Giáo án thực nghiệm

Một phần của tài liệu Rèn luyện kĩ năng viết cho học sinh lớp 4, 5 thông qua phân môn tập làm văn (Trang 68 - 80)

CHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM

3.4. Giáo án thực nghiệm

GIÁO ÁN LỚP 4

LUYỆN TẬP XÂY DỰNG KẾT BÀI TRONG BÀI VĂN MIÊU ĐỒ VẬT I. Mục đích, yêu cầu:

1. Kiến thức: HS nắm vững 2 cách kết bài (mở rộng và không mở rộng) trong bài văn miêu tả đồ vật.

2. Kĩ năng: Viết đƣợc đoạn kết bài mở rộng cho một bài văn miêu tả đồ vật.

3. Thái độ: Giáo dục HS viết văn hay, vận dụng trong thực tiễn.

II. Đồ dùng dạy - học:

- SGK, SGV,các bài văn tham khảo, vở, bút,...

III. Hoạt động dạy – học:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Kiểm tra bài cũ:

- Gọi 2 HS nhắc lại kiến thức về hai cách mở bài trong bài văn tả đồ vật (mở bài trực tiếp và mở bài gián tiếp) .

-GV nhận xét và kết luận chung.

2. Bài mới:

a. Giới thiệu bài:

Ở bài học trước cô và các bạn đã cùng nhau tìm hiểu về các xây dựng mở bài trong bài văn miêu tả đồ vật. Vật để xây dựng đoạn kết bài trong bài văn miêu tả đồ vật nhƣ thế nào cô và các bạn sẽ cùng đi vào bài học hôm nay

Luyện tập xây dựng kết bài trong bài văn miêu tả đồ vật”

b. Hướng dẫn làm bài tập:

Bài 1:

- Yêu cầu 2 HS nối tiếp đọc đề bài . - Yêu cầu trao đổi, thực hiện yêu cầu .

-2 HS thực hiện .

+ mở bài trực tiếp là cách chúng ta đi vào giới thiệu ngay đồ vật cần miêu tả

+ mở bài gián tiếp là mở bài đi từ xa đến gần, nêu ra những sự việc liên quan xong mới đi giới thiệu về đồ vật cần miêu tả.

-HS khác nhận xét

- Lắng nghe .

- HS lắng nghe

- 2 HS đọc thành tiếng .

- 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi, và thực hiện tìm đoạn văn kết bài về tả

- Các em chỉ đọc và xác định đoạn kết bài trong bài văn miêu tả chiếc nón . + Sau đó xác định xem đoạn kết bài này thuộc kết bài theo cách nào ? ( mở rộng hay không mở rộng) .

- GV sửa lỗi nhận xét chung và kết luận.

Bài 2 :

- Yêu cầu 1 HS đọc đề bài .

- Yêu cầu trao đổi, lựa chọn đề bài miêu tả

(là cái thước kẻ, hay cái bàn học, cái trống trường,..) .

- GV đƣa ra các gợi ý cho HS + Em có suy nghĩ gì về đồ vật?

+ Nhờ có nó mang lại lợi ích gì cho

chiếc nón và xác định đoạn kết thuộc cách nào nhƣ yêu cầu .

+ Lắng nghe . - HS trình bày

a) Đoạn kết là đoạn: Má bảo: " Có của phải biết giữ gìn thì mới đƣợc lâu bền "

Vì vậy mỗi khi đi đâu về, tôi đều móc chiếc nón vào cái đinh đóng trên tường. Không khi nào tôi dùng nón để quạt vì quạt nhƣ thế nón sẽ bị méo vành.

+ Đó là kiểu kết bài mở rộng: căn dặn của mẹ; ý thức gìn giữ cái nón của bạn nhỏ.

- HS lắng nghe và nhận xét

- 1 HS đọc thành tiếng .

- 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi tìm và chọn đề bài miêu tả .

+ Lắng nghe .

em?

+ Em thầm hứa với nó điều gì?Em mong điều gì về nó?

+Suy nghĩ làm cho đồ vật đẹp thêm?

