Các giải pháp nhằm hoàn thiện sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách Nhà nước ở tỉnh Quảng Bình
Trang 16 GDP Tổng sản phẩm quốc nội7 ODA Nguồn vốn hỗ trợ chính thức8 FDI Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài9 BQLDA Ban quản lý dự án
10 HĐND Hội đồng nhân dân11 ĐTPT Đầu tư phát triển
Trang 227 NGO Tổ chức phi Chính phủ28 THCS Trung học cơ sở
Trang 3DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1 Tình hình dân số Quảng Bình từ 2001-2005 33
Bảng 2.1 Tốc độ tăng trưởng GDP 39
Bảng 2.2 Tình hình Ngân sách tỉnh Quảng bình (2001-2005) 42
Bảng 2.3 Vốn đầu tư phát triển tỉnh Quảng Bình từ năm 2001-2005 44
Bảng 2.4 Tình hình tích luỹ đầu tư từ NSNN giai đoạn 2001-2005 45
Bảng 2.5 Phân bổ vốn đầu tư XDCB tập trung theo lĩnh vực KT-XH 47
Bảng 2.6 Tình hình huy động các nguồn vốn đầu tư của QB từ 2001-2005 49
Bảng 2.7.Cơ cấu kinh tế trong giai đoạn 2001-2005 của Quảng Bình 51
Bảng 2.8 Tình hình lập và phân bổ kế hoạch vốn đầu tư XDCB năm 2006 62
Bảng 2.9.Hiệu suất vốn đầu tư và hệ số ICOR từ 2001-2005 của Quảng Bình 64
Bảng 2.10 Tình hình quyết toán VĐT dự án hoàn thành 71
Bảng 2.11 Thông tin chung về người phỏng vấn và các đơn vị phỏng vấn 83
Bảng 2.12 Bảng Kiểm định tính phân phối chuẩn của các biến nghiên cứu 85
Bảng 2.13: Phân tích nhân tố các biến số 86
Bảng 2.14 Phân tích độ tin cậy của biến số X1 87
Bảng 2.15 Kiểm định độ tin cậy của biến số X2 88
Bảng 2.16 Kiểm định độ tin cậy cho biến X3 89
Bảng 2.17 Kiểm định độ tin cậy của biến X4 90
Bảng 2.18: Nhóm nhân tố chủ yếu tác động đến việc sử dụng hiệu qủa vốn XDCB từ nguồn NSNN 91
ĐT-Bảng 2.19 Kiểm định thống kê Chi-squared các ý kiến về những tồn tại và vướng mắc trong sử dụng vốn XDCB từ nguồn vốn ngân sách nhà nước tại Quảng Bình 92
Bảng 3.1 Dự kiến nhu cầu vốn đầu tư XDCB từ 2001-2010 99
Trang 4DANH MỤC CÀC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1: Mức độ tăng trưởng GDP qua các năm theo niên giám thống kê 2005 40
Biểu đồ 2: Tỷ lệ huy động các nguồn vốn đầu tư của Quảng Bình các giai đoạn 49
Biểu đồ 3: Tỷ lệ cơ cấu kinh tế Quảng Bình 2001-2005 51
DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH, BẢN ĐỒẢnh 1:Bản đồ Vị trí địa lý tỉnh Quảng Bình 31
Ảnh 2: Công trình: Đường tránh Thành phố Đồng Hới 48
Ảnh 3: Công trình: Cầu Nhật Lệ-TP Đồng Hới 52
Ảnh 4: Công trình: Nhà VH-TT tỉnh Công trình đầu tư dàn trải kéo dài 61
Ảnh 5: Công trình: Sân bay Đồng Hới – Công tác GPMB chậm 68
Trang 51 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu 1
2 Mục tiêu nghiên cứu 2
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2
4 phương pháp nghiên cứu 2
5 Kết cấu của luận văn 3
PHẦN THỨ HAI: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 4
Chương 1: CƠ SỞ KHOA HỌC, CƠ SỞ THỰC TIỄN VỀ ĐẦU TƯ XDCBVÀ VAI TRÒ CỦA VỐN ĐẦU TƯ XDCB THUỘC NGUỒN VỐN NSNN 4
1.1 Đầu tư và đầu tư XDCB 4
1.1.1 Khái niệm đầu tư và đầu tư XDCB 4
1.1.2 Đặc trưng của đầu tư và đầu tư XDCB từ NSNN 5
1.1.3 Phân loại đầu tư XDCB 10
1.1.3.1 Theo mối quan hệ với sự gia tăng của cải vật chất xã hội, đầu tư được chia thành hai loại 10
1.1.3.2 Theo quan hệ quản lý, đầu tư được chia thành hai loại 10
1.1.3.3 Theo cơ cấu nguồn vốn, hoạt động đầu tư XDCB có thể được chia thành hai loại 11
1.1.4 Vai trò của đầu tư XDCB từ NSNN 12
1.1.5 Chức năng đầu tư XDCB 15
1.1.5.1 Chức năng tạo năng lực mới 15
1.1.5.2 Chức năng thay thế 15
Trang 61.1.5.3 Chức năng thu nhập và sinh lời 15
1.2 Vốn và vốn đầu tư XDCB từ NSNN 16
1.3 Hiệu qủa vốn đầu tư XDCB từ NSNN 18
1.3.1 Khái niệm hiệu quả vốn đầu tư XDCB 18
1.3.2 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn đầu tư XDCB 20
1.3.2.1 Nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu quả đầu tư chung 20
1.3.2.2 Nhóm các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh tế - xã hội của hoạt động đầu tư.221.3.2.3 Nhóm chỉ tiêu kinh tế để phản ánh hiệu quả đầu tư cho một dự án cá biệt 231.3.3 Các nhân tố tác động đến hiệu quả vốn đầu tư XDCB từ NSNN 26
1.4 Đặc điểm địa bàn và phương pháp nghiên cứu 29
1.4.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 29
1.4.1.1 Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên của Quảng Bình 29
1.4.1.2 Tình hình kinh tế - xã hội 33
1.4.2 Phương pháp nghiên cứu 37
1.4.2.1 Phuong pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử 37
1.4.2.2 Phương pháp điều tra, thu thập số liệu 37
1.4.2.3 Phương pháp chuyên gia và chuyên khảo 38
Chương 2: THỰC TRẠNG SỬ DỤNG VỐN ĐẦU TƯ XDCB TỪ NSNN Ở QUẢNG BÌNH TRONG THỜI KỲ 2001-2005 39
2.1 Tổng quan tình hình KT-XH tỉnh Quảng Bình năm 2001-2005 39
2.2 Tình hình thu chi ngân sách 42
2.3 Thực trạng hoạt động đầu tư XDCB và hiệu qủa sử dụng vốn ĐTXDCB từ NSNN của Quảng Bình giai đoạn 2001 - 2005 43
2.3.1 Những thành công và nguyên nhân thành công chủ yếu 45
2.3.1.1 Những thành công 45
2.3.1.2 Nguyên nhân thành công 57
2.3.2 Những hạn chế, yếu kém và các nguyên nhân trong sử dụng vốn đầu tư XDCB của NSNN trên địa bàn tỉnh Quảng Bình 59
2.3.2.1 Những hạn chế và yếu kém 59
Trang 72.3.2.2 Nguyên Nhân của những hạn chế và yếu kém 76
2.4.3.1 Thông tin chung về người phỏng vấn và các đơn vị phỏng vấn 83
2.4.3.2 Kết quả kiểm định phân phối chuẩn các biến số phân tích 84
2.4.3.3 Phân tích nhân tố các thuộc tính, các vấn đề chủ yếu có liên quan đến sử dụngvốn XDCB từ NSNN 86
2.4.3.4 Kiểm định độ tin cậy các biến số phân tích với hệ số Cronbach Alpha 87
2.4.3.5 Phân tích nhóm nhân tố chủ yếu tác động đến việc sử dụng hiệu quả vốn xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách Nhà nước 90
Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN ĐTXDCB TỪ NSNN CỦA TỈNH QUẢNG BÌNH TRONG GIAI ĐOẠN 2006-2010 94
3.1 Mục tiêu định hướng phát triển KT - XH tỉnh Quảng Bình trong giai đoạn 2006-2010 94
3.1.1 Những thuận lợi, khó khăn, mục tiêu và định hướng phát triển 94
3.1.1.1 Thuận lợi 94
3.1.1.2 Khó khăn 94
3.1.1.3 Mục tiêu 95
3.1.2 Nhu cầu vốn đầu tư XDCB và dự kiến phân bổ giai đoạn 2006-2010 99
3.1.2.1 Dự kiến nhu cầu vốn đầu tư XDCB của tỉnh 99
3.2 Quan điểm về hiệu quả sử dụng vốn đầu tư XDCB từ NSNN 100
3.3 Các giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện sử dụng vốn ĐTXDCB từ NSNN của Quảng Bình giai đoạn 2006-2010 103
3.3.1 Đổi mới và nâng cao chất lượng công tác quy hoạch 103
3.3.2 Chú trọng công tác kế hoạch hoá vốn đầu tư 105
Trang 83.3.3 Dự án đầu tư phải phù hợp với chuyển dịch cơ cấu kinh tế 106
3.3.4 Phải tập trung vốn đầu tư cho các dự án trọng điểm 108
3.3.5 Tỉnh cần có chính sách tăng thu, giảm chi 109
3.3.6 Nâng cao chất lượng công tác giải phóng mặt bằng, tái định cư 110
3.3.7 Chấp hành tốt các quy định, quy trình về quản lý vốn đầu tư 111
3.3.7.1 Nâng cao chất lượng công tác lập, thẩm định, phê duyệt dự án và thiết kế - dự toán 111
3.3.7.2.Thực hiện tốt các hình thức lựa chọn nhà thầu 113
3.3.7.3 Kiện toàn lại công tác nghiệm thu, giám sát công trình, theo hướng 115
3.3.7.4 Tiếp tục đẩy mạnh công tác thanh, quyết toán vốn đầu tư 115
3.3.7.5 Chấn chỉnh lại công tác quản lý giá vật tư, vật liệu Rà soát lại các định mức chưa phù hợp với thực tế 117
3.3.7.6 Kiện toàn lại tổ chức quản lý vốn đầu tư XDCB Thực hiện việc phân cấp quản lý trong đầu tư XDCB cho các đơn vị 117
3.3.8 Đẩy mạnh công tác giám sát, kiểm tra, thanh tra Chống thất thoát, lãng phí trong đầu tư XDCB 119
3.3.9 Nâng cao năng lực của đội ngủ cán bộ tham gia vào quá trình đầu tưxây dựng 120
PHẦN THỨ BA: KIẾN NGHỊ VÀ KẾT LUẬN 121
1 Kiến nghị 121
2 Kết luận 123DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Trang 9PHẦN THỨ NHẤTMỞ ĐẦU
1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
Bước vào thế kỷ XXI, bộ mặt nước ta có nhiều thay đổi to lớn, vượt bậc Córất nhiều yếu tố tác động, nhưng có thể nói vốn đầu tư XDCB là nhân tố có vaitrò hết sức to lớn Nhờ đó mà xây dựng được cơ sở hạ tầng, phát triển và tăngtrưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thu hút đầu tư Tính chung trong 9năm (từ 1991-1999) tổng vốn đầu tư toàn xã hội đạt gần 1.000 nghìn tỷ đồng.Trong đó, vốn NSNN chiếm 22%-24% [2].
