Bởi vì bản thân họ cũng còn đang loay hoay tìm câu trả lời: Làm thế nào để học sinh biết viết đúng, viết hay trong giờ học Tập làm văn, làm thế nào để giúp học sinh khắc phục lỗi dùng từ
Trang 1KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Phương pháp dạy học Tiếng Việt ở Tiểu học
Người hướng dẫn khoa học
TS KHUẤT THỊ LAN
HÀ NỘI - 2018
Trang 2Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày tháng 5 năm 2018
Sinh viên thực hiện
Lý Thị Hồng Thúy
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng em Các số liệu, căn cứ, kết quả nêu trong khóa luận là trung thực
Đề tài chƣa đƣợc công bố trong bất kì công trình khoa học nào khác
Hà Nội, ngày tháng 5 năm 2018
Sinh viên thực hiện
Lý Thị Hồng Thúy
Trang 5MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Lịch sử nghiên cứu 2
3 Mục đích nghiên cứu 3
4 Nhiệm vụ nghiên cứu 4
5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4
6 Phương pháp nghiên cứu 4
7 Cấu trúc khóa luận 5
PHẦN NỘI DUNG 6
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 6
1.1 Cơ sở lí luận 6
1.1.1 Kĩ năng viết và tầm quan trọng của việc rèn kĩ năng viết 6
1.1.2 Đặc điểm và vai trò của phân môn Tập làm văn ở trường Tiểu học 7
1.1.3 Những yêu cầu khi dạy rèn luyện kĩ năng viết cho học sinh Tiểu học 9
1.2 Đặc điểm của học sinh lớp 4, 5 12
1.2.1 Đặc điểm tâm lý học sinh lớp 4,5 12
1.2.2 Đặc điểm sinh lý học sinh lớp 4,5 13
1.2.3 Đặc điểm ngôn ngữ học sinh lớp 4,5 14
1.2.4 Đặc điểm nhận thức của học sinh lớp 4, 5 14
1.2.5 Các yếu tố ngoài ngôn ngữ ảnh hưởng đến quá trình phát triển lời nói của học sinh 15
1.3 Cơ sở thực tiễn 16
1.3.1 Khái quát nội dung chương trình Tập làm văn lớp 4,5 17
1.3.2 Hệ thống bài tập làm văn trong sách giáo khoa Tiếng việt lớp 4,5 18
1.3.3 Thực trạng dạy-học phân môn Tập làm văn lớp 4,5 19
Trang 6CHƯƠNG 2 MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN KĨ NĂNG VIẾT CHO HỌC
SINH TIỂU HỌC THÔNG QUA PHÂN MÔN TẬP LÀM VĂN LỚP 4,5 22
2.1 Những yêu cầu đối với bài tập làm văn lớp 4,5 22
2.2 Quy trình tạo lập một văn bản viết 24
2.2.1 Phân tích đề, tìm yêu cầu của đề 24
2.2.2 Xây dựng đề cương cho bài viết 24
2.2.3 Thực hành viết bài tập làm văn 26
2.2.4 Kiểm tra, sửa chữa, hoàn thiện bài viết 28
2.3 Những biện pháp rèn kĩ năng viết 32
2.3.1 Biện pháp luyện viết theo bài văn mẫu 32
2.3.2 Biện pháp luyện viết theo chủ đề 35
2.3.3 Biện pháp luyện viết theo kiểu bài 38
CHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 54
3.1 Mục đích thực nghiệm 54
3.2.Tổ chức quá trình thực nghiệm 54
3.2.1 Thời gian, địa điểm thực nghiệm 54
3.2.2 Đối tượng thực nghiệm 55
3.2.3 Soạn phiếu thăm dò ý kiến học sinh 56
3.2.4 Soạn giáo án dạy thực nghiệm 56
3.3 Mô tả thực nghiệm 57
3.3.1 Các bước tiến hành thực nghiệm 57
3.3.2 Mô tả thực nghiệm 58
3.3.3 Tiêu chí đánh giá thực nghiệm 59
3.4.Giáo án thực nghiệm 61
3.5 Kết quả thực nghiệm 73
KẾT LUẬN 76
TÀI LIỆU THAM KHẢO 77
Trang 7Phụ lục 76
Trang 8PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Tập làm văn là một trong những phân môn có vị trí quan trọng của môn Tiếng Việt Phân môn này đòi hỏi học sinh phải vận dụng những kiến thức tổng hợp trừu nhiều phân môn trong môn Tiếng Việt Nhiệm vụ cơ bản và chủ yếu của phân môn Tập làm văn là sau một quá trình luyện tập lâu dài và có ý thức, học sinh dần dần nắm được cách viết các bài văn theo nhiều loại phong cách khác nhau do chương trình quy định Thực hiện nhiệm vụ rèn kĩ năng sản sinh văn bản ở dạng nói hay viết, phân môn Tập làm văn đồng thời góp phần cùng các môn học khác để rèn luyện tư duy, phát triển ngôn ngữ và hình thành nhân cách cho học sinh
Dạy Tập làm văn ở tiểu học như thế nào cho phù hợp và có hiệu quả là vấn đề không đơn giản Từ thực tế dạy học ở địa phương, thời gian qua cho thấy việc dạy và học Tập làm văn còn tồn tại nhiều bất cập, hạn chế chưa được giải quyết một cách thấu đáo Kết quả làm văn của các em chưa đáp ứng được yêu cầu của việc sản sinh văn bản Tức là học sinh chưa nắm chắc các
kĩ năng tạo lập văn bản để phục vụ cho giao tiếp và học tập Điều này làm hạn chế rất lớn đến sự phát triển của các em Bên cạnh đó giáo viên Tiểu học còn lúng túng khi dạy Tập làm văn Bởi vì bản thân họ cũng còn đang loay hoay tìm câu trả lời: Làm thế nào để học sinh biết viết đúng, viết hay trong giờ học Tập làm văn, làm thế nào để giúp học sinh khắc phục lỗi dùng từ, viết câu, dựng đoạn khi viết một bài tập làm văn,…Từ những thực tế vừa nêu trên, chúng tôi thiết nghĩ cần phải nghiên cứu, học để mỗi giờ dạy Tập làm văn có hiệu quả cao, thu hút, khơi gợi được năng lực làm văn của học sinh
Xuất phát từ những lí do trên, chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu “ Rèn luyện kĩ năng viết cho học sinh lớp 4, 5 thông qua phân môn Tập làm văn ”
Trang 9với mong muốn góp phần nâng cao chất lượng dạy và học rèn luyện kĩ năng viết cho học sinh lớp 4, 5 thông qua phân môn Tập làm văn
Tác giả Lê Phương Nga, Nguyễn Trí trong cuốn: “Phương pháp dạy học Tiếng Việt ở tiểu học” (tập 1,2)- NXB Đại học Sư phạm , năm 1995 đã bàn về những vấn đề chung của phương pháp dạy học tiếng Việt ở tiểu học, đi sâu vào phương pháp dạy học từng phân môn cụ thể, trong đó dành một phần cho phân môn Tập làm văn Trong phần viết về phân môn Tập làm văn, các tác giả đã làm sáng tỏ được nhiều vấn đề, giúp mọi người thấy rõ vị trí, tính chất của phân môn Tập làm văn ở Tiểu học, hình dung được phần nào nội dung, quy trình của việc dạy Tập làm văn ở Tiểu học Tác giả đã đề cập đến vấn đề phát triển kĩ năng viết cho học sinh Tiểu học thông qua phân môn Tập làm văn Tuy nhiên, tác giả chưa bàn một cách cụ thể, chi tiết và đi sâu nghiên cứu để tìm ra được giải pháp cụ thể về vấn đề phát triển kĩ năng viết cho học sinh thông qua dạy học Tập làm văn
Cuốn “Dạy tập làm văn ở trường Tiểu học” xuất bản năm 1998 của tác
giả Nguyễn Trí đã đi sâu nghiên cứu về nội dung, phương pháp dạy học Tập
Trang 10làm văn theo chương trình Tiểu học mới Trong công trình này, tác giả cũng
đề cập đến việc rèn kỹ năng viết cho học sinh
Cuốn “Văn miêu tả và phương pháp dạy văn miêu tả ở tiểu học” của
tác giả Nguyễn Trí (NXB Giáo dục, 1998) cũng đã nhắc đến các đặc điểm, quy trình, biện pháp nhưng chỉ dừng ở dạng bài văn miêu tả
Cuốn “Dạy văn cho học sinh tiểu học”của tác giả Hoàng Hòa Bình (
