Biện pháp luyện viết theo chủ đề

Một phần của tài liệu Rèn luyện kĩ năng viết cho học sinh lớp 4, 5 thông qua phân môn tập làm văn (Trang 42 - 45)

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

2.3. Những biện pháp rèn kĩ năng viết

2.3.2. Biện pháp luyện viết theo chủ đề

Nội dung các bài tập thuộc dạng bài viết theo chủ đề nhằm rèn cho học sinh kỹ năng diễn đạt bằng lời nói ( viết) về một chủ đề nào đó: Viết về thành thị hoặc nông thôn, viết về cảnh đẹp đất nước, kể về gia đình, người thân, anh chị em…

Xem xét cách triển khai câu hỏi gợi ý ở mỗi đề, chúng ta có thể thấy ở dạng đề này hầu như là sự kết hợp của nhiều thể loại: miêu tả, tường thuật, thuyết minh, phát biêu cảm nghĩ. Trong sách giáo viên, các kiểu đề này chủ yếu đƣợc tiến hành theo một trình tự nhƣ sau:

- Giáo viên giới thiệu bài:

- Giáo viên hướng dẫn học sinh làm bài:

+ Học sinh đọc và xác định yêu cầu của bài tập.

+ Giáo viên cho học sinh tìm ý theo hệ thống câu hỏi trong sách giáo khoa hay hệ thống câu hỏi trong sách giáo viên hoặc giải thích cho học sinh cách làm bài.

+ Một học sinh kể mẫu và giáo viên nhận xét

- Học sinh tập nói theo nhóm( tổ)

- Đại diện nói trước lớp. Cả lớp và giáo viên nhận xét.

- Học sinh thực hành viết vào vở

Khi dạy dạng đề này ngoài phương án được nêu trên trong sách giáo viên. Giáo viên có thể sử dụng sơ đồ tƣ duy để kích thích óc sáng tạo của học sinh. Sơ đồ tư duy là một phương tiện trực quan, muốn xây dựng được nó để dạy Tập làm văn, người giáo viên cũng phải suy nghĩ, tìm tòi đặc biệt là các từ ngữ phục vụ theo yêu cầu của từng chủ đề, đề bài. Giáo viên thiết kế sơ đồ tƣ duy cần phải đảm bảo đúng kiến thức của từng bài,từng chủ đề đảm bảo tính thẩm mĩ để qua đó học sinh tiếp nhận kiến thức một cách tích cực và mang lại hiệu quả cao trong giờ học. Tương tự như vậy khi kể được cụ thể về quê hương em hoặc nơi em sinh sống học sinh có thể dễ dàng chuyển tiếp với một kiểu bài tương tự nhưng với yêu cầu cao hơn. Đó là viết về cảnh đẹp đất nước ta. Đối với những học sinh ít được đi đây đi đó thì đây là một yêu cầu khó. Ngoài cách thức dạy nhƣ trên nhƣ sử dụng tranh minh họa hay hệ thống câu hỏi giáo viên cần linh hoạt sử dụng sơ đô tƣ duy để học sinh làm chỗ dựa liên tưởng đến các hình ảnh sinh động của cảnh của người làm cho người nghe người đọc hình dung được cảnh vật mà các em nói đến. Hơn thế nữa khi có sơ đồ tƣ duy học sinh sẽ xác định đúng đắn yêu cầu của đề bài.Mặt khác do đặc điểm sinh lí lứa tuổi nên các bài văn của các em chƣa có tính sáng tạo chưa phong phú mà thường trình bày theo khuôn mẫu hạn hẹp. Giáo viên cần giúp các em tìm ý để thực hành một bài văn hoàn chỉnh về nội dung với những ý tưởng trong sáng giàu hình ảnh và chân thật. Để thực hiện được điều đó giáo viên cần hướng dẫn học sinh một cách chặt chẽ từ đó học sinh dễ tìm ý và diễn đạt đƣợc mạch lạc rõ ràng hơn.