Quảng Bình là một trong những tỉnh nghèo nhất cả nước, hàng năm phảiđược trung ương trợ cấp Tuy nhiên những năm gần đây, Quảng Bình đều đạtcác chỉ tiêu đề ra, có nhiều lĩnh vực được địa phương chú trọng, đặc biệt là côngtác đầu tư XDCB Đường lối phát triển theo Nghị quyết của Đảng bộ tỉnh QuảngBình lần thứ XIV: "đẩy nhanh nhịp độ tăng trưởng kinh tế và tốc độ chuyển dịchcơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, sớm đưa tỉnh nhà rakhỏi tình trạng một tỉnh nghèo, phấn đấu đến năm 2010 cơ bản đạt trình độ pháttriển ngang mức trung bình của cả nước"[28] Muốn làm được điều này, QuảngBình cần phải tiếp tục đẩy mạnh đầu tư các cơ sở hạ tầng kinh tế, nhất là trongcác lĩnh vực kinh tế mũi nhọn có lợi thế so sánh cao.
Thực tế hiện nay, vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ NSNN của Quảng Bình đãcó những đóng góp to lớn trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.Bên cạnh đó, do nhiều nguyên nhân khác nhau đã làm cho vốn đầu tư XDCB từNSNN sử dụng chưa đạt hiệu quả cao Điều này đã làm hạn chế khá nhiều đếntốc độ phát triển kinh tế - xã hội của cả tỉnh.
Để tăng cường hơn nữa vai trò của vốn đầu tư XDCB từ NSNN, nhằm pháthuy lợi thế và khắc phục những tồn tại, thì: các cấp, ban, ngành quản lý vốn đầu
Trang 10tư XDCB ở Quảng Bình phải tìm nhiều giải pháp để hoàn thiện và nâng cao hiệuquả sử dụng nguồn vốn này trong giai đoạn hiện nay Là một cán bộ làm việc ởngành Tài chính với những kiến thức đã học, nghiên cứu và tìm hiểu về thực tếsử dụng vốn đầu tư XDCB từ NSNN của tỉnh Quảng Bình, tác giả chọn đề tài:
"Các giải pháp nhằm hoàn thiện sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngânsách Nhà nước ở tỉnh Quảng Bình"
2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Mục tiêu chung của luận văn là nhằm khái quát hoá, hệ thống hoá và bổsung những vấn đề lý luận chung liên quan đến nội dung của đề tài thuộc lĩnhvực đầu tư XDCB từ NSNN Trên cơ sở đó luận văn này nhằm vào các mục tiêunghiên cứu cụ thể sau:
- Đánh giá thực trạng về hiệu quả sử dụng vốn đầu tư XDCB từ NSNN ởQuảng Bình.
- Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốnđầu tư XDCB từ NSNN ở Quảng Bình.
3 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Đối tượng: Là vốn đầu tư XDCB và sử dụng vốn đầu tư XDCB từ NSNN.- Phạm vi: + Vốn đầu tư XDCB từ NSNN của tỉnh Quảng Bình.
+ Thời gian đánh giá thực trạng từ năm 2001-2005 + Các giải pháp đề xuất từ năm 2006-2010.
4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Phương pháp tổng hợp và phân tích thống kê số liệu thứ cấp theo thời gian- Phương pháp điều tra, thu thập số liệu sơ cấp từ các đơn vị cơ sở, sử dụngcác phép kiểm định thống kê và phân tích số liệu đa biến nhằm xác định nhữngnhân tố ảnh hưởng đến việc sử dụng hiệu quả nguồn vốn XDCB từ NSNN.
- Phương pháp chuyên gia, chuyên khảo.
Trang 115 KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN
Ngoài các phần mở đầu, kiến nghị và kết luận, danh mục các tài liệu thamkhảo và phụ lục, nội dung luận văn gồm: Phần nội dung nghiên cứu có 3chương:
Chương 1: Cơ sở khoa học, cơ sở thực tiễn về đầu tư XDCB và vai trò củavốn đầu tư XDCB thuộc nguồn vốn NSNN.
Chương 2: Thực trạng sử dụng vốn đầu tư XDCB từ NSNN ở Quảng Bìnhtrong thời kỳ 2001-2005
Chương 3: Một số giải pháp chủ yếu nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tưXDCB từ NSNN của tỉnh Quảng Bình trong giai đoạn 2006-2010.
Trang 12PHẦN THỨ HAI
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Chương 1
CƠ SỞ KHOA HỌC, CƠ SỞ THỰC TIỄN VỀ ĐẦU TƯ
XDCB VÀ VAI TRÒ CỦA VỐN ĐẦU TƯ XDCB THUỘC NGUỒN VỐN NSNN
1.1.ĐẦU TƯ VÀ ĐẦU TƯ XDCB
1.1.1 Khái niệm đầu tư và đầu tư XDCB
Có rất nhiều quan niệm về đầu tư trên nhiều góc độ, lĩnh vực nhưng hiểumột cách chung nhất: Đầu tư là quá trình bỏ vốn ở thời điểm hiện tại nhằm mụcđích thu được hiệu quả lớn hơn trong tương lai Vốn bỏ vào quá trình đầu tưtrong một lĩnh vực nào đó được gọi là vốn đầu tư.
Ở đây có sự phân biệt giữa hai khái niệm đầu tư và đầu tư XDCB
- Nói đến đầu tư là nói đến hoạt động bỏ vốn nói chung nhằm đạt được hiệuquả lớn hơn trong tương lai; không phân biệt nguồn vốn, cơ cấu vốn, quy mô vàhình thức đầu tư Vì vậy, bất kỳ một hoạt động bỏ vốn nào nhằm mục đích thuđược hiệu quả như: Bỏ tiền mua cổ phiếu, trái phiếu, gửi tiết kiệm; hoặc để cảitạo, bảo vệ môi trường, xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội được gọi là hoạtđộng đầu tư.
- Đầu tư XDCB là một hình thức đầu tư nói chung Trong đó, mục đích bỏvốn được xác định và giới hạn trong phạm vi tạo ra những sản phẩm XDCB - Cơsở vật chất, kỷ thuật của nền kinh tế - xã hội như: các nhà máy, đường giaothông, hồ đập thuỷ lợi, trường học, bệnh viện…
Trang 13Trong đầu tư kinh tế người ta phân biệt hai loại, đó là đầu tư cơ bản và đầutư vận hành.
+ Đầu tư cơ bản là hoạt động đầu tư để tạo ra các TSCĐ đưa vào hoạt độngtrong các lĩnh vực KT-XH khác nhau Xét về mặt tổng thể thì không một hoạtđộng đầu tư nào mà không cần phải có các TSCĐ Nó bao gồm toàn bộ cơ sở kỹthuật đủ tiêu chuẩn của Nhà nước.
+ Đầu tư vận hành còn gọi là đầu tư hoạt động là việc đầu tư nhằm tạo racác tài sản lưu động để phục vụ cho các TSCĐ hoạt động.
Để có được TSCĐ chủ đầu tư có thể thực hiện bằng nhiều cách khác nhau,như: xây dựng mới, mua sắm, đi thuê…
Hoạt động đầu tư cơ bản bằng cách tiến hành xây dựng để tạo ra các TSCĐđược gọi là đầu tư XDCB.
Xây dựng cơ bản chỉ là một khâu trong hoạt động đầu tư XDCB Xây dựngcơ bản là các hoạt động cụ thể tạo ra TSCĐ (khảo sát thiết kế, xây dựng, lắpđặt…) Kết quả của hoạt động XDCB là các TSCĐ, có một năng lực sản xuất vàphục vụ nhất định Như vậy, XDCB là một quá trình đổi mới và tái sản xuất mởrộng có kế hoạch các TSCĐ của nền kinh tế quốc dân trong các ngành sản xuấtvật chất Nó là quá trình xây dựng cơ sở vật chất cho một quốc.
Đầu tư XDCB đóng vai trò quyết định, gắn liền với việc nâng cao cơ sở vậtchất của nền kinh tế và năng lực sản xuất của doanh nghiệp Nó đòi hỏi mộtkhoản vốn lớn và cần được tính toán chuẩn xác, quản lý một cách chặt chẽ; nếukhông sẽ dẫn đến sự lãng phí tiền của rất lớn của đất nước [1].
