều hơn và trưng bày tốt hơn.Đặc điểm của dạng này là có thể kích thích tăng doanh số bán hàng nhanhtrong ngắn hạn, giúp bao phủ và trưng bày sản phẩm tốt hơn, nhanh và ấn tượng
Trang 33hơn, nhưng hạn chế chỉ có tác dụng trong ngắn hạn và có ý nghĩa về mặt xâydựng thương hiệu Ngoài ra, nếu sử dụng dụng thường xuyên có thể tạo ra hìnhảnh tiêu cực về mặt thương hiệu.
1.4.3.6 Quãng bá thương hiệu qua tiếp thị trực tiếp
Quãng bá bằng hình thức tiếp thị trực tiếp đến khách hàng mục tiêu bằngcách phát tờ rơi, gọi điện thoại… cũng là một công cụ xây dụng thương hiệu kháphổ biến Nội dung của hình thức này là công ty gởi thư hay điện thoại đến kháchhàng để giới thiệu về công ty, thương hiệu, sản phẩm
Việc sử dụng công cụ xây dựng thương hiệu này có thể ít tốn chi phí hiệu quảcao do tiếp xúc trực tiếp với khách hàng mục tiêu, nhưng khả năng phổ biến còn hạnchế và thường chỉ những công ty có quy mô nhỏ hoặc hoạt động trong thị trườnghẹp Tuy nhiên, với sự bùng nổ công nghệ thông tin, vai trò của công cụ quãng cáonày ngày càng phổ biến, thậm chí đã xuất hiện một thuật ngữ gọi là “DigitalMarketing” để ám chỉ mức độ phổ biến và ngày càng cao của công cụ này
B.THỰC TIỄN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.5 Hoạt động quãng bá du lịch Việt nam
Quãng bá du lịch là điều mà bất cứ một quốc gia nào cũng phải quan tâmxúc tiến nếu muốn phát triền mạnh nền “công nghiệp không khói” Từ nhiều nămnay Việt Nam cũng đã tăng cường quãng bá du lịch với hi vọng đem được hìnhảnh một Việt Nam thanh bình, đậm bản săc văn hóa, và giàu tiềm năng du lịch đi
xa hơn
Đến nay, tổng cục du lịch đã tổ chức thành công hàng trăm sự kiện lớn vềquãng bá, tuyên truyền các hội chợ Xuân, liên hoan du lịch, liên hoan Quốc tế HàNội, Festival Huế 2 năm một lần, Festival hoa Đà Lạt, Festival biển Nha Trang,con đường di sản Miền Trung, năm du lịch Hạ Long, Thái Nguyên với chủ đề
“Về thủ đô gió ngà- Chiến khu Việt Bắc”, các hoạt dộng du lịch hướng đến 1000năm Thăng Long- Hà Nội… thu hút đông đảo sự chú ý
Trong những năm qua Việt Nam đã tham gia vào các hội chợ du lịch Quốc
tế như: Hội chợ du lịch Bắc Âu diễn ra tại Helsinki (Phần lan), hội chợ du lịchquốc tế WTm diễn ra tại Vương Quốc Anh (2008), diễn đàn du lịch ASEAN
Trang 342009 với sự tham gia của hàng trăm hãng du lịch, lữ hành, trong đó các đại diệnđến từ các thị trường chiến lược như Bắc Mĩ, Chấu Âu, Đông Bắc Á và Ustralia.Đặc biệt quãng bá du lịch Việt Nam tại Nhật Bản “Hội thảo quãng bá và xúc tiến
du lịch Việt nam” là diễn đàn riêng của ngành du lịch VN tại hội chợ du lịch và
lữ hành thế giới (JITA World Travel Fair 2011) được khai mạc tại Nhật30/9/2011
Bên cạnh đó khẩu hiệu và trang web của ngành du lịch Việt Nam đượcquãng trên bảng điện tử của 12 trận đấu tại giải Ngoại Hạng Anh nhằm thu hútthem khách du lịch tại Anh tới Việt Nam, như quãng bá trên xe taxi tại London,các tạp chí hội chợ du lịch thế giới
