Mô tả thực nghiệm

Một phần của tài liệu Rèn luyện kĩ năng viết cho học sinh lớp 4, 5 thông qua phân môn tập làm văn (Trang 64 - 68)

CHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM

3.3. Mô tả thực nghiệm

3.3.1 Các bước tiến hành thực nghiệm

- Bước 1: Chúng tôi bày tỏ các biện pháp rèn kĩ năng viết và các phương pháp dạy học cơ bản sẽ sử dụng để dạy tiết TLV đó cho GV nghe (bao gồm tất cả các cô giáo dạy thực nghiệm và các giáo viên dự giờ). Sau đó, chúng tôi đƣa giáo án mà chúng tôi đã soạn để họ nghiên cứu, nắm đƣợc nội dung cũng nhƣ cách thức tổ chức để thuận tiện cho việc theo dõi giờ dạy.

- Bước 2: Tiến hành phát phiếu thăm dò ý kiến HS cho HS cả 2 lớp thực nghiệm ( lớp 4B và 5A) trước khi tiến hành các tiết dạy thực nghiệm rồi thu phiếu lại ngay sau đó.

- Bước 3: Chúng tôi tiên hành dạy thực nghiệm và dạy đối chứng, và yêu cầu của các tiết dạy thực nghiệm này là giáo viên sẽ không cho học sinh chuẩn bị trước.

Đối với các lớp dạy thực nghiệm, chúng tôi tiến hành dạy lần lƣợt theo kế hoạch về thời gian, nội dung cũng nhƣ giáo án đã soạn. Trong cùng ngày sau khi dạy tiết thực nghiệm tại các lớp 4B và 5A chúng tôi yêu cầu các giáo viên lớp 4A và 5B dạy đối chứng các tiết TLV đó theo giáo án mà họ đã soạn.

Sau mỗi tiết dạy chúng tôi phát phiếu bài tập để kiểm tra kết quả của học sinh

và thu phiếu lại, bên cạnh đó chúng tôi còn tổ chức rút nhận xét và kinh nghiệm giờ dạy

- Bước 4: Phát phiếu thăm dò ý kiến cho học sinh sau khi tiến hành các tiết dạy và thu phiếu lại

3.3.2 Mô tả thực nghiệm

* Tiết dạy thực nghiệm tại lớp 5

Chúng tôi xin mô tả lại tiết dạy TLV “ Ôn tập về tả cây cối” đƣợc tiến hành tại lớp 5A trường tiểu học Kim Đồng do cô giáo Phan Thị Lan thực hiện vào tiết 1 ngày 21 tháng 3 năm 2018

- Giáo viên giới thiệu đại biểu dự giờ, kiểm tra bài cũ, sau đó giới thiệu bài mới và ghi tên bài lên bảng và yêu cầu học sinh thực hiện ghi tên bài vào vở.

- Giáo viên yêu cầu học sinh mở SGK trang 96 và hướng dẫn học sinh thực hiện các bài tập trong SGK.

Bài tập 1

Yêu cầu 2 HS lần lƣợt đọc yêu cầu bài tập và đọc đoạn văn.

- GV đọc lại câu hỏi để học sinh tìm hiểu bài:

+ Cây chuối trong bài bài văn đƣợc tả theo trình tự nào? Em còn có thể tả cây cối theo trình tự nào nữa?

+ Cây chuối trong bài văn đƣợc tả theo cảm nhận của giác quan nào?

Em còn có thể quan sát cây cối bằng những giác quan nào nữa ?

+ Tìm các hình ảnh so sánh, nhân hóa đƣợc tác giả sử dụng để tả cây chuối - Yêu cầu học sinh thực hiện bài tập. Các em đã thực hiện khá nhanh bài tập.

2- 3 HS đứng lên chia sẻ ý kiến của mình về câu hỏi đƣợc nêu.GV đã rất chú ý đến cách trả lời cũng như nhận xét của các em. Cô Lan đã hướng dẫn cũng nhƣ động viên một số em còn chƣa thực sự chú ý. Sau cùng GV nhận xét và chốt ý đúng.

Bài tập 2

Yêu cầu HS đọc yêu cầu bài tập GV nêu câu hỏi cho lớp thảo luận

+ Em chọn bộ phận nào của cây để tả hoặc giới thiệu?

Lần lƣợt HS nối tiếp nhau giới thiệu.

GV yêu cầu HS nhắc lại dàn bài chung cho bài văn miêu tả chủ đề cây cối, sau đó GV tiến hành đọc một số bài văn mẫu hoặc một số bài văn tốt của HS khối trước cho các em tham khảo.

Sau đó yêu cầu HS thực hiện bài tập 2 vào vở

Một số HS đứng lên đọc bài làm của mình. GV lắng nghe nhận xét và sửa các lỗi mà các em mắc phải.