1.1.2 Đặc trưng của đầu tư và đầu tư XDCB từ NSNN
Khác với các hoạt động kinh tế - thương mại thông thường, đầu tư (trongđó có đầu tư XDCB) là một loại hình hoạt động phức tạp, có nhiều nét đặc thùnhư: thời gian thi công kéo dài, độ rủi ro lớn, vốn đầu tư lớn lại chịu ảnh hưởngbởi nhiều yếu tố (tự nhiên, kinh tế, chính trị, xã hội …) Do vậy hoạt động đầu tư
Trang 14phải được thực hiện thông qua các dự án đầu tư Sản phẩm của hoạt động đầu tưXDCB được gọi là công trình xây dựng.
Theo nghị định số 52/1999/NĐ-CP ngày 8/7/1999 của Chính phủ về việcban hành quy chế quản lý đầu tư và xây dựng:
"Dự án đầu tư là một tập hợp những đề xuất có liên quan đến việc bỏ vốn đểtạo mới, mở rộng hoặc cải tạo những cơ sở vật chất nhất định nhằm đạt được sựtăng trưởng về số lượng, hoặc duy trì, cải tiến, nâng cao chất lượng của sảnphẩm hoặc dịch vụ trong khoảng thời gian xác định Dự án đầu tư xây dựngcông trình bao gồm phần thuyết minh và phần thiết kế cơ sở
Công trình xây dựng là sản phẩm được tạo thành bởi sức lao động của conngười, vật liệu xây dựng, thiết bị lắp đặt vào công trình, được liên kết định vị vớiđất, có thể bao gồm phần dưới mặt đất, phần trên mặt đất, phần dưới mặt nướcvà phần trên mặt nước, được xây dựng theo thiết kế Công trình xây dựng baogồm công trình xây dựng công cộng, nhà ở, công trình công nghiệp, giao thông,thuỷ lợi, năng lượng và các công trình khác" [5]
Qua sự phân tích các khái niệm đầu tư nói chung và đầu tư XDCB nói riêngcó thể rút ra một số đặc trưng phổ biến của đầu tư và đầu tư XDCB như sau:
Một là: Đầu tư, trong đó đầu tư XDCB là hoạt động bỏ vốn Do đó quyết
định đầu tư là quyết định tài chính như: tổng mức đầu tư, nguồn hình thành vốnđầu tư, khả năng và thời gian hoàn vốn, cơ cấu vốn đầu tư … Vì vậy, nhiều dựán đầu tư có thể khả thi ở các phương diện khác (môi trường, xã hội…) nhưngkhông khả thi trên phương diện tài chính thì cũng cần được xem xét lại Tuynhiên, khái niệm về hiệu quả được đề cập ở đây phải được nhìn nhận cả trên haigóc độ: hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội.
Hai là: Đầu tư, nhất là đầu tư XDCB là hoạt động có tính chất lâu dài, có
những dự án đầu tư kéo dài hàng chục năm Đây là một đặc điểm khác biệt củađầu tư XDCB so với các hình thức đầu tư khác Do tính chất lâu dài, nên mọi
Trang 15khía cạnh đều phải tính toán quy hoạch, dự phòng sự thay đổi trong quá trìnhthực hiện dự án.
Quá trình đầu tư XDCB gồm ba giai đoạn: chuẩn bị dự án, thực hiện dự ánvà khai thác dự án.
Giai đoạn chuẩn bị dự án và giai đoạn thực hiện dự án là hai giai đoạn kéodài thời gian nhưng lại không tạo ra sản phẩm Đây là nguyên nhân chính gây ramâu thuẩn giữa đầu tư và tiêu dùng Có nhà kinh tế cho rằng: "đầu tư là quá trìnhlàm bất động hoá một số vốn nhằm thu lợi nhuận trong nhiều thời kỳ nối tiếp saunày" Muốn nâng cao hiệu quả vốn đầu tư XDCB cần chú ý tập trung các điềukiện đầu tư có trọng điểm nhằm đưa nhanh các dự án đầu tư vào khai thác sử
dụng [30].
Khi xét hiệu quả vốn đầu tư XDCB cần quan tâm nghiên cứu cả ba giaiđoạn của quá trình đầu tư, hết sức tránh tình trạng thiên lệch, chỉ tập trung vàogiai đoạn thực hiện dự án (tức là việc đầu tư vào xây dựng các dự án) mà khôngchú ý đến thời gian khai thác dự án Việc coi trọng hiệu quả kinh tế - xã hội dođầu tư XDCB mang lại là hết sức cần thiết nên phải có phương án lựa chọn tốiưu; đảm bảo trình tự XDCB Chính vì chu kỳ sản xuất kéo dài nên việc hoàn vốnđược các nhà đầu tư đặc biệt quan tâm Phải lựa chọn trình tự bỏ vốn cho thích
hợp để giảm đến mức tối đa thiệt hại do ứ đọng vốn ở sản phẩm dở dang [21].
Ba là: Sản phẩm của các dự án đầu tư XDCB thường có tính đơn chiếc Do
vậy, ngay cả khi hai công trình liền kề nhau, nhưng chi phí thi công thực tế củamỗi công trình cũng khác nhau Đây là đặc điểm cần lưu ý trong quá trình quảnlý vốn đầu tư.
Bốn là: Hoạt động đầu tư luôn cần sự cân nhắc giữa lợi ích trước mắt và lợi
ích trong tương lai Nhà đầu tư mong muốn và chấp nhận đầu tư trong điều kiệnlợi ích thu được trong tương lai lớn hơn lợi ích hiện tại mà họ tạm thời hy sinh.Nói cách khác, mục đích tối cao của đầu tư là hiệu quả Hiệu quả vừa là mụctiêu, động lực vừa là phương tiện của hoạt động đầu tư.
Trang 16Năm là: Đầu tư là lĩnh vực có mức độ rủi ro lớn và mạo hiểm Đầu tư chính
là việc đánh đổi những tiêu dùng chắc chắn của hiện tại để mong nhận đượcnhững tiêu dùng lớn hơn, nhưng chưa thật chắc trong tương lai "Chưa thật chắcchắn” chính là yếu tố rủi ro mạo hiểm.Vì vậy có nhà kinh tế nói rằng: "đầu tư làđánh bạc với tương lai".
Rủi ro trong lĩnh vực đầu tư XDCB chủ yếu do thời gian của quá trình đầutư kéo dài Trong thời gian này các yếu tố kinh tế, chính trị và cả tự nhiên ảnhhưởng sẽ gây nên những tổn thất mà các nhà đầu tư không lường định hết khi lậpdự án Các yếu tố bão lụt, động đất, chiến tranh có thể tàn phá các công trìnhđược đầu tư Sự thay đổi chính sách như: thay đổi chính sách thuế, mức lãi suất,sự thay đổi thị trường, thay đổi nhu cầu sản phẩm… cũng có thể gây nên thiệt
hại cho các nhà đầu tư [29].
Đặc điểm này chỉ ra rằng, muốn khuyến khích đầu tư cần phải quan tâmđến lợi ích của các nhà đầu tư Lợi ích mà các nhà đầu tư quan tâm nhất là hoànđủ vốn đầu tư cho họ và lợi nhuận tối đa thu được nhờ hạn chế và tránh được rủiro Vì vậy, các chính sách khuyến khích đầu tư cần quan tâm đến ưu đãi, miễngiảm thuế, về khấu hao cao, lãi suất vốn vay thấp, cơ chế thanh toán vốn kịpthời…
Sáu là: Sản phẩm của đầu tư XDCB có tính cố định Nó gắn liền với đất
đai, nơi sản xuất và nơi sử dụng Sau khi xây dựng xong cố định tại một chỗ, cácthành quả của hoạt động đầu tư XDCB là các công trình xây dựng sẽ hoạt độngngay nơi mà nó được tạo dựng nên Do đó các điều kiện địa hình có ảnh hưởngrất lớn đến quá trình thực hiện dự án đầu tư, cũng như tác dụng sau này của cáckết quả đầu tư.
Quá trình sản xuất thường tiến hành ngoài trời và bị ảnh hưởng lớn củađiều kiện thiên nhiên Vật liệu xây dựng nhiều, có trọng lượng lớn (nhất là xâydựng phần thô, chủ yếu là vật liệu nặng); nhu cầu vận chuyển lớn, chi phí vận
Trang 17chuyển cao Do vậy, phải có một tổ chức cung ứng vật tư kỹ thuật đặc biệt để
đưa vật liệu đến tận công trình theo tiến độ thi công [21].
Nơi làm việc và lực lượng lao động không ổn định trong XDCB dẫn tớithời gian ngừng việc nhiều, chờ đợi, năng suất lao động thấp, dể gây tâm lý tạmbợ, tuỳ tiện trong làm việc và sinh hoạt của cán bộ, công nhân ở công trường.
Hoàn thành một dự án đầu tư XDCB phải trải qua nhiều giai đoạn, có rấtnhiều đơn vị tham gia thực hiện Trên một công trường, có rất nhiều đơn vị làmcác công việc khác nhau; các đơn vị này lại cùng hoạt động trong cùng mộtkhông gian, thời gian Do đó việc tổ chức thi công cần phải phối hợp chặt chẽvới nhau bằng các hợp đồng giao nhận thầu xây lắp.
Giá bán được định trước khi chế tạo sản phẩm, tức là trước khi nhà thầubiết giá thành thực tế của mình Ước lượng đúng đắn giá cả và các phương tiệnthi công khó khăn vì phải dựa trên những giả thiết mà rất có thể khi thi công thựctế bị phủ định Điều phụ thuộc này, buộc nhà thầu phải nắm chắc dự toán vàkiểm tra thường xuyên trong quá trình thi công.