Hay gần đây nhất Năm 2018, ngành Du lịch tiếp tục đẩy mạnh công tác xúctiến quảng bá với đa dạng hình thức đối với cả thị trường trong nước và quốc tế;đẩy mạnh xúc tiến quảng bá vào các trung tâm du lịch lớn trong nước; chú trọngviệc quảng bá qua các phương tiện truyền thông, các trang mạng du lịch, mạng
xã hội Xúc tiến thị trường quảng bá đường bay mới như Nha Trang, Đà Lạt cáctỉnh miền Bắc Trung Bộ, Đông Bắc Bộ… tham gia các hoạt động hưởng ứngFestival Huế 2018 và các hoạt động kỷ niệm các ngày lễ lớn trong năm 2018;phối hợp với Tổng cục Du lịch đón một số đoàn famtrip, presstrip dành cho cácdoanh nghiệp lữ hành, báo chí nước ngoài từ các thị trường trọng điểm và tiềmnăng (Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc, Indonesia, Singapore, Châu Âu )
1.6 Hoạt động quãng bá du lịch Huế
Cùng với sự phát triển của ngành du lịch hiện nay, cũng như du lịch củaTỉnh Thừa Thiên Huế không ngừng lớn mạnh Với ưu thế về tiềm năng du lịch tựnhiên cũng như tiềm năng du lịch nhân văn, nơi hội tụ nền văn hóa lâu đời, đậm
đà bản sắc dân tộc Nổi tiếng với thiên nhiên, sông núi, biển cả, với các hệ tốnglăng tẩm triều Nguyễn Được mệnh danh là “Thành Phố Di Sản”, Huế trở thànhmột trong những trung tâm du lịch của cả nước
Năm 2012, năm Du lịch quốc gia là sự kiện du lịch lớn được tổ chức vớicác chuỗi hoạt động xuyên suốt trong cả năm nhằm quãng bá điểm đến cho du
Trang 35lịch quốc gia, nhằm thu hút khách quốc tế cũng như khách du lịch nội địa Năm
du lịch quốc gia gắn với Festival Huế 2012 là sự kiện văn hóa tầm quốc tế sẽ giớithiệu và quãng bá với bạn bè trong nước, khu vực quốc tế về những giá trị vănhóa vật thể và phi vật thể, hệ thống các di tích văn hóa, thiên nhiên đặc sắc đượctạo nên trong quá trình hình thành và phát triển của lịch sử Việt Nam trong đó cóThừa Thiên Huế
Năm 2014, Thừa Thiên Huế đã tham gia Hội chợ JATA Tourism Expo Japan 2014 diễn ra tại Tokyo, Nhật Bản Đây là hội chợ triển lãm du lịch lớn nhấtchâu Á với sự tham gia của hơn 1.350 gian hàng đến từ 154 quốc gia, thu hút hơn130.000 khách tham quan Tại hội chợ, ngoài các chương trình du lịch tham quanQuần thể di tích Cố đô Huế, Nhã nhạc Cung đình Huế, các hãng lữ hành quốc tếđặc biệt quan tâm đến các tour du lịch mới như: tham quan cầu ngói Thanh Toàn,làng cổ Phước Tích, ẩm thực, du lịch sinh thái Bạch Mã, du lịch trải nghiệm, dulịch tâm linh
-Trong năm 2017, ngành Du lịch phối hợp tuyên truyền, quảng bá FestivalNghề truyền thống Huế 2017; tổ chức trưng bày, giới thiệu ấn phẩm du lịch, cungcấp thông tin hỗ trợ du khách; tổ chức cuộc thi làm phim quảng bá du lịch Huế,cuộc thi sáng tác biểu tượng (logo) và khẩu hiệu (slogan) cho ngành du lịch ThừaThiên Huế; tổ chức không gian trưng bày, giới thiệu và trình diễn các sản phẩmđặc sản, hàng thủ công truyền thống và quảng bá du lịch trong sự kiện đón NhậtHoàng tới thăm Huế; trưng bày ấn phẩm quảng bá du lịch tại Hội nghị ASEM vềgiáo dục sáng tạo và xây dựng nguồn nhân lực vì phát triển bền vững
