CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
2.3. Những biện pháp rèn kĩ năng viết
2.3.1. Biện pháp luyện viết theo bài văn mẫu
Trong giảng dạy tập làm văn hiện nay việc phát huy tính chủ động sáng tạo của học sinh là một yêu cầu có tính nguyên tắc. Vì thế, nói đến luyện viết theo bài văn mẫu dường như là lạc hậu. Thật ra, sản phẩm của hoạt động ngôn ngữ không phải cái gì đó cao siêu, trừu tƣợng. Chúng đƣợc tạo ra trong bối cảnh giao tiếp nhất định, với mục đích giao tiếp nhất định, chứa đựng trong hình thức về thể loại nhất định. Trước khi sáng tạo lời hay ý đẹp chắc chắn học sinh phải rèn luyện nhiều, trong đó có bắt chước và viết theo bài văn mẫu.
Tập làm văn là phân môn mang tính tổng hợp cao trong môn Tiếng Việt ở tiểu học, đòi hỏi người học phải biết tổng hợp kiến thức, kĩ năng của tất cả các phân môn để tạo nên lời nói của cá nhân. Ngoài ra tiểu học là bậc học kĩ năng, học sinh chƣa thể tự mình biết cách tổng hợp mà còn phải nhờ sự hướng dẫn của giáo viên.Vì vậy để học sinh không chép bài văn mẫu, việc đầu tiên là giáo viên cần rèn cho học sinh các kĩ năng làm văn nhƣ: tìm ý, sắp xếp ý theo nội dung, lập dàn ý,...
Trước khi các em làm bài văn nên cho các em tham khảo những bài văn mẫu có cùng đề bài. Tuy nhiên cần cho học sinh nhận đƣợc những nét riêng biệt của từng bài vì bài văn là sản phẩm riêng của mỗi người, không ai có thể giống ai. Từ đó, học sinh học đƣợc cách nghĩ, cách làm của nhiều đối tƣợng khác nhau nhƣ: nhà văn, bạn bè và chính bản thân mình; biết tôn trọng ý kiến của người khác và chịu khó “ tìm tòi” những nét riêng cho bài văn của mình.Nhƣ vậy, việc các em đƣợc tìm hiểu và khám phá một bài văn hay, một câu văn độc đáo sẽ đƣợc các em thể hiện lại một cách sáng tạo, chứ không phải dừng lại ở việc sao chép bài văn. Giáo viên hướng dẫn học sinh dùng những hiểu biết và kinh nghiệm về ngôn ngữ, về cuộc sống để phân tích và nhận ra những điều cần học từ văn mẫu. Từ đó, khuyến khích các em suy nghĩ
để ứng dụng linh hoạt, có thể bắt chước cách nghĩ, cách quan sát, cách dùng từ, đặt câu… của tác giả văn mẫu nhưng ý tưởng, diễn đạt, quan điểm… là phải của chính mình, mang sắc thái của cá nhân mình. Giáo viên cũng cần dựa vào đặc điểm tâm lí của học sinh để có thể khơi gợi “cái tôi muốn thể hiện, muốn tạo sự khác biệt tích cực, muốn hay, độc, lạ” của các em để tạo cho các em sự hứng thú và say mê trong làm văn.
Biện pháp luyện viết theo bài văn mẫu là một trong những phương pháp quan trọng của việc dạy ngôn ngữ nói chung và dạy học TLV nói riêng.
Biết vận dụng đúng lúc, đúng chỗ thì "mẫu" sẽ đem lại hiệu quả tích cực. Lạm dụng để sao chép thì HS sẽ mất đi cảm xúc hồn nhiên, chân thật, từ đó dẫn đến sự dối trá, đối phó, lấy sự giả tạo làm điểm số cho kết quả học Tiếng Việt và các bài TLV. Để làm đƣợc điều này, GV cần hiểu đúng về mẫu, vai trò của mẫu trong dạy học. Cũng vì thế mà bồi dƣỡng năng lực tạo mẫu cho GV đƣợc Giáo sư Lê Phương Nga xem là mục tiêu đầu ra cuối cùng của quá trình dạy học các tri thức Tiếng Việt.