- Nhắc HS: - Các em chỉ viết một đoạn kết bài theo kiểu mở rộng cho bài bài văn miêu tả đồ vật do mình tự chọn . - Sau đó yêu cầu HS thực hiện vào vở

- Gọi HS trình bày GV sửa lỗi nhận xét chung

- GV đọc một số đoạn kết hay cho Hs nghe:

1. Miêu tả cái bàn học

Em yêu quý cái bàn này lắm bởi ngày nào nó cũng cùng em học tập miệt mài.

Áp má lên mặt bàn, em nghe mát rượi như có ngọn gió nào thổi từ khu rừng xa xưa nơi cây gỗ này sinh sống. Em tưởng như nghe được lời gió thì thầm nhắc nhở: "Cô chủ ơi, gắng học lên!

Chúng tôi tin tưởng nhiều ở cô đấy nhé!”

“Chiếc bàn đã gắn bó với em suốt ba năm qua, và bây giờ lại cùng em cần mẫn, miệt mài bên những bài toán khó, những đoạn văn hay, những truyện kể

-HS thực hiện vào vở

- Tiếp nối trình bày, nhận xét.

hấp dẫn, san sẻ cùng em những niềm vui trong học tập”

2.Miêu tả cái trống trường em.

Suốt những năm học, bác trống luôn là người bạn thân thiết của chúng em.

Hè đã đến, xin tạm chia tay với bác trống thân yêu. Mấy tháng hè, chắc bác rất buồn bã vì phải nằm im trên giá, ngắm nhìn sân trường vắng lặng với những xác phượng đỏ rơi trên thảm cỏ xanh. Khi còn đang học thì chỉ mong hè đến, nhưng hè tới, mới nghỉ vài ba bữa, chúng em lại mong chóng đến ngày được gặp bác trống, nghe cái giọng trầm ấm quen thuộc của bác và gặp lại đông đủ thầy bạn, vui biết bao nhiêu”

“Mới ngày nào vào học lớp Một, nghe tiếng trống trường ngày khai giảng mà hồi hộp. Thế mà nay em đã là cậu học sinh lớp Bốn rồi. Càng thấy yêu càng thấy nhớ cái âm thanh rộn ràng ấy mỗi buổi mai khi hừng đông rực đỏ”

3. Miêu tả cái thước kẻ

Nhờ có thước kẻ mà việc học tập của em trở nên dễ dàng hơn rất nhiều, vở của em cũng trông thật gọn gàng và

sạch sẽ hơn. Em sẽ luôn giữ gìn cây thước của em thật cẩn thận để cây thước luôn mới và đẹp. Cây thước sẽ là một người bạn tốt luôn ở bên cạnh giúp em tiến bộ hơn trong học tập

“Cũng với bút mực, bút chì, tẩy, màu tô, thước kẻ chính là người chiến sĩ công binh xuất sắc. Thước khi xóa bỏ một câu viết sai cũng nghiêm túc như khi gạch chân một tiêu đề môn học hay đóng khung một đáp số của bài toán.

Chiến công thầm lặng của thước cũng ngời sáng như chiến công của chiến sĩ khai đường cho chiến dịch và dọn dẹp chiến trường sau trận đánh. Cây thước góp công xây dựng thành tích học tập của em thật đáng yêu, đáng quý”

-GV đƣa ra câu hỏi cho Hs “ Các em có nhận xét gì về cách kết bài mở rộng ?”

-GV đƣa ra nhận xét và kết luận:

Chúng ta có 2 cách kết bài là mở rộng và không mở rộng. Cách kết bài không mở rộng là kết bài chỉ nói lên tình cảm của người tả đối với đồ vật hoặc lợi ích của đồ vật đó mà không có thêm bất cứ lời bình luận nào. Còn cách kết bài mở rộng là kết bài có thêm một số lời bình

- Hs suy nghĩ và trả lời

- HS lắng nghe

luận cả về lợi ích và tình cảm dành cho đồ vật.

3. Củng cố – dặn dò:

- Nhận xét tiết học.

- Dặn HS về nhà hoàn thành đoạn kết theo hai cách mở rộng và không mở rộng cho bài văn: Tả cây thước kẻ của em hoặc của bạn em

- Dặn HS chuẩn bị bài sau: Miêu tả đồ vật

GIÁO ÁN LỚP 5 ÔN TẬP VỀ TẢ CÂY CỐI I. Mục đích, yêu cầu

1. Kiến thức

Biết đƣợc trình tự miêu tả, tìm đƣợc các hình ảnh so sánh, nhân hóa tác giả đã sử dụng để miêu tả cây cối trong bài văn.