NXB Giáo dục – 2001) Tác giả đã đề cập đến việc dạy cho học sinh cách làm bài văn ở các dạng nhưng tác giả mới chỉ đề cập đến ở phương diện đưa ra các quy trình chứ chưa đi sâu nghiên cứu để đưa ra các biện pháp rèn luyện kĩ năng viết thông qua môn Tập làm văn
Cuốn “Phương pháp dạy học tiếng Việt ở Tiểu học” xuất bản năm
2007 của hai tác giả Lê Phương Nga và Đặng Kim Nga, hai tác giả đã đánh giá rất cao ý nghĩa, mục đích của Tập làm văn và quan niệm về Tập làm văn
là một kĩ năng viết, một hoạt động sáng tạo nghệ thuật và là hoạt động sản sinh văn bản Bên cạnh đó, các tác giả cũng đã đề cập đến khái niệm về kĩ
3 Mục đích nghiên cứu
- Giúp HS rèn kĩ năng viết, biết cách tổ chức viết bài Tập làm văn
- Giúp HS biết viết các bài văn theo yêu cầu cụ thể
- Giúp HS biết viết các bài văn đúng, đủ yêu cầu và viết được những bài văn hay
Trang 114 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lí luận, cơ sở tâm lí của học sinh tiểu học ảnh hưởng đến kĩ năng viết
- Đưa ra các biện pháp rèn kĩ năng viết thông qua phân môn Tập làm văn
- Soạn giáo án những giờ dạy Tập làm văn hướng tới việc rèn kĩ năng viết
5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
5.1 Đối tượng nghiên cứu
- Nghiên cứu kĩ năng viết của học sinh lớp 4,5
- Nghiên cứu quy trình và các biện pháp rèn luyện kĩ năng viết cho học sinh lớp 4,5
6 Phương pháp nghiên cứu
- Đọc và phân tích tài liệu
+ Sách giáo khoa, sách giáo viên, vở bài tập Tiếng Việt và các tài liệu chỉ đạo dạy học phân môn Tập làm văn
+ Các sách tham khảo, các bài báo, tạp chí…
+ Các giáo trình Phương pháp dạy học Tiếng Việt ở tiểu học…
- Khảo sát thực tế dạy học: diễn tả quá trình một cách ngắn gọn
- Thống kê, phân loại: Từ kết quả khảo sát thực tế, chúng tôi đi vào
thống kê, phân loại chất lượng các bài làm của học sinh
-Phân tích, so sánh đối chiếu: Từ việc thống kê, phân loại, chúng tôi đi
vào phân tích, so sánh, đối chiếu kết quả của việc thực nghiệm
Trang 12- Dạy thực nghiệm: Chúng tôi tiến hành dạy thực nghiệm các giáo án
đã soạn
-Kiểm tra đánh giá: Sau khi tiến hành dạy đánh giá xong chúng tôi tiến
hành kiểm tra kết quả và đánh giá về các giáo án dạy thực nghiệm
7 Cấu trúc khóa luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, khóa luận gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài
Chương 2: Một số biện pháp rèn kĩ năng viết cho học sinh lớp 4,5 thông qua phân môn Tập làm văn
Chương 3: Thực nghiệm sư phạm
Trang 13PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.1 Cơ sở lí luận
1.1.1 Kĩ năng viết và tầm quan trọng của việc rèn kĩ năng viết
1.1.1.1 Khái niệm kĩ năng viết
a) Khái niệm kĩ năng
Theo tác giả A V Petrovxki cho rằng: “Kĩ năng là cách thức hành
động dựa trên cơ sở tổ hợp những tri thức và kĩ xảo Kĩ năng được hình thành bằng con đường luyện tập tạo khả năng cho con người thực hiện hành động không chỉ trong điều kiện quen thuộc mà ngay cả trong điều kiện thay đổi”
Theo tác giả Nguyễn Quốc Vỹ: “Kĩ năng là khả năng con người thực
hiện có hiệu quả một công việc để đạt được mục đích đã xác định bằng cách lựa chọn và áp dụng những cách thức hành động phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh và phương tiện nhất định”
Dựa trên các quan điểm của các tác giả, chúng tôi đưa ra khái niệm về
kĩ năng như sau: “Kĩ năng là hệ thống các thao tác, những cách thức hành
động phù hợp để thực hiện có kết quả một hoạt động dựa trên những tri thức nhất định”
b) Khái niệm kĩ năng viết
Viết theo nghĩa đơn giản là hành động đặt chữ, biểu tượng, số, từ, ý lên giấy theo quy luật, cấu trúc của ngôn ngữ (hoặc lên màn hình máy tính) Viết thường là để truyền tải thông tin, để nhấn mạnh hoặc giải thích ý tưởng
Viết là một kĩ năng để giao tiếp có hiệu quả Viết giúp người gửi thông tin có thể xem xét tất cả các khía cạnh chi tiết của thông tin mà mình gửi dưới dạng văn bản chính xác và chau chuốt Viết làm người nhận thông tin có thể xem qua thông tin sau đó nghiên cứu nó chi tiết hơn, lưu lại thông tin lâu dài Viết là để truyền tải và lưu giữ thông tin
Trang 14Theo chúng tôi, có thể hiểu kĩ năng viết như sau:
Kĩ năng viết là kĩ năng mà người viết dùng ngôn ngữ để truyền đạt tới người đọc một nội dung, tư tưởng, thái độ, tình cảm của người viết, trong một hoàn cảnh giao tiếp nhất định nhằm một mục đích giao tiếp nhất định
Một bài viết tốt là một bài viết rõ ràng, súc tích, đúng ngữ pháp, đúng hình thức trình bày, người đọc có thể dễ dàng hiểu được đúng và chính xác ý tưởng, mục đích của người viết
1.1.1.2 Tầm quan trọng của việc rèn kĩ năng viết cho học sinh Tiểu học
Kĩ năng viết được xem là một trong những kĩ năng quan trọng đối với học sinh Tiểu học khi học Tiếng Việt
Trước hết, kĩ năng viết giúp học sinh biết thực thi ý tưởng và lưu giữ ý tưởng bằng văn bản ở dạng viết.Hơn nữa kĩ năng viết còn giúp các em biết xây dựng và tổ chức được những bài văn đúng với yêu cầu.Rèn luyện kĩ năng viết giúp các em thúc đẩy, hoàn thiện bản thân, trình bày được những hiểu biết năng lực cũng như tố chất của mình
Cuối cùng, ki năng viết còn giúp các em biết tạo lập được những văn bản ( bài TLV) hay và đúng yêu cầu của môn học
1.1.2 Đặc điểm và vai trò của phân môn Tập làm văn ở trường Tiểu học
1.1.2.1 Đặc điểm của của phân môn Tập làm văn
Phân môn Tập làm văn là một phân môn có sự tổng hợp kiến thức tiếng Việt Vì thế, dạy phân môn Tập làm văn đòi hỏi người người giáo viên phải thâm nhập cả chuỗi kiến thức từ các phân môn: Tập đọc, Kể chuyện, Luyện từ và câu
Trong chương trình tiểu học hiện nay, mục tiêu chính của môn Tiếng Việt là hình thành và phát triển cho học sinh các kỹ năng: nghe, nói, đọc, viết Đặc biệt ở lớp 4 và lớp 5, phân môn Tập làm văn tập trung rèn kỹ năng viết Trong giờ tập làm văn học sinh được cung cấp kiến thức về cách làm bài và làm các bài tập xây dựng các loại văn bản và các bộ phận cấu thành văn bản
Trang 15Phân môn này đòi hỏi học sinh phải vận dụng những kiến thức tổng hợp từ nhiều phân môn trong môn Tiếng Việt Để làm được một bài văn không những học sinh phải sử tốt kĩ năng viết mà còn phải vận dụng tốt các kỹ năng
về Tiếng Việt, về cuộc sống thực tế…
Tập làm văn là phân môn mang tính sáng tạo cao.Mỗi bài làm văn là một công trình sáng tạo của người học Trong mỗi công trình ấy, người học đã thể hiện con người tinh thần, văn hóa của mình Do đó, Tập làm văn vừa rèn luyện tính sáng tạo vừa tạo cơ hội để học sinh hoàn thiện nhân cách
1.1.2.1 Vai trò của phân môn Tập làm văn ở trường Tiểu học