Bên cạnh đó giáo viên cần hỏi ý kiến học sinh về bài làm của bạn để học sinh nhận xét rồi từ đó rút kinh nghiệm cho bài làm của mình đƣợc tốt hơn. GV hướng dẫn HS làm bài theo các bước sau:

+ HS đọc yêu cầu và gạch chân những từ khóa những từ quan trọng của đề bài.

+ GV cho học sinh quan sát bản đồ tƣ duy và giới thiệu cho HS một số từ ngữ liên quan đến chủ đề.

+ HS quan sát bản đồ tƣ duy và hồi tƣợng.

+ HS thực hành viết bài. Sau đó một số em đọc bài làm của mình + GV nhận xét và đƣa ra những góp ý chung cho cả lớp.

Ví dụ : Khi dạy bài “ Luyện tập xây dựng đoạn văn miêu tả con vật

(Tiếng Việt 4 tr 139)

- GV Cho học sinh đọc yêu cầu của bài tập, giáo viên giúp học sinh tìm hiểu và gạch chân những từ khóa về yêu cầu của bài tập: “Quan sát ngoại hình của một con vật mà em yêu thích và viết một đoạn văn miêu tả ngoại hình của con vật đó”

- Giáo viên cho học sinh quan sát bản đồ tƣ duy. Giới thiệu cho học sinh một số từ ngữ liên quan đến chủ đề. Học sinh tự nhìn bản đồ tƣ duy và hồi tưởng

Ví dụ: Sơ đồ tƣ duy

Ví dụ: Một số từ ngữ liên quan: mập, béo ú, mắt long lanh, đen tuyền, trắng muốt, tinh nghịch, leo trèo, trông nhà…

Con vật

Hình dáng

Màu sắc

Hoạt động

Tình cảm của em

- Sau đó học sinh tự làm bài vào vở.

- Giáo viên gọi một số học sinh lên đọc bài của mình cho cả lớp nghe.

Ví dụ: Bài làm của một bạn HS nhƣ sau:

“Meo!Meo! Đấy chú mèo Bi lại đến chơi với em đấy.

Chú mèo có bộ lông tuyệt đẹp màu vàng óng. Đầu chú to như cái xuyến. Hai tai chú vểnh lên lúc nào cũng như nghe ngóng mọi sự việc. Chú có đôi mắt mầu vàng long lanh như hai giọt nước, buổi tối chú nhìn mọi vật rất rõ. Bạn nhìn mũi chú bé thế thôi nhưng cực thính, mũi chú thính vì chú có bộ ria em coi bộ ria của chú như cái ra đa. Mồm chú to nên lúc ăn cái gì cũng kêu nhoong nhoong. Chú khoác trên mình một bộ lông mượt óng. Đuôi chú bao giờ cũng ve vẩy trông gớm là điệu. Bốn chân của chú, mỗi chân có bốn móng vuốt. Ban ngày ban trưa, chú thường phơi nắng trên mái tôn nhà em.

Ngoài ra chú còn bắt chuột. Mỗi lần bắt được chuột là một chiến công của chú, em thưởng cho chú ăn rau, cá và sữa. Mèo nhà em rất thích uống sữa.

Có lần, chú còn lấp ló lấp ló, em không biết chú đang làm gì, thì ra là chú đang rình một gã chuột, gã chuột mon men đến cạnh đĩa thức ăn, ngó đi ngó lại rồi cậy lồng bàn. Mèo ta tức lắm nhảy vào vồ gã chuột, gả chuột chỉ kịp kêu chít một cái. Thế là mèo đã lập được chiến công mới.

Nuôi mèo có ích lắm, nếu nhà ai chưa có thì mua lấy một con nhé”

- GV đƣa ra các nhận xét và rút kinh nghiệm cho HS, nhận xét về bố cục bài làm đầy đủ các phần chƣa? Đã sử dụng các từ ngữ hay chƣa?...

Một phần của tài liệu Rèn luyện kĩ năng viết cho học sinh lớp 4, 5 thông qua phân môn tập làm văn (Trang 42 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)