Ngoài những đặc điểm của đầu tư XDCB nói chung thì đầu tư XDCB từNSNN còn có đặc điểm riêng đó là:
+ Quy mô vốn đầu tư lớn: các công trình được đầu tư xây dựng từ nguồnvốn này đa số là các công trình lớn, có phạm vi ảnh hưởng sâu rộng đến sự pháttriển kinh tế - xã hội; tạo ra sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế - xã hội của các vùng,địa phương hoặc ngành của nền kinh tế.
+ Về khả năng thu hồi vốn: Mặc dù tất cả các công trình XDCB từ NSNNđều là những công trình có ý nghĩa quan trọng đối với toàn bộ nền kinh tế; Songkhả năng thu hồi vốn lại rất thấp, thậm chí không có khả năng thu hồi vốn trựctiếp Do vậy, các dự án này thường không hấp dẫn các thành phần kinh tế khác.Nói cách khác, đầu tư XDCB từ NSNN là hoạt động đầu tư chỉ hướng vào cáclĩnh vực mà các thành phần kinh tế không được phép đầu tư (an ninh quốcphòng), hay không muốn đầu tư vì không thu được lợi ích trực tiếp (hồ, thuỷ lợi,
Trang 18đê…); hoặc không có khả năng đầu tư do phải sử dụng một lượng vốn đầu tư rấtlớn như dự án đường Hồ Chí Minh, đường dây 500 KV, thuỷ điện Sơn La…
+ Nguồn vốn để thực hiện đầu tư là do NSNN cấp phát trực tiếp Đây làmột đặc trưng cơ bản để phân biệt với các hình thức đầu tư khác Tuy nhiên trênthực tế, các nguồn vốn đầu tư trong nền kinh tế thị trường có mối quan hệ mậtthiết và đan xen với nhau
+ Việc quản lý vốn đầu tư rất khó khăn, dễ bị thất thoát lãng phí Đây làmột đặc điểm rất quan trọng trong công tác quản lý vốn đầu tư XDCB từ nguồnvốn NSNN so với các nguồn khác Từ đó, đòi hỏi việc quản lý vốn đầu tư XDCBtừ nguồn NSNN phải được thường xuyên chú trọng, quản lý vốn cần theo đúngquy định của pháp luật.
1.1.3 Phân loại đầu tư XDCB
Phân loại đầu tư XDCB có ý nghĩa rất quan trọng trong công tác quản lý.Mỗi hình thức đầu tư có vị trí, đặc điểm khác nhau; đòi hỏi phải có cách quản lýkhác nhau Theo các tiêu chí khác nhau, hoạt động đầu tư có thể chia thành cácloại sau:
1.1.3.1 Theo mối quan hệ với sự gia tăng của cải vật chất xã hội, đầu tư đượcchia thành hai loại
+ Đầu tư phát triển: là hoạt động đầu tư mà kết quả của nó tạo ra tài sảnmới cho nền kinh tế; làm thay đổi cơ cấu kinh tế - xã hội; làm gia tăng của cảivật chất và nâng cao đời sông tinh thần của xã hội Loại đầu tư này thường là cáchoạt động đầu tư XDCB như xây dựng nhà máy, đường sá, trường học, bệnhviện…
+ Đầu tư chuyển dịch: là hoạt động đầu tư không làm tăng thêm của cải xãhội mà chỉ là sự chuyển dịch giá trị giữa các nhà đầu tư như các hoạt động muacổ phiếu, trái phiếu…
1.1.3.2 Theo quan hệ quản lý, đầu tư được chia thành hai loại
Trang 19+ Đầu tư trực tiếp: là hoạt động đầu tư mà trong đó người bỏ vốn trực tiếptham gia quản lý vốn đầu tư.
+ Đầu tư gián tiếp: là hoạt động đầu tư mà người bỏ vốn tách biệt khỏingười quản lý (đầu tư tài chính, gửi tiết kiệm mua trái phiếu, cổ phiếu )
1.1.3.3 Theo cơ cấu nguồn vốn, hoạt động đầu tư XDCB có thể được chiathành hai loại
+ Hoạt động đầu tư XDCB từ các nguồn ngoài NSNN: là hoạt động đầu tưsử dụng các nguồn vốn ngoài NSNN như: vốn tín dụng ĐTPT, vốn vay các ngânhàng thương mại, vốn đầu tư từ các doanh nghiệp Nhà nước, vốn đầu tư của cáckhu vực dân doanh và vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)…
Tuy hoạt động đầu tư XDCB ngoài NSNN được sử dụng các nguồn vốnkhác nhau về tính chất, về quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng Song các hoạtđộng đầu tư có các đặc điểm chung:
Một là, các hoạt động đầu tư này đều hướng vào mục tiêu kinh tế, có khả
năng thu hồi vốn trực tiếp Do vậy, các dự án thuộc loại hình vốn đầu tư nàyđược xác định hiệu quả kinh tế là hàng đầu (tất nhiên hiệu quả kinh tế phải gắnliền với hiệu quả xã hội).
Hai là, để quản lý vốn đầu tư trên, thường sử dụng các công cụ gián tiếp là
chủ yếu (quy hoạch, các đòn bẩy kinh tế như: thuế, lãi suất, các chính sách ưuđãi đầu tư…) Do đó các thủ tục hành chính cần được đơn giản đến mức tối đađể tạo môi trường khuyến khích đầu tư.
+ Hoạt động đầu tư XDCB từ nguồn NSNN: là hoạt động đầu tư chỉ sửdụng vốn NSNN, hoặc chủ yếu bằng nguồn vốn NSNN Nội dung và phạm vi sửdụng nguồn vốn này là:
Thứ nhất: Xét trên phương diện tổng thể nền kinh tế, nguồn vốn đầu tư
XDCB từ NSNN được hình thành qua hai kênh: từ khoản tích luỹ của NSNN(phần còn lại của tổng thu NSNN sau khi trừ chi thường xuyên, chi trả nợ, chilập quỹ dự trữ tài chính…) và khoản đi vay: trong nước (tín phiếu, công trái, trái
Trang 20phiếu chính phủ…) và vay nước ngoài (thông qua các dự án từ nguồn ODA đượcđưa vào cân đối NSNN).
Thứ hai: Trên phương diện phân cấp quản lý theo luật NSNN Vốn đầu tư
XDCB từ NSNN bao gồm: vốn đầu tư XDCB do trung ương quản lý và vốn đầutư XDCB do địa phương quản lý.
Vốn đầu tư XDCB do trung ương quản lý là số vốn đầu tư từ ngân sáchtrung ương được cân đối cho các chương trình, dự án đầu tư của các bộ, ngànhtrung ương theo kế hoạch đầu tư XDCB hàng năm, nằm trong quy hoạch và kếhoạch được Quốc hội thông qua.
Vốn đầu tư XDCB do địa phương quản lý bao gồm: vốn đầu tư được cânđối từ tổng chi ngân sách địa phương dành cho đầu tư phát triển; vốn được hỗtrợ, bổ sung từ nguồn vốn XDCB tập trung của ngân sách trung ương và vốn đầutư XDCB từ nguồn để lại theo Nghị quyết của Quốc hội.
Thứ ba: Về phạm vi sử dụng: dù được hình thành từ nguồn nào hoặc do cấp
nào quản lý, vốn đầu tư XDCB từ NSNN chỉ đầu tư vào các dự án của Nhànước; không có khả năng hoặc ít có khả năng trực tiếp thu hồi nhưng lại tạo rahiệu quả kinh tế - xã hội chung trên phạm vi ngành, lãnh thổ và cả nền kinh tế.
Đặc điểm về nguồn hình thành, phân cấp quản lý và phạm vi - đối tượng sửdụng vốn đầu tư XDCB từ NSNN nêu trên là những đặc trưng rất khác biệt sovới các nguồn vốn đầu tư khác Đặc điểm này sẽ chi phối toàn bộ hệ thống cơchế chính sách quản lý vốn đầu tư theo hướng mở rộng phân cấp gắn với tráchnhiệm và tăng cường kiểm tra giám sát.
1.1.4 Vai trò của đầu tư XDCB từ NSNN
Đầu tư XDCB từ NSNN đóng vai trò cực kỳ quan trọng, đặc biệt là trongbối cảnh Việt Nam - một quốc gia có tốc độ phát triển kinh tế và tăng trưởngnhanh vào bậc nhất trên thế giới Cụ thể có các vai trò sau:
Trang 21Một là, đầu tư XDCB từ nguồn NSNN là công cụ kinh tế quan trọng để
Nhà nước trực tiếp tác động đến các quá trình phát triển kinh tế - xã hội, điều tiếtvĩ mô, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, giữ vững vai trò chủ đạo của kinh tế Nhànước Bằng việc cung cấp các dịch vụ công cộng, như: hạ tầng kinh tế - xã hội,an ninh quốc phòng… mà các thành phần kinh tế khác không muốn, không thểhoặc không được đầu tư; các dự án đầu tư từ NSNN được triển khai ở các vị tríquan trọng, then chốt nhất nhằm đảm bảo cho nền kinh tế - xã hội phát triển ổnđịnh theo định hướng XHCN.
Hai là, đầu tư XDCB từ nguồn NSNN được coi là một công cụ để Nhà
nước chủ động điều tiết, điều chỉnh hàng loạt các quan hệ và những cân đối lớncủa nền kinh tế:
- Đầu tư XDCB từ nguồn NSNN là một công cụ để Nhà nước chủ độngđiều chỉnh tổng cung và tổng cầu của nền kinh tế:
+ Về mặt cầu: Đầu tư (trong đó có đầu tư Chính phủ) sẽ tạo ra khả năngkích cầu tiêu dùng trong sản xuất, thúc đẩy lưu thông, tạo việc làm và thunhập… Tuy nhiên tác động của đầu tư đối với tổng cầu chỉ là ngắn hạn Trongkhi tổng cung chưa kịp thay đổi, sự tăng lên của đầu tư sẽ kéo theo tổng cầutăng, các yếu tố giá cả đầu vào của đầu tư tăng, sản lượng cân bằng tăng theo dẫnđến cân bằng cung cầu mới.