Vai trò chính của phân môn Tập làm văn là rèn luyện cho học sinh kĩ năng tạo lập văn bản Đó là các kĩ năng: định hướng( phân tích và tìm hiểu đề); tìm ý, lập dàn ý; viết đoạn, liên kết đoạn thành bài văn; kiểm tra, sửa chữa, hoàn thiện bài làm Ngoài ra phân môn này còn rèn luyện cho học sinh một số kĩ năng chuyên biệt của làm văn như: quan sát, miêu tả, xây dựng cốt truyện…
Bên cạnh đó, Tập làm văn góp phần cùng các môn học khác rèn luyện và phát triển tư duy, ngôn ngữ, tăng cường vốn hiểu biết, mở rộng tâm hồn và trau dồi nhân cách cho học sinh Quá trình thực hiện các kĩ năng như phân tích đề, tìm ý, quan sát, viết đoạn văn,… là cơ hội để học sinh mở rộng vốn từ, nói lên quan điểm, tình cảm của mình, mở rộng vốn hiểu biết về cuộc sống Việc lập dàn
ý, tóm tắt truyện,… giúp khả năng tổng hợp, phân tích, phân loại của các em được rèn luyện và cũng chính là lúc tư duy logic được phát triển Mặt khác tư duy hình tượng của các em cũng được rèn luyện và phát triển khi các em sử dụng cách biện pháp so sánh, nhân hóa,…vào bài viết của mình
Để giao tiếp phải có thái độ đúng đắn đối với đối tượng giao tiếp Phân môn Tập làm văn khi dạy các nghi thức lời nói cũng đồng thời dạy cách cư xử đối với mọi người như sự lễ phép, lịch sự trong nói năng Để viết văn cần có hiểu biết và tình cảm đối với đối tượng được viết, vì vậy phân môn Tập làm
Trang 16văn đã tạo cho học sinh có sự hiểu biết và tình cảm yêu mến, gắn bó với thiên nhiên, với con người và vạn vật xung quanh Từ đó tâm hồn và nhân cách của các em sẽ được hình thành
1.1.3 Những yêu cầu khi dạy rèn luyện kĩ năng viết cho học sinh Tiểu học
1.1.3.1 Rèn cho học sinh viết đúng
Viết đúng là yêu cầu cơ bản, đầu tiên cần đạt được của học sinh Tùy vào từng lớp học mà yêu cầu viết đúng được thể hiện khác nhau Chẳng hạn: Đối với lớp 1 thì viết đúng được hiểu là phải đúng chính tả Đối với lớp 2 3, viết đúng là viết đúng chính tả, đúng câu Còn đối với lớp 4 5 viết đúng là viết
hay lỗi diễn đạt
Với đặc trưng của chương trình Tập làm văn ở Tiểu học là giúp học sinh hình thành, phát triển năng lực tạo lập văn bản nên việc giáo viên cần sửa lỗi cho các em sẽ được áp dụng ngay trong những giờ học sửa một số lỗi trong các bài tập làm văn hay trong những giờ trả bài
Với quan niệm: Văn là người, nếu không rèn cho HS thói quen cẩn thận, sự chính xác và chuẩn mực trong ngôn từ thì tương lai của các em sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều Vì vậy, trong quá trình chấm bài GV phải chú trọng sửa lỗi chính tả cho các em một cách chu đáo Đối với những lời phê thì bao giờ cũng nhẹ nhàng có những lời động viên cho các em rút kinh nghiệm và tạo động lực để các em tiến bộ ở những bài tiếp theo
Trang 171.1.3.2 Rèn cho học sinh viết hay
Trên cả viết đúng là viết hay Viết hay chính là sự thể hiện yêu cầu cao
của việc thực hiện kĩ năng viết.Theo tôi, viết hay được hiểu như sau: “Viết
hay là việc người viết thể hiện được những vấn đề về nội dung và nghệ thuật một cách sâu sắc và độc đáo…”
Khi nắm được các quy luật sử dụng từ ngữ đạt hiểu quả cao, học sinh đạt được trình độ viết hay Mà quy luật sử dụng từ ngữ đạt hiệu quả cao là việc học sinh kể và viết phải đảm bảo được các đặc trưng : tính chính xác, tính đúng đắn và tính thẩm mĩ Tùy vào từng đối tượng học sinh mà yêu cầu viết hay được thể hiện khác nhau
Chẳng hạn:
Đối với học sinh Tiểu học thì viết hay được hiểu là phải viết đúng chính
tả, đúng câu và sử dụng các biện pháp nghệ thuật vào bài viết một cách hợp lí
Đối với học sinh phổ thông thì viết hay được hiểu là phải viết đúng chính tả, đúng câu, đúng phong cách ngôn ngữ chức năng… và phải có hình thức diễn đạt trong sáng, mới mẻ, hấp dẫn
Một bài văn hay sẽ có tác dụng thu hút sự chú ý của người đọc và đem lại những cảm hứng sâu sắc khi đọc
Ví dụ: Bài văn viết về bố đã được đăng tải trên mạng của em Nguyễn Phan Anh Thư học sinh lớp 5 trường Tiểu học Hà Huy Tập 2 (thành phố
Vinh- Nghệ An Với đề bài Viết về người bố yêu thương của em, bé Nguyễn
Phan Anh Thư đã giành được điểm 10 Bằng hơn 500 từ viết tay trên 3 trang giấy ô ly, bé Anh Thư đã lột tả được tình cảm chân thành của người bố đối với con gái và cũng là tình cảm của người con đối với bố
“Ai cũng bảo “người em yêu nhất là mẹ và người yêu mẹ nhất là em nhưng em cho rằng điều đó không đúng Người em yêu nhất là bố và bố là người yêu em nhất Bố em là Nguyễn Kế Hiếu, 42 tuổi
Trang 18Bố em có dáng người thấp, đậm với cái bụng to, khác bố nhà người ta bụng thon 6 múi Bố nhà người ta đầu bóng vì vuốt keo, bố em đây đầu bóng
vì lâu ngày chưa gội Bố nhà người ta trán cao, hiểu biết rộng dài, bố em đây trán dô, siêu "lầy"
Bố nhà người ta mắt ánh lên sự nghiêm nghị, bố em đây mỗi khi làm sai là mắt láo liên như quạ vào chuồng lợn Bố nhà người ta môi bặm lại nghiêm túc, bố em miệng chỉ có cười suốt ngày
Bố nhà người ta tài giỏi, độc lập, vợ con nể phục, bố em đây bị vợ mắng suốt ngày để rồi tối đến rủ em lên giường ngủ sớm, nhưng thực ra là để hai bố con trùm chăn nói xấu mẹ Bố nhà người ta được cấp dưới ngưỡng mộ, bố em đây làm tài xế xe ôm cho các cô, các bác Bố em còn thua xa bố nhà người ta
Nhưng bố em sẵn sàng ký vào bản tự kiểm điểm của em mà không mách mẹ; sẵn sàng che giấu khuyết điểm của em; sẵn sàng nghe cuộc gọi phê bình của cô; sẵn sàng thức đến 3, 4 giờ sáng đợi em làm xong bài và đi ngủ; sẵn sàng ngồi bên cùng em "cày" Toán khó mấy tiếng đồng hồ; sẵn sàng thức dậy sớm mỗi sáng để gọi em dậy, mặc dù bố còn thèm ngủ hơn em; sẵn sàng nhường em miếng trứng cá ngon lành mà bố rất thích; sẵn sàng cho em mượn iPad vào cuối tuần với lý do là "cho nó giải trí thêm chút"; sẵn sàng đánh xe đến lớp đón em, cho dù phải bỏ một buổi họp quan trọng; sẵn sàng đấu hài với em, tán chuyện linh tinh cùng em để "giúp nó giảm stress"…
Bố em rất khéo năn nỉ mẹ đừng đánh em, hoặc nhận tội thay để em không
bị mẹ mắng Mấy câu ấy thường chỉ là mấy câu như: "Khiếp sáng sớm đài đã hát dân ca, cải lương hay vọng cổ rồi à?", "Trời đánh còn tránh miếng ăn nhé!",
"Ê, hình như có Giọng hát Việt rồi kìa!",… đủ để nhắc khéo mẹ và em thoát nạn
Nói thế thôi nhưng đối với em, một người bố như thế là tất cả rồi Bố chả bao giờ khiến em buồn hay khóc Bố luôn là anh hùng giải cứu em khỏi những trận lôi đình của mẹ, giúp em yêu Toán như xưa, giúp em đi học đúng giờ…
Trang 19Cảm ơn bố rất nhiều! Con chúc "Papa" luôn mạnh khỏe, sớm hết bệnh tiểu đường và sống lâu mãi với chúng con, "Papa" nhé!