GV củng cố và nhận xét tiết học. Tiết học kết thúc

Sau khi dự giờ tiết dạy thực nghiệm chúng tôi tiến hành dự giờ giờ dạy đối chứng ở lớp 5B vào tiết 2 cùng ngày. Sau khi dự giờ cả 2 lớp chúng tôi tiến hành phát phiếu bài tập đã chuẩn bị trước cho học sinh để kiểm tra kết quả học tập của các em sau tiết dạy. Để đảm bảo tính khách quan chúng tôi đã trực tiếp trông coi các em thực hiện bài tập và sau đó tiến hành thu phiếu lại.

3.3.3 Tiêu chí đánh giá thực nghiệm

Chúng tôi tiến hành đánh giá kết quả thực nghiệm của học sinh dựa vào các tiêu chí sau đây:

- HS viết đƣợc bài văn đúng kiểu bài, thể hiện đúng mục đích, nội dung của đề bài, kĩ năng viết chữ và trình bày bài, kĩ năng chính tả; kĩ năng sử dụng từ, đặt câu phù hợp với bài văn. Trong bài có sử dụng một số biện pháp nghệ thuật thì xếp loại hoàn thành tốt.

- HS viết đƣợc bài văn đúng kiểu bài, thể hiện đúng mục đích, nội dung của đề bài, kĩ năng viết chữ và trình bày bài, kĩ năng chính tả; kĩ năng sử dụng

từ, đặt câu phù hợp với bài văn nhƣng còn chậm và chƣa sử dụng đƣợc các biện pháp nghệ thuật vào bài văn thì xếp loại hoàn thành.

- HS viết bài văn chƣa đầy đủ bố cục, còn nhầm giữa các kiểu bài, kĩ năng đặt câu còn hạn chế thì xếp loại chƣa hoàn thành.

* Tiết dạy thực nghiệm tại lớp 4

Chúng tôi xin mô tả lại tiết dạy TLV “ Luyện tập xây dựng đoạn kết bài trong bài văn miêu tả đồ vật ” được tiến hành tại lớp 4B trường tiểu học Kim Đồng do cô giáo Nguyễn Thị Trường thực hiện vào tiết 1 ngày 7 tháng 3 năm 2018

- Giáo viên giới thiệu đại biểu dự giờ, kiểm tra bài cũ, sau đó giới thiệu bài mới và ghi tên bài lên bảng và yêu cầu học sinh thực hiện ghi tên bài vào vở.

- Giáo viên yêu cầu học sinh mở SGK trang 11 và hướng dẫn học sinh thực hiện các bài tập trong SGK.

Bài tập 1

Yêu cầu HS đọc yêu cầu và đọc bài văn “ Cái nón”.

HS tiến hành đọc bài văn và trả lời các câu hỏi trong SGK.Thực hiện trao đổi với các bạn trong nhóm.

Một số HS đứng lên trả lời các câu hỏi. Các bạn còn lại cho ý kiến nhận xét.

GV nhận xét và chốt câu trả lời đúng.

Bài tập 2

Yêu cầu HS đọc yêu cầu bài tập và phân tích kĩ đề bài GV đƣa ra một số gợi ý cho HS thực hiện viết.

GV nhắc nhở HS chỉ viết một kết bài mở rộng cho bài làm của mình.

HS thực hiện vào vở, sau đó GV tiến hành cho 1 số HS đọc bài làm của mình và chữa lỗi.

Sau đó, GV rút ra các kết luận và đọc một số kết bài mở rộng miêu tả đồ vật mẫu hoặc các bài viết hay của các bạn trong lớp hay các khóa trước.

GV đƣa ra câu hỏi và chốt kiến thức về thế nào là kết bài không mở rộng và mở rộng trong bài văn miêu tả đồ vật.

GV củng cố và nhận xét tiết học. Tiết học kết thúc

Sau khi dự giờ tiết dạy thực nghiệm chúng tôi tiến hành dự giờ giờ dạy đối chứng ở lớp 4A vào tiết 2 cùng ngày tương tự như đối với các lớp khối 5.

Sau khi dự giờ cả 2 lớp chúng tôi tiến hành phát phiếu bài tập đã chuẩn bị trước cho học sinh để kiểm tra kết quả học tập của các em sau tiết dạy. Để đảm bảo tính khách quan chúng tôi đã trực tiếp trông coi các em thực hiện bài tập và sau đó tiến hành thu phiếu lại.

Nhìn chung cả 2 giờ thực nghiệm, các GV đã tiếp thu đƣợc tinh thần của các thiết kế thực nghiệm, thể hiện đƣợc ý đồ của chúng tôi. Bên cạnh đó GV còn đƣợc biết thêm các biện pháp để rèn kĩ năng viết cho học sinh. Học sinh trong giờ học sôi nổi, có hứng thú với môn TLV và viết đƣợc các bài văn hay đạt hiệu quả.

Một phần của tài liệu Rèn luyện kĩ năng viết cho học sinh lớp 4, 5 thông qua phân môn tập làm văn (Trang 64 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)