+ Về mặt cung: Khi các dự án hoàn thành đưa vào sử dụng, năng lực mớicủa nền kinh tế tăng lên thì lại tác động làm tăng tổng cung trong dài hạn, kéotheo sản lượng tiềm năng tăng, giá cả sản phẩm giảm Sản lượng tăng, giá cảgiảm cho phép tăng tiêu dùng, kích thích đầu tư Đây là nguồn cơ bản để tăngtích luỹ, phát triển kinh tế - xã hội Như vậy thông qua chi đầu tư XDCB từNSNN, Chính phủ có thể chủ động xử lý những cân đối vĩ mô của nền kinh tế.
- Đầu tư XDCB từ NSNN là công cụ để Nhà nước chủ động điều chỉnh cơcấu kinh tế ngành, vùng, lãnh thổ Thông qua các chương trình dự án đầu tư lớn
Trang 22(chương trình 135, dự án đường Hồ Chí Minh, chương trình kiên cố hoá trườnglớp học, giao thông nông thôn…) Nhà nước đã bỏ ra hàng nghìn tỷ đồng để đầutư phát triển kinh tế ở những vùng sâu, vùng xa nhằm thực hiện chủ trương xoáđói, giảm nghèo, đảm bảo sự công bằng trong việc thụ hưởng các thành quả củatăng trưởng, tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển ổn định, vững chắc Xét vềmặt bản chất, đầu tư của Chính phủ là một giải pháp để điều chỉnh những khuyếttật vốn có của nền kinh tế thị trường.
Ba là, đầu tư XDCB từ nguồn NSNN tạo điều kiện cho các thành phần kinh
tế và cho toàn nền kinh tế phát triển.Vốn đầu tư từ NSNN được coi là “vốn mồi”để thu hút các nguồn lực trong nước và ngoài nước vào đầu tư phát triển; cơ sởhạ tầng kinh tế - xã hội phát triển sẽ tạo khả năng lớn để thu hút vốn đầu tư trongvà ngoài nước trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, văn hoá, giáo dục, y tế, du lịch…Có đủ vốn đầu tư trong nước mới góp phần giải ngân, hấp thụ được các nguồnvốn ODA, có hạ tầng kinh tế - xã hội tốt mới thu hút được vốn FDI, có vốn đầutư “mồi” của Nhà nước mới khuyến khích phát triển các hình thức BOT… Nhưvậy đầu tư từ NSNN có vai trò hạt nhân để thúc đẩy xã hội hoá trong đầu tư,thực hiện CNH - HĐH đất nước.
Bốn là, đầu tư XDCB từ nguồn vốn NSNN tạo điều kiện phát triển nguồn
nhân lực, phát triển khoa học công nghệ, chăm sóc sức khoẻ nhân dân Các dự ánđầu tư vào các lĩnh vực trên (như đã nêu) rất tốn kém, độ rủi ro cao, khả năng thuhồi vốn thấp nên thường được Nhà nước đầu tư bằng nguồn NSNN Khi hoànthành và đưa vào sử dụng sẽ cung cấp các dịch vụ công, tạo điều kiện nâng caohiệu quả đầu tư của nền kinh tế - xã hội.
Năm là, sản phẩm đầu tư XDCB có ý nghĩa lớn về mặt chính trị, xã hội,
nghệ thuật và an ninh - quốc phòng:
- Về mặt kinh tế - xã hội: Cơ cấu đầu tư XDCB thể hiện đường lối pháttriển kinh tế - xã hội của đất nước trong từng giai đoạn.
Trang 23Về mặt nghệ thuật: Đầu tư XDCB góp phần mở mang đời sống văn hoá,tinh thần làm phong phú thêm nền kiến trúc của đất nước.
- Về mặt an ninh, chính trị và quốc phòng: Đầu tư XDCB góp phần tăngcường tiềm lực quốc phòng của đất nước, ổn định an ninh trật tự, và chính trị xãhội.
1.1.5 Chức năng đầu tư XDCB
Đầu tư với mục tiêu làm tăng trưởng và thay đổi kết cấu của TSCĐ sẽ thựchiện một loạt chức năng, trong đó quan trọng nhất là:
1.1.5.1 Chức năng tạo năng lực mới
Chức năng này tạo ra năng lực mới của ĐTXDCB Các năng lực mới do
ĐTXDCB tạo ra có giá trị sử dụng và thông qua đó các nhu cầu có thể được thoảmãn Vì vậy, chức năng năng lực tạo khả năng đảm bảo duy trì hoặc phát triểnsản xuất sản phẩm hàng hóa dịch vụ; bảo vệ và cải tạo môi trường nhằm hạn chế,khắc phục những ảnh hưởng xấu đến sản xuất và tiêu dùng Chức năng năng lựcđược coi là chức năng đầu tiên của ĐTXDCB.
1.1.5.2 Chức năng thay thế
Chức năng thay thế của ĐTXDCB biểu hiện khả năng thay đổi từng tổ hợpcác nhân tố sản xuất và khả năng thay thế lẫn nhau của từng nhân tố này do kếtquả của quá trình đầu tư XDCB Nó được thể hiện ở mức tiết kiệm chi phí trongkhu vực sản xuất vật chất (nhờ quá trình ĐTXDCB thay thế hợp lý các nhân tốsản xuất) Cũng như trong khu vực dịch vụ (trước hết là dịch vụ tiêu dùng) nhằmđảm bảo thoả mãn nhu cầu của nền kinh tế với chi phí xã hội ít hơn.
Vai trò, chức năng thay thế của ĐTXCB ngày càng tăng lên với sự phát triểncủa khoa học kỹ thuật và với việc hướng dẫn nền kinh tế hướng vào loại hình pháttriển chiều sâu mà đặc trưng là thay thế có hiệu quả các yếu tố sản xuất.
1.1.5.3 Chức năng thu nhập và sinh lời
Trang 24Chức năng này được xác định bởi khả năng tạo ra thu nhập và sinh lời do
quá trình đầu tư XDCB mang lại Chức năng thu nhập và sinh lời là sự kết hợpcác chức năng năng lực và thay thế sẽ tạo điều kiện tăng tổng sản phẩm quốc nộivà tổng sản phẩm quốc dân Đặc trưng kết quả thu nhập đánh giá công dụng củaĐTXDCB cũng như ảnh hưởng của nó bởi việc tạo ra mối quan hệ giá trị và thunhập trong nền kinh tế Do đó, chức năng thu nhập và sinh lời của ĐTXDCBchính là tác động của nó trong tăng thu nhập của từng chủ thể trong hệ thốngkinh tế làm ảnh hưởng đến việc tăng lợi nhuận và tổng thu nhập của các tổ chứckinh doanh và các tầng lớp dân cư trong nền kinh tế.
1.2 VỐN VÀ VỐN ĐẦU TƯ XDCB TỪ NSNN
Vốn là toàn bộ giá trị của đầu tư để tạo ra các tài sản nhằm mục tiêu thu nhậptrong tương lai Các nguồn lực được sử dụng cho hoạt động đầu tư được gọi làvốn đầu tư, nếu quy đổi ra thành tiền thì vốn đầu tư là toàn bộ chi phí đầu tư.
Bất kỳ một quá trình tăng trưởng hoặc phát triển kinh tế nào muốn tiếnhành được đều phải có vốn đầu tư, vốn đầu tư là nhân tố quyết định để kết hợpcác yếu tố trong sản xuất kinh doanh Nó trở thành yếu tố có tầm quan trọnghàng đầu đối với tất cả các dự án đầu tư cho việc phát triển kinh tế đất nước.
Nghị định số 385-HĐBT ngày 7/11/1990 của Hội đồng Bộ trưởng (nay làChính phủ) về việc sữa đổi, bổ sung, thay thế điều lệ quản lý đầu tư xây dựng cơ
bản đã ban hành theo Nghị định số 232-CP ngày 6/6/1981 khái niệm:"Vốn đầu tư
XDCB là toàn bộ chi phí cho việc khảo sát, quy hoạch xây dựng, chuẩn bị đầutư, chi phí thiết kế xây dựng, chi phí mua sắm và lắp đặt thiết bị và các chi phíkhác ghi trong tổng dự toán" [15].
Các văn bản pháp luật sau Nghị định này không đưa ra khái niệm về vốnđầu tư XDCB, tuy nhiên thuật ngữ “vốn đầu tư XDCB” vẩn được sử dụng rộngrãi trong giai đoạn hiện nay Theo nghĩa chung nhất thì vốn ĐTXDCB bao gồm:chi phí cho việc khảo sát, quy hoạch xây dựng, chuẩn bị đầu tư, chi phí thiết kế
Trang 25xây dựng, chi phí mua sắm và lắp đặt thiết bị và các chi phí khác theo một dự ánnhất định.
+ Vốn đầu tư XDCB của ngân sách địa phương được hình thành từ cáckhoản thu của ngân sách địa phương nhằm đầu tư vào các dự án phục vụ cho lợiích của từng địa phương đó Nguồn vốn này thường được giao cho các cấp chínhquyền địa phương (tỉnh, huyện, xã) quản lý thực hiện.
c) Theo mức độ kế hoạch hoá, vốn đầu tư từ NSNN được phân thành:
+ Vốn đầu tư XDCB tập trung: Nguồn vốn này được hình thành theo kếhoạch với tổng mức vốn và cơ cấu vốn do Thủ tướng Chính phủ quyết định giaocho từng bộ, ngành và từng tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
Trang 26+ Vốn đầu tư XDCB từ nguồn thu được để lại theo Nghị quyết của Quốchội: thu từ thuế nông nghiệp, thu bán, cho thuê nhà của Nhà nước, thu cấp đất,chuyển quyền sử dụng đất…
+ Vốn đầu tư XDCB theo chương trình dự án quốc gia.