Ngoài ra, ngành Du lịch tổ chức và phối hợp tổ chức đón các đoàn famtrip
Ấn Độ, Nga, Mỹ, Thái Lan, Hàn Quốc đến khảo sát các điểm du lịch Huế; tổchức và phối hợp tổ chức đoàn famtrip khảo sát và kết nối các điểm du lịch chocác doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành, sự kiện, truyền thông, báo chí tạiHuế; đoàn các diễn viên, ca sĩ, nghệ sĩ đến từ ban nhạc TWICE, Công ty JYPEntertainment, Công ty truyền hình cáp Hàn Quốc JTBC tiến hành quay clipphim quảng bá hình ảnh du lịch Thừa Thiên Huế
Trang 37CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUÃNG BÁ
THU HÚT KHÁCH NỘI ĐẠI TẠI CÔNG
TY TNHH MTV LỮ HÀNH HƯƠNG GIANG
2.1 Giới thiệu về công ty TNHH MTV Lữ hành Hương Giang
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công Ty
Công ty TNHH MTV Lữ Hành Hương Giang được thành lập từ năm 1996,
từ lâu đã được khẳng định thương hiệu của mình qua chất lượng các dịch vụ dulịch và giữ vững uy tín trên thị trường du lịch Việt Nam
Trụ sở chính của công ty cũng là nơi sinh viên thực tập tọa lạc tại TrungTâm Thành Phố Huế- Thành Phố có quần thể di sản Văn Hóa Thế Giới đượcUNESCO công nhận, được đào tạo chính quy, trong lĩnh vực du lịch, sẵn sang tưvấn và cung cấp các thông tin cần thiết cho du khách và luôn phục vụ tận tình vớitinh thần trách nhiệm cao, Lữ Hành Hương Giang còn có một mạng lưới rộng lớncác đối tác uy tín ở nhiều tỉnh thành trên cả nước và nước ngoài với các chươngtrình hấp dẫn và chất lượng cao
Cùng với thời gian và kinh nghiệm công ty đã không ngừng lớn mạnh pháttriển về cơ sở vật chất kĩ thuật để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh
Công ty là doanh nghiệp chuyên kinh doanh lữ hành, Nhà hàng, vận chuyển
khách du lịch, đại lý bán vé máy bay và các dịch vụ khác
Hiện tại, Công ty TNHH MTV Lữ Hành Hương Giang có trụ sở chính cóđịa chỉ 11 Lê Lợi- Thành Phố Huế
Địa chỉ liên hệ:
Tên g i: ọi: Công ty TNHH MTV L hành H ữ hành Hương Giang ương Giang ng Giang
Đ a ch : ịa chỉ: ỉ: 11 Lê L i, Thành ph Hu , Vi t Namợi, Thành phố Huế, Việt Nam ố Huế, Việt Nam ế, Việt Nam ệt Nam
Đi n tho i: ện thoại: ại: (84 234) 3 94 95 96 Fax: (84 234) 3 82 14 26 Email: info@huonggiangtravel.com
Trang 38Website: www.huonggiangtravel.com
Logo:
2.1.2 Chức năng và nhiệm vụ của công ty
Trong quyết định thành lập trung tâm và bảng phân công nhiệm vụ, chứcnăng của trung tâm lữ hành Hương Giang ban hành năm 1997 và được bổ sungvào các năm 2001, 2002 có các chức năng, nhiệm vụ chính sau:
- Nghiên cứu thị trường du lịch để xây dựng và bán các chương trình du
lịch, sản phẩm du lịch cho khách hàng đi du lịch trong và ngoài nước
- Đầu tư nghiên cứu thị trường và quảng bá du lịch nhằm thu hút du khách
trong và ngoài nước đến với trung tâm
- Tổ chức đưa đón, hướng dẫn phục vụ khách du lịch trong và ngoài nước
theo chương trình du lịch trọn gói hoặc từng phần