2. Kĩ năng

Viết đƣợc một đoạn văn ngắn tả một bộ phận của một cây quen thuộc.

3. Thái độ

Giáo dục học sinh ý thức viết bài văn, biết yêu quý các loài cây.

II. ĐỒ DÙNG HỌC TẬP.

- SGK, SGV, một số bài văn mẫu, vở ghi, bút, thước…

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động dạy Hoạt động học

A.Kiểm tra bài cũ

Học sinh đọc bài văn viết ở nhà

-GV nhận xét và kết luận B. Bài mới

a. Giới thiệu bài

Ở những tiết học trước cô và các bạn đã cùng nhau luyện tập viết bài văn miêu đồ vật. Vậy bài học ngày hôm nay cô và các bạn sẽ đi ôn lại một dạng văn miêu tả nữa đó chính là:

“ Ôn tập về tả cây cối”

b. Hướng dẫn làm tập

Bài tập 1: Đọc bài văn và trả lời các câu hỏi

-Yêu cầu 2 HS lần lƣợt đọc yêu cầu bài tập và đọc đoạn văn.

- GV yêu cầu HS thực hiện trả lời các câu hỏi trong SGK:

+Cây chuối trong bài bài văn đƣợc tả theo trình tự nào? Em còn có thể tả cây cối theo trình tự nào nữa?

+ Cây chuối trong bài văn đƣợc tả theo cảm nhận của giác quan nào?

Em còn có thể quan sát cây cối bằng những giác quan nào nữa ?

-Hs thực hiện đọc -Hs nhận xét

-Hs lắng nghe

-2 Hs lần lƣợt đọc yêu cầu bài tập và đọc to đoạn văn trước lớp.

- HS thực hiện 1 vài HS trả lời trước lớp

+ Từng thời kì phát triển của cây: cây chuối con -> cây chuối to -> cây chuối mẹ.

Ngoài ra ta có thể tả theo trình tự: Từ bao quát đến chi tiết từng bộ phận.

+Cây chuối đƣợc tả theo cảm nhận của thị giác, thấy hình dáng cuả cây, lá, hoa ...Ta còn có thể quan sát cây

+ Tìm các hình ảnh so sánh, nhân hóa đƣợc tác giả sử dụng để tả cây chuối

-GV nhận xét và nêu kết luận. Gv nhấn mạnh: Tác giả nhân hóa cây chuối bằng cách gắn cho cây chuối những từ ngữ: chỉ đặc điểm, phẩm chất, hoạt động, bộ phận đặc trƣng của con người.

Bài tập 2: Viết một đoạn văn ngắn tả

cối bằng xúc giác, thính giác, vị giác khứu giác

+Hình ảnh so sánh:

+ Tàu lá nhỏ xanh lơ, dài nhƣ lƣỡi mác...

+ Các tàu lá ngả ra mọi phía nhƣ những cái quạt lớn.

+ Các hoa thập thò, hoe hoe đỏ nhƣ một mầm lửa non.

- Hình ảnh nhân hoá:

+ Nó đã là cây chuối to, đĩnh đọc.

+ Chƣa bao lâu, nó đã nhanh chóng thành mẹ.

+ Cổ cây chuối mẹ mập tròn, rụt lại.

+ Vài chiếc lá ngắn cũn cỡn, lấp ló hiện ra đánh động cho mọi người biết + Các cây cứ lớn nhanh hơn hớn.

+ Khi cây mẹ bận đâm hoa.

+ Lẽ nào nó đành để mặc cái hoa to bằng... đè dập một hai đứa con đứng sát nách nó

-HS nhận xét

-1 HS đọc yêu cầu bài tập

một bộ phận của cây( lá hoặc hoa, quả, rễ, thân)

-GV yêu cầu HS đọc yêu cầu bài tâp và phân tích rõ đề bài.

- Gv nêu câu hỏi cho cả lớp thảo luận:

+ Em chọn bộ phận nào của cây để tả hoặc giới thiệu?

-GV yêu cầu Hs nhắc lại dàn bài chung cho bài văn miêu tả cây cối?