+ Vốn ĐTXDCB thuộc NSNN nhưng được để lại tại đơn vị để đầu tư tăngcường cơ sở vật chất như: truyền hình, thu học phí…
Nguồn vốn đầu tư XDCB từ NSNN phần lớn được sử dụng để đầu tư chocác dự án không có khả năng thu hồi vốn trực tiếp; có vốn đầu tư lớn, có tácdụng chung cho nền kinh tế - xã hội; các thành phần kinh tế khác không có khảnăng hoặc không muốn tham gia đầu tư Nguồn vốn cấp phát không hoàn lại nàytừ NSNN có tính chất bao cấp nên dễ bị thất thoát, lãng phí, đòi hỏi phải quản lýchặt chẽ Tuy nhiên trong nguồn vốn NSNN thì loại nguồn vốn không được đưavào kế hoạch và cấp phát theo kế hoạch của Nhà nước (vốn để lại tại đơn vị) khảnăng quản lý, kiểm soát của Nhà nước gặp khó khăn hơn Vốn ngoài nướcthường phụ thuộc vào điều kiện nhà tài trợ đặt ra, cũng làm cho việc quản lý bịchi phối Đối với viện trợ không hoàn lại thường do phía nước ngoài điều hành,nên giá thành công trình rất cao…
- Vốn đầu tư từ NSNN được đầu tư cho các dự án sau:
+ Các dự án kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh không cókhả năng thu hồi vốn và được quản lý sử dụng theo phân cấp chi NSNN cho đầutư phát triển.
+ Hỗ trợ các dự án của các doanh nghiệp đầu tư vào các lĩnh vực cần có sựtham gia của Nhà nước theo quy định của pháp luật.
+ Chi cho công tác điều tra, khảo sát lập quy hoạch tổng thể phát triển kinhtế - xã hội vùng, lãnh thổ; quy hoạch xây dựng đô thị và nông thôn khi đượcChính phủ cho phép [21].
1.3 HIỆU QUẢ VỐN ĐẦU TƯ XDCB TỪ NSNN
Trang 271.3.1 Khái niệm hiệu quả vốn đầu tư XDCB
Nói tới đầu tư là nói tới hiệu quả đầu tư, vì hiệu quả đầu tư là mục đíchcuối cùng của đầu tư Hiệu quả đầu tư được thể hiện trong mối quan hệ giữa lợiích thu được do đầu tư mang lại và chi phí bỏ ra để thực hiện đầu tư Do mụcđích đầu tư khác nhau nên tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả đầu tư ở mỗi thời kỳcũng khác nhau [29,30] Khi đánh giá hiệu quả của hoạt động đầu tư, cần xemxét dưới hai góc độ:
- Dưới góc độ vi mô: Hiệu quả của hoạt động đầu tư là chênh lệch giữa thunhập mà hoạt động đầu tư đó mang lại và chi phí bỏ ra, đó là lợi nhuận Phạm trùnày được xem xét ở góc độ một doanh nghiệp (hay một đơn vị) nên mục tiêu lợinhuận được đặt lên hàng đầu.
- Dưới góc độ vĩ mô: Hiệu quả hoạt động đầu tư được xem xét dưới góc độcủa toàn bộ nền kinh tế Nó không chỉ bao gồm hiệu quả kinh tế mà còn bao gồmcả hiệu quả xã hội như: mục tiêu an ninh - quốc phòng, vấn đề lao động việclàm, cơ cấu kinh tế, mức độ sử dụng tài nguyên thiên nhiên; những thay đổi vềđiều kiện sống, lao động, môi trường; về hưởng thụ văn hoá, phúc lợi công cộng,chăm sóc y tế và quyền bình đẳng…
Đối với vốn NSNN, mục đích đầu tư thường không vì lợi ích kinh tế trướcmắt mà vì lợi ích kinh tế - xã hội lâu dài Do đó, đối tượng sử dụng NSNN đểđầu tư là những dự án mang lại lợi ích cho toàn xã hội, có sự kết hợp hài hoàgiữa lợi ích kinh tế và lợi ích xã hội.
Để hoạt động đầu tư có hiệu quả, cần có chiến lược đầu tư dài hạn đúngquy hoạch (quy hoạch ngành, quy hoạch đô thị và nông thôn, quy hoạch kinh tế -xã hội…) phù hợp với đặc điểm, điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội … của đấtnước Trên cơ sở quy hoạch được phê duyệt để xác định bước đi phù hợp vớimục tiêu chiến lược, từ đó bố trí kế hoạch đầu tư cho các dự án theo ngành vàtheo vùng; đảm bảo cân đối, hợp lý với khả năng vốn cho phép Chất lượng vàhiệu quả những nội dung trên phụ thuộc nhiều vào việc xác định quyền hạn,
Trang 28trách nhiệm của các cấp, các ngành, các tổ chức, cá nhân từ trung ương đến địaphương trong việc ra quyết định liên quan đến chủ trương đầu tư (huy động vốnđầu tư, thẩm định và ra quyết định đầu tư, phê duyệt thiết kế - kỹ thuật và tổngdự toán, phân cấp quản lý và giao kế hoạch, cơ chế đấu thầu, giải ngân và quyếttoán…).
Do nguồn lực khan hiếm, trong khi nhu cầu đầu tư luôn cao hơn khả năngđầu tư của nền kinh tế, đòi hỏi vốn đầu tư phải được sử dụng có hiệu quả trongtừng thời kỳ nhất định Với một khối lượng vốn ban đầu có hạn nhưng lại có thểthoả mãn tốt nhất nhu cầu đầu tư nhằm góp phần thoả mãn tối đa nhu cầu xã hội.
1.3.2 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn đầu tư XDCB
Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn ĐTXDCB thường được biểuhiện dưới dạng tỷ số so sánh giữa kết quả đầu tư với chi phí đầu tư Vì đầu vào,đầu ra được đo lường bằng nhiều cách khác nhau nên cũng có nhiều chỉ tiêuphản ánh hiệu quả đầu tư.
Để đánh giá hiệu quả của hoạt động đầu tư, người ta thường sử dụng cácnhóm chỉ tiêu sau:
1.3.2.1 Nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu quả đầu tư chung
- Chỉ tiêu ICOR: dùng để phản ánh mối quan hệ giữa đầu tư và tăng trưởngqua công thức:
∆ GDP: Mức thay đổi trong tổng sản phẩm quốc nội
Hệ số ICOR cho biết trong thời kỳ cụ thể muốn tăng thêm 1 đồng GDP thìcần bao nhiêu đồng vốn đầu tư Hệ số này càng thấp thì hiệu quả vốn đầu tưcàng cao Nếu hệ số ICOR không đổi thì tỷ lệ giữa vốn đầu tư (I) so với GDP sẽ
Trang 29quyết định tốc độ tăng trưởng kinh tế, (tỷ lệ đầu tư càng cao thì tốc độ tăngtrưởng càng cao và ngược lại).
Hệ số ICOR đóng vai trò rất quan trọng trong việc xây dựng các kế hoạchkinh tế Đây là chỉ tiêu được sử dụng rộng rãi nhất trong việc tính toán nhu cầuvốn đầu tư theo các mô hình kinh tế.
Thông qua việc sử dụng hệ số ICOR chúng ta thấy rõ sự gia tăng vốn đầutư đặt trong mối quan hệ với sự gia tăng GDP Chỉ tiêu ICOR ở mỗi nước phụthuộc vào nhiều nhân tố, như: cơ cấu kinh tế và hiệu quả đầu tư trong các ngành,các vùng lãnh thổ, cũng như phụ thuộc vào hiệu quả của chính sách kinh tế nóichung Thông thường ICOR trong nông nghiệp thấp hơn trong công nghiệp;ICOR trong giai đoạn chuyển đổi cơ chế chủ yếu phụ thuộc vào việc tận dụngnăng lực sản xuất Do đó ở các nước phát triển, tỷ lệ đầu tư thấp thường dẫn đếntốc độ tăng trưởng thấp.
- Hiệu suất vốn đầu tư: Hiệu suất vốn đầu tư biểu hiện mối quan hệ so sánhgiữa GDP và vốn đầu tư trong kỳ được xác định theo công thức:
Hi = GDP / I ( 2.3)Trong đó: Hi: Hiệu suất vốn đầu tư trong kỳ.
GDP: Tổng sản phẩm quốc nội trong kỳ I : Tổng mức vốn đầu tư trong kỳ- Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả hoạt động đầu tư.
Các kết quả đạt được do thực hiện đầu tư
Hiệu quả hoạt động đầu tư = (2.4) Tổng vốn đầu tư đã thực hiện
Công thức này phản ánh mức độ đáp ứng nhu cầu phát triển sản xuất kinhdoanh, dịch vụ và nâng cao đời sống nhân dân của tổng vốn đầu tư đã bỏ ra trongmột thời kỳ so với thời kỳ khác (hoặc so với định mức chung) Chỉ tiêu này tỷ lệthuận với kết quả thu được, kết quả đầu ra nhiều thì hiệu quả đạt được cao Nó
Trang 30có thể được định lượng thông qua các chỉ tiêu như: Giá trị TSCĐ tăng thêm, sốkm đường, số nhà máy nước, điện, số m² nhà tăng thêm…
Để tính hiệu quả vốn đầu tư TSCĐ tăng thêm có thể dùng công thức hệ sốthực hiện vốn đầu tư:
Trong đó: H: Hệ số thực hiện vốn đầu tư.