- Giao dịch và kí kết hợp đồng với các hãng du lịch, các hãng lữ hành trong
và ngoài nước, tạo mối quan hệ hợp tác bền vững
- Một trong những chức năng lớn của công ty đó chình là nghiên cứu thị
trường du lịch và khai thác tiềm năng của du lịch tỉnh nhà
- Kinh doanh dịch vụ hướng dẫn du lịch, vận chuyển đường bộ, dịch vụ
thuyền, ca Huế, làm đại lý cho các hãng hàng không trong nước và quốc tế, vàcác dịch vụ du lịch khác
- Một trong nhũng chức năng lớn của công ty đó là việc nghiên cứu thị
trường du lịch và khai thác tiềm năng của du lịch tỉnh nhà
Công ty TNHH MTV Lữ hành Hương Giang luôn xuất sắc chấp hành cácchủ trương chính sách của nhà nước và nhiệt tình hướng dẫn khách chấp nhậncác quy định của Nhà Nước về bảo vệ an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội,
Trang 39môi trường sinh thái, tài năng thiên nhiên, có biện pháp và báo cáo kịp thời nếuphát hiện khách có biểu hiện vi phạm Pháp luật hay thuần phong mỹ tục của đấtnước Việt Nam.
Hoạt động kinh doanh của công ty luôn hiệu quả và đạt được mức tăngtrưởng cao Luôn trong vấn đề đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an ninh xã hội,giữ nét thuần phong mỹ tục lâu đời của dân tộc Việt Nam, góp phần vào sựnghiệp phát triển của đất nước và tỉnh nhà
Để thực hiện tốt các chức năng, nhiệm vụ và đạt được các thành quả nhưtrên Công Ty TNHH MTV Lữ Hành Hương Giang phải sắp xếp có cơ cấu tổchức bộ máy khoa học
2.1.3 Cơ cấu bộ máy tổ chức
Bước vào nền kinh tế thị trường thì hiện nay hoạt động đạt hiệu quả là tiêuchí hàng đầu của mọi doanh nghiệp, một trong những điều kiện để đánh giá đó là
sự sắp xếp hợp lí và mang lại tính khoa học của cơ cấu tổ chức Nó thể hiện ởtính gọn ghẹ, đơn giản mà vẫn có tầm bao quát lớn, tạo nên một phần không nhỏ
là do có sự bố trí sắp xếp một cách khoa học của cơ cấu tổ chức của Công Ty LữHành, nó được thể hiện một cách cụ thể thông qua sơ đồ sau đây:
Trang 40Sơ đồ số 1: Sơ đồ tổ chức của Công Ty TNHH MTV Lữ Hành Hương Giang
- Giám đốc công ty: là người đứng đầu công ty, chịu trách nhiệm về mọi
mặt như pháp luật hiện hành về hoạt động của công ty Giám đốc trực tiếp điềuhành các quản lí công tác tài chính, nhân sự của công ty Đông thời Giám đốcphụ trách công tác đối ngoại và ủy quyền cho phó Giám Đốc hay các quản lý khicần thiết
- Phó Giám đốc: chịu trách nhiệm trước Giám Đốc lĩnh vực mà mình phụ
trách, trực tiếp điều hành, kế hoạch hoạt động Thay mặt Giám Đốc công ty đàmphán với các đối tác Bên cạnh đó có trách nhiệm tham mưu cho giám đốc vềviệc sắp xếp tổ chức bộ máy nhân sự, tài chính, phù hợp chức năng, nhiệm vụ đểcác bộ phận hoạt động có hiệu quả hơn
Qua đó, Công ty TNHH MTV Lữ Hành Hương Giang là đơn vị đạt đượcthành tựu đáng kể Bộ máy tổ chức công ty vừa đơn giản vừa gọn ghẹ mà lại có
sự liên kết chặt chẽ bởi các mối quan hệ chức năng, tạo nhiều tiện lợi cho việc
quản lý và điều hành công ty.