Qua bài viết này chúng ta có thể thấy đây là một bài văn rất hay, bài viết này đã đưa ra hai hình tượng về bố người và bố ta Hình tượng bố người thì toàn những điểm tốt và hàng loạt những chuẩn mực còn hình tượng bố ta lại trái ngược hoàn toàn Bài viết này em học sinh đã không viết theo lối tư duy thông thường là bố mình phải giống bố người, bố mình phải đi theo những chiều hướng tốt đẹp mà sử dụng lối tư duy phản biện bố mình không đi theo chiều hướng tốt đẹp nhưng kết cục em học sinh vẫn yêu bố mình nhất Bởi vì bản chất của những việc bố em học sinh này làm là hướng cho em hay làm cho em thỏa mãn Và bên cạnh đó em đã sử dụng những hình ảnh so sánh rất dí dỏm, rất thông minh, mặc dù ở một góc độ nào đấy chúng ta có thể cảm nhận là nó không hợp chuẩn nhưng chúng ta có thể thấy là em đã biết cách lựa chọn ra các hình ảnh so sánh để miêu tả về người bố của mình
1.2 Đặc điểm của học sinh lớp 4, 5
1.2.1 Đặc điểm tâm lý học sinh lớp 4,5
Lứa tuổi HS tiểu học lớp 4, 5 những cấu tạo tâm lý chủ yếu do hoạt động học tập mang lại Tuy nhiên, tính chủ đạo của hoạt động học tập không phải tự nhiên mà có mà nó là một quá trình hình thành diễn ra và phát triển trong 4, 5 năm đầu cuộc đời học sinh Do đó đến trường thực hiện hoạt động học tập là bước ngoặt quan trọng đối với trẻ trong giai đoạn này Các em đã trở thành những học sinh thực sự và nhiệm vụ học tập là nhiệm vụ hàng đầu
để giúp các em nắm bắt được kiến thức
Nếu như đặc điểm đặc trưng về tâm lý của HS lớp 1,2 là những bước chuyển tiếp từ hoạt động vui chơi của trẻ mầm non sang hoạt động học tập thì giai đoạn lớp 4, 5 lại có những đặc điểm phù hợp với hoạt động học tập ở cuối bậc tiểu học.Ở giai đoạn lớp 4,5 tính tổng thể của tri giác dần nhường chỗ cho
Trang 20tri giác chính xác Tư duy trừu tượng dần được chiếm ưu thế cấu trúc các thao tác hình thức bắt đầu được hình thành đó là các thao tác khát quát khóa, phân tích, so sánh, tổng hợp…
Về sự phát triển của trí nhớ, ghi nhớ có chủ định được hình thành và phát triển trong quá trình học tập.Trí nhớ trực quan phát triển tốt hơn trí nhớ
từ ngữ trừu tượng, trí nhớ trong thời gian ngắn phát triển tốt hơn trí nhớ trong thời gian dài Ở những năm cuối bậc tiểu học trí nhớ có sự tham gia tích cực của ngôn ngữ
Về sự phát triển của tưởng tượng chủ yếu là phát triển tưởng tượng tái tạo cụ thể Ở giai đoạn này tưởng tượng của trẻ phát triển theo xu hướng khát quát và rút gọn hơn Tưởng tưởng sáng tạo bắt đầu hình thành trong giai đoạn lớp 4 ,5
Về sự phát triển của chú ý, chú ý không chủ định vẫn phát triển, chú ý
có chủ định bắt đầu ổn định và bền vững Khối lượng chú ý tăng lên, HS biết hướng chú ý vào nội dung cơ bản của bài học và kỹ năng phân phối chú ý bắt đầu được hình thành
Về sự phát triển của tư duy, tư duy cụ thể vẫn tiếp tục phát triển, tư duy trừu tượng đang dần chiếm ưu thế HS đã biết căn cứ vào các dấu hiệu bản chấ đối tượng để khái quát hóa thành khái niệm Chúng có thể nhìn một sự vật diễn biến theo nhiều hướng, một hiện tượng có nhiều nguyên nhân Đặc biệt các em có khả năng lập luận cho những phán đoán của mình
Tóm lại trong quá trình dạy học đặc biệt dạy học Tập làm văn GV cần dựa vào những đặc điểm tâm lý để lựa chọn ra những phương pháp dạy học hiệu quả và phù hợp với HS
1.2.2 Đặc điểm sinh lý học sinh lớp 4,5
Ở lứa tuổi này sự phát triển của cơ thể diễn ra bình thường, độ cong của xương cột sống đang dần hình thành, bộ xương cũng đang ở giai đoạn cốt hóa
Trang 21Các vùng trên vỏ não cũng đã hình thành và gần đạt được chỉ số giống người lớn, cấu tạo tế bào thần kinh cũng giống với người lớn đặc biệt thùy trán phát triển mạnh Những đặc điểm đó tạo điều kiện thuận lợi để học sinh thực hiện hoạt động học đối tượng là những kiến thức khoa học
Học sinh giai đoạn này quá trình hưng phấn mạnh hơn ức chế nên dễ dẫn đến sự hiếu động, chưa làm chủ được những cảm xúc của bản thân Đường liên hệ thần kinh tạm thời trên vỏ não dễ hình thành nhưng lại không bền vững cho nên việc HS ghi nhớ được kiến thức lâu dài không chắn chắn để
HS nắm vững được kiến thức và các kĩ năng thì phải học tập và ôn luyện lại thường xuyên
1.2.3 Đặc điểm ngôn ngữ học sinh lớp 4,5
Hầu hết HS tiểu học có ngôn ngữ nói thành thạo Khi trẻ vào lớp 1 bắt đầu xuất hiện ngôn ngữ viết Đến lớp 4,5 thì ngôn ngữ viết đã thành thạo và bắt đầu hoàn thiện về mặt ngữ âm, chính tả và ngữ pháp Nhờ có ngôn ngữ phát triển mạnh mẽ mà trẻ có khả năng tự đọc, tự học, tự nhận thức thế giới xung quanh và tự khám phá bản thân qua các thông tin khác nhau
Ngôn ngữ có vai trò hết sức quan trọng đối với quá trình nhận thức cảm tính và lý tính của trẻ, nhờ có ngôn ngữ mà cảm giác, tri giác, tư duy, tưởng tượng của trẻ phát triển dễ dàng và biểu hiện cụ thể qua ngôn ngữ viết
và nói Hay nói cách khác thông qua ngôn ngữ của trẻ ta có thể đánh giá được sự phát triển tư duy của trẻ
1.2.4 Đặc điểm nhận thức của học sinh lớp 4, 5
Sự phát triển nhận thức ở lứa tuổi tiểu học có những bước tiến mới so với học sinh mẫu giáo Hoạt động của con người phụ thuộc vào trình độ nhận thức Nhận thức của các em chuyển dần từ nhận thức lý tính sang nhận thức cảm tính
Nhận thức cảm tính là nhận thức phản ánh những thuộc tính bên ngoài
của sự vật và hiện tượng Cảm giác và tri giác là hai cấp độ của quá trình nhận
Trang 22thức cảm tính Tri giác gắn liền với cảm xúc do đó các em tri giác về thế giới xung quanh càng nhiều thì sẽ có những góc nhìn về thế giới càng đa dạng, phong phú Cảm giác và tri giác cũng là nguồn gốc của vốn tri thức ban đầu của các em
Ở cuối bậc tiểu học (lớp 4, 5) đặc điểm tri giác của các em đã phát triển một cách chính xác, đầy đủ và có chọn lọc Các em đã biết cách tổng hợp, phân tích để tìm ra những dấu hiệu đặc trưng của sự vật, hiện tượng Ở giai đoạn này, tri giác đã mang tính mục đích và phương hướng rõ ràng Do
đó, hướng dẫn học sinh viết tốt một bài văn là điều cần thiết Những bài văn hay, sinh động là công cụ giúp các em tri giác tốt hơn từ đó tác động đến cảm giác yêu thích và hứng thú khi viết văn
+ Tưởng tượng của học sinh lớp 4, 5 hoàn chỉnh hơn về kết cấu logic Trí tưởng tượng của các em rất phong phú, chằng hạn như dựa vào các bài văn mẫu các em sáng tạo thành bài văn của mình một cách hay hơn, sinh động hơn Để có cơ sở cho trí tưởng tượng thì giáo viên cần hướng dẫn các em các
kĩ năng để viết được một bài văn hay
+ Tư duy của học sinh lớp 4, 5 đã thoát khỏi tính chất trực tiếp của tri giác và tư duy trừu tượng, khái quát hóa đang dần chiếm ưu thế Nhờ đó các
em biết phân tích, tổng hợp nội dung thông qua các bài văn mẫu hay qua các cách hướng dẫn của giáo viên
Trang 231.2.5 Các yếu tố ngoài ngôn ngữ ảnh hưởng đến quá trình phát triển lời nói của học sinh
Ngoài yếu tố ngôn ngữ còn rất nhiều yếu tố có thể ảnh hưởng tới quá trình phát triển lời nói và ngôn ngữ của học sinh Cụ thể như sau:
Khả năng tiếp nhận ngôn ngữ của trẻ: Khi nhìn thấy sách báo, tài liệu
hay bất kỳ dòng chữ nào thì chúng ta sẽ “tự động” nhận biết, phân loại và lý giải ý nghĩa của chữ, từ, câu xuất hiện trong dòng chữ đó Đây chính là quá trình tiếp nhận ngôn ngữ Nếu như quá trình này gặp khó khăn thì cũng đồng nghĩa với việc khả năng nói, đọc chữ và viết chữ của các em sẽ gặp trở ngại