FA: Giá trị TSCĐ được đưa vào sử dụng trong kỳ I : Tổng số vốn đầu tư trong kỳ.
- Hiệu suất TSCĐ: Hiệu suất TSCĐ ký hiệu (Hfa) biểu hiện sự so sánh giữakhối lượng tổng sản phẩm quốc nội được tạo ra trong kỳ (GDP) với khối lượnggiá trị TSCĐ trong kỳ (FA) được tính theo công thức:
Để đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội một dự án đầu tư cần phải xác định vịtrí của nó trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội; tiếp đó cần xem xét mức độđóng góp của hoạt động khai thác, sử dụng công trình sau đầu tư vào việc thựchiện các mục tiêu kinh tế - xã hội của đất nước như thế nào?[29,30].
Những lợi ích mà xã hội thu được chính là sự đáp ứng của dự án đầu tư đốivới việc thực hiện các mục tiêu chung phát triển của nền kinh tế Những sự xem
Trang 31xét này mang tính chất định tính như: đáp ứng được mục tiêu phát triển kinh tế,chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phục vụ việc thực hiện các chủ trương chính sáchNhà nước, đảm bảo công bằng xã hội, xoá đói giảm nghèo, góp phần chống ônhiểm môi trường, cải tạo môi sinh… Hoặc đo lường bằng các tính toán địnhlượng như: Mức tăng thu ngân sách, mức gia tăng số người có việc làm, mứctăng thu ngoại tệ, mức tăng thu hút vốn đầu tư toàn xã hội so với vốn đầu tư từNSNN…
Tuỳ theo từng dự án đầu tư và góc độ nghiên cứu cụ thể để lựa chọn chỉtiêu đánh giá hiệu quả cho phù hợp.
1.3.2.3 Nhóm chỉ tiêu kinh tế để phản ánh hiệu quả đầu tư cho một dự án cábiệt
- Thời gian hoàn vốn:
Thời gian hoàn vốn là khoảng thời gian khai thác dự án (thường tính bằngnăm) mà toàn bộ các khoản thu nhập do dự án mang lại có thể bù đắp đủ toàn bộvốn đầu tư của dự án Số tiền thu hồi này không bao gồm lãi phát sinh trả choviệc sử dụng vốn ứng trước Thời gian hoàn vốn được tính bằng công thức:
ni 1,
Trong đó : Vi: Số vốn đầu tư ứng trước năm thứ i
Li: Lợi nhuận ròng bình quân đến năm thứ i Ki: Khấu hao TSCĐ bình quân đến năm thứ i- Chỉ tiêu giá trị hiện tại thuần (Net Present Value – NPV):
Giá trị hiện tại thuần là tổng lãi ròng của cả đời dự án được chiết khấu vềnăm hiện tại theo tỷ lệ chiết khấu nhất định.
0(1) ( 2.8)
Trang 32Hay NPV =
r : Tỷ suất chiết khấu.
n : Số năm hoạt động kinh tế của dự án (tuổi thọ kinh tế của dự án) i : Thời gian của dự án ( i= 0,n ).
Nếu dự án có NPV > 0 thì dự án đó khả thi về mặt tài chính.
Nếu cần phải xem xét nhiều dự án đầu tư XDCB đã khả thi về mặt tài chínhnhưng loại trừ lẫn nhau thì phương án có NPV lớn nhất là phương án đánh giánhất về mặt tài chính.
Nếu các phương án của lợi ích dự án như nhau thì phương án có giá trị hiệntại của chi phí nhỏ nhất, phương án đó đánh giá nhất về mặt tài chính.
Nhược điểm của chỉ tiêu này là phải đưa vào lãi suất chiết khấu được lựachọn Lựa chọn lãi suất chiết khấu rất phức tạp vì có nhiều cách thức và mỗicách thức kết quả khác nhau Thông thường lãi suất chiết khấu được xác địnhbằng lãi suất thu lợi tối thiểu có thể chấp nhận được (vốn dài hạn, vốn ngắn hạn,vốn cổ phần…) và lãi suất vay trên thị trường vốn.
- Tỷ suất hoàn vốn nội bộ (Internal Rate of Return - IRR):
Tỷ suất hoàn vốn nội bộ ( IRR) là tỷ suất chiết khấu mà ứng với nó giá trịhiện tại thuần ( NPV) = 0 Biểu hiện dưới dạng công thức là:
n
Trang 33IRR cho biết tỷ lệ lãi vay tối đa mà dự án có thể chịu đựng được Nếu phảivay với lãi suất lớn hơn IRR thì dự án NPV < 0, tức là thua lỗ.
Khác với chỉ tiêu khác, chỉ tiêu IRR không có một công thức toán học nàocho phép tính trực tiếp Trong thực tế, IRR được tính thông qua phương pháp nộisuy, tức là phương pháp xác định một giá trị gần đúng giữa hai giá trị đã chọn.
Theo phương pháp này, cần lựa chọn tỷ suất chiết khấu nhỏ hơn (r1) saocho ứng với nó có NPV dương nhưng gần 0, còn tỷ lệ chiết khấu lớn hơn (r2) saocho ứng với nó có NPV âm nhưng sát 0, r1 và r2 phải sát nhau, cách nhau khôngquá 0,05%, IRR cần tính (ứng với NPV = 0) sẽ nằm trong khoảng giữa hai tỷsuất r1 và r2 Việc nội suy IRR được thể hiện theo công thức sau:
Tỷ số lợi ích/chi phí (B/C) là tỷ số giữa hiện giá thu nhập và hiện giá chiphí được tính theo công thức:
n
)1(
Trang 34Ct: Chi phí về vốn đầu tư tại năm t +(cộng)chi phí vậnhành tại năm t +(cộng) chi phí bảo hành tại năm t.
Kết quả tính được từ công thức trên :
Nếu B/C > 1: Thu nhập lớn hơn chi phí, dự án có lãi (hiệu quả).Nếu B/C < 1: Thu nhập nhỏ hơn chi phí, dự án bị lỗ.
Nếu B/C = 1: Thu nhập bằng chi phí, dự án không có lãi.
Ưu điểm của chỉ tiêu B/C giúp ta thấy mức lợi ích của một đồng chi phí,nhưng nhược điểm là không cho biết tổng số lãi ròng thu được Có những dự ánB/C lớn nhưng tổng lãi ròng vẫn nhỏ và việc tính suất chiết khấu (itt ) phức tạp
Trong đó: f: Tổng chi phí cố định của dự án.
v: Chi phí biến đổi tính cho một đơn vị sản phẩm p: Giá đơn vị sản phẩm.
Qo: Sản lượng hoà vốn.+ Điểm hoà vốn tính bằng mức doanh thu:
Ro = Qo.Po = pfv Ro =
1.3.3 Các nhân tố tác động đến hiệu quả vốn đầu tư XDCB từ NSNN
Một là, công tác quy hoạch và kế hoạch hoá đầu tư
Công tác quy hoạch và kế hoạch hoá hoạt động đầu tư (gọi tắt là kế hoạchhoá đầu tư) vừa là nội dung, vừa là công cụ quản lý hoạt động đầu tư Muốnnâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư XDCB thì công tác kế hoạch hoá đầu tưphải xuất phát từ nhu cầu phát triển kinh tế Mục đích cuối cùng của hoạt động
Trang 35đầu tư XDCB là tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng các cơ sở vật chấtkỹ thuật cho nền kinh tế quốc dân Do đó nhu cầu của nền kinh tế là xuất phátđiểm cho việc lập quy hoạch và công tác kế hoạch hoá, đồng thời cần căn cứ vàođịnh hướng lâu dài của Nhà nước, phù hợp với quy định của pháp luật Kế hoạchđầu tư phải dựa trên khả năng huy động nguồn lực trong và ngoài nước; phảiđảm bảo tính khoa học, tính đồng bộ và tính liên tục, tính vững chắc và phải cómục tiêu rỏ ràng Có như vậy thì hiệu quả sử dụng vốn đầu tư XDCB mới đượcnâng cao.
Hai là, các chính sách kinh tế.
Các chính sách kinh tế là nhóm nhân tố tác động mạnh mẽ đến hiệu quả sửdụng vốn đầu tư Đó là các chính sách dịch vụ thương mại, chính sách đầu tư…Các chính sách điều tiết vĩ mô, vi mô như: chính sách tài khoá, chính sách tiềntệ, chính sách tỷ giá hối đoái, chính sách khấu hao…
Ba là, công tác tổ chức quản lý vốn đầu tư XDCB.
Tổ chức, quản lý vốn đầu tư xây dựng là một lĩnh vực rất rộng bao gồmnhiều nội dung, nhằm khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư sản xuất -kinh doanh phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội trong từng thời kỳnhất định của đất nước Sử dụng có hiệu quả cao nhất các nguồn vốn đầu tư doNhà nước quản lý, chống thất thoát, lãng phí; đảm bảo dự án xây dựng đúng quyhoạch mỹ quan, bền vững; đảm bảo môi trường sinh thái; tạo môi trường cạnhtranh lành mạnh trong đầu tư xây dựng; áp dụng công nghệ tiên tiến với chi phíhợp lý Tổ chức quản lý chặt chẽ theo đúng trình tự XDCB đối với các dự ánthuộc nguồn vốn NSNN Phân định rỏ trách nhiệm, quyền hạn của các cơ quanquản lý Nhà nước, chủ đầu tư, tổ chức tư vấn và nhà thầu trong quá trình đầu tưvà xây dựng, nhằm sử dụng có hiệu quả vốn đầu tư Nâng cao chất lượng củacông tác quản lý đầu tư xây dựng sẽ tạo điều kiện tiết kiệm vốn đầu tư cũng nhưtạo điều kiện cho các kết quả đầu tư tăng về mặt khối lượng và mang lại nhiềulợi ích kinh tế - xã hội khi khai thác, sử dụng các kết quả đầu tư này Chính do
Trang 36những thiếu sót trong công tác quản lý đầu tư xây dựng đã làm cho vốn đầu tư bịthất thoát, lãng phí Một số đối tượng đầu tư hoàn toàn mang lại hiệu quả sửdụng không như mong muốn về lợi ích kinh tế - xã hội chính là những nguyênnhân làm cho vốn đầu tư sử dụng kém hiệu quả.