- GV nhận xét và đƣa ra kết luận : Việc miêu tả các bộ phận của cây cũng giống nhƣ miêu tả toàn bộ cây, chúng ta nên miêu tả các đặc điểm nhìn từ xa đến gần… nêu đƣợc lợi ích của bộ phận đó cũng nhƣ nên lên cảm nhận đối với bộ phận đó của cây -Gv đọc một số bài văn mẫu, bài văn

-HS thảo luận và lần lƣợt lên giới thiệu về bộ phận mình định miêu tả.

-1 số HS nêu lại

Dàn bài : bao gồm 3 phần

Mở bài: Giới thiệu đƣợc về cây định tả( cây gì? ở đâu?ai trồng?....)

Thân bài: Có thể miêu tả nhƣ sau:

Cây có đặc điểm gì?

Tả từng bộ phận của cây?

Cành cây, tán cây ra sao?

Hoa của cây nhƣ thế nào?Cây có quả không?

Miêu tả một số yếu tố liên quan nhƣ:

nắng, gió, chim chóc…

Kết bài: Nêu lợi ích của cây hoặc cảm nghĩ về các nét đẹp của cây, vẻ độc đáo của cây…

-Hs lắng nghe

viết hay ở các khóa trước cho HS nghe và cảm nhận

Bài 1.Tả về quả đào.

“ Những quả đào vừa chính trên cây nhà bác Tư trông thật thích mắt. Quả to tròn bầu bĩnh, to bằng nắm đấm đứa trẻ. Vỏ hồng thẫm pha lẫn chút vàng. Một lớp lông tơ mịn màng phủ trên bề mặt. Khi cắn vào mới biết cùi đào rất dày, mọng nước, ngọt lịm và thơm một mùi vị thơm mát rất đặc biệt. Em vốn không thích ăn đào vì nghĩ đào chỉ là một thứ quả đẹp mã, giờ mới hiểu đào ngon đến nhường nào.”

Bài 2: Tả về hoa phƣợng

“Em đã từng biết đến nhiều loại cây khác nhau. Mỗi cây có một vẻ đẹp lạ,cây xù lì gai góc cây lại dịu dàng nữ tính. Thế nhưng loài cây mà em yêu thích nhất là cây hoa phượng, cây hoa của tuổi học trò.

Năm đầu tiên khi em bước vào lớp 1, em đã bị ấn tượng bởi cây hoa này rồi. Chao ôi! Những bông hoa kia làm sao mà có thể đẹp đến như vậy.

Từng cánh mong manh gắn kết với

-Hs chú ý lắng nghe GV đọc bài.

thành những chum hoa phượng rực rỡ. Cái sắc đỏ nổi bật lên giữa nền trời xanh thẳm. Trước đây em đã nhìn thấy các anh chị cấp 3 cài chum hoa phượng vào giỏ xe nhưng khi ấy em vẫn chưa biết đó là hoa gì.Bây giờ thì loài hoa này đã trở nên quá quen thuộc với em rồi. Hoa phượng chỉ nở duy nhất một mùa trong năm đó là mùa hè. Vì vậy mà mỗi khi hoa phượng nở là chúng em lại biết là mùa hè sắp đến. Mùa hè cũng là mùa chia tay nhưng không hiểu sao chúng em lại vẫn yêu hoa phượng đến lạ.

Những cánh hoa mỏng manh ép vào trang vở học trò em nhớ mãi không quên.

Mai sau dù sao còn học ở trường nữa em vẫn không bao giờ quên được kí ức bên cây phượng ngày ấy.”

- Gv yêu cầu Hs thực hiện bài tập 2 vào vở

-Mời 1 số em đọc bài văn của mình trước lớp

-GV nhận xét và sửa lỗi cho bài làm của HS

-Hs thực hiện bài tập vào vở

-1 số Hs đọc bài làm của mình -Hs khác nhận xét bổ sung

-HS lắng nghe và rút kinh nghiệm

- GV đƣa ra các kết luận về viế bài văn tả cây cối

3. Củng cố- Dặn dò -GV nhận xét tiết học

-Dặn dò HS chuẩn bị bài giờ sau có tiết kiểm tra viết bài văn tả về cây cối.

-HS lắng nghe

Một phần của tài liệu Rèn luyện kĩ năng viết cho học sinh lớp 4, 5 thông qua phân môn tập làm văn (Trang 68 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)