Khả năng viết: Khả năng viết và đọc có tác động qua lại với nhau Bởi
khi viết chữ, não sẽ ghi nhớ nhanh và lưu giữ “ấn tượng” về các ký tự đậm nét hơn Khi HS tập đọc, bộ nhớ của não sẽ nhận biết dễ dàng và nhanh chóng cung cấp “thông tin” cho biết đó là chữ gì, từ nào, có ý nghĩa ra sao… Ngược lại, nếu chăm chỉ tập đọc, HS sẽ tránh được tình trạng hay quên chữ, từ đó khắc phục tâm lý ngại viết là nguyên nhân sâu xa dẫn đến việc không biết viết chữ
Môi trường gia đình: Theo các chuyên gia, thông thường nếu bố mẹ có
khả năng biểu đạt (nói, đọc) tốt thì khả năng đọc của con cũng không tồi Có thể thấy môi trường gia đình có ảnh hưởng tương đối lớn đối với việc phát triển khả năng này của HS Sự ảnh hưởng của yếu tố gia đình đối với khả năng đọc được phân thành 2 loại Thứ nhất là ảnh hưởng tích cực khi trong gia đình thường xuyên có sự giao lưu, trao đổi giữa bố – mẹ, bố mẹ – con cái tạo nên sự kích thích phát triển ngôn ngữ Từ đó hình thành trong tư duy các em thái độ coi trọng ngôn ngữ – “nguyên liệu” nuôi dưỡng thói quen đọc sách Thứ hai là kiểu gia đình ít có sự trao đổi, giao lưu bằng ngôn từ giữa trẻ nhỏ và người lớn Những người trong kiểu gia đình này thường trầm mặc, ít nói và dùng câu từ đơn giản Một cách tự nhiên, trẻ em sẽ không có được sự kích thích ngôn ngữ, vốn từ vựng không phong phú, sử dụng câu từ không linh hoạt
Trang 24Môi trường giáo dục: Cũng giống như yếu tố gia đình ở trên, nếu trẻ được
học tập trong môi trường giáo dục tiến bộ, có phương pháp và nội dung giảng dạy phù hợp thì thái độ và khả năng tiếp thu ngôn ngữ sẽ phát triển theo hướng tích cực
1.3 Cơ sở thực tiễn
1.3.1 Khái quát nội dung chương trình Tập làm văn lớp 4,5
1.3.1.1 Nội dung chương trình Tập làm văn lớp 4
Chương trình Tập làm văn lớp 4 được thiết kế tổng cộng 62 tiết / năm.Cụ thể:
* Kể chuyện gồm có 19 tiết được dạy trong học kỳ I
* Văn miêu tả gồm 30 tiết được phân bố như sau:
- Khái niệm văn miêu tả 1 tiết
+ Miêu tả đồ vật 10 tiết
+ Miêu tả cây cối 11 tiết
+ Miêu tả con vật 8 tiết
* Các loại văn bản khác:
+ Viết thư: 3 tiết
+ Trao đổi ý kiến : 2 tiết
+ Giới thiệu hoạt động: 2 tiết
+ Tóm tắt tin tức: 3 tiết
+ Điền vào giấy tờ in sẵn: 3 tiết
Như vậy chương trình Tập làm văn lớp 4 được chú trọng vào 2 thể loại chính đó là: kể chuyện (19 tiết) và miêu tả (30 tiết) Điều này khẳng định lượng kiến thức trọng tâm của Tập làm văn lớp 4 là văn kể chuyện và văn miêu tả
1.3.1.2 Nội dung chương trình Tập làm văn lớp 5
Chương trình Tập làm văn lớp 5 thiết kế tổng cộng 62 tiết/năm.Cụ thể:
Trang 25+ Tập viết đoạn đối thoại 3 tiết
+ Ôn tập CT lớp 4 20 tiết (Trong đó có 3 tiết KC)
Ngoài việc cung cấp một số kiến thức mới nội dung dạy học TLV lớp 5 còn có các bài ôn tập nhằm củng cố, hệ thống hoá những kiến thức đã học về văn kể chuyện, văn miêu tả ( tả đồ vật, tả cây cối, tả con vật) đã học ở lớp 4
1.3.2 Hệ thống bài tập làm văn trong sách giáo khoa Tiếng việt lớp 4,5
Tập làm văn là một phân môn thực hành Xem xét nội dung bài học trong SGK Tiếng Việt,ngoài việc tạo ra một hệ thống bài tập thì không có cách nào khác để xây dựng nội dung dạy học TLV Việc tìm hiểu hệ thống các bài tập với từng kiểu dạng cụ thể, việc chia các dạng bài tập theo tiêu chí nào? Thực sự là việc làm không hề đơn giản Sự phức tạp khó khăn xuất phát ngay từ việc quan niệm thế nào là một bài tập TLV Để tránh việc dẫn đến tranh luận thế nào là bài tập TLV đích thực, chúng tôi đồng ý với quan niệm
của các tác giả đã viết trong giáo trình Phương pháp dạy học Tiếng Việt ở
Tiểu học “ Bài TLV là tất cả những bài tập có trong SGK của phân môn TLV, nghĩa là bao gồm cả những bài tập TLV và cả những bài tập kiểm tra, sửa chữa ngôn bản Chính vì quan niệm như vậy nên số lượng các bài TLV nhiều và rất phong phú, đa dạng Quy mô của một bài TLV cũng rất khác nhau, quan niệm về một đơn vị bài tập cũng rất tương đối: từ một lệnh yêu cầu viết một bài văn đến những lệnh yêu cầu những hành động khác để viết
Trang 26được bài văn đều xem là một bài tập”.( Lê Phương Nga, Đặng Kim Nga,
Phương pháp dạy học Tiếng Việt ở tiểu học NXB Đại học Sư Phạm.)
Theo định hướng thực hành, các bài tập TLV được chia thành dạng bài tập rèn luyện kĩ năng viết và bài tập rèn luyện kĩ năng nói.Có những tiết học, bài học tập trung chủ yếu cho luyện viết hoặc chủ yếu cho luyện nói nhưng trong đó cũng có khá nhiều những tiết tập trung rèn luyện cả hai kĩ năng này Tuy cùng một mục đích luyện nói và luyện viết nhưng yêu cầu đặt ra cho các lớp lại khác nhau nên các dạng bài tập cũng có sự khác nhau giữa các lớp trong giờ dạy TLV
1.3.3 Khảo sát thực trạng dạy-học phân môn Tập làm văn lớp 4,5
1.3.3.1 Mục đích khảo sát
Việc khảo sát được thực hiện nhằm mục đích đánh giá thực trạng dạy và học phân môn Tập làm ở lớp 4, lớp 5 về việc thực hiện mục tiêu, nội dung, phương pháp của giáo viên trong quá trình dạy học Từ việc khảo sát để có căn cứ đưa ra những biện pháp khắc phục những tồn tại của dạy và học phân môn Tập làm văn ở lớp 4, lớp 5
1.3.3.2 Đối tượng khảo sát
Chúng tôi tiến hành khảo sát tại trường Tiểu học trên địa bàn thành phố Lào Cai, chúng tôi tiến hành khảo sát trên 8 giáo viên khối lớp 4, lớp 5 và 100 học sinh lớp 4, 100 học sinh lớp 5 của trường Tiểu học Kim Đồng – thành phố Lào Cai
1.3.3.3 Nội dung khảo sát
- Khảo sát giáo viên
Chúng tôi tiến hành khảo sát thông qua phiếu điều tra xoay quanh nội dung sau:
+ Những thuận lợi, khó khăn của giáo viên trong quá trình dạy Tập làm văn cho học sinh lớp 4, lớp 5
+ Những giải pháp được giáo viên sử dụng trong giờ Tập làm văn
+ Quy trình dạy học Tập làm văn lớp 4, lớp 5 gặp những thuận lời và khó khăn
+ Nhận thức của giáo viên về tầm quan trọng của việc dạy Tập làm văn cho học sinh lớp 4, lớp 5
Trang 27- Khảo sát học sinh
+ Tìm hiểu nhu cầu hứng thú của học sinh khi học tiết Tập làm văn + Những hoạt động dạy giờ Tập làm văn của giáo viên mà học sinh cảm thấy hứng thú
1.3.3.4 Các phương pháp và kĩ thuật khảo sát
Khảo sát qua phiếu hỏi
Dự giờ, quan sát giờ dạy
Tham khảo giáo án
Giáo viên luôn ý thức quan tâm, chăm chút học sinh trong từng tiết học Với mỗi loại bài tập, giáo viên đã nghiên cứu kĩ kế hoạch bài dạy để lựa chọn
và tổ chức những hình thức luyện tập sao cho phù hợp với đối tượng học sinh Bên cạnh đó, giáo viên luôn động viên khuyến khích, khơi gợi ở học sinh trí tưởng tượng, óc sáng tạo Từ đó kích thích được sự tìm tòi ham học hỏi ở học sinh, hình thành thói quen học tập tốt phân môn Tập làm văn
Để giúp học sinh viết được những bài văn hay, ý tưởng phong phú, sáng tạo giáo viên luôn chú trọng rèn kĩ năng nói – viết chọ học sinh Qua các phương tiện thông tin đại chúng: xem đài, đọc sách báo, tài liệu… giáo viên thường xuyên được tiếp cận với việc đổi mới các phương pháp
+ Học sinh:
Ở lứa tuổi học sinh lớp 4,5 các em rất ham học hỏi tìm tòi Nội dung chương trình môn Tiếng Việt nói chung và phân môn Tập làm văn nói riêng
Trang 28rất phong phú; kênh hình Sách giáo khoa được trình bày đẹp, phù hợp tâm lí lứa tuổi các em