Ví dụ: Ở bài “ Luyện tập miêu tả đồ vật” SGK Tiếng Việt 4 tập 1- tr162 Đề bài ( viết): Tả một đồ chơi mà em thích.
Sách giáo khoa đã đƣa ra gợi ý và các đoạn văn mẫu cho các em tham khảo nhƣ sau:
- Đọc lại dàn ý đã chuẩn bị tuần trước.
- Chọn cách mở bài:
a) Mở bài trực tiếp
M: Trung thu vừa qua, chú Cường làm cho em một chiếc diều rất là đẹp.
b) Mở bài gián tiếp
M: Ở nhà em, mỗi người có một sở thích riêng. Bố em yêu bóng đá. Mẹ em thích nấu ăn. Anh trai em mê vi tính. Còn em thích nhất là đồ chơi. Cũng
như các bạn gái, em có một “ cô” búp bê và gắn bó với cô bạn ấy suốt ba năm nay.
- Viết từng đoạn thân bài. Chú ý có câu mở đoạn
M: Bọn con trai thì cho là anh lính này nom rất oách. Lúc nào anh cũng mang một khẩu sung trước ngược. Mà là súng tiểu liên hẳn hoi nhé. Sau lung anh ụ lên cái ba lô. Hai con mắt anh nhìn rất thẳng. Còn đôi chân thì bao giờ cũng đứng rất nghiêm như thể sắp đi duyệt binh. Giả dụ có ai hô “ một, hai” chắc hẳn anh có thể đi đều bước ngay lập tức.
Theo HẢI HỒ
Để đạt hiệu quả cao sau khi sử dụng biện pháp luyện viết theo bài văn mẫu GV hướng dẫn HS theo các bước sau:
Bước 1: Hướng dẫn HS đọc – hiểu – lĩnh hội: Ở bước này muốn HS hiểu và lĩnh hội được nội dung, ý nghĩa của câu văn, bài văn mẫu. GV cần lưu ý cho HS đọc chậm, ngắt nghỉ đúng câu văn để hiểu đúng nội dung.
Bước 2: Hướng dẫn HS đọc – lĩnh hội – cảm thụ: Gv hướng dẫn HS ở bước này vừa đọc vừa cảm thụ những cái hay cái đẹp của bài mẫu. Qua đó, rút ra những kinh nghiệm, những điểm lưu ý để viết bài của mình cho tốt, cho hay.
Bước 3: Hướng dẫn HS thực hành luyện viết bài theo đề bài.
Ví dụ : Đề bài “ Miêu tả về một con vật bạn yêu thích”
GV đưa ra cho HS 1 bài văn hay đạt điểm cao của các anh chị khóa trước - GV yêu cầu HS nhận xét cách mở bài của bài văn ( mở bài trực tiếp hay gián tiếp?). Nếu là em em có cách mở bài nào hay hơn?
- Phần thân bài là phần trọng tâm, bài văn miêu tả hình dáng, thói quen, một vào hoạt động chính của con vật. GV cần hướng dẫn Hs phân tích xem:
Bài văn viết theo trình tự nào (xa tới gần, trên xuống dưới, …), bài văn miêu tả hình dáng, màu sắc con vật ra làm sao?. Sau đó GV yêu cầu HS tìm những
từ ngữ miêu tả đặc sắc, những hình ảnh so sánh, nhân hoa đặc sắc tinh tế và nhận xét cách dùng từ ngữ của bài.
- GV yêu cầu HS phân tích từ ngữ, hình ảnh so sánh hay những câu văn để HS thấy đƣợc những cái hay, những cái đặc sắc.Từ đó yêu cầu HS rút ra kết luận những nét đặc sắc về các dùng từ, dùng câu, dùng hình ảnh nghệ thuật để tìm ra những hạn chế về bài làm của mình.Qua tất cả các phân tích, HS sẽ cảm thụ đƣợc những nét đặc sắc của bài văn mẫu, ghi nhớ để làm vốn tài liệu cho mình khi viết bài.
Do đó, để làm đƣợc bài văn hay GV cần giúp Hs tích lũy vốn từ từ các nguồn khác nhau không chỉ là ở các bài văn mẫu, các bài văn tham khảo. GV cần hướng HS đến thói quen đọc sách để tăng vốn hiểu biết của các em.