Bốn là, tổ chức khai thác, sử dụng các đối tượng đầu tư hoàn thành.
Tổ chức khai thác, sử dụng các đối tượng đầu tư hoàn thành sẽ giúp tạo ramột khối lượng cung ứng hàng hoá dịch vụ nhất định So sánh khối lượng hànghoá dịch vụ này với nhu cầu của nền kinh tế, sẽ xác định được lợi ích kinh tế củavốn đầu tư.
Tổ chức khai thác sử dụng các đối tượng đầu tư hoàn thành có kết quả tốthay không lại phụ thuộc vào nhiều yếu tố:
- Do tác động của việc chọn mô hình chiến lược CNH - HĐH; việc sử dụngcác chính sách kinh tế và của các tổ chức quản lý quá trình đầu tư xây dựng Tuỳthuộc vào mức độ đúng đắn, phù hợp của chúng mà có tác động tích cực hoặctiêu cực đến các đối tượng của quá trình đầu tư hoàn thành.
- Các nhân tố thuộc bản thân của quá trình tổ chức, khai thác sử dụng cácđối tượng đầu tư hoàn thành Đó là công tác tổ chức điều hành, nghiên cứu triểnkhai, áp dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất Công táctiếp thị, chiếm lĩnh và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm Công tác cải tiếnmẩu mả, chất lượng sản phẩm…
Tóm lại, vốn đầu tư XDCB từ NSNN là tiền đề để tạo ra cơ sở vật chất kỹthuật, cơ sở hạ tầng, thu hút các nguồn vốn đầu tư như: vốn nước ngoài, vốn củacác doanh nghiệp và của các tầng lớp dân cư…đảm bảo tăng trưởng và phát triểnkinh tế Nó là động lực phát triển quan trọng của mọi nền sản xuất xã hội.
Trong quá trình phát triển của đất nước không thể không cần tới vốn đầu tư.Tuy nhiên, do những đặc thù riêng có của ngành XDCB và vốn đầu tư XDCB từNSNN như: quy mô lớn, thời gian xây dựng kéo dài, nhiều rủi ro; việc quản lý
Trang 37liên quan đến nhiều ngành và nhiều cấp… đồng thời do nguồn lực khan hiếm,nhu cầu đầu tư luôn luôn cao hơn khả năng của nền kinh tế, nên đòi hỏi vốn đầutư phải được sử dụng có hiệu quả.
Ở nước ta hiện tượng thất thoát và lãng phí trong XDCB đang là một vấnđề nhức nhối Do đó, việc nâng cao hiệu quả vốn đầu tư XDCB từ NSNN là mộtvấn đề đang được các cấp, các ngành đặc biệt quan tâm.
Với những lý luận cơ bản khoa học đã được trình bày trên đây, độc giả sẽphần nào hiểu sâu về đầu tư XDCB; nắm bắt được những đặc điểm, chức năng,vốn và nguồn vốn đầu tư XDCB từ NSNN; hiệu quả và những chỉ tiêu phân tíchcác nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn đầu tư Đó là cơ sở đánh giá sátthực, khách quan tình hình sử dụng vốn đầu tư XDCB từ NSNN của tỉnh Quảngbình; đề xuất các giải pháp hữu hiệu nhằm hoàn thiện, nâng cao hiệu quả sửdụng vốn đầu tư XDCB của địa phương trong thời gian tới
1.4 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1.4.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
1.4.1.1 Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên của Quảng Bình
Quảng Bình là một tỉnh miền Trung Trung bộ, giới hạn trong toạ độ địa lý18055'18005
vĩ độ bắc và103037'107000
kinh độ đông, có chung địa giới vớicác tỉnh: Hà Tĩnh ở phía Bắc, phía Nam giáp Quảng Trị, phía Tây giáp nướcCHDCND Lào, phía Đông giáp Biển Đông Quảng Bình ở vào nơi hẹp nhất củalãnh thổ nước ta, tại vĩ độ Đồng Hới chiều ngang Đông -Tây chỉ hơn 40 km.Nằm theo hướng vĩ tuyến dãi Hoành Sơn - Đèo Ngang, địa đầu phương bắc củaQuảng Bình hiện lên như bức trường thành án ngự mọi mạch máu giao thôngxuyên Việt [33]
Đặc điểm chung khí hậu của Quảng Bình là khí hậu nhiệt đới gió mùa, cómùa hè nóng khô và mùa mưa muộn Trong những tháng mùa đông, không khílạnh phía Bắc vẫn ảnh hưởng mạnh mẽ tới Quảng Bình Nhiệt độ các tháng này
Trang 38tuy cao hơn đồng bằng Bắc bộ nhưng vẫn thấp hơn các tỉnh phía Nam Về mùahè thường có những đợt gió khô nóng tràn qua; Quảng Bình là một trong nhữngnơi chịu ảnh hưởng nặng nề của bão Đây cũng là nơi có lượng mưa lớn, đa sốcác trạm đo được lượng mưa trung bình năm lớn hơn 2000mm Lượng mưa miềnnúi lớn hơn đồng bằng, có nơi miền núi lượng mưa đạt trên 3000mm Do đặcđiểm địa hình phân hoá theo 2 hướng Đông Tây và Bắc Nam nên khí hậu cũngcó sự phân hoá tương tự, có sự khác biệt giữa đồng bằng và miền núi, giữa Namvà Bắc
Quảng Bình nằm ở vị trí trung độ của cả nước, có các trục lộ lớn quốc giachạy xuyên suốt cả chiều dài của tỉnh, có cửa khẩu quốc tế Cha Lo Mặt khác,Quảng Bình là một tỉnh ven biển, hướng ra biển trong phát triển và giao lưu kinhtế Vị trí địa lý là một lợi thế trong sự phát triển kinh tế của tỉnh Về sinh thái tựnhiên, Quảng Bình có ưu thế về môi trường, tài nguyên rừng biển phong phú.
- Tài nguyên đất: đất đai Quảng Bình có điều kiện để phát triển Với diệntích tự nhiên 8.052km2, vùng gò đồi gần 17 vạn ha có điều kiện rất thuận lợi đểphát triển các loại cây công nghiệp ngắn, dài ngày, cây lâm nghiệp và phát triểnchăn nuôi Vùng đất cát ven biển có điều kiện để xây dựng các khu công nghiệp,khu kinh tế và phát triển nuôi trồng thuỷ sản Trong 226,3 nghìn ha đất chưa sửdụng thì đất bằng và đất đồi có khoảng 125 nghìn ha Đây là địa bàn để pháttriển, mở mang sản xuất nông lâm nghiệp và cũng là địa bàn để phân bố các cơsở công nghiệp mới Hiện có khoảng hơn 2000 ha mặt nước chưa sử dụng là điềukiện để phát triển nuôi trồng thuỷ sản nước lợ, ngọt.
- Tài nguyên biển: Bờ biển dài 116km, có 5 cửa sông, có vịnh nước sâuHòn La độ sâu 15m xung quanh có nhiều đảo che chắn, rất thuận lợi cho tàuthuyền neo đậu tránh bảo Vùng đặc quyền lãnh hải rộng trên 20.000 km2tạocho Quảng Bình có một ngư trường rộng, trữ lượng hải sản lớn với nhiều loại hảisản quý hiếm như: tôm hùm, tôm sú, mực các loại, các loại sò huyết có giá trịxuất khẩu cao Phía Bắc có bải san hô trắng với diện tích hàng ngàn ha là nguồn
Trang 39nuôi trồng thuỷ sản lớn, có khoảng 15 ngàn ha diện tích mặt nước và 13 ngàn hađất cát có điều kiện thuận lợi để phát triển nuôi trồng thuỷ sản.
- Tài nguyên rừng: Toàn tỉnh có 633 ngàn ha đất lâm nghiệp, trong đó có447,84 ngàn ha đất rừng tự nhiên với nhiều khu rừng nguyên sinh, trữ lượng gỗtrên 31 triệu m3 Trong đó rừng giàu chiếm 13 triệu m3, chủ yếu phân bố ởvùng núi cao, giao thông khó khăn, rừng trung bình có khoảng 11 triệu m3,rừng nghèo 5 triệu m3 Rừng có khoảng 250 loại lâm sản, nhiều loại lâm sảnquý hiếm có giá trị như mun, lim, gụ, trầm gió, thông nhựa Đặc sản dưới tánrừng khá đa dạng, phong phú và có giá trị cao như song mây, trầm kỳ, sa nhânvà các dược liệu quý khác Thú rừng có nhiều loại như voi, hổ, gấu, sơn dương,khỉ Tài nguyên sinh vật bao gồm nhiều khu hệ động thực vật đa dạng và phongphú.
Trang 40Ảnh 1:Bản đồ Vị trí địa lý tỉnh Quảng Bình
- Tài nguyên biển: Bờ biển dài 116km, có 5 cửa sông, có vịnh nước sâuHòn La độ sâu 15m xung quanh có nhiều đảo che chắn, rất thuận lợi cho tàuthuyền neo đậu tránh bảo Vùng đặc quyền lãnh hải rộng trên 20.000 km2tạo