Học sinh đã nắm vững kiến thức, kĩ năng tạo lập văn bản, kể chuyện, miêu tả từ các lớp dưới Đây là cơ sở giúp các em học tốt phân môn Tập làm văn lớp 4,5
- Khó khăn
Tập làm văn là phân môn khó so với các phân môn khác của môn Tiếng Việt, vì vậy trong việc dạy – học phân môn này có những khó khăn nhất định
Trong việc rèn luyện kĩ năng nói – viết cho học sinh, giáo viên có đầu
tư nghiên cứu mục tiêu các tiết dạy để lựa chọn các phương pháp và hình thức
tổ chức dạy học sao cho phù hợp từng đối tượng học sinh, nhưng sự đầu tư chưa sâu nên hiệu quả dạy – học phân môn Tập làm văn chưa cao Một số bài trong chương trình đề ra chưa gần gũi với học sinh như: Lễ hội, tin thể thao,… Dụng cụ trực quan thiếu, giáo viên chỉ nói suông nên học sinh không hiểu, không nắm bắt được thông tin vì vậy bài làm văn không đạt hiệu quả cao
Chất lượng phân môn Tập làm văn đầu năm thấp, học sinh chưa biết viết đoạn văn có ý tưởng phong phú, sáng tạo mà chỉ biết trả lời theo câu hỏi gợi ý Đấy là vấn đề nan giải đòi hỏi giáo viên phải có biện pháp thích hợp để từng bước giảng dạy đạt kết quả
Trang 29CHƯƠNG 2: MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN KĨ NĂNG VIẾT CHO HỌC SINH LỚP 4, 5 THÔNG QUA PHÂN MÔN TẬP LÀM VĂN
2.1 Những yêu cầu đối với bài tập làm văn lớp 4,5
Ở lớp 4 và 5 học sinh tập viết bài văn thay vì viết đoạn văn như các lớp dưới, đây là một bước nhảy vọt về kĩ năng viết văn cũng như nội dung của bài văn Học sinh phải bao quát nội dung hơn nhiều lần so với việc viết đoạn văn, phải vận dụng các kĩ năng viết văn ở mức độ cao hơn và còn huy động những năng lực đặt câu, dùng từ ở nhiều tình huống sao cho đa dạng, phong phú hơn
2.1.1 Yêu cầu về mặt nội dung
Xét về mặt nội dung, mỗi bài văn ở lớp 4, 5 giải quyết toàn bộ yêu cầu của đề bài Và đương nhiên là các đề bài này có đề tài xoay quanh cuộc sống của các em thì mới phù hợp vốn sống của các em Điều đáng lưu ý ở đây là dung lượng bài làm văn, đối với học sinh đại trà chương trình yêu cầu khoảng
từ 200 đến 300 chữ nhưng có rất nhiều xu hướng chạy theo dung lượng lớn khiến các giờ làm văn thời gian làm bài và trả bài ít nhưng vẫn phải đáp ứng yêu cầu về dung lượng Kết quả là học sinh chỉ đáp ứng được về mặt dung lượng mà quên đi các kĩ năng làm bài và càng lên các lớp lớn thì việc đó lại xảy ra nhiều hơn Vì vậy việc bài tập làm văn ở lớp 4, 5 không nên đòi hỏi độ dài dung lượng câu văn, độ nhiều ít của nội dung mà cần đảm bảo yêu cầu viết bài văn chặt chẽ, chính xác
2.1.2 Yêu cầu về mặt hình thức
Những yêu cầu về mặt hình thức liên quan đến việc rèn luyện cho học sinh những kĩ năng xây dựng đoạn văn, bài văn Một bài văn hoàn chỉnh gồm
3 phần với những chức năng đặc biệt như sau:
- Phần mở bài: Dẫn người đọc vào bài văn Tùy theo những thể loại, nội dung của bài văn mà phần mở bài có những yêu cầu khác nhau Phần mở
Trang 30bài của văn kể chuyện cần giới thiệu được câu chuyện sẽ kể (có thể giới thiệu nhân vật chính hoặc đề tài chính…) Phần mở bài của văn miêu tả cần giới thiệu được đối tượng miêu tả (con mèo, chiếc cặp sách, chiếc bút…) Còn đoạn mở bài của văn tường thuật là cần giới thiệu sự kiện định thuật lại ( “Em
có nhiều quần áo cũ nhưng em không mặc đến, chủ nhật vừa rồi em quyết định đã mang số quần áo đó đi quyên góp cho các anh chị tình nguyện viên dể cho các bạn trẻ nhỏ vùng cao” …(thuật lại việc làm trong ngày chủ nhật)…
Phần mở bài trước tiên cần đúng yêu cầu về kiểu loại bài và đúng với nội dung đề bài yêu cầu Và sau đó tùy vào năng lực của mỗi học sinh có thể chọn những cách mở bài khác nhau (gián tiếp, trực tiếp) để cho bài làm của mình hấp dẫn và sinh động hơn
- Phần thân bài: Ở phần này nhằm triển khai các ý chính của bài văn Học sinh cần viết đúng nội dung yêu cầu của bài tránh những sự liên miên trong bài văn dễ khiến học sinh đi xa so với nội dung chính của bài Tùy vào các đối tượng học sinh mà các em có thể sử dụng các biện pháp nghệ thuật để bài văn trở nên trau chuốt và mang tính nghệ thuật hơn việc chỉ miêu tả hoặc
kể lại thông thường
- Phần kết bài: Nhằm tổng hợp nội dung bài và dẫn người đọc ra khỏi bài văn.Tùy theo kiểu loại bài mà yêu cầu đoạn kết cũng khác nhau.Cũng như phần mở bài trước tiên cần đúng, sau đó nếu có khả năng, năng lực thì cần chọn những cách kết bài hay hơn Bên cạnh những kết bài đúng, hay còn rất nhiều học sinh có những kết bài bỏ lửng khiến người đọc khi đọc xong bài văn vẫn còn phải suy nghĩ tiếp
Vậy khi viết bài tập làm văn cần chú ý đến tính thống nhất của cả bài Trong mỗi bài văn đoạn mở bài hay kết bài cũng cần hướng vào nội dung chính của bài, gắn bó với nội dung đó Ví dụ như đoạn mở bài giới thiệu cây hoa nhưng sau đó phần thân bài lại tả cây rau, như đoạn mở bài giới thiệu
Trang 31truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh phần thân bài lại kể về truyện Con Rồng Cháu Tiên…cách viết bài như trên không đảm bảo tính thống nhất của bài văn
Mỗi bài văn là những thành quả của các em, in rõ những dấu vết cá nhân đó là những sáng tạo của cá nhân học sinh Vì thế cùng một đề bài song chúng ta lại thu được rất nhiều những cách viết khác nhau Đây là một điều thú vị đối với giáo viên khi dạy Tập làm văn
2.2 Quy trình tạo lập một văn bản viết
2.2.1 Phân tích đề, tìm yêu cầu của đề
Việc tìm hiểu đề bài có ý nghĩa quan trọng Đây là bước định hướng cho quá trình làm bài Định hướng sai hay đúng sẽ quyết định bài làm sai hay đúng Để tránh tình trạng HS viết lan man, lệch lạc, xa rời yêu cầu của đề bài,
GV phải hướng dẫn và giúp các em thấy được yêu cầu của đề bài
Ví dụ: Đề bài “ Tả một cây có bóng mát mà em yêu thích”_ SGK
Tiếng Việt 4 tập 2-tr83
Đề bài yêu cầu tả cây bóng mát nhưng có nhiều học sinh lại tả cây na, cây xoài… như vậy là các em đã bị lạc đề hoàn toàn GV phải hướng dẫn và
giúp các em thấy được yêu cầu của bài ở đây là “ Tả về cây bóng mát” và
định hướng cho các em cây bóng mát là những cây như thế nào? Sau lấy một vài ví dụ cho HS như cây bàng, cây phượng…
2.2.2 Xây dựng đề cương cho bài viết
Do đặc điểm tâm lí lứa tuổi nên đa số bài văn của học sinh lớp 4, 5 có ý tưởng chưa phong phú, sáng tạo các em trình bày hạn hẹp trong khuôn khổ nhất định Giáo viên cần giúp các em tìm ý để thực hành một bài văn hoàn chỉnh về nội dung với những ý tưởng trong sáng giàu hình ảnh và ngây thơ chân thực Để thực hiện được điều đó, giáo viên sẽ hướng dẫn học sinh một cách chặt chẽ từ sự liên tưởng về các sự vật, các hoạt động Từ đó học sinh dễ dàng tìm ý và diễn đạt bài văn rõ ràng, mạch lạc hơn Trong một tiết Tập làm
Trang 32văn với một đề tài nào đó, học sinh có thể quên một số hành ảnh, sự việc…
mà các em đã quan sát hoặc tìm hiểu qua thực tế Giáo viên khơi gợi cho học sinh nhớ lại bằng những câu hỏi nhỏ có liên quan đến yêu cầu bài tập, phù hợp thực tế và trình độ học sinh để các em dễ dàng diễn đạt Nếu trong một bài tập làm văn, học sinh chỉ biết diễn đạt nội dung bằng những gì đã quan sát; hoặc thực hành một cách chính xác theo các gợi ý; bài làm như thế tuy đủ
