CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
2.2. Quy trình tạo lập một văn bản viết
2.2.4. Kiểm tra, sửa chữa, hoàn thiện bài viết
Một số lỗi thường gặp trong việc dùng từ của học sinh như: lặp từ, dùng từ không đúng nghĩa hay dùng từ không đúng nghĩa…Trường hợp học sinh dùng từ chƣa chính xác nhƣ các từ ngữ chƣa phù hợp, nghĩa từ chƣa hay hoặc từ thông dụng địa phương…giáo viên hướng dẫn học sinh lược bớt từ hoặc dùng từ phù hợp để thay thế trong trình bày bài văn, học sinh vẫn
thường dùng ngôn ngữ nói, giáo viên nên hướng dẫn học sinh thay thế bằng từ ngôn ngữ viết trong sáng hơn.
Ví dụ: Đề bài “Tả một cây có bóng mát mà em yêu thích”
HS có thể có một số lỗi về từ nhƣ sau:
- Lỗi lặp từ: “ Cây bàng đã cùng chúng em lớn lên, cùng chúng em vui đùa, cây bàng cùng chúng em học ngày qua ngày”
=> GV có thể hướng dẫn HS sửa thành câu văn mới lược bỏ bớt một số từ bị lặp nhƣ sau: “ Cây bàng đã cùng chúng em lớn lên và vui đùa, nó cũng cùng chúng em học ngày qua ngày”. Nhƣ vậy câu văn sẽ trở nên sinh động và hấp dẫn hơn.
2.2.4.2 Hướng dẫn sửa chữa câu.
Học sinh viết câu chưa hay chưa đủ ý, giáo viên cần hướng dẫn học sinh sửa chữa bổ sung ý vào cho đúng; câu dài dòng ý chƣa rõ rang mạch lạc cần cho học sinh sửa sai lƣợc bỏ ý dƣ thừa ý trùng lặp.Giáo viên khuyến khích học sinh tự sửa câu văn chƣa hay của mình bằng những câu văn hay của bạn
Ví dụ: Đề bài “Tả một cây có bóng mát mà em yêu thích”
HS có thể có một số lỗi về câu nhƣ sau:
- Những câu văn thiếu chủ ngữ :
“Từ xa, trông giống như một cái ô lớn”
“Mùa này lá xanh tươi một màu xanh nõn nà”
- Những câu thiếu vị ngữ:
“Những tán lá xum xuê ấy.”
“ Sự xanh tốt của lá cây”
GV có thể hướng dẫn HS sửa và khuyến khích học sinh sửa sao cho câu văn đủ chủ ngữ vị ngữ, cho câu văn hay và sinh động hơn.
2.2.4.3 Hướng dẫn sửa chữa đoạn văn
Với mỗi chủ đề của bài tập làm văn nếu học sinh trình bày đủ nội dung theo gợi ý đã cho thì bài văn của các em xem nhƣ hoàn chỉnh, nhƣng để có một đoạn văn mạch lạc, rõ ràng ý tưởng liên kết chặt chẽ nhau thu hút được người đọc; giáo viên cần giúp các em biết viết đoạn văn có mở và kết đoạn, biết dùng từ liên kết câu, dùng câu liên kết đoạn một cách hợp lý và sáng tạo.
Hoặc hướng dẫn học sinh dùng những câu mở đoạn văn để kể một cách sáng tạo. Khi kể về một việc làm một hoạt động nào đó, giáo viên cần khuyến khích học sinh sử dụng những từ liên kết câu, thể hiện trình tự diễn biến của sự việc nhƣ: “ Đầu tiên”; “ Kế tiếp”; “ Sau đó”; “Cuối cùng”… Để đoạn văn gắn kết chặt chẽ liên tục từng ý với nhau. Do đặc điểm lứa tuổi và trình độ từng đối tƣợng học sinh không đồng đều nhau nên các em chƣa hiểu nhiều về từ, câu liên kết trong đoạn văn viết; vì vậy giáo viên cần hướng dẫn bằng những gợi ý đơn giản và dễ hiểu, có thể cho học sinh khá giỏi làm mẫu để giúp các em trình bày tốt hơn đoạn văn viết của mình. Trong việc hướng dẫn học sinh sửa chữa bài viết, giáo viên cần đƣa ra tiêu chí đánh giá cụ thể giúp học sinh phát hiện những đoạn văn hay, ý tưởng phong phú sáng tạo đồng thời phát hiện những hạn chế còn vấp phải trong bài viết. Từ đó học sinh có sự suy nghĩ để sửa chữa cách diễn đạt ý tưởng trong bài viết của mình một cách hợp lý và sáng tạo
Với đề văn “ Tả một cây bóng mát mà em yêu thích” Sau khi hoàn thành các quy trình trên ta có một bài văn trọn vẹn nhƣ sau:
Ở trường em trồng rất nhiều cây bóng mát; cây phượng vĩ vào mùa hè nở đỏ rực, cây xà cừ đúng im lìm như cái dù khổng lồ, Những cây phi lao thẳng tắp như một hàng lính canh… nhưng có lẽ cây bàng đứng bên cổng trường để lại cho em nhiều ấn tượng nhất.
Từ xa, cây bàng trường em trông giống như một cái ô lớn. Với dáng đứng thẳng và những tán lá xanh mát. Đến gần, nổi bật trước ta là thân cây
cao to và những tán lá dày đặc, xanh ngắt che rợp cả một khoảng đất rộng.
Mỗi trưa tan học, chúng em thường ngồi hóng mát một lúc. Gốc cây to màu nâu xỉn, nhô lên những cái mắt to như cái gáo dừa. Mấy rễ lớn chôi lên như mời gọi chúng em ngồi lên đó để nghỉ tránh nắng.
Tán lá từng tầng từng tầng xếp đều, cao vượt hơn cả mái trường em.
Thân bàng to gần một vòng tay ôm, vỏ màu xám, nham pháp, nhiều vết trầy xước, dấu tích của sự từng trải năm tháng. Trên cao, nhiều cành lớn chìa ngang hoặc chênh chếch tạo thành nhiều tầng tán lá.
Mùa thu lá từ màu xanh xẫm chuyển sang màu pha đỏ hay pha nâu.
Gặp gió những chiếc lá vàng lìa cành trao qua trao lại rồi rơi xuống đất. Mùa đông, lá bàng cong cong như những chiêc bánh đa nướng đỏ quạch như màu đồng hun. Mỗi lần có cơn gió bấc thổi qua, những chiếc lá lả tả rơi theo chiều gió, rụng xuống để lại thân cành khẳng khiu, gầy guộc, lỏng chỏng in trên nền trời xanh xẫm. Xuân sang , chồi non lộc mới nhú lên, những lá xanh non xòe khắp các cành trông như một bầy chim.
Mùa này lá bàng xanh tươi một màu xanh nõn nà , óng ả. Những bông hoa trăng trắng, nhỏ như những trứng cua, bé xíu, thập thò giữa màu xanh của lá. Lá ken kín dày theo từng tầng, dày đặc khiến ánh nắng chói chang không thể xuyên qua. Cái nóng hầm hập như bủa vây khắp nơi nhưng dướ tán bàng, khí trời dìu dịu. Mấy chú chim ẩn mình trong lá hót líu lo. Thỉnh thoảng, một làn gió nhẹ thổi qua khiến cho những chiếc lá bàng to, xanh rì rào trò chuyện.
Cây bàng đã cùng chúng em lớn lên cùng chúng em vui đùa, cùng chúng em học ngày qua ngày. Nghỉ hè sân trường vắng một mình cây bàng đứng trơ trọi. Gió tinh nghịch làm rung rinh tán lá. Hay cây bàng già đang đứng cười hiền và vẫy chào tạm biệt chúng em hẹn sau một kì nghỉ dài gặp lại. Em sẽ rất nhớ cây bàng già ấy.