ý nhưng không có sức hấp dẫn, lôi cuốn người đọc, người nghe Vì vậy, với từng đề bài giáo viên nên có những câu hỏi gợi ý, khuyến khích học sinh liên tưởng, tưởng tượng những chi tiết một cách tự nhiên, chân thật và hợp lý qua việc sử dựng các biện pháp so sánh, nhân hóa, để từ đó học sinh biết trình bày bài văn giàu hình ảnh sinh động, sáng tạo.Qua việc tìm các ý học sinh sẽ xây dựng dàn bài cho bài viết một cách chính xác và chân thực.Trong dàn bài học sinh cần trình bày phân ra thành các nhóm nhỏ theo từng tiểu chủ đề Mỗi tiểu chủ đề thể hiện một ý riêng không trùng lặp ý với tiểu chủ đề khác Từng tiểu chủ đề, các tư liệu được sắp xếp hợp lí sao cho bản thân các ý được nổi bật góp phần làm sáng tỏ chủ đề chung
Ví dụ: Lập dàn ý Đề bài “Tả một cây có bóng mát mà em yêu thích”
Mở bài:
- Giới thiệu cây em định tả Cây được trồng ở đâu? Do ai trồng? Cây được trồng từ khi nào( nếu nhớ)
Thân bài:
- Miêu tả bao quát toàn bộ cây
- Miêu tả từng bộ phận của cây: rễ cây, gốc cây, thân cây như thế nào, cành cây, lá cây, tán cây ra làm sao Chú ý miêu tả kết quả mà các em quan sát được qua các giác quan như: thị giác ( nhìn), xúc giác ( sờ)…
- Sự thay đổi của cây theo thời gian
- Miêu tả thêm một số cảnh vật xung quanh ( thời tiết, chim chóc, con người…)
Trang 33Kết bài:
- Nêu cảm nghĩ hoặc tình cảm của em đối với cây bóng mát
2.2.3 Thực hành viết bài tập làm văn
-Đây là khâu trực tiếp cho ra “sản phẩm” Người viết văn dùng lời văn của mình diễn đạt các ý thành câu, đoạn, phần hoàn chỉnh Ở bước này, các phương tiện liên kết hình thức được huy động để triển khai chủ đề, thể hiện liên kết nội dung, đảm bảo mạch lạc cho văn bản Việc viết thành văn cần đạt được tất cả các yêu cầu: đúng chính tả, đúng ngữ pháp, dùng từ chính xác, sát
bố cục, có tính liên kết, mạch lạc, kể chuyện hấp dẫn, lời văn trong sáng
- Giáo viên lưu ý hướng dẫn học sinh viết bài văn đủ 3 phần: Mở bài,Thân bài, Kết bài
*Phần mở bài:
Để viết một bài văn hoàn chỉnh giáo viên rèn luyện cho học sinh cách
mở bài Cũng có thể rèn cho học sinh cách mở bài theo kiểu gián tiếp hay trực tiếp tùy theo khả năng, tiếp thu làm việc của học sinh Nhưng tốt nhất giáo viên nên rèn cho học sinh cách mở bài theo kiểu gián tiếp là tả vòng vo loanh quanh rồi đi vào ý chính cần tả
Ví dụ: Đề bài “Tả một cây có bóng mát mà em yêu thích”
GV hướng dẫn HS mở bài theo 2 cách như sau:
Mở bài trực tiếp:
“Ngay giữa sân trường em có trồng một cây bàng rất to Nó đứng ở đây không biết từ bao giờ, chỉ biết rằng khi em bước vào trường em đã thấy
nó rồi”
Mở bài gián tiếp:
“Ở trường em trồng rất nhiều cây bóng mát; cây phượng vĩ vào mùa hè
nở đỏ rực, cây xà cừ đúng im lìm như cái dù khổng lồ, Những cây phi lao thẳng tắp như một hàng lính canh… nhưng có lẽ cây bàng đứng bên cổng trường để lại cho em nhiều ấn tượng nhất”
Trang 34*Phần thân bài:
Giáo viên cũng có thể hướng cho học sinh viết thành nhều đoạn, mỗi đoạn là một ý khác nhau, tả một cảnh vật và điểm chi tiết của cảnh vật đó Trong mỗi đoạn khi miêu tả cần chú ý chỉ học sinh về sử dụng các hình ảnh
so sánh, nhân hóa…Hướng cho học sinh vận dụng các giác quan tham gia vào việc miêu tả như mắt, mũi, tai, xúc giác…
Ví dụ: Đề bài “Tả một cây có bóng mát mà em yêu thích”
GV có thể hướng dẫn học sinh miêu tả cây bàng như sau:
“ Từ xa, cây bàng trường em trông giống như một cái ô lớn Với dáng
đứng thẳng và những tán lá xanh mát Đến gần, nổi bật trước ta là thân cây cao to và những tán lá dày đặc, xanh ngắt che rợp cả một khoảng đất rộng Mỗi trưa tan học, chúng em thường ngồi hóng mát một lúc Gốc cây to màu nâu xỉn, nhô lên những cái mắt to như cái gáo dừa Mấy rễ lớn chôi lên như mời gọi chúng em ngồi lên đó để nghỉ tránh nắng
Tán lá từng tầng từng tầng xếp đều, cao vượt hơn cả mái trường em Thân bàng to gần một vòng tay ôm, vỏ màu xám, nham pháp, nhiều vết trầy xước, dấu tích của sự từng trải năm tháng Trên cao, nhiều cành lớn chìa ngang hoặc chênh chếch tạo thành nhiều tầng tán lá
Mùa thu lá từ màu xanh xẫm chuyển sang màu pha đỏ hay pha nâu Gặp gió những chiếc lá vàng lìa cành trao qua trao lại rồi rơi xuống đất Mùa đông, lá bàng cong cong như những chiêc bánh đa nướng đỏ quạch như màu đồng hun Mỗi lần có cơn gió bấc thổi qua, những chiếc lá lả tả rơi theo chiều gió, rụng xuống để lại thân cành khẳng khiu, gầy guộc, lỏng chỏng in trên nền trời xanh xẫm Xuân sang , chồi non lộc mới nhú lên, những lá xanh non xòe khắp các cành trông như một bầy chim
Mùa này lá bàng xanh tươi một màu xanh nõn nà , óng ả Những bông hoa trăng trắng, nhỏ như những trứng cua, bé xíu, thập thò giữa màu xanh
Trang 35của lá Lá ken kín dày theo từng tầng, dày đặc khiến ánh nắng chói chang không thể xuyên qua Cái nóng hầm hập như bủa vây khắp nơi nhưng dướ tán bàng, khí trời dìu dịu Mấy chú chim ẩn mình trong lá hót líu lo Thỉnh thoảng, một làn gió nhẹ thổi qua khiến cho những chiếc lá bàng to, xanh rì rào trò chuyện.”
* Phần kết bài:
Đây cũng là một phần rất quan trọng của bài văn, nó đóng góp một phần thành công hay thất bại của bài văn mình làm Giáo viên hướng cho học sinh cách viết kết bài mở rộng và tập cho các em cách viết kết bài mở rộng
Ví dụ : Đề bài “Tả một cây có bóng mát mà em yêu thích”
GV hướng dẫn học sinh mở bài theo 2 cách như sau:
Kết bài không mở rộng:
“Em rất quý cây bàng vì cây cho chúng em bóng mát để vui chơi mà còn tô điểm vẻ đẹp cho trường em”
Kết bài mở rộng:
“Cây bàng đã cùng chúng em lớn lên và vui đùa, nó cũng cùng chúng
em học ngày qua ngày Nghỉ hè sân trường vắng một mình cây bàng đứng trơ trọi Gió tinh nghịch làm rung rinh tán lá Hay cây bàng già đang đứng cười hiền và vẫy chào tạm biệt chúng em hẹn sau một kì nghỉ dài gặp lại Em sẽ rất nhớ cây bàng già ấy”
2.2.4 Kiểm tra, sửa chữa, hoàn thiện bài viết
2.2.4.1 Hướng dẫn sửa chữa từ
Một số lỗi thường gặp trong việc dùng từ của học sinh như: lặp từ, dùng từ không đúng nghĩa hay dùng từ không đúng nghĩa…Trường hợp học sinh dùng từ chưa chính xác như các từ ngữ chưa phù hợp, nghĩa từ chưa hay hoặc từ thông dụng địa phương…giáo viên hướng dẫn học sinh lược bớt từ hoặc dùng từ phù hợp để thay thế trong trình bày bài văn, học sinh vẫn
Trang 36thường dùng ngôn ngữ nói, giáo viên nên hướng dẫn học sinh thay thế bằng
từ ngôn ngữ viết trong sáng hơn
Ví dụ: Đề bài “Tả một cây có bóng mát mà em yêu thích”
HS có thể có một số lỗi về từ như sau:
- Lỗi lặp từ: “ Cây bàng đã cùng chúng em lớn lên, cùng chúng em
vui đùa, cây bàng cùng chúng em học ngày qua ngày”
=> GV có thể hướng dẫn HS sửa thành câu văn mới lược bỏ bớt một số
từ bị lặp như sau: “ Cây bàng đã cùng chúng em lớn lên và vui đùa, nó cũng
cùng chúng em học ngày qua ngày” Như vậy câu văn sẽ trở nên sinh động và
hấp dẫn hơn
2.2.4.2 Hướng dẫn sửa chữa câu
Học sinh viết câu chưa hay chưa đủ ý, giáo viên cần hướng dẫn học sinh sửa chữa bổ sung ý vào cho đúng; câu dài dòng ý chưa rõ rang mạch lạc cần cho học sinh sửa sai lược bỏ ý dư thừa ý trùng lặp.Giáo viên khuyến khích học sinh
tự sửa câu văn chưa hay của mình bằng những câu văn hay của bạn
Ví dụ: Đề bài “Tả một cây có bóng mát mà em yêu thích”
HS có thể có một số lỗi về câu như sau:
- Những câu văn thiếu chủ ngữ :
“Từ xa, trông giống như một cái ô lớn”
“Mùa này lá xanh tươi một màu xanh nõn nà”
- Những câu thiếu vị ngữ:
“Những tán lá xum xuê ấy.”
“ Sự xanh tốt của lá cây”
GV có thể hướng dẫn HS sửa và khuyến khích học sinh sửa sao cho câu văn đủ chủ ngữ vị ngữ, cho câu văn hay và sinh động hơn
2.2.4.3 Hướng dẫn sửa chữa đoạn văn
Trang 37Với mỗi chủ đề của bài tập làm văn nếu học sinh trình bày đủ nội dung theo gợi ý đã cho thì bài văn của các em xem như hoàn chỉnh, nhưng để có một đoạn văn mạch lạc, rõ ràng ý tưởng liên kết chặt chẽ nhau thu hút được người đọc; giáo viên cần giúp các em biết viết đoạn văn có mở và kết đoạn, biết dùng từ liên kết câu, dùng câu liên kết đoạn một cách hợp lý và sáng tạo Hoặc hướng dẫn học sinh dùng những câu mở đoạn văn để kể một cách sáng tạo Khi kể về một việc làm một hoạt động nào đó, giáo viên cần khuyến khích học sinh sử dụng những từ liên kết câu, thể hiện trình tự diễn biến của
sự việc như: “ Đầu tiên”; “ Kế tiếp”; “ Sau đó”; “Cuối cùng”… Để đoạn văn gắn kết chặt chẽ liên tục từng ý với nhau Do đặc điểm lứa tuổi và trình độ từng đối tượng học sinh không đồng đều nhau nên các em chưa hiểu nhiều về
từ, câu liên kết trong đoạn văn viết; vì vậy giáo viên cần hướng dẫn bằng những gợi ý đơn giản và dễ hiểu, có thể cho học sinh khá giỏi làm mẫu để giúp các em trình bày tốt hơn đoạn văn viết của mình Trong việc hướng dẫn học sinh sửa chữa bài viết, giáo viên cần đưa ra tiêu chí đánh giá cụ thể giúp học sinh phát hiện những đoạn văn hay, ý tưởng phong phú sáng tạo đồng thời phát hiện những hạn chế còn vấp phải trong bài viết Từ đó học sinh có
sự suy nghĩ để sửa chữa cách diễn đạt ý tưởng trong bài viết của mình một cách hợp lý và sáng tạo
Với đề văn “ Tả một cây bóng mát mà em yêu thích” Sau khi hoàn
thành các quy trình trên ta có một bài văn trọn vẹn như sau:
Ở trường em trồng rất nhiều cây bóng mát; cây phượng vĩ vào mùa hè
nở đỏ rực, cây xà cừ đúng im lìm như cái dù khổng lồ, Những cây phi lao thẳng tắp như một hàng lính canh… nhưng có lẽ cây bàng đứng bên cổng trường để lại cho em nhiều ấn tượng nhất
Từ xa, cây bàng trường em trông giống như một cái ô lớn Với dáng đứng thẳng và những tán lá xanh mát Đến gần, nổi bật trước ta là thân cây
Trang 38cao to và những tán lá dày đặc, xanh ngắt che rợp cả một khoảng đất rộng Mỗi trưa tan học, chúng em thường ngồi hóng mát một lúc Gốc cây to màu nâu xỉn, nhô lên những cái mắt to như cái gáo dừa Mấy rễ lớn chôi lên như mời gọi chúng em ngồi lên đó để nghỉ tránh nắng
Tán lá từng tầng từng tầng xếp đều, cao vượt hơn cả mái trường em Thân bàng to gần một vòng tay ôm, vỏ màu xám, nham pháp, nhiều vết trầy xước, dấu tích của sự từng trải năm tháng Trên cao, nhiều cành lớn chìa ngang hoặc chênh chếch tạo thành nhiều tầng tán lá
Mùa thu lá từ màu xanh xẫm chuyển sang màu pha đỏ hay pha nâu Gặp gió những chiếc lá vàng lìa cành trao qua trao lại rồi rơi xuống đất Mùa đông, lá bàng cong cong như những chiêc bánh đa nướng đỏ quạch như màu đồng hun Mỗi lần có cơn gió bấc thổi qua, những chiếc lá lả tả rơi theo chiều gió, rụng xuống để lại thân cành khẳng khiu, gầy guộc, lỏng chỏng in trên nền trời xanh xẫm Xuân sang , chồi non lộc mới nhú lên, những lá xanh non xòe khắp các cành trông như một bầy chim
Mùa này lá bàng xanh tươi một màu xanh nõn nà , óng ả Những bông hoa trăng trắng, nhỏ như những trứng cua, bé xíu, thập thò giữa màu xanh của lá Lá ken kín dày theo từng tầng, dày đặc khiến ánh nắng chói chang không thể xuyên qua Cái nóng hầm hập như bủa vây khắp nơi nhưng dướ tán bàng, khí trời dìu dịu Mấy chú chim ẩn mình trong lá hót líu lo Thỉnh thoảng, một làn gió nhẹ thổi qua khiến cho những chiếc lá bàng to, xanh rì rào trò chuyện
Cây bàng đã cùng chúng em lớn lên cùng chúng em vui đùa, cùng chúng em học ngày qua ngày Nghỉ hè sân trường vắng một mình cây bàng đứng trơ trọi Gió tinh nghịch làm rung rinh tán lá Hay cây bàng già đang đứng cười hiền và vẫy chào tạm biệt chúng em hẹn sau một kì nghỉ dài gặp lại Em sẽ rất nhớ cây bàng già ấy
Trang 392.3 Những biện pháp rèn kĩ năng viết
2.3.1 Biện pháp luyện viết theo bài văn mẫu
Trong giảng dạy tập làm văn hiện nay việc phát huy tính chủ động sáng tạo của học sinh là một yêu cầu có tính nguyên tắc Vì thế, nói đến luyện viết theo bài văn mẫu dường như là lạc hậu Thật ra, sản phẩm của hoạt động ngôn ngữ không phải cái gì đó cao siêu, trừu tượng Chúng được tạo ra trong bối cảnh giao tiếp nhất định, với mục đích giao tiếp nhất định, chứa đựng trong hình thức về thể loại nhất định Trước khi sáng tạo lời hay ý đẹp chắc chắn học sinh phải rèn luyện nhiều, trong đó có bắt chước và viết theo bài văn mẫu
Tập làm văn là phân môn mang tính tổng hợp cao trong môn Tiếng Việt ở tiểu học, đòi hỏi người học phải biết tổng hợp kiến thức, kĩ năng của tất cả các phân môn để tạo nên lời nói của cá nhân Ngoài ra tiểu học là bậc học kĩ năng, học sinh chưa thể tự mình biết cách tổng hợp mà còn phải nhờ sự hướng dẫn của giáo viên.Vì vậy để học sinh không chép bài văn mẫu, việc đầu tiên là giáo viên cần rèn cho học sinh các kĩ năng làm văn như: tìm ý, sắp xếp ý theo nội dung, lập dàn ý,
Trước khi các em làm bài văn nên cho các em tham khảo những bài văn mẫu có cùng đề bài Tuy nhiên cần cho học sinh nhận được những nét riêng biệt của từng bài vì bài văn là sản phẩm riêng của mỗi người, không ai có thể giống ai Từ đó, học sinh học được cách nghĩ, cách làm của nhiều đối tượng khác nhau như: nhà văn, bạn bè và chính bản thân mình; biết tôn trọng ý kiến của người khác và chịu khó “ tìm tòi” những nét riêng cho bài văn của mình.Như vậy, việc các em được tìm hiểu và khám phá một bài văn hay, một câu văn độc đáo sẽ được các em thể hiện lại một cách sáng tạo, chứ không phải dừng lại ở việc sao chép bài văn Giáo viên hướng dẫn học sinh dùng những hiểu biết và kinh nghiệm về ngôn ngữ, về cuộc sống để phân tích và nhận ra những điều cần học từ văn mẫu Từ đó, khuyến khích các em suy nghĩ
Trang 40để ứng dụng linh hoạt, có thể bắt chước cách nghĩ, cách quan sát, cách dùng
từ, đặt câu… của tác giả văn mẫu nhưng ý tưởng, diễn đạt, quan điểm… là phải của chính mình, mang sắc thái của cá nhân mình Giáo viên cũng cần dựa vào đặc điểm tâm lí của học sinh để có thể khơi gợi “cái tôi muốn thể hiện, muốn tạo sự khác biệt tích cực, muốn hay, độc, lạ” của các em để tạo cho các em sự hứng thú và say mê trong làm văn
Biện pháp luyện viết theo bài văn mẫu là một trong những phương pháp quan trọng của việc dạy ngôn ngữ nói chung và dạy học TLV nói riêng Biết vận dụng đúng lúc, đúng chỗ thì "mẫu" sẽ đem lại hiệu quả tích cực Lạm dụng để sao chép thì HS sẽ mất đi cảm xúc hồn nhiên, chân thật, từ đó dẫn đến sự dối trá, đối phó, lấy sự giả tạo làm điểm số cho kết quả học Tiếng Việt
và các bài TLV Để làm được điều này, GV cần hiểu đúng về mẫu, vai trò của mẫu trong dạy học Cũng vì thế mà bồi dưỡng năng lực tạo mẫu cho GV được Giáo sư Lê Phương Nga xem là mục tiêu đầu ra cuối cùng của quá trình dạy học các tri thức Tiếng Việt
Ví dụ: Ở bài “ Luyện tập miêu tả đồ vật” SGK Tiếng Việt 4 tập 1- tr162
Đề bài ( viết): Tả một đồ chơi mà em thích
Sách giáo khoa đã đưa ra gợi ý và các đoạn văn mẫu cho các em tham khảo như sau:
- Đọc lại dàn ý đã chuẩn bị tuần trước
- Chọn cách mở bài:
a) Mở bài trực tiếp
M: Trung thu vừa qua, chú Cường làm cho em một chiếc diều rất là đẹp b) Mở bài gián tiếp
M: Ở nhà em, mỗi người có một sở thích riêng Bố em yêu bóng đá Mẹ
em thích nấu ăn Anh trai em mê vi tính Còn em thích nhất là đồ